intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2011

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích làm rõ thực tiễn mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 cùng những tác động tích cực và tiêu cực của mô hình này tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Trung Quốc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2011

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU QUỲNH MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG HƢỚNG RA XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU QUỲNH MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG HƢỚNG RA XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Sỹ Thành HÀ NỘI - 2015 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Sỹ Thành. Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc và có sự bổ sung những tƣ liệu đƣợc cập nhật mới nhất. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Thu Quỳnh 3
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn quá trình dạy dỗ tận tình, thấu đáo của các thầy, cô giáo khoa Đông phƣơng học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Sỹ Thành, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ. Sự chỉ bảo tận tình của thầy đã tạo động lực và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Luận văn chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo để em có thể tiếp tục phát triển hƣớng nghiên cứu này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 4
  5. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đê ................................................................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5 4. Giới hạn đề tài ................................................................................................... 5 4.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 4.2. Nguồn tài liệu ................................................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 6 7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 6 B. NỘI DUNG Chƣơng 1 : LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƢỞNG VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ HƢỚNG RA XUẤT KHẨU 1.1. Lý thuyết về tăng trƣởng và mô hình tăng trƣởng kinh tế ............................. 8 1.1.1. Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế ................................................................. 8 1.1.2. Lý thuyết về mô hình tăng trƣởng kinh tế ................................................. 10 1.2. Bản chất của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu ............................... 21 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 27 Chƣơng 2 : BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ THỰC TIỄN MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG HƢỚNG RA XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 – 2011 2.1. Bối cảnh chiến lƣợc để thực hiện mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc ................................................................................................... 28 2.1.1. Bối cảnh trong nƣớc .................................................................................. 28 2.1.2. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 37 2.2. Thực tiễn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 ..................................................... 43 2.2.1. Mức độ mở cửa ngoại thƣơng và quy mô tăng trƣởng xuất nhập khẩu \ 5
  6. của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 ..................................................... 43 2.2.2. Cơ cấu hàng hóa và thị trƣờng xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 ...................................................... 47 2.2.3. Những chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 ................................................................................ 58 2.2.4. Vị trí của khu vực FDI trong xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 ...................................................... 74 2.2.5. Đánh giá đóng góp của xuất khẩu đối với sự tăng trƣởng của nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 ............................................................. 78 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2....................................................................................... 81 Chƣơng 3 : TÁC ĐỘNG, TRIỂN VỌNG CỦA MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG HƢỚNG RA XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG ĐỘNG THÁI ĐIỀU CHỈNH 3.1. Tác động của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu đối với sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế Trung Quốc ................................................................ 