intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là nhằm đánh giá thực trạng nguồn thu thuế thu nhập cá nhân; đánh giá các nhân tố tác động đến tính tuân thủ của thu nhập cá nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nguồn thu thuế TNCN ; đưa ra hàm ý quản trị và các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu thuế từ TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU PHẠM VĂN KHANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁC NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 8340101 Mã số sinh viên : 8110135 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SĨ TRÍ Bà Rịa - Vũng Tàu, Năm 2021
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tác giả Phạm Văn Khanh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, có tâm và có tầm từ những Người hướng dẫn khoa học. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy TS. Lê Sĩ Trí đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn trong suốt 4 tháng qua. Đây là những bài học vô cùng quý giá và là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu khoa học của bản thân tôi sau này. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Viện đào tạo quốc tế và sau đại học – Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã hướng dẫn, hỗ trợ cho tôi hoàn thành các thủ tục để bảo vệ ở mỗi giai đoạn. Cảm ơn các chuyên gia đã tư vấn rất nhiệt tình và tạo điều kiện về thời gian để xem xét, đồng thời có những ý kiến quí báu giúp tác giả hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung hoàn thành Luận văn này. Trân trọng cảm ơn!
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................... 1 1.1.Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.1.1.Xuất phát từ thực tiễn .................................................................................... 2 1.1.2.Xuất phát từ khoảng trống lí thuyết .............................................................. 3 1.2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 3 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 4 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 1.4.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 5 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 6 1.5.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 7 1.5.1. Đóng góp về mặt thực tiễn: .......................................................................... 7 1.5.2. Đóng góp về mặt lí thuyết: ........................................................................... 8 1.6.Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 8 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 11 2.1. Lý thuyết nền: ...................................................................................................... 11 2.1.1. Học thuyết hành động hợp lý ..................................................................... 11
  5. iv 2.1.2. Lí thuyết hành vi hoạch định hay lí thuyết hành vi có kế hoạch trong tiếng Anh gọi là: Theory of Planned Behavior - TPB. .................................................. 12 2.2.Lý thuyết về hành vi tuân thủ pháp luật ................................................................ 14 2.3.Các khái niệm nghiên cứu: .................................................................................... 14 2.3.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế TNCN ................................................... 15 2.3.2 Vai trò của thuế TNCN .............................................................................. 15 2.4 Tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân ................................................................... 16 2.4.1 Khái niệm về tính tuân thủ thuế TNCN ..................................................... 16 2.4.2 Các biểu hiện của hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ........................ 17 2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế .. 19 2.5 Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 25 2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 25 2.5.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 25 2.6. Lược khảo các nghiên cứu ngoài và trong nước .................................................. 26 2.6.1. Lược khảo các nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 26 2.7 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 28 2.7.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 28 2.7.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 30 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 32 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 33 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 36 3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................... 36 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................ 41 3.3. Mẫu nghiên cứu chính thức:................................................................................. 43 3.4. Kết quả nghiên cứu sơ bộ:.................................................................................... 44 3.4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: ...................................... 44 3.4.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA cho các biến độc lập ............................... 45
