Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đặc thù và sự cần thiết của vấn đề tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc; một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc; nhận xét về các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- NGUYỄN THANH GIANG CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2009
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- NGUYỄN THANH GIANG CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh Hà Nội - 2009
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………. 1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................................... 3 3. Cách tiếp cận.................................................................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.................................................................... 8 6. Bố cục đề tài..................................................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: ĐẶC THÙ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC ............................................... 9 1.1. Một số khái niệm và đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc ................................................................................................................................. 9 1.1.1. Một số khái niệm liên quan……………………………………………………..…... 9 1.1.2. Đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc………………….. 11 1.2. Sự cần thiết phải tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc ……....... 14 1.2.1. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân............................................................................... 14 1.2.2. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội......................................................................................................................................... 16 1.2.3. Nguyên nhân khiến cho thu nhập của nông dân Trung Quốc tăng chậm ............................................................................................................................................ 18 i
- CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN CỦA TRUNG QUỐC.............................................. 25 2. 1. Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách mở cửa .................................. 25 2.1.1. Sự ra đời của chế độ khoán sản đến hộ gia đình ...................................... 25 2.1.2. Vai trò của chế độ khoán sản đến hộ trong việc tăng thu nhập cho nông dân Trung Quốc ............................................................................................................. 27 2.2. Ổn định quan hệ khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân ........................................................................................................................................ 32 2.3. Phát triển xí nghiệp hƣơng trấn, giải quyết việc làm tại chỗ cho sức lao động dƣ thừa ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.................................................................................................. 37 2.3.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc................................................................................................................ 37 2.3.2. Vai trò và đóng góp của xí nghiệp hương trấn trong việc tăng thu nhập cho nông dân........................................................................................................................... 42 2.4. Tích cực chuyển dịch sức lao động dƣ thừa ở nông thôn ra thành phố làm thuê, giải quyết tốt vấn đề ngƣời nông dân lƣu động............. 44 2.5. Tiến hành cải cách toàn diện chế độ thuế và phí ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân.......................................................................................................... 49 2.6. Tăng cƣờng mức độ trợ giúp từ các chính sách tăng thu nhập cho ngƣời nông dân.................................................................................................................................... 54 ii
- CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO 62 VIỆT NAM.................................................................................................................................... 3.1. Những thành tựu cơ bản trong việc tăng thu nhập cho nông dân..... 62 3.1.1. Mức thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống được cải thiện… 62 3.1.2. Bước đầu giải quyết được vấn đề xoá đói giảm nghèo…………........ 65 3.1.3. Kết cấu nguồn thu nhập ngày càng đa dạng, nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm ở các ngành nghề phi nông nghiệp................................ 66 3.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc hiện nay....................................................................................................... 69 3.2.1. Hạn chế của việc thực hiện chính sách tăng thu nhập cho nông dân 69 3.2.2. Sự gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn............................................................................................... 73 3.2.3. Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tăng thu nhập và việc làm cho số lao động ra thành phố làm thuê ............................................ 77 3.3. Một số gợi mở cho Việt Nam ................................................................................. 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 90 iii
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, dân số nông dân đông. Hàng ngàn năm qua vấn đề nông dân luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của nước này. Lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc cho thấy, nông dân hiền hoà hay giận dữ đã quyết định sự tồn vong, hưng suy của các triều đại; nông dân hăng hái hay thờ ơ đã quyết định xã hội đi lên hay ngưng trệ; nông dân ủng hộ hay chống đối đã quyết định sinh mệnh chính trị của các nhà cầm quyền; nông dân đi theo hay quay lưng lại đã quyết định sự thành công hay thất bại của các chính sách. Thực tế đã chứng minh, trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, chính nông dân là đội quân chủ lực giúp cách mạng Trung Quốc thành công. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, với phương châm cải cách bắt đầu từ nông thôn của Đặng Tiểu Bình, ĐCS Trung Quốc trả lại cho nông dân quyền định đoạt ruộng đất, tài sản, quyền tự do sản xuất và kinh doanh, nông dân vui mừng đã lập nên những thành tựu kinh tế đáng khâm phục. Nhưng kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XII (tháng 10-1984), ĐCS Trung Quốc quyết định chuyển trọng tâm cải cách từ nông thôn ra thành thị, ngay lập tức sản xuất nông nghiệp bị chậm lại, sản lượng lương thực giảm sút, giá cả tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng thu nhập của nông dân liên tục giảm xuống, chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng... Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc (năm 2002) khi đưa ra mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả đã nêu rõ: “Xây dựng nông nghiệp hiện đại, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ trọng đại của xây dựng toàn diện xã hội khá giả”. Trong đó, việc tăng thu nhập cho nông dân được coi là hạt 1
- nhân của công tác nông dân. Bởi vì “không có khá giả của nông dân, thì không thể có khá giả của nhân dân cả nước” [66], như Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã từng nhấn mạnh ở Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII ĐCS Trung Quốc (tháng 11 – 1991), vì chỉ có tăng thu nhập cho nông dân mới có thể thúc đẩy nông nghiệp phát triển, giúp cho nông thôn phát triển và ổn định lâu dài, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Gần đây, Hội nghị Trung ương 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc (tháng 10 - 2008) đã nêu rõ: “cơ sở nông nghiệp của Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, cần phải tăng cường; sự phát triển của nông thôn Trung Quốc vẫn còn trì trệ, cần phải trợ giúp; tăng thu nhập cho nông dân vẫn còn khó khăn, cần phải đẩy nhanh”. Hội nghị cũng chỉ ra, một trong những nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của cải cách phát triển nông thôn Trung Quốc đến năm 2020 đó là, “thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân tăng gấp đôi so với năm 2008, mức tiêu dùng được nâng cao đáng kể, hiện tượng nghèo đói tuyệt đối cơ bản được xoá bỏ”[60]. Qua đó có thể thấy vấn đề tăng thu nhập cho nông dân hiện đang được ĐCS Trung Quốc hết sức quan tâm và coi trọng, nó được coi là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất, then chốt nhất của công cuộc xây dựng nông thôn mới XHCN ở nước này. Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nước nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử, chính trị và kinh tế. Nhiều vấn đề của “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) mà Trung Quốc đang phải đối mặt và giải quyết, trong đó có vấn đề tăng thu nhập cho nông dân cũng chính là vấn đề nan giải trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa có giá trị tham khảo quí báu cho Việt Nam trong quá trình đổi mới mở cửa đất nước. Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn “Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn 2
- Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân đã trở thành đề tài hấp dẫn không chỉ đối với các học giả mà còn cả với những nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. - Tình hình nghiên cứu trong nước: Trong giai đoạn hiện nay “nông nghiệp phát triển, nông thôn ổn định, nông dân tăng thu nhập” được coi là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới XHCN của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Vì thế nó trở thành đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề tam nông trong đó có tăng thu nhập cho nông dân cũng tương đối phong phú và đa dạng. Tiêu biểu là các công trình như: “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” do Đỗ Tiến Sâm chủ biên (2008) [18], công trình đã khái quát và hệ thống về thực trạng và những giải pháp cho vấn đề “tam nông” của Trung Quốc hiện nay, trong đó cũng đã ít nhiều đề cập đến một số chính sách, giải pháp để tăng thu nhập cho nông dân trong giai đoạn hiện nay; “Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc” do Nguyễn Minh Hằng chủ biên (2003) [6], cuốn sách bàn về quá trình và các giải pháp thực hiện chuyển đổi từ một nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc, tuy nhiên vấn đề tăng thu nhập cho nông dân mới chỉ được lồng ghép vào trong các nội dung của cuốn sách; “Xí nghiệp hương trấn ở nông thôn Trung Quốc” của tác giả Đỗ Tiến Sâm (1994)[16], từ góc độ công nghiệp hoá nông thôn, tác giả đã luận giải những thành tựu của xí nghiệp hương trấn đối với công cuộc cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc, trong đó có nói đến vai trò của xí nghiệp hương trấn trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân… 3
- Bên cạnh các công trình nêu trên, trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cũng như các cuộc hội thảo, nhiều tác giả cũng đã có bài viết bàn về quá trình và những thành tựu của cải cách nông thôn, qua đó cho thấy những đổi thay to lớn của bộ mặt nông thôn nói chung và đời sống của người nông dân, trong đó có cả những thành tựu trong công tác tăng thu nhập cho nông dân như: “Cải thiện đời sống kinh tế nông thôn: Thành tựu lớn của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa” của tác giả Phùng Thị Huệ [10] in trong Kỷ yếu hội thảo Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 55 năm xây dựng và phát triển, “Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung quốc 30 năm qua” của Phó Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương ĐCS Trung Quốc Trác Vệ Hoa [8] tại Hội thảo Lý luận lần thứ 4 giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn – Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc; bài viêt “Vài nét về tiến trình cải cách nông thôn Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay” của Nguyễn Xuân Cường trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc năm 2005 [3]… Ngoài ra còn có các công trình và bài viết đề cập trực tiếp vào thực trạng và các vấn đề nổi cộm của tam nông Trung Quốc như “Tìm hiểu những giải pháp giải quyết vấn đề: nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc hiện nay” của Bùi Thị Thanh Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2007 [11]; “Nông dân Trung Quốc: Thực trạng bất đối xứng so với người dân thành thị" của tác giả Hoàng Thế Anh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2008 [1]. Nhìn chung, các công trình đều có ít nhiều đề cập đến những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên các công trình này chưa tổng kết một cách có hệ thống và trực tiếp quá trình cũng như những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên ở một chừng mực nhất định đã phác hoạ ra bức tranh đa dạng về vấn đề thu nhập của nông 4