83 3.1.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 83 3.1.2. Tác động tiêu cực ...................................................................................... 88 3.2. Đánh giá triển vọng của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc và những động thái điều chỉnh ...................................... 113 3.2.1. Đánh giá triển vọng của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc ......................................................................................... 113 3.2.2. Những động thái điều chỉnh mô hình tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững của Trung Quốc ....................................................................... 116 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 126 C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 127 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 130 6
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại của Trung Quốc giai đoạn 1950 – 1978) .............................................................................................. 29 Biểu đồ 2.2: Độ mở của nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 .............. 43 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Trung Quốc (2001 – 2013) ................................................................................. 43 Biểu đồ 2.4: Tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng kim ngạch thƣơng mại của Trung Quốc (2001 – 2013) ................................................................................ 45 Biểu đồ 2.5: Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc trong mậu dịch thế giới ............ 45 Biểu đồ 2.6: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Trung Quốc (2001 – 2011) ................................................................................ 47 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng nhóm hàng thô và nhóm hàng đã chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc (2001 – 2013)....................................................... 48 Biều đồ 2.8: Giá trị xuất khẩu của nhóm hàng thô và nhóm hàng đã chế biến của Trung Quốc (2001 – 2013), ............................................................................... 49 Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng các nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc phân loại theo hàm lƣợng công nghệ (2001 – 2013) ............................................... 50 Biểu đồ 2.10: Những mặt hàng xuất khẩu chính trong nhóm hàng công nghệ cao của Trung Quốc (2001 – 2013) ................................................................................. 51 Biểu đồ 2.11: Những mặt hàng xuất khẩu chính trong nhóm hàng công nghệ thấp của Trung Quốc (2001 – 2013) ................................................................................ 51 Biểu đồ 2.12: Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc phân bố theo khu vực địa lý (2001 – 2011), ........................................................................................................... 52 7
  8. Biểu đồ 2.13: Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tới các châu lục trên thế giới (2001 – 2011) .................................. 53 Biểu đồ 2.14: Tổng chi phí cho R&D và cƣờng độ R&D của Trung Quốc (2001 – 2011) ................................................................................ 53 Biểu đồ 2.15: Mức đầu tƣ cho hoạt động R&D (phân loại theo cơ quan đầu tƣ) (2001 -2011) ............................................................................................................. 54 Biểu đồ 2.16: Diễn biến tỷ giá của Trung Quốc (1994 – 2013) ................................ 62 Biểu đồ 2.17: Tỷ trọng của các loại doanh nghiệp trong xuất khẩu của Trung Quốc (2001 – 2013) ................................................................................ 62 Biểu đồ 2.18: Đóng góp của các loại doanh nghiệp trong xuất khẩu của Trung Quốc (2006 – 2013) ................................................................................ 63 Biều đồ 2.19: Xuất khẩu hàng thƣơng mại gia công chế biến phân theo loại hình doanh nghiệp của Trung Quốc (2014) ..................................................................... 69 Biểu đồ 2.20: Mức độ đóng góp của xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tƣ trong tăng trƣởng GDP của Trung Quốc (2001 – 2011) ........................................... 75 Biểu đồ 2.21: Mức độ đóng góp của xuất khẩu, đầu tƣ và tiêu dùng trong tăng trƣởng GDP của Trung Quốc (2001 – 2011) .......................................... 75 Biểu đồ 3.1. Tăng trƣởng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc qua các năm (2003 – 2014) ...................................................................................... 76 Biểu đồ 3.2: Đóng góp của các yếu tố lao động, vốn và TFP trong tăng trƣởng GDP của Trung Quốc ................................................................... 91 Biều đồ 3.3: Tiêu dùng trong GDP (1990 – 2012)................................................. 112 Hình 3.1: Hiệu suất sử dụng của Trung Quốc (1992 – 2014) ……………………100 Hình 3.2: Biểu đồ công suất dƣ thừa và tầm quan trọng về kinh tế phân theo các nhóm ngành hàng của Trung Quốc (2013) .................... 100 8