  6. v 3.5. Mẫu nghiên cứu chính thức .................................................................................. 46 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 48 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 48 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................................. 49 4.2.1. Thống kê mô tả trung bình ......................................................................... 49 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập ................................... 55 4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc ..................................... 57 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 58 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập .................... 58 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc ...................... 62 4.4 Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................................... 64 4.4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh và phát biểu lại các giả thuyết nghiên cứu64 4.4.2. Phân tích tương quan PEARSON: ............................................................. 64 4.4.3 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 65 4.4.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy ........................................... 69 4.5 Kết quả kiểm định sự khác biệt của các biến độc lập theo các đặc tính .............. 71 4.5.1 Độ tuổi của người nộp thuế ......................................................................... 72 4.5.3 Học vấn của người nộp thuế ........................................................................ 73 4.5.4 Nguồn thu nhập chịu thuế TNCN ............................................................... 75 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................... 77 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH . 78 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 78 5.1.1. Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của Luận văn ................................ 78 5.1.2. Đóng góp mới của nghiên cứu ................................................................... 79 5.2. Hàm ý quản trị và gợi ý chính sách: .................................................................... 80 5.2.2 Hàm ý quản trị và gợi ý chính sách đối với nhân tố Hiểu biết thuế ............ 80
  7. vi 5.2.2 Hàm ý quản trị và gợi ý chính sách đối với nhân tố Nhận thức về tính công bằng thuế. ............................................................................................................. 82 5.2.3. Hàm ý quản trị và gợi ý chính sách đối với nhân tố Chính sách thuế........ 83 5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 3
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Lược khảo một số mô hình nghiên cứu nước ngoài .................................27 Bảng 2. 2 Lược khảo các nghiên cứu trong nước .....................................................28 Bảng 3. 1 Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu .........................................................34 Bảng 3. 2 Qu trình nghiên cứu định tính ...................................................................36 Bảng 3. 3 Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu ......................................................38 Bảng 3. 4 Kiểm định Cronbach’s Alpha ...................................................................44 Bảng 3. 5 Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến độc lập ...............45 Bảng 3. 6 Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc...........46 Bảng 4. 1 Phân loại đối tượng nghiên cứu ................................................................48 Bảng 4. 2 Độ tuổi mẫu nghiên cứu ...........................................................................48 Bảng 4. 3 Bằng cấp mẫu nghiên cứu.........................................................................49 Bảng 4. 4 Nguồn thu nhập chịu Thuế từ hoạt động ..................................................49 Bảng 4. 5 Thống kê mô tả trung bình đối với biến Hiểu biết về thuế .......................50 Bảng 4. 6 Thống kê mô tả trung bình với biến nhận thức công bằng về thuế ..........51 Bảng 4. 7 Thống kê mô tả trung bình với biến thanh tra, kiểm tra thuế ...................52 Bảng 4. 8 Thống kê mô tả trung bình với biến chính sách thuế ...............................53 Bảng 4. 9 Thống kê mô tả trung bình với biến tuân thủ thuế ...................................54 Bảng 4. 10 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng các thang đo của biến độc lập sau khi loại biến. ...................................................................................56 Bảng 4. 11 Cronbach’s Alpha – Độ tin cậy của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN 57 Bảng 4. 12 Phân tích nhân tố các biến độc lập với các biến quan sát cuối cùng sau khi loại biến . ...................................................................................................................58 Bảng 4. 13 Hệ số KMO, hệ số Sig. kiểm định Bartlett, Chỉ số Eigenvalue, Tổng phương sai trích cho biến độc lập .............................................................................59 Bảng 4. 14 Các thành phần thang đo đưa vào phân tích ...........................................61 Bảng 4. 15 Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc.........63 Bảng 4. 16 Phân tích nhân tố với các biến của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN63 Bảng 4. 17 Hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ............64 Bảng 4. 18 Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ..............................65