- dân Trung Quốc, là những công trình khoa học đáng quý, có tác dụng gợi mở lớn để tác giả kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. - Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc: Vấn đề tăng thu nhập cho nông dân do tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã thu hút được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý cũng như nhiều nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc. Những thảo luận học thuật của Trung Quốc về vấn đề thu nhập của nông dân bắt đầu từ khoảng những năm 1993, 1994, và luôn là đề tài thu hút nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt những năm đầu thế kỷ XXI, do Trung ương ĐCS Trung Quốc ngày càng coi trọng vấn đề thu nhập của nông dân, nó càng trở thành tiêu điểm nghiên cứu lí luận. Tổng quan các thảo luận học thuật này, chủ yếu tập trung vào các phương diện: Một là, hình thức biểu hiện chủ yếu của vấn đề thu nhập của nông dân; hai là, các nguyên nhân cơ bản tạo nên vấn đề thu nhập của nông dân; ba là, kiến nghị đối sách giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân. Về các hình thức biểu hiện chủ yếu của vấn đề thu nhập của nông dân, các học giả tập trung phân tích theo 2 hướng đó là thu nhập của nông dân tăng trưởng chậm chạp và tăng trưởng không ổn định như: Trương Húc Hồng trong bài “Hiện trạng thu nhập nông dân nước ta (Trung Quốc) và đối sách của nó” (2001) [33]; Cao Chí Anh, “Phân tích sự tăng trưởng không ổn định trong thu nhập thuần bình quân đầu người gia đình nông thôn” (2001) [28]; GS. Cốc Nguyên Dương, “Tình trạng “tam nông” Trung Quốc: Thành tựu, vấn đề và thách thức” (2007) [4]... Về các nguyên nhân cơ bản tạo nên vấn đề thu nhập của nông dân, các tác giả Lưu Huệ, “Những suy nghĩ và kiến nghị về việc giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân”(1999) [34]; Mã Hiểu Hà, “Đẩy nhanh điều chỉnh kết cấu nhị nguyên thành thị nông thôn, thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân” (2001) 5
- [32]... cho rằng các nhân tố gây ra vấn đề thu nhập của nông dân đó là những sai lầm trong chính sách điều tiết vĩ mô cùng với những rào cản về chế độ như sự phân tách giữa thành thị và nông thôn, ảnh hưởng của thể chế kinh tế kế hoạch. Cũng đề cập đến các nguyên nhân khiến thu nhập của nông dân tăng chậm, hai tác giả Trương Vi Đông, “Phân tích nhân tố quyết định tăng trưởng thu nhập của nông dân” (1994) [31], Vương Vi Nông, “Con đường cơ bản để tăng thu nhập cho nông dân” (2000) [38] cho rằng vấn đề thu nhập của nông dân trên một chừng mực nhất định chịu sự quyết định của một số quy luật kinh tế cơ bản đó là: quy luật giá cả cung cầu thị trường và định luật Enghen, trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả nông sản do tình hình cung cầu quyết định, kinh tế phát triển, cung và cầu đều tăng, nếu sự tăng trưởng lượng cung vượt quá sự tăng trưởng lượng cầu thì sẽ làm cho giá cả giảm xuống, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân... Để giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân, các học giả cũng đưa ra các kiến nghị: đẩy nhanh chuyển dịch sức lao động như Trần Tích Văn, “Thử phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn mới” (2001) [45], Trương Hiểu Sơn, “Tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nông dân” (2001) [39]; thúc đẩy đô thị hoá như Châu Thành, “Quan sát thu nhập nông dân” (2001) [30], Khương Trường Vân, “Đô thị hoá và vấn đề “tam nông””(2003) [44]; giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân như Hàn Tuấn, “Suy nghĩ về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân” (2001) [37]. “Điều tra báo cáo chính sách nông thôn Trung Quốc” (2007) của nhóm tác giả Hàn Tuấn, Tạ Dương, Từ Tiểu Thanh [37], nêu rõ hiện nay Trung ương ĐCS Trung Quốc coi giải quyết vấn đề “tam nông” là trọng tâm trong trọng tâm công tác của Đảng, căn cứ theo yêu cầu trù tính chung phát triển thống nhất thành thị nông thôn, kinh tế xã hội, lấy “công nghiệp quay lại phục vụ nông nghiệp, thành thị lôi kéo nông thôn”, cùng với phương châm “cho nhiều, thu ít, làm sống động” đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy sản xuất lương thực, giảm nhẹ gánh nặng và tăng thu nhập cho nông dân, giúp cho nông nghiệp, nông 6