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International Monetary Fund Home Quỹ tiền tệ quốc tế R&D Reseach & Development Nghiên cứu và phát triển WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới WB World Bank Ngân hàng Thế giới 9
  10. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỉ XX, nền kinh tế thế giới ngày càng có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều muốn khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên vũ đài quốc tế. Để thực hiện đƣợc mục tiêu ấy, một yếu tố không thể thiếu là việc xác định một mô hình tăng trƣởng kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả cao và phát huy cao độ tiềm lực quốc gia. Trên thực tế đã có rất nhiều quốc gia châu Á lựa chọn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu trong định hƣớng phát triển kinh tế của mình và đã thu đƣợc những thành tựu nổi bật. Vậy Trung Quốc – một quốc gia trong mấy thập kỉ trở lại đây đang vƣơn mình mạnh mẽ, trở thành cƣờng quốc lớn thứ 2 trên giới với tầm ảnh hƣởng ngày càng sâu rộng – liệu có lựa chọn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu làm? Đặc trƣng của mô hình này ở Trung Quốc ra sao? Nhận thức đƣợc một cách cụ thể về mô hình tăng trƣởng ở Trung Quốc sẽ giúp chúng ta phần nào lí giải đƣợc sự phát triển vƣợt bậc của quốc gia này trong thời gian qua, cũng nhƣ đánh giá đƣợc những tác động của nó tới sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2001- 2011, kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, là giai đoạn kim ngạch xuất khẩu quốc gia không ngừng gia tăng, đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng thu nhập quốc nội, là giai đoạn thể hiện rõ những đặc trƣng trong mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, tôi lựa chọn: “Mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn phân tích một cách rõ nét nhất những đặc trƣng của mô hình tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc, từ đó có đƣợc những gợi mở hữu ích cho Việt Nam khi chúng ta đang trong quá trình tìm kiếm hƣớng đi hiệu quả cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đê Để thực hiện nội dung của luận văn, ngƣời viết tập trung vào nghiên cứu ba vấn đề chính nhƣ sau: 1
  11. Thứ nhất, về nền tảng lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế: Có thể nói, đây là một trong những nội dung luôn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu. Từ trƣớc đến nay, chúng ta đã không hề xa lạ với cụm từ “mô hình tăng trƣởng kinh tế” – nội hàm lý thuyết quan trọng và mang tính nền tảng trong các giáo trình, các sách chuyên khảo, sách nghiên cứu về kinh tế học phát triển do các học giả trong nƣớc nghiên cứu và trình bày một cách chi tiết nhƣ Trần Văn Tùng (Chủ biên), Mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Giáo trình Kinh tế học Phát triển, NXB Thống kê Hà Nội, 2013; Kinh tế học Phát triển, NXB Thống kê Hà Nội, 2010…Những công trình này đã phân tích và đƣa ra những lý thuyết khái quát nhất về các mô hình tăng trƣởng kinh tế cổ điển và tân cổ điển đã đƣợc các nhà kinh tế học thế giới đƣa ra từ nhiều thế kỉ trƣớc. Thứ hai, về mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu: Dựa trên nền tảng lý thuyết chung về mô hình tăng trƣởng kinh tế, khi đi sâu tìm hiểu về từng mô hình cụ thể, có thể thấy, trong mấy thập kỉ trở lại đây, cùng với câu chuyện về sự phát triển thần kì ở khu vực Đông Á, ngƣời ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến “mô hình tăng trƣởng Đông Á”, trong đó có “mô hình tăng trƣởng kinh tế hƣớng ra xuất khẩu” - mô hình đƣợc cho là đã đem lại sự thành công cho các quốc gia châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Tính đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến mô hình này trên cả phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn: Trong cuốn sách Chính sách thương mại quốc tế trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020 của tác giả Nguyễn Chiến Thắng, NXB Khoa học Xã hội, 2011 đã đƣa ra những khái niệm và đặc trƣng cơ bản nhất của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu, chủ yếu với góc nhìn là một mô hình công nghiệp hóa liên quan đến chính sách thƣơng mại ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, chƣa có những phân tích ở góc độ khảo sát tại từng quốc gia cụ thể. Cũng trên phƣơng diện lý thuyết, nhƣng trong cuốn sách Kinh tế học phát triển, NXB Thống kê Hà Nội xuất bản năm 2013, đã có những phân tích sâu hơn, cho 2
  12. ngƣời đọc những hình dung rõ nét hơn về những đặc trƣng của mô hình này gắn với thực tiễn cụ thể ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trong giới hạn là một cuốn sách giáo trình, tài liệu cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và tóm lƣợc những vấn đề chính. Ngoài ra, trong cuốn In the next decade and beyond, một công trình có sự hợp tác của các học giả Việt Nam và quốc tế nhƣ Kee-Cheok Cheong, Phạm Minh Đức, Nguyễn Thắng do NXB Thế giới xuất bản năm 2011 đã có một chƣơng trình bày về bối cảnh ra đời, đặc trƣng mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu, đồng thời phân tích trƣờng hợp cụ thể ở một số quốc gia tiêu biểu là Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt nội dung, công trình cũng mới chỉ đƣa ra những phân tích và đánh giá cơ bản nhất. Nhìn chung, đối với những nghiên cứu trong nƣớc, không thiếu những công trình đề cập đến mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu, tuy nhiên, chủ yếu là những nghiên cứu trên diện rộng, ít có công trình nào nghiên cứu trƣờng hợp của một quốc gia cụ thể. Thứ ba, về mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu ở Trung Quốc: Đi vào trƣờng hợp cụ thể ở Trung Quốc, việc phân tích mô thức tăng trƣởng và chuyển đổi kinh tế của quốc gia này mặc dù đã đƣợc giới nghiên cứu trong nƣớc đặc biệt quan tâm trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên, vẫn còn vắng bóng những bài viết, công trình đánh giá sâu sắc về mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của quốc gia này. Trong cuốn sách Trung Quốc tăng trưởng và chuyển đổi kinh tế (1949 - 2009) của tác giả Phạm Sỹ Thành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009 cũng đã dành một chƣơng để bàn sâu về mô hình “hƣớng ra xuất khẩu” của Trung Quốc, tuy nhiên vẫn chƣa đủ vẽ một bức tranh toàn cảnh. Những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài, mà đặc biệt là các học giả Trung Quốc đề cập đến nội dung này có phần trực tiếp hơn, chủ yếu dƣới dạng các bài nghiên cứu, bài viết chuyên khảo nhƣ bài viết của nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Thống kê Trung Quốc, đăng trên tạp chí của Hiệp hội Chiến lƣợc và Quản lý kinh tế Trung Quốc , số 9, năm 2007 với tiêu đề: 出口对中国对对 3
  13. 增对的对献率分析 (Phân tích mức đóng góp của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc) hay bài viết của 王晋斌 (Vƣơng Tấn Bân): 对中国对对出口 对向型对展模式的思考 (Suy ngẫm về mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu đối với kinh tế Trung Quốc), đăng trên học báo của đại học Nhân dân Trung Quốc, số 1, năm 2010, v.v… đã trực tiếp phân tích những đóng góp của mô hình này đối với sự tăng trƣởng của kinh tế Trung Quốc cùng những động thái chuyển đổi của nó trong tƣơng lai. Nghiên cứu của một học giả Trung Quốc là 对江林 (Triệu Giang Lâm) trong công trình 对对对对增对模式 (Mô thức tăng trưởng kinh tế Đông Á), xuất bản năm 2010, đã đƣa ra đƣợc một bức tranh tƣơng đối toàn diện về mô thức tăng trƣởng của các quốc gia Đông Á, trong đó đề cập chủ yếu đến mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu. Tuy nhiên, công trình này mặc dù đƣa ra những phân tích, nhận định, đánh giá tƣơng đối chuyên sâu nhƣng lại xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài, tức là không tập trung vào mô thức tăng trƣởng của bản thân Trung Quốc mà Trung Quốc ở đây, đƣợc nhìn nhận nhƣ một đối tƣợng tác động vào mô thức tăng trƣởng chung của các quốc gia Đông Á Ngoài ra, có nhiều bài viết gián tiếp đề cập đến vấn đề này khi bàn về chuyển đổi mô hình tăng trƣởng của kinh tế Trung Quốc, một vấn đề đang rất đƣợc chú ý trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc đang phải đối diện với thực trạng nền kinh tế tăng trƣởng quá nóng và thiếu bền vững, nhƣ bài viết của Trần Hải Hạc đăng trên Tạp chí Thời đại mới số 23, 2011: “Bàn về sự chuyển hóa mô hình tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc”, v.v… Từ những khái lƣợc trên đây có thể thấy rằng, nghiên cứu về mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc là một vấn đề đang đƣợc quan tâm trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là những nghiên cứu rải rác, không tập trung, hoặc chỉ phân tích ở một số khía cạnh cụ thể để phục vụ cho một 4