  9. viii Bảng 4. 19 Kiểm định Test of Homogeneity of Variances của biến định tính Độ tuổi đối với các biến độc lập.............................................................................................72 Bảng 4. 20 Kiểm định ANOVA của biến định tính Độ tuổi đối với các biến độc lập72 Bảng 4. 21 Kiểm định Test of Homogeneity of Variances của biến định tính Học vấn đối với các biến độc lập.............................................................................................73 Bảng 4. 22 Kiểm định ANOVA của biến định tính Học vấn đối với các biến độc lập ...................................................................................................................................73 Bảng 4. 23 Kiểm định Welch đối với biến nhận thức ...............................................75 Bảng 4. 24 Kiểm định Test of Homogeneity of Variances của biến định tính thu nhập đối với các biến độc lập.............................................................................................75 Bảng 4. 25 Kiểm định ANOVA của biến định tính Thu nhập đối với các biến độc lập ...................................................................................................................................75
  10. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Mô hình lý luận hành động hợp lý của Ajzen (1975) ...............................12 Hình 2. 2 Mô hình Lí thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991)....................13 Hình 2. 3 Mô hình lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự (2007) ..........14 Hình 2. 4 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................29 Hình 3. 1 Quy trình vẽ trình nghiên cứu ...................................................................35 Hình 4. 1 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích số liệu ........................70 Hình 4. 2 : Biểu đồ phân tán phần dư .......................................................................70 Hình 4. 3 Biểu đồ NORMAL P-PLOT .....................................................................71
  11. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 BĐS Bất động sản 2 CS Chính sách 3 HB Hiểu biết 4 NNT Người nộp thuế 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 NT Nhận thức 7 QLT Quản lý thuế 8 QSD Quyền sử dụng 9 TK Thanh tra, kiểm tra 10 TNCN Thu nhập cá nhân 11 TP. Nha Trang Thành phố Nha Trang 12 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 13 TS Tài sản 14 THCS Trung học cơ sở 15 THPT Trung học phổ thông 16 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  12. xi TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang” Lí do nghiên cứu: Luật thuế TNCN ra đời đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc và tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển hệ thống thuế Việt Nam, nhằm đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập của NNT, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. Thuế TNCN không còn là trách nhiệm chỉ của những người có thu nhập cao, mà về nguyên tắc, mọi cá nhân có thu nhập đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Có thể nói, việc ban hành Luật thuế TNCN năm 2007 là phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình nước ta khi gia nhập WTO phải thực hiện các cam kết về tài chính và có sự kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành.Thuế TNCN ra đời đã điều hòa thu nhập, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN đã có những hiểu quả rõ rệt về ý thức kê khai nộp thuế của Người nộp Thuế . Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế mà cơ quan thuế phải quản lý chặt chẽ hơn nữa mới đảm bảo được tính công bằng trong điều tiết thu nhập chịu thuế của các tầng lớp dân cư trong xã hội, qua đó thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong xã hội. Vấn đề này thể hiện rõ nét trong việc kê khai nộp thuế của các cá nhân hành nghề kinh doanh tự do như: ca sỹ, diễn viên, người mẫu; các cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội. Hơn nữa thói quen thanh toán bằng tiền mặt đang là một rào cản rất lớn cho công tác quản lý của cơ quan thuế đối với Người nộp thuế nói chung và Thuế TNCN nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài này nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi
  13. xii tuân thủ thuế thuế TNCN và ảnh hưởng của các nhân tố đó đến nguồn thu thuế TNCN của cơ quan thuế. Nhằm mục tiêu tìm hiểu rõ vấn đề , từ đó đưa ra những phương pháp, giải pháp để giải quyết những mặt yếu kém, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Thuế và ý thức trách nhiệm tuân thủ chấp hành kê khai nộp thuế của Người nộp thuế. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; đánh giá các nhân tố tác động đến tính tuân thủ của NNT TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nguồn thu thuế TNCN ; đưa ra hàm ý quản trị và các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu thuế từ TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn tay đôi chuyên gia) để điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy, giá trị cho phép (tính đơn hướng, tính riêng biệt và giá trị hội tụ), kiểm định mô hình (mô hình đo lường và mô hình cấu trúc) và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích Thống kê mô tả, hồi qui bội, ANOVA, kiểm định T-Test. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đề tài đã được tổng hợp, rà soát và phân tích hồi quy cho thấy đực rõ nét các nhân tố tác động tới tính tuân thủ của NNT. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày tổng quan về các giải pháp giúp tăng cường tính tuân thủ của NNT trên địa bàn thành phố Nha Trang.. Kết luận và hàm ý quản trị: Kết quả nghiên cứu đã lấp vào khoảng trống lý thuyết về mối quan hệ giữa NNT và cơ quan thuế. Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa cho người quản lý cấp cao của cơ quan thuế nhằm có phương pháp quản lý tốt hơn, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo có hướng nhìn tốt hơn đối với NNT. Từ khóa: Hiểu biết Thuế; Nhận thức về tính công bằng về Thuế; Thanh tra, kiểm tra Thuế; Chính sách Thuế và tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang.
  14. xiii THESIS SUMMARY Topic: "The factors that have affected the Personal income tax at Nha Trang Tax Department" Reason: The introduction of Personal income tax which adjusts the income of different classes as well as taxpayer, encourages productivity, business manufacturing as well as legal enrichment marks the big leap and improvement of Vietnam tax system. Personal income tax has not only been the responsibily for those with high income but, according to principles, everyone with any amount of earnings. It is safe to say that the enactment of the Personal income tax law matches the international experience and our country current situation being in the WTO - we have to implement some financial commitments, and selectively inheriting the tax policies. The introduction of Personal income tax adjusts the income of different classes and narrows the inequality gap between those with high and low income. Being through some changes, the Personal income tax law has clearly raised the awareness of manifesting for taxpayer. However, there are some restrictions that tax authorities have to deal with to ensure we can adjust the taxability of different classes, which narrows the inequality gap between those with high and low income. These matters express themselves through taxpayers whose self-employed jobs such as: singers, actors, models, online sellers, etc. Furthermore, paying in cash is a big obstacle for taxpayers to manage their tax as well as Personal income tax. From what we are facing right now, I have chosen the topic "The factors that have affected the Personal income tax at Nha Trang Tax Department" for my subject of study. This subject focuses on the factors that affects taxpayers' behaviour towards the Personal income tax and their impact on tax collection resources of tax departments. In order to have a good grasp of the issue, we have to propose the solution for the mentioned issue, which increases the efficiency of the tax department's management and raises taxpayers' awareness of such matter.
  15. xiv Objective: to analyze the state of the tax collection of Nha Trang tax department, to examine the elements that take impact on taxpayers' observance and tax collection resources and to raise taxpayers' awareness as well as Nha Trang tax department's tax collection resources. Reseach method: The method is a combination between qualitative research quantitative research. Using qualitative research (interviewing the expert, group discussion) controls, suppliments the scale of research concept. Meanwhile, quantitative research checks on reliability, allowed value (unidimensionality, specificity and convergence), model control (structural model and mesurement model) and theories that are researched with descriptive statistics, multiple regression, ANOVA, T-Test. Conclusion and governance implications: The subject result has filled the gap between taxpayers and tax department as well as brought better management method to high-ranking officials to have a better look into taxpayers' matters.
  16. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Giới thiệu Chương 1 Chương 1 sẽ tập trung trình bày các nội dung về: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của luận văn. 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành lần đầu tiên vào năm 1990 là một bước tiến mới đối với lĩnh vực Thuế . Tại kỳ họp thứ 2 ngày 20/11/2007, Quốc hội nước Cộng hoà XHCH Việt Nam Khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân. Luật thuế TNCN bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009. Bên cạnh đó, qui định mới đã thay đổi từ cơ chế chuyên quản thuế sang cơ chế tự khai, tự nộp. Qui định này làm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí quản lý về thuế của NNT, nâng cao trách nhiệm pháp lý của NNT, tạo tiền đề giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Tuy nhiên cơ chế quản lý thuế này còn có một số mặt hạn chế, một trong số đó là tính tuân thủ thuế tự nguyện chưa cao của người nộp thuế làm ảnh hưởng tới kết quả thu ngân sách nhà nước. Để tăng cường kết quả quản lý thuế, trong khi nguồn lực quản lý thuế còn hạn chế và sự phức tạp của hành vi tuân thủ thuế đòi hỏi cơ quan thuế cần có phương pháp phù hợp để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang” được lựa chọn để nghiên cứu luận văn cao học.
  17. 2 1.1.1. Xuất phát từ thực tiễn Năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO thì dưới tác động của tự do hóa thương mại, thì chính sách thuế và các nguồn thu thuế đã có những thay đổi để phù hợp với các Hiệp định đa phương và song phương với các nước thuộc tổ chức WTO. Nhận thức được điều đó ngày 21/11/2007 Luật thuế TNCN được Quốc hội Khóa XII thông qua và chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2009; được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN được Quốc hội thông qua vào ngày 22/11/2012 và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2013. Qua thời gian 24 năm thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập cao, Luật thuế TNCN ra đời đã đem lại những kết quả khả quan và khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh thuế thu nhập cao đã lỗi thời và không còn phù hợp. Trong những năm qua, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã không ngừng đổi mới công tác quản lý với châm ngôn “ MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM, HIỆU QUẢ, ĐÚNG PHÁP LUẬT” toàn thể công chức Chi cục Thuế thành phố Nha Trang cam kết: - Công khai, minh bạch thủ tục hành chính thuế; - Tăng cường trách nhiệm công chức toàn cơ quan; - Phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc; - Đảm bảo chấp hành pháp luật đúng, công minh. Xuất phát từ châm ngôn đó Chi cục Thuế thành phố Nha Trang không ngừng phấn đấu đảm bảo số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2018 số thu thuế TNCN: 296 tỷ đồng; năm 2019: 350 tỷ đồng và 06 tháng đầu năm 2020: 125 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng số thu toàn Chi cục thuế( 06 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 do vậy số thuế TNCN thu được chưa cao). Đây là một tỷ lệ tương đối thấp so với các nguồn thu khác do những bất cập trong công tác quản lý, ý thức, trách nhiệm của NNT chưa cao dẫn đến tình trạng kê khai không đúng đẫn đến trốn thuế, gian lận thuế còn phổ biến ( ví dụ: các trường hợp không kê khai thuế phát sinh qua quảng cáo trên môi trường mạng; đặt phòng khách sạn qua
  18. 3 các trang mạng như: booking; Angoda... gọi chung là thương mại điện tử; các cá nhân phát sinh từ 02 nguồn trở lên quyết toán thiếu thu nhập…) Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang” làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn nhận thức được vấn đề cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhằm phát huy tối đa nguồn lực, thu hẹp dần khoảng cách giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, đảm bảo công tác quản lý thuế được phát huy tốt nhất, phục vụ NNT được tốt nhất như “Châm ngôn” của Ngành Thuế đã đặt ra. 1.1.2. Xuất phát từ khoảng trống lí thuyết Không gian nghiên cứu mới: Đề tài được thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, chưa được các tác giả khác nghiên cứu và đánh giá, cụ thể: Đề tài” Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân tại thành phố Tân An” của tác giả: Nguyễn Ngọc Minh Sang( 2016) Đề tài” Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình” của tác giả: Trương Thị Như Ngọc( 2018) Đề tài” Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang” của tác giả: Nguyễn Đoàn Thùy Dương(2019). 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Luận văn tiến hành nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân, trên cơ sở đó đề ra những hàm ý chính sách cho Chi cục Thuế thành phố Nha Trang nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho cơ quan thuế quản lý, hỗ trợ NNT hiểu và tuân thủ các quy định về kê khai nộp Thuế TNCN .
  19. 4 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Bài nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức về tính công bằng thuế, hiểu biết thuế của người nộp thuế TNCN, chính sách của cơ quan Thuế và công tác thanh tra kiểm tra Thuế với tính tuân thủ thuế tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang. Cụ thể: Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang Thứ hai, Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang Thứ ba, Đưa ra hàm ý quản trị cải thiện các yếu tố nhằm gia tăng tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã trình bày ở trên, các câu hỏi nghiên cứu được triển khai bao gồm: Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của hiểu biết thuế đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN như thế nào? Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của nhận thức về tính công bằng thuế đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN như thế nào? Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN như thế nào? Thứ tư, mức độ ảnh hưởng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN như thế nào? Thứ năm, hàm ý quản trị và những gợi ý chính sách và khuyến nghị nào cần đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang trong thời gian tới? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  20. 5 Đối tượng nghiên cứu của người nộp thuế: Các nhân tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang. Đối tượng khảo sát: người nộp thuế đến làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động tới tính tuân thủ thuế TNCN. Một là nhân tố hiểu biết thuế, hai là nhân tố nhận thức về tính công bằng thuế, ba là nhận thức về chính sách thuế, bốn là nhân tố công tác thanh tra, kiểm tra Thuế. Phạm vi khảo sát thu thập dữ liệu là thông tin được cung cấp qua điều tra trực tiếp người nộp thuế TNCN thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp khác nhau tại địa bàn Thành phố Nha Trang. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp 02 phương pháp nghiên cứu tính và định lượng được triển khai qua 2 bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu định tính. Luận văn tiến hành thu thập ý kiến của các chuyên gia, là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý thuế. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm chuẩn hóa mô hình lý thuyết, nghiên cứu khám phá và điều chỉnh thang đo. Kỹ thuật thực hiện là phỏng vấn tay đôi với chuyên gia theo dàn bài đã được thiết kế sẵn. Kết quả phỏng vấn sẽ được tổng hợp và trên cơ sở đó hình thành thang đo nháp để phục vụ nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2