- thôn có được những bước phát triển quan trọng. Tuy nhiên hiện nay tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập, cơ sở nông nghiệp còn lạc hậu, tăng trưởng thu nhập của nông dân còn chưa ổn định, tình trạng tăng trưởng nhưng không phát triển chưa được giải quyết triệt để, các chính sách trợ nông, huệ nông (hỗ trợ và ưu đãi cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân) còn chưa được chế độ hoá và qui phạm hoá, cơ chế hiệu quả lâu dài “công nghiệp quay lại phục vụ nông nghiệp, thành thị lôi kéo nông thôn” còn chưa được hình thành... Ngoài ra, trên các trang web của Trung Quốc cũng có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề tăng thu nhập cho nông dân, các học giả đều có những kiến nghị lên Đảng và Nhà nước Trung Quốc sớm giải quyết vấn đề tam nông nói chung, tăng thu nhập cho nông dân nói riêng, đồng thời họ cũng đề ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện những kiến nghị đó. Nhìn chung, xung quanh vấn đề tăng thu nhập cho nông dân, các công trình nghiên cứu khoa học đã khá đầy đủ về số lượng và nộng dung, đã phần nào cho thấy những nét khái quát và diễn biến cơ bản của quá trình tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi nước này tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay. Tuy nhiên chưa có một công trình mô tả, phân tích và đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống về các giải pháp tăng thu nhập của Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa. 3. Cách tiếp cận Xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về vấn đề “tăng thu nhập cho nông dân” nêu trên, Luận văn đưa ra cách tiếp cận riêng. Đó là tiếp cận theo cách đặt vấn đề thu nhập của người nông dân Trung Quốc trong tổng thể các chính sách giải quyết vấn đề “tam nông” của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Đồng thời để bổ sung cho thiếu sót của những nghiên cứu trên, Luận văn sẽ phân tích đánh giá một cách hệ thống các giải pháp tăng thu nhập cho người nông 7
- dân Trung Quốc tuần tự theo tiến trình thời gian từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa năm 1978 đến nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tình hình thu nhập và các giải pháp tăng thu nhập cho người nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay. Trong đó nông dân được hiểu là những người có hộ khẩu ở nông thôn, bao gồm cả người nông dân làm công. - Phạm vi nghiên cứu: là Trung Quốc đại lục, không bao gồm các vùng lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, so sánh, qui nạp, diễn dịch, phân tích và tổng hợp tài liệu đã có. - Nguồn tư liệu: Do điều kiện không cho phép đi thực tế, tiến hành điều tra khảo sát, vì thế nguồn tư liệu được sử dụng là các văn kiện của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Ngoài ra Luận văn cũng tham khảo và kế thừa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí, một số trang web, báo điện tử của Việt Nam và Trung Quốc. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Đặc thù và sự cần thiết của vấn đề tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc Chƣơng 2: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc Chƣơng 3: Nhận xét về các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân 8
- của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam CHƢƠNG 1: ĐẶC THÙ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC 1.1. Một số khái niệm và đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc I.1.1. Một số khái niệm liên quan Do thu nhập là nhân tố phản ánh toàn diện hoạt động kinh doanh sản xuất của nông dân, vì vậy, để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh sản xuất của nông dân, trong điều tra và phân tích,ở Trung Quốc người ta đưa ra tương đối nhiều khái niệm như: tổng thu nhập, thu nhập thuần, thu nhập tiền mặt, thu nhập hiện vật, thu nhập mang tính tài sản, thu nhập mang tính tiền lương, thu nhập mang tính chuyển dịch…. - Tổng thu nhập: là tổng toàn bộ các nguồn thu nhập trong giai đoạn được điều tra, trong đó chưa bao gồm phần chi phí sản xuất và chi tiêu sinh hoạt. Phân chia theo tính chất nguồn thu nhập, tổng thu nhập bao gồm : thu nhập mang tính tiền lương (thu nhập từ tiền công lao động), tổng thu nhập kinh doanh gia đình, thu nhập mang tính tài sản và thu nhập mang tính chuyển dịch. Phân chia theo hình thức thu nhập, tổng thu nhập bao gồm 2 bộ phận: tổng thu nhập hiện vật và tổng thu nhập tiền mặt. - Thu nhập thuần: khái niệm về thu nhập thuần được dùng đầu tiên trong thống kê “phân phối lợi tức kinh tế nông thôn” thời kỳ “công xã nhân dân”. Trong thống kê phân phối lợi tức, “thu nhập thuần” chỉ phần còn dư lại sau khi lấy tổng thu nhập kinh tế nông thôn trừ đi các khoản chi phí khác, 9