  14. hƣớng nghiên cứu rộng hơn, vẫn thiếu vắng những công trình thực sự đi sâu, phân tích và đánh giá toàn diện nhƣ về đặc trƣng, mô thức thực hiện, những đóng góp và hạn chế, xu thế phát triển của mô hình này ở Trung Quốc trong tƣơng lai… Với tầm ảnh hƣởng ngày càng sâu rộng của mình trong khu vực và trên thế giới, câu chuyện về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc vẫn cần thiết phải đƣợc quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, dựa trên sự kế thừa những thành tựu mà các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã đạt đƣợc, tôi muốn tập trung đi sâu đánh giá về mô hình tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2011 từ nhiều góc độ, với mong muốn có thể đóng góp thêm phần nào những hiểu biết của bản thân mình về vấn đề này từ góc nhìn thực sự khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là phân tích làm rõ thực tiễn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 cùng những tác động tích cực và tiêu cực của mô hình này tới sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế Trung Quốc. Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn cần đạt đƣợc những nhiệm vụ sau: - Phân tích lý thuyết chung về mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu. - Phân tích mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu ở một số quốc gia tiêu biểu. - Phân tích thực tiễn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2011, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của mô hình này đến sự phát triển bền vững của kinh tế Trung Quốc. - Đánh giá triển vọng và nêu lên những động thái điều chỉnh mô hình tăng trƣờng kinh tế của Trung Quốc. 4. Giới hạn đề tài 4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2011 (cập nhật một số số liệu mới đến năm 2014). 5
  15. 4.2. Nguồn tài liệu Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu tham khảo là các bài viết của các tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đăng trên các tạp chí kinh tế, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, các sách nghiên cứu kinh tế, các trang thông tin và một số nguồn tài liệu khác… 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, dựa trên nền tảng lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế và mô hình tăng trƣởng kinh tế, những lý thuyết cơ bản về mô hình tăng trƣởng kinh tế hƣớng ra xuất khẩu; các số liệu trực quan sử dụng trong luận văn đƣợc tính toán dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản: danh mục phân loại hàng hóa tiêu chuẩn quốc tế tiêu chuẩn phiên bản 3 mức 1 phân vị (SITC, rev3), bảng phân loại hàm lƣợng công nghệ của Coxhead, chỉ số phản ánh hiệu suất tổng hợp các yếu tố đầu vào (Total factor productivity – TFP), độ mở của nền kinh tế… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn mong muốn sẽ góp phần đem lại một cái nhìn cụ thể nhất về thực tiễn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn 2001 – 2011, đặt trong tƣơng quan so sánh với thực tiễn thực hiện mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của một số quốc gia tiêu biểu trong khu vực Đông Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc…Từ đó, đánh giá đƣợc những tác động tích cực và tiêu cực của mô hình này đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quóc, để từ đó thấy đƣợc yêu cầu cần phải có sự điều chỉnh và chuyển hƣớng mô hình tăng trƣởng kinh tế của quốc gia này trong tƣơng lai. Trên cơ sở đó, đóng góp đƣợc một vài gợi mở cho Việt Nam, đồng thời lấy đó làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn. 7. Bố cục của luận văn Luận văn có bố cục gồm: mở đầu, 3 chƣơng và kết luận. Cụ thể nhƣ sau: A: Phần mở đầu B: Nội dung 6
  16. Chƣơng I: Lý thuyết về tăng trƣởng và mô hình tăng trƣờng kinh tế 1.1. Lý thuyết về tăng trƣờng và mô hình tăng trƣởng kinh tế 1.2. Mô hình tăng trƣởng kinh tế hƣớng ra xuất khẩu ở Đông Á 1.3. Bản chất mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu Chƣơng II: Bối cảnh ra đời và thực tiễn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 2.1. Bối cảnh chiến lƣợc để thực hiện mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc 2.2. Thực tiễn mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 Chƣơng III: Tác động, triển vọng của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc và những động thái điều chỉnh 3.1. Tác động của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu đối với sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế Trung Quốc 3.2. Đánh giá triển vọng của mô hình tăng trƣởng hƣớng ra xuất khẩu của Trung Quốc và những động thái điều chỉnh C. Kết luận 7
  17. B. NỘI DUNG Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƢỞNG VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ HƢỚNG RA XUẤT KHẨU 1.1. Lý thuyết về tăng trƣởng và mô hình tăng trƣởng kinh tế 1.1.1. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế a. Bản chất của tăng trưởng kinh tế Tăng trƣởng kinh tế là sự tăng thêm về thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thƣờng là một năm). Tăng trƣởng kinh tế đƣợc biểu hiện thông qua quy mô và tốc độ. Qui mô tăng trƣởng (y = Yn – Yo) Trong đó : Yn là sản lƣợng của năm n, Yo là sản lƣợng của năm so sánh (sản lƣợng kỳ gốc). Tốc độ tăng trƣởng g(y) hay còn gọi là mức tăng tƣơng đối, phản ánh sự tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế. G(y) = [Yn – Yo/ Yo] * 100% Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt lƣợng của nền kinh tế. Ngày nay, khi nói đến tăng trƣởng kinh tế ngƣời ta thƣờng quan tâm nhiều đến chất lƣợng tăng trƣởng, nghĩa là bên cạnh việc xem xét quy mô, tốc độ còn phải quan tâm đến phƣơng thức và các nhân tố của tăng trƣởng. Một nền kinh tế đạt chất lƣợng cao đòi hỏi phải đảm bảo ổn định, hiệu quả, tăng trƣởng phải dựa chủ yếu vào đóng góp của khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lƣợng cao. b. Các thước đo tăng trưởng kinh tế Mức tăng tổng thu nhập 8
  18. Tổng thu nhập phản ánh một cách tổng quát nhất qui mô sản lƣợng hàng hóa và dịch vụ đã làm trong một năm, mà nhân dân một nƣớc có thể thu đƣợc. Ngƣời ta thƣờng dùng 2 chỉ tiêu cơ bản là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) để phản ánh mức tăng trƣởng kinh tế của một nƣớc. Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Là tổng của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc tạo ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ (thƣờng là một năm), không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu là trong hay ngoài nƣớc. Về nguyên tắc, tổng sản phẩm trong nƣớc đƣợc tính theo 3 phƣơng pháp: + Phƣơng pháp sản xuất (còn gọi là phƣơng pháp giá trị gia tăng). Theo phƣơng pháp này GDP đƣợc xác định bằng tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp (hoặc ngành) cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nƣớc ngoài. + Phƣơng pháp thu nhập (từ thu nhập tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa chứ không phải bản thân hàng hóa) + Phƣơng pháp chi tiêu về sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nƣớc tạo ra trong một thời kỳ (thƣờng là một năm), không phân biệt việc sản xuất đƣợc thực hiện ở trong nƣớc hay ngoài nƣớc. GNP = GDP + Thu nhập ròng tài sản từ nƣớc ngoài GNP và GDP đều là những thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích đánh giá mà ngƣời ta có thể sử dụng GDP hay GNP. Mặt khác, ở các nƣớc phát triển GNP thƣờng lớn hơn GDP vì thu nhập từ đầu tƣ nƣớc ngoài lớn, chi trả cho đầu tƣ nƣớc ngoài ít. Ngƣợc lại, ở các nƣớc đang phát triển GDP thƣờng lớn hơn GNP do đầu tƣ nƣớc ngoài gửi về ít, trong khi đó chi trả cho nƣớc ngoài lại nhiều hơn. Mức tăng thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người hoặc GNP/người) Bên cạnh việc tính toán tốc độ tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế, ngƣời ta còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng GDP/ngƣời hoặc GNP/ ngƣời để đánh giá sự tiến 9
  19. bộ vể mặt kinh tế của cuộc sống. Tốc độ tăng GDP/ngƣời và GNP/ ngƣời phụ thuộc vào tốc độ tăng tổng thu nhập và tốc độ tăng dân số. c. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Các nhân tố kinh tế Đây là các nhân tố tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc vào nhu cầu có khả năng thanh toán của toàn bộ nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào liên quan đến các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp, tức là tổng cung. Các nhân tố tác động đến tổng cung: Các nhân tố chủ yếu tác động đến tổng cung bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên (R); lao động (L); vốn (K); công nghệ kỹ thuật. Bốn yếu tố trên cũng chính là bốn nguồn lực vật chất cơ bản của quá trình tăng trƣởng kinh tế. Các nhân tố tác động đến tổng cầu: Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (C); chi tiêu của chính phủ (G); chi cho đầu tƣ (I); chi tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X – M) Các nhân tố phi kinh tế Đây là những nhân tố tác động gián tiếp và không thể lƣợng hóa đƣợc ảnh hƣởng của chúng đến tăng trƣởng kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tạo nên tính chất đồng thuận hoặc không đồng thuận trong quá trình tăng trƣởng kinh tế. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trƣởng kinh tế, trong đó quan trọng nhất là 4 nhân tố sau: 1) Thể chế chính trị - kinh tế - xã hội; 2) Đặc điểm văn hóa - xã hội; 3) Cơ cấu dân tộc; 4) Cơ cấu tôn giáo. 1.1.2. Lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế Từ lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nƣớc, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng, các kết quả đạt đƣợc trong mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế gắn với thể chế nhất định, khái quát hóa thành các mô hình lý thuyết và thực nghiệm dƣới các dạng khác nhau. Trong mọi sự kiện, các lý thuyết không 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2