- phần còn dư lại còn được gọi là “lợi tức”. “Thu nhập thuần” căn cứ theo các quy định có liên quan của nhà nước để phân chia cho nhà nước, tập thể và cá nhân. Phần phân phối cho cá nhân được gọi là “thu nhập cư dân nông thôn”, tức là phần dư lại sau khi lấy thu nhập thuần kinh tế nông thôn năm đó trừ đi phần thu thuế cho nhà nước và nộp lại cho tập thể. “Thu nhập thuần bình quân đầu người của nông dân” là bình quân thu nhập cư dân nông thôn trên tổng dân số nông thôn. Xét theo góc độ phân phối thu nhập, “thu nhập thuần bình quân đầu người của nông dân” chính là thu nhập lần đầu mà người nông dân có được [86]. Khái niệm “thu nhập thuần” trong thời kỳ đầu đồng nhất với khái niệm “phân phối lợi tức kinh tế nông thôn” trong thống kê, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường XHCN và sự điều chỉnh chính sách phân phối thu nhập, cách đánh giá chỉ tiêu “thu nhập thuần” cũng có sự điều chỉnh, chủ yếu bao gồm phần thu nhập tái phân phối. Hiện nay khái niệm “thu nhập thuần” là chỉ tổng thu nhập mà cư dân nông thôn thu được từ các kênh thu nhập trong năm đó, tương ứng với thu nhập có được sau khi lấy tổng nguồn thu trừ đi những khoản chi phí phát sinh. “Thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân” là “thu nhập thuần nông dân” bình quân dân số nông thôn. Cách tính “thu nhập thuần bình quân đầu người” là : Thu nhập thuần bình quân đầu người = (Tổng thu nhập gia đình của dân nông thôn – Chi phí kinh doanh gia đình – Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất – Tiền thuế và chi phí thuê khoán nộp lên trên – Trợ cấp theo điều tra)/ Nhân khẩu thường trú của gia đình cư dân nông thôn [86]. - Thu nhập mang tính tiền lương: là thu nhập mà hộ gia đình hoặc thành viên của hộ gia đình nông thôn thu được dựa vào việc bán sức lao động cho đơn vị hoặc cá nhân thuê lao động. Phân theo tính chất nguồn thu nhập chia thành thu nhập có được do lao động trong các tổ chức phi doanh nghiệp (như thu nhập của cán bộ, giáo viên), thu nhập có được do lao động trong các 10
- xí nghiệp tại địa phương, thu nhập do làm thuê ở bên ngoài địa phương và thu nhập có được do lao động ở các đơn vị khác. - Tổng thu nhập kinh doanh gia đình: là thu nhập mà hộ gia đình ở nông thôn có được do việc tiến hành quản lý và lên kế hoạch sản xuất lấy gia đình làm đơn vị kinh doanh sản xuất. Thu nhập kinh doanh gia đình có thể chia thành thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập lâm nghiệp, thu nhập từ ngành chăn nuôi… (tổng cộng phân thành 10 ngành nghề). - Thu nhập mang tính tài sản: là thu nhập có được từ những động sản (như tiền gửi ngân hàng, chứng khoán có giá trị…) và bất động sản (như nhà đất, xe cộ…). Nó bao gồm các khoản lợi tức, tiền cho thuê, tiền lãi từ việc nhượng lại quyền sử dụng tài sản; tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận có được từ việc kinh doanh tài sản. - Thu nhập mang tính chuyển dịch: chỉ những hàng hoá, dịch vụ, tiền hoặc quyền sở hữu tài sản mà hộ gia đình và thành viên hộ gia đình nông thôn có được mà không cần bỏ ra bất cứ thứ gì tương ứng. Ví dụ như tiền lương hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp, các khoản phúc lợi xã hội… - Thu nhập tiền mặt: là thu nhập dưới hình thức tiền mặt của hộ gia định và thành viên của hộ gia đình trong khoảng thời gian được điều tra. - Thu nhập hiện vật: chỉ tổng sản lượng các loại nông sản mà hộ gia đình nông dân sản xuất ra trong năm đó trừ đi phần đã bán ra, được tính theo giá nhất định. - Thu nhập thuần kinh doanh gia đình: là thu nhập sau khi lấy tổng thu nhập kinh doanh gia đình. Các khái niệm nêu trên được sử dụng nhiều trong chương 3 của Luận văn, đó là những chỉ số phản ánh sự thay đổi mức tăng trưởng thu nhập của nông dân, từ đó tác giả Luận văn sẽ đưa ra những nhận xét và đánh giá về những thay đổi đó. 11
- 1.1.2. Đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc Vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc có đặc thù riêng, khác so với phương Tây. Sở dĩ nói như vậy là do nông dân Trung Quốc là một quần thể có đặc thù khác với khái niệm nông dân của các quốc gia phương Tây. Trong nghiên cứu kinh tế học phương Tây, khái niệm về nông dân là một quần thể xã hội được cấu thành từ nhiều mối quan hệ lợi ích khác nhau, trong đó bao gồm người sở hữu ruộng đất (địa chủ), chủ nông trường, người nông dân làm thuê, người nông dân tự cấy cày trên ruộng đất của mình và người nông dân bán canh (tức là bên cạnh cấy cày trên ruộng đất của mình họ còn đi làm thuê) [40,29]. Nguồn thu nhập chủ yếu của họ vì vậy cũng không giống nhau. Trong đó, nguồn thu nhập chủ yếu của địa chủ là cho thuê ruộng đất, nguồn thu nhập chủ yếu của chủ nông trường đó là lợi nhuận kinh doanh, nguồn thu nhập chủ yếu của người làm thuê nông nghiệp đó là tiền lương, còn nguồn thu nhập của người nông dân tự canh và bán tự canh là tổ hợp của các nguồn thu nhập nói trên. Chính vì nguồn thu nhập không giống nhau, dẫn đến những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập cũng không giống nhau. Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của địa chủ là giá thành ruộng đất, mức lợi tức tiền vốn ruộng đất, mối quan hệ cung cầu ruộng đất, mức giá thuê ruộng đất trung bình tại địa phương và điều kiện khế ước thuê mướn ruộng đất giữa người sở hữu ruộng đất và chủ nông trường. Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của chủ nông trường đó là giá thành chi phí của các yếu tố đầu tư (như tiền thuê mướn ruộng đất, tiền lãi vốn vay, tiền lương thuê lao động và giá cả các yếu tố đầu tư khác), sức sản xuất ruộng đất, hiệu quả của các yếu tố đầu tư, giá cả nông sản và kết cấu cạnh tranh thị trường v.v… Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nông nghiệp bao gồm giá thành sức lao động, mối quan hệ cung cầu sức lao động, mức tiền lương bình quân và điều kiện khế ước thuê mướn lao động. Ngoài ra những nhân tố 12
- như chính sách thuế, chính sách trợ cấp, chính sách về lãi suất ngân hàng đều là những nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm nông dân khác nhau. Trong các nghiên cứu về nông dân ở phương Tây, những người nông dân được nói đến chủ yếu là những chủ nông trường, vì vậy vấn đề thu nhập của nông dân phương Tây được họ quan tâm chủ yếu là vấn đề thu nhập của chủ nông trường. Còn trong số những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của chủ nông trường, nhân tố quan trọng nhất đó là giá cả nông sản và quy mô nông trường. Vì thế, trong kinh tế học phương Tây, các thảo luận về các vấn đề có liên quan đến giá cả nông sản và quy mô nông trường được hiểu đồng nghĩa với thảo luận vấn đề có liên quan đến thu nhập của nông dân. Khác với phương Tây, nông dân Trung Quốc không phải chỉ là khái niệm về một nhóm người làm nghề nông nghiệp, mà là khái niệm về một quần thể xã hội đối lập với cư dân thành thị [40,30]. Vì vậy, thu nhập của nông dân Trung Quốc, không chỉ bao gồm thu nhập nông nghiệp, mà còn bao gồm cả thu nhập phi nông nghiệp. Do đó khác với phương Tây, một trong những con đường cơ bản để tăng thu nhập cho nông dân, bên cạnh việc tăng nguồn thu nhập từ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc cũng tìm mọi cách để tăng nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp. Ngoài ra, nông dân Trung Quốc không có ranh giới giữa người có sở hữu ruộng đất, chủ nông trường và người làm công nông nghiệp. Ở Trung Quốc, quyền sở hữu ruộng đất được qui về sở hữu thập thể, nông dân chỉ có quyền kinh doanh thuê khoán ruộng đất. Đồng thời, đại đa số nông dân Trung Quốc, vừa là người kinh doanh thuê khoán ruộng đất, lại vừa là người lao động cày cấy nông nghiệp. Vì vậy, thu nhập nông nghiệp của nông dân Trung Quốc thường không bao gồm thu nhập từ cho thuê ruộng đất (ngược lại họ phải chi trả thuê khoán ruộng đất), nhưng cũng bao gồm hai bộ phận là lợi 13
- nhuận từ kinh doanh nông nghiệp và thu nhập lao động nông nghiệp. Trong điều kiện tự cung tự cấp và bán tự cung tự cấp, hai bộ phận thu nhập này rất khó phân biệt với nhau. Chính vì nguyên nhân đó, vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc là một vấn đề tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, lại là một vấn đề chỉ giới hạn trong sự tăng trưởng thu nhập của một nhóm người nhất định. Theo Ông Trương Hiểu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nông nghiệp, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì cho đến nay, vẫn chưa có một khung lý luận nào được hình thành có thể đem áp dụng nghiên cứu trực tiếp vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc [40,31]. 1.2. Sự cần thiết phải tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn có hơn 1,3 tỉ người, trong đó có khoảng 900 triệu nông dân sống ở vùng nông thôn rộng lớn. Mặc dù, nông dân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, song từ khi cải cách mở cửa đến nay nông dân Trung Quốc vẫn còn đang phải chịu quá nhiều thiệt thòi, gánh nặng kinh tế – xã hội trên vai họ khiến cho đời sống của cư dân nông thôn còn phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó nổi bật lên là vấn đề thu nhập của nông dân vẫn còn thấp và tăng trưởng chậm hơn so với người dân ở thành phố. Việc thu nhập của nông dân thấp và tăng trưởng chậm đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế quốc dân và sự ổn định của xã hội. ? ? 1.2.1. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc là hiện đang là một nước đang phát triển lớn, có thể nói nhu cầu trong nước là động lực căn bản cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Nông dân là một quần thể tiêu dùng lớn nhất, nông thôn là thị trường tiêu dùng có tiềm lực nhất. Thu nhập của nông dân tăng trưởng chậm, khiến cho sức mua kém, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng thị trường ở 14
- nông thôn và việc mở rộng nhu cầu trong nước. Theo thống kê, tỉ trọng tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn những năm 80 của thế kỷ XX chiếm 50% tổng kim ngạch tiêu dùng cả nước Trung Quốc, nhưng đến năm 1997 đã giảm xuống còn 39%, năm 2002 lại tiếp tục giảm xuống còn 34,8% [53,49]. Mở rộng nhu cầu và thị trường trong nước, không những phải trông vào hơn 300 triệu nhân khẩu tiêu dùng ở thành thị, mà quan trọng hơn là phải dựa vào hơn 900 triệu nông dân ở khu vực nông thôn rộng lớn [53,49]. Thu nhập của nông dân thấp và tăng trưởng chậm ảnh đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân thể hiện trên các mặt sau đây: Thu nhập của nông dân thấp khiến nông dân phải thắt chặt tiêu dùng. Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2002, tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị đạt 2.589,8 tỉ NDT, tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chỉ đạt 1.501,3 tỉ NDT [75]. Dân số ở nông thôn tuy đông hơn dân số ở thành thị rất nhiều, nhưng tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chỉ chưa bằng một nửa tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị, từ đó có thể thấy, mức chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của cư dân nông thôn thấp hơn nhiều so với mức chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của cư dân thành thị [65]). Lấy ví dụ về các mặt hàng điện gia dụng, mặc nhu cầu mua sắm các thiết bị gia dụng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt .... của nông dân rất lớn, nhưng do tăng trưởng thu nhập của nông dân chậm, khả năng tích luỹ thấp, nông dân không có đủ sức mua thực tế. Theo thống kê, bình quân số đồ điện gia dụng của 100 hộ cư dân nông thôn năm 2003, ti vi là 60,5 chiếc, tủ lạnh là 14,8 chiếc, máy giặt 31,8 chiếc, máy ảnh là 3,3 chiếc. Nếu mức bình quân các sản phẩm tiêu dùng lâu bền của 210 triệu hộ cư dân nông thôn đạt mức bình quân gia đình cư dân thành thị, thì cần thêm 140 triệu ti vi, 1,5 triệu tủ lạnh, 1,3 triệu máy giặt, 85 triệu máy ảnh [68], đây quả là một thị trường tiêu dùng cực lớn. Có thể thấy mặc dù cư dân nông thôn chiếm trên 70% tổng dân số của cả nước, song mức tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 40% tổng kim ngạch tiêu 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Trung Quốc thời Tùy - Đường
114 p | 67 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Sông Nile với đời sống Vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại
107 p | 95 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc
136 p | 75 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay
148 p | 83 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á của Ấn Độ qua chính sách Hành động phía Đông của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
109 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ
102 p | 63 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018
97 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011
125 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Công ước Cedaw và phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX
115 p | 28 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Thánh đường Islam thời kỳ 909-1517 (tại Ai Cập, Ả-Rập Xê-Út, Iran và Syria)
109 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020
120 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản
98 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Tư tưởng Ishida Baigan (1685-1744) và phong trào Sekimon Shingaku từ trung kì Edo đến nay
294 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay
112 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng Vịnh
103 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Isson-Ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000
134 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2011
144 p | 39 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Isson-Ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000
16 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn