intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

134
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tổng thể về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền đến năm 2019. Trên cơ sở này đánh giá đối sách của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO QUỐC TOẢN CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO QUỐC TOẢN CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60310601 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH TRẦN KHÁNH Hà Nội - 2019
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................ 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 10 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 122 Chƣơng 1: CƠ SỞ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH CUỐI NĂM 2012 ĐẾN 2019 ..................................................................................................................... 1.1.Khái quát về chiến lƣợc biển của Trung Quốc………………………13 1.2.Cơ sở lý luận .......................................................................................... 134 1.2.1. Thuyết "sức mạnh biển" của Alfred Thayer Mahan ......................... 14 1.2.2.Học thuyết không gian sinh tồn của Friedrich Zatzel (1844-1904)…16 1.2.3. Quan niệm về biển qua các thời kỳ lãnh đạo Trung Quốc ................ 17 1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 21 1.3.1. Tình hình trong nước .......................................................................... 21 1.3.2. Tình hình quốc tế ................................................................................. 21 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH TỪ CUỐI NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2019 .............................................................. 31 2.1.Chủ trƣơng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông ........................ 31 2.2.Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông ................................................ 33 2.3.Các biện pháp triển khai chiến lƣợc Biển Đông từ cuối năm 2012 đến năm 2019 của Trung Quốc ........................................................................... 33 2.3.1. Chiến thuật vùng xám .......................................................................... 33 2.3.2. Chiến thuật “cải bắp” .......................................................................... 35 1
  4. 2.3.3 Chiến thuật “Tứ Sa” ............................................................................. 37 2.3.4. Bồi đắp các đảo nhân tạo và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông .. 38 2.3.5. Phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, gây sức ép với các nước có liên quan ......................................................................................................... 43 2.3.6. Tiến hành tâm lý chiến ở Biển Đông .................................................. 45 2.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền đường “lưỡi bò” .......... 45 2.4. So sánh chiến lƣợc Biển Đông dƣới thời Tập Cận Bình với các thời lãnh đạo trƣớc đó .......................................................................................... 48 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ............................................................................... 53 3.1. Đánh giá tác động của chiến lƣợc Biển Đông dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019................................................................... 53 3.1.1. Tác động đối với Trung Quốc .............................................................. 53 3.1.2. Tác động đối với Việt Nam .................................................................. 57 3.1.3. Tác động đối với Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a ……………………….61 3.1.4. Tác động đối với tổ chức ASEAN……………………………………61 3.1.5. Tác động đối với Mỹ và khu vực.......................................................... 64 3.2. Xu thế phát triển chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam.................................................................................................. 68 3.2.1. Xu thế phát triển chiến lược Biển Đông của Trung Quốc................. 68 3.2.2. Đánh giá về đối sách của Việt Nam .................................................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 2
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) hay Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa, có tên tiếng Anh (The South China Sea) và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale. Biển Đông có vị trí từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến kinh độ 121° Đông, khoảng 3,5 triệu km². Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung [32] Biển Đông không chỉ là nơi đan xen lợi ích chiến lược của các nước trong và ngoài khu vực mà còn là điểm nhạy cảm, là vùng xoáy mâu thuẫn về địa chính trị. Đối với Trung Quốc, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc khẳng định cường quốc biển của nước này, mà theo các học giả Trung Quốc thì Biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”. Trong lịch sử, người Trung Quốc từng cho rằng Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ và cũng là hướng thuận, làm ăn phát đạt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến yêu sách đòi chủ quyền và tham vọng địa chính trị của Trung Quốc hiện nay [8] Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển giữa 6 quốc gia là Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma- lai-xi-a và Bru-nây và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trong những năm gần đây, 3
  6. tranh chấp về chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông đang bị đẩy lên mức độ xung đột khá trầm trọng. Nguyên nhân chính không chỉ tồn tại đồng thời nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, sự chồng chéo, đan xen giữa các lợi ích, có nhiều đối tượng, chủ thể tham gia hay can dự, mà còn do chưa có một cơ chế hay giải pháp có tính khả thi được đưa ra và thực hiện. Theo đó, Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong việc gây lên các xung đột này, nhất là kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012, cùng với sự thay đổi trong chiến lược biển và chính sách ngoại giao từ “giấu mình chờ thời” chuyển sang “tích cực, chủ động”, đặc biệt là sự lớn mạnh của nền kinh tế, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc ngày càng quyết liệt, cứng rắn và bành trướng hơn, thách thức và uy hiếp nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, cũng như lợi ích của Việt Nam và các nước có liên quan đến tranh chấp. Trong bối cảnh đó, thực tế đặt ra đối với Việt Nam đó là, làm thế nào nhận diện một cách đầy đủ và chính xác chiến lược ở Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình để có biện pháp đối phó và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam trong tương lai. Chính vì những lý do trên, nên tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Về lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1.Tình hình nghiên cứu về chiến lược biển Đông của Trung Quốc ở Việt Nam Những năm gần đây, vấn đề Biển Đông luôn trở thành “tâm điểm” thu hút sự quan tâm của các giới chuyên gia, học giả trong và ngoài nước. Có thể đọc được những thông tin hàng ngày, thậm chí là hàng giờ về các động thái có liên quan đến Biển Đông của Trung Quốc và các nước có liên quan trên các trang điện tử của: Quỹ nghiên cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org); 4
  7. Chương trình nghiên cứu Biển Đông (http://nghiencuubiendong.vn); Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (http://fess.vn)...và nhiều nghiên cứu chính thống khác ở Việt Nam. Dù vậy, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu có liên quan, người viết chưa thấy có công trình nghiên cứu chính thống, công khai liên quan mật thiết đến vấn đề “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”. Mặc dù vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, trong đó đội ngũ học giả và các công trình tiêu biểu có thể kể đến: 1/Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Biển Đông lịch sử, pháp lý và quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2015; Biển Đông trong xây dựng chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2018...; 2/Đặng Đình Quý (chủ biên) với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực, Nhà xuất bản Thế giới năm 2010; Tìm kiếm giải pháp vì hòa bình và công lý ở Biển Đông, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2015; Biển Đông địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên có liên quan, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2013; Biển Đông quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2013...; 3/Trần Ngọc Vương (chủ biên) với công trình nghiên cứu: Sự kiện giàn khoan HD 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2015; 4/ Quý Lân, Kim Phượng với công trình nghiên cứu: Âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông và Công luận thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin phát hành năm 2014; 5/Nguyễn Hồng Quân với công trình nghiên cứu: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và đối sách của ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (100), năm 2015; 6/Nguyễn Hùng Sơn với công trình nghiên cứu: Bàn về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại 5
  8. hội XVII, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (99), tháng 12/2014; 7/Huỳnh Tâm Sáng với công trình nghiên cứu: Biển Đông trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018…Các nghiên cứu trên đã đề cập và làm sáng tỏ một số vấn đề chủ yếu sau: Một là, về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông Từ năm 2007 đến giữa năm 2010 Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền về chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dân về yêu sách “đường lưỡi bò” vốn không có cơ sở pháp lý, tăng cường các hoạt động trấn áp các quốc gia khác nhằm khẳng định yêu sách đường lưỡi bò. Trung Quốc tiến hành nhiều biện pháp với cường độ mạnh và thái độ quyết liệt bất thường, có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều lực lượng và được đưa tin, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chính. Trung Quốc đang phấn đấu trở thành một cường quốc toàn cầu coi Biển Đông là mắt xích quan trọng trong tuyến phóng thủ hải quân chiến lược và nằm trong phạm vi ảnh hưởng sống còn của Trung quốc, vừa là cửa ngõ chiến lược để đi ra thế giới [18] Hai là, Trung Quốc không từ bỏ âm mưu, mưu đồ độc chiếm Biển Đông “Giấc mơ Trung Hoa” độc chiếm Biển Đông với yêu sách đường “lưỡi bò” là chiến lược lâu dài của nhiều thế hệ cầm quyền Trung Quốc. Chiến lược ấy sẽ không thay đổi, quan điểm đường lưỡi bò phi lý vẫn là cớ để Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông theo kiểu có lớp lang, bài bản, có thời điểm thể hiện cụ thể, lúc căng, lúc chùng nhằm từng bước “nắn gân” dư luận thế giới, từng bước tiến, lùi, tùy thuộc “thời tiết” chính trị thế giới” [7]. Theo đó, chính tham vọng của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông cẳng thẳng. Trung Quốc thực hiện chính sách bên miệng hố chiến tranh nhằm thực hiện âm mưu, mưu đồ thống trị của mình ở Biển Đông [20]... 6
  9. Trung Quốc chủ trương “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” Đây là chủ trương được Trung Quốc đề xuất đã lâu, nhưng không được Việt Nam và các bên có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông đồng tình ủng hộ, bởi nó ẩn chứa nhiều bất cập, không có tính công bằng và thỏa hiệp như nhiều trường hợp gác tranh chấp cùng khai thác khác trong khu vực và trên thế giới. Trên thực tế, chủ trương với nội hàm không minh bạch và là cách để Trung Quốc gây sức ép “chiếm đoạt lợi ích” của bên cùng khai thác [18] Ba là, Trung Quốc điều chỉnh chính sách Biển Đông sau Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 Theo đó, phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ở Biển Đông, buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố căn cứ địa ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai [26] Bốn là, chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông Theo đó, chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, cụ thể: Trung Quốc tìm cách chia rẽ các nước ASEAN, phản đối đàm phán đa phương với các nước ASEAN về Biển Đông, mưu toan kiểm soát, “gặm nhấm” Biển Đông bằng sức mạnh; phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa các tranh chấp ra các cơ chế tài phán quốc tế [22]. 7
  10. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thống công khai nào nghiên cứu về vấn đề “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”. 2.2.Tình hình nghiên cứu về chiến lược biển Đông của Trung Quốc trên phạm vi quốc tế Vấn đề Biển Đông cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả và nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thống công khai nào về “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”, mặc dù vậy cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan, có thể kể đến: 1/Tô Quan Quần (chủ biên) với công trình nghiên cứu: Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, Công ty Cổ phần Công nghệ Tú Uy, Đài Loan phát hành năm 2013; 2/Hứa Thắng Thái với công trình nghiên cứu: Nghiên cứu hành động chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông dưới thời Hồ Cẩm Đào, luận án Tiến sĩ, trường Đại học Đạm Giang, Đài Loan công bố năm 2015; 3/Doãn Kế Vũ với công trình nghiên cứu: Tư duy chiến lược an ninh Biển Đông của Trung Quốc: Nội hàm, diễn biến và cấu trúc, Tạp chí nghiên cứu an ninh và biển khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc, kỳ 1 năm 2015; 4/Hà Á Duy (Trung Quốc) với công trình nghiên cứu: Biền Đông và An ninh chiến lược của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu an ninh và biển khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc, kỳ 1 năm 2015; 5/ Michael Tkacik với công trình nghiên cứu: Nhận diện chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, đăng trên Tạp chí phân tích Quốc phòng và An ninh, Mỹ, năm 2018; 6/Tố ng Cát Phong với công trình nghiên cứu: Chiến lược hải quân Đài Loan trong bối cảnh xung đột ở Biển Đông, Công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghệ Thông tin Tú Uy, Đài Loan phát hành năm 2012…các nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề chủ yếu sau: 8
  11. Một là, lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng pháp luật do Trung Quốc tự đưa ra là không đổi Nhìn từ thực trạng phát triển sức mạnh quân sự của các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc chính là quốc gia tích cực nhất trong việc chuẩn bị về quân sự trong số các nước có liên quan đến tranh chấp. Trung Quốc luôn áp dụng sách lược “2 mặt”, bề ngoài thì chủ trương “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”, nhấn mạnh “chính sách láng giềng hữu hảo”, mong muốn quan hệ tốt với Mỹ, Nhật Bản, đồng ý tham gia vào đối thoại song phương, thậm chí là đa phương về tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mặt khác Trung Quốc lại tích cực mua sắm trang thiết bị quân sự, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân và không quân. Năm 1992, Trung Quốc còn công bố “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” nhằm hướng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật mà Trung Quốc đơn phương đưa ra [50] Hai là, về các thủ đoạn chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông Cách thủ đoạn mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông bao gồm: Một là, ưu tiên thủ đoạn ngoại giao, giữ không gian trao đổi ngoại giao khi xảy ra nguy cơ; Hai là, sử dụng lực lượng chấp pháp trên biển, tránh sử dụng tàu quân sự; Ba là, sử dụng ngoại giao quân sự, tiến hành viếng thăm và diễn tập quân sự với các nước có tranh chấp; Bốn là, thông qua kinh tế thương mại và xây dựng giao thông tăng cường gắn kết với các bên có liên quan đến tranh chấp; Năm là, nâng cao năng lực khai thác, hướng tới có thể độc lập tiến hành ở Biển Đông; Sáu là, không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị nhưng chưa sử dụng; Bảy là, tận dụng ưu thế về địa duyên tiềm ẩn, tích cực xây dựng căn cứ hải quân Tam Á [51]…tuy nhiên các thủ đoạn chiến lược này mới được tổng kết trước năm 2013. Ba là, các chiến thuật Trung Quốc sử dụng Biển Đông 9
  12. Theo đó, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược tổng thể để thực hiện cho được mục tiêu thâu tóm Biển Đông. Trung Quốc sử dụng tổng hợp các chiến thuật cô lập khu vực khỏi các cường quốc, trong đó nhấn mạnh việc loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông là quan trọng hàng đầu [63] Nhìn chung các nghiên cứu đã tập trung phản ánh các vấn đề liên quan đến việc triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ nhiều góc tiếp cận, nhưng chủ yếu phản ánh riêng lẻ theo từng vấn đề hoặc sự kiện hoặc giới hạn về khung thời gian trước năm 2018, không cập nhật được tình hình đến năm 2019. Do đó, việc nghiên cứu chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ năm 2012 đến 2019 vẫn là chủ đề mới mang tính thời sự, có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, trực tiếp và gián tiếp tạo sức ép rất lớn đối với Việt Nam và các nước có liên quan. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung nghiên cứu về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc trong phạm vi Trung Quốc lục địa (không bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao). - Về thời gian: Từ cuối năm 2012 đến năm 2019. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi 10
  13. Tập Cận Bình lên nắm quyền đến năm 2019. Trên cơ sở này đánh giá đối sách của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định và triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 đến năm 2019; - Phân tích nội dung và cách thức triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 đến năm 2019; - Đánh giá tác động ảnh hưởng đối với Trung Quốc, tác động đối với các nước trong khu vực, đưa ra một số dự báo về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2 và các đối sách của Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu định tính, là chủ yếu thông qua tham khảo các nguồn tại liệu từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, internet...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Phương pháp lịch sử xem xét quá trình thay đổi trong quan niệm về biển của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu thập được làm nổi bật chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình - Phương pháp đối chiếu so sánh dùng để so sánh chiến lược Biển Đông của Trung Quốc qua các thời kỳ lãnh đạo. 11
  14. - Phương pháp lo-gic áp dụng để nhìn ra bản chất cốt lõi của Trung Quốc trong chiến lược Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham, Tên viết tắt và Phụ lục, luận văn có kết cấu 03 chương: Chƣơng 1: Cơ sở hoạch định và triển khai chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019 Nội dung của Chương 1 sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để Tập Cận Bình triển khai chiến lược Biển Đông. Chƣơng 2: Nội dung, cách thức triển khai chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019 Nội dung của Chương 2 sẽ đi sâu phân tích các chiến thuật, nội dung biện pháp mà Trung Quốc triển khai ở Biển Đông nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, qua đó so sánh với với thế hệ lãnh đạo trước đó. Chƣơng 3: Đánh giá tác động, xu thế phát triển của chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình và đối sách của Việt Nam Nội dung của Chương 3 tập trung đánh giá những tác động của chiến lược Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình đối với Trung Quốc, Việt Nam và các nước trong, ngoài khu vực. Trên cơ sở đó dự báo xu thế phát triển của chiến lược này, cũng như đánh giá đối sách của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. 12
  15. Chƣơng 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH CUỐI NĂM 2012 ĐẾN 2019 Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc nói chung và dưới thời Tập Cận Bình nói riêng được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm: 1.1. Khái quát về chiến lƣợc biển của Trung Quốc Chiến lược biển là chỉ phương lược tổng thể chỉ đạo phát triển nghề biển của quốc gia. Chiến lược biển của Trung Quốc không chỉ bao gồm chiến lược khống chế chủ quyền biển, mà còn bao gồm chiến lược phát triển biển trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế biển và chiến lược cường quốc biển. Chiến lược biển của Trung Quốc có ba mục tiêu chiến lược lớn, bao gồm: Một là, bảo vệ quyền lợi biển; Hai là, phát triển kinh tế; Ba là, bảo vệ môi trường sinh thái biển [47] Trong đó, Trung Quốc xác định bảo vệ quyền lợi biển là nhiệm vụ hàng đầu, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, bảo vệ môi trường sinh thái biển là nguyên tắc thứ nhất. Theo đó, quyền lợi biển của Trung Quốc chủ yếu bao gồm: Bảo vệ chủ quyền lãnh hải; bảo vệ quyền lợi chủ quyền và quyền quản hạt ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; bảo vệ chủ quyền hải đảo và quyền lợi biển ở các vùng biển xung quanh các đảo; cùng nhau hưởng quyền lợi ở vùng biển chung và khai thác tài nguyên đáy biển quốc tế, cũng như an toàn giao thông chiến lược biển. Chiến lược biển của Trung Quốc có 3 nhu cầu chiến lược lớn, bao gồm: Một là, hoàn thành thống nhất đất nước và giải quyết tranh chấp tại các đảo; Hai là, khai thác phát triển tài nguyên biển; Ba là, kiểm soát giao thông chiến lược trên biển [47] Trong đó, Trung Quốc xác định bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn 13
  16. lãnh thổ là lợi ích cốt lõi cơ bản nhất của Trung Quốc. Theo đó, biểu hiện chủ yếu của nó là hoàn thành thống nhất đất nước và thu hồi lại chủ quyền ở các đảo, bãi san hô, cũng như việc hoạch định biên giới trên biển. Có thể nói, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ nằm trong chiến lược biển với việc nắm quyền khống chế biển của Trung Quốc. Nếu hoàn thành thống nhất đất nước là chỉ việc thống nhất Đài Loan là một trong những nội dung cốt lõi của chiến lược biển, thì giải quyết tranh chấp tại các đảo là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược biển. Trung Quốc hiểu rằng tranh chấp chủ quyền ở các đảo, trong đó có ở Biển Đông không chỉ liên quan đến các nước có liên quan, mà còn có sự can thiệp của lực lượng bên ngoài. Để thực hiện được chiến lược biển, Trung Quốc áp dụng các biện pháp tổng hợp chủ yếu bao gồm: Ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật biển, kiên trì chiến lược biển thống nhất giữa lục quân và hải quân, cũng như bố trí toàn cầu. Trong đó, chiến lược biển bố trí toàn cầu chủ yếu thể hiện ở các nội dung: Bảo vệ chủ quyền biển gần, khai thác phát triển biển sâu, bảo vệ biển xa và lợi ích phân bố toàn cầu hóa, lực lượng phân bố khu vực hóa [47] Có thể thấy Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đặc biệt coi trọng vai trò quan trọng của chiến lược xây dựng cường quốc biển mang đặc sắc Trung Quốc trong việc hiện thực hóa mục tiêu bá chủ khu vực và thế giới. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Thuyết “sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan (1840-1914) Nhà tư tưởng lớn về biển có ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược phát triển biển của nhiều quốc gia là Alfred Thayer Mahan, người Mỹ (1840-1914). Ông mở đường đột phá tư duy về sức mạnh quốc gia khi cho rằng sức mạnh trên biển mới giúp các nước trở thành cường quốc chứ không phải sức mạnh trên đất liền. 14
  17. Sức mạnh trên biển theo quan điểm của Alfred Mahan là hệ thống phức tạp bao gồm những thành phần như hạm đội tàu chiến và đội thương thuyền, cảng và căn cứ hải quân. Ông cũng chỉ ra rằng, biện pháp chính trong việc giành quyền bá chủ trên biển và chiến thắng trong chiến tranh trên biển là đập tan lực lượng hải quân địch trong một trận đánh tổng lực của các hải đoàn hoặc là phong tỏa tàu địch trong những căn cứ của họ, hay kết hợp cả hai biện pháp trên. Đáng chú ý, Alfred Mahan chỉ ra 06 điều kiện để một quốc gia có thể trở thành cường quốc biển, đó là: (1) Vị trí địa lý: Với những nước nằm ở vị trí không cần phải phòng thủ trên đất liền cũng như không tìm cách mở rộng lãnh thổ bằng đường bộ thì mục tiêu duy nhất của nó là hướng về biển và như vậy có ưu thế hơn so với các nước có đường biên giới trên đất liền. Vị trí địa lý của đất nước không chỉ giúp tập trung lực lượng mà còn tạo ra lợi thế về mặt chiến lược, nó là vị trí trung tâm và căn cứ tốt phục vụ cho những chiến dịch nhằm chống lại kẻ thù tiềm ẩn. (2) Điều kiện vật chất - có bờ biển có thể sử dụng được, nhiều tài nguyên thiên nhiên và khí hậu thuận lợi: Đường bờ biển là một trong những đường biên giới quốc gia, và đường qua biên giới càng dễ dàng thì mong muốn được giao thương với các nước khác bằng đường biển càng cao. Nhưng nếu có bờ biển dài nhưng hoàn toàn không có hải cảng thì nước đó sẽ không có ngoại thương bằng đường biển, không có tàu vận tải biển và không có hải quân. Thế nên nhiều cảng và cảng sâu là một trong nguồn gốc của sức mạnh và của cải. (3) Quy mô lãnh thổ: Đây là điều kiện ảnh hưởng đến sức mạnh trên biển của quốc gia. Sự phát triển của sức mạnh trên biển thì điều quan trọng không phải là diện tích tính bằng dặm vuông mà là chiều dài của bờ biển và 15
  18. đặc điểm hải cảng của nó. Nếu điều kiện địa lý và vật lý như nhau, chiều dài bờ biển là nguồn sức mạnh hay điểm yếu, tùy thuộc dân số nhiều hay ít. (4) Quy mô dân số: Sự phát triển của sức mạnh trên biển còn liên quan đến nhân tố dân số, tuy nhiên cần phải tính đến không chỉ tổng dân số mà phải tính đến cả số người theo nghề biển hoặc ít nhất là sẵn sàng tham gia làm việc trên tàu hay tham gia vào việc sản xuất hàng hóa cho hải quân. Nói cách khác, phần lớn những người làm nghề liên quan tới biển là thành tố quan trọng đối với sức mạnh trên biển. (5) Đặc điểm người dân: Xu hướng thích hoạt động kinh doanh, kéo theo nhu cầu sản xuất những sản phẩm để có thể trao đổi là đặc điểm dân tộc quan trọng nhất đối với sự phát triển của lực lượng trên biển. (6) Đặc điểm chính phủ: Có một chính phủ đủ năng lực để làm chủ biển bởi với những hình thức chính phủ cụ thể, với những thể chế tương ứng của nó và đặc điểm của người cầm quyền trong những giai đoạn khác nhau có ảnh hưởng rất rõ đối với sự phát triển của sức mạnh trên biển [11] Thực tế cho thấy, để có được sức mạnh biển đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn của nhiều nhân tố cả khách quan - như dân số, địa lý, môi trường quốc tế thuận lợi và chủ quan - như nhận thức và chính sách đúng đắn của chính phủ và người dân, cũng như tầm nhìn và chiến lược biển phù hợp với đặc thù quốc gia và hoàn cảnh của thời đại. Dựa theo quan điểm của Alfred Mahan, Trung Quốc có đầy đủ các điều kiện để trở thành cường quốc biển. Đây cũng là một tró cũng là một trong nhưng lí do để Trung Quốc theo đuổi mục tiêu phát triển thành cường quốc biển. 1.2.2.Học thuyết không gian sinh tồn của Friedrich Zatzel (1844- 1904) Không gian sinh tồn, tạm dịch từ “L’Espace Vital – Lebensraum ”, tác phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản 16
  19. năm 1902, đề cập đến bảy định luật liên quan đến sự hình thành của một đại cường quốc, bao gồm: Một là, không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn; Hai là, lãnh thổ quốc gia sẽ phát triển theo tỉ lệ thuận với sức mạnh kinh tế và đội ngũ thương buôn của quốc gia cũng như chủ thuyết phát triển quốc gia. Việc bành trướng vì thế chỉ tùy thuộc vào ý chí và phương tiện; Ba là, việc bành trướng của cường quốc được thực hiện qua phương cách “ hấp thụ và tiêu hóa” các nước nhỏ; Bốn là, đường biên giới quốc gia không xác định. Biên giới xác định chỉ có giá trị tạm thời, chỉ để đánh dấu giữa hai giai đoạn bành trướng; Năm là, trong quá trình bành trướng, đất (bây giờ là biển) là mục tiêu chính; Sáu là, mục tiêu bành trướng là các quốc gia yếu kém ở kế cận. Sự bành trướng của cường quốc không thể thực hiện nếu quốc gia bên cạnh cũng là cường quốc; Bảy là, hiện tượng bành trướng có khuynh hướng lan rộng do việc tranh giành lãnh thổ của các quốc gia [65] Học thuyết này có thể sẽ được Trung Quốc lợi dụng làm căn cứ biện minh cho việc triển khai chiến lược bành trướng, xâm chiếm chủ quyền của các nước có liên quan ở Biển Đông. 1.2.3. Quan niệm về biển qua các thời kỳ lãnh đạo của Trung Quốc Tôn Trung Sơn là người đầu tiên đưa ra một hệ thống tư tưởng biển đặc thù và hoàn chỉnh cho Trung Quốc với năm nội dung chính: Một là, “dĩ hải vi bản” - coi hải dương là gốc cho sự hưng thịnh hoặc suy vong của một dân tộc; Hai là, hải quyền là một bộ phận cấu thành quan trọng của chủ quyền quốc gia; Ba là, tư tưởng “hải phòng” - bao gồm chủ trương xây dựng hạm đội hải quân lớn mạnh và quân cảng để bảo vệ hải quyền Trung Quốc; Bốn là, tư tưởng “hải quân” - xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh là nhiệm vụ hàng đầu của quốc phòng và là sách lược quan trọng để bảo vệ hải quyền Trung 17
  20. Quốc; Năm là, “dĩ hải hưng quốc” - coi quyền quản lý, khai thác và sử dụng biển là nội dung của chiến lược phát triển đất nước, coi việc quy hoạch cảng biển là mấu chốt để phát triển ngành công thương nghiệp biển, và phát triển ngành vận tải biển, nhất là vận tải viễn dương, là biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước [26] Nếu như mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc thời kỳ trước 1985 chỉ đơn thuần là phòng vệ bờ biển thì sau năm 1985, mục tiêu này được phát triển thành phòng vệ biển gần và từ giữa những năm 2000 cho đến nay là hoạt động biển xa. Sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược biển như vậy gắn liền với sự mở rộng của nội hàm quan niệm về hải dương của Trung Quốc, từ chỗ coi hải dương chỉ là vùng biển gần bờ, vùng tiếp giáp và đặc quyền kinh tế, sau đó nhấn mạnh khả năng đi ra vùng biển quốc tế và phát triển tài nguyên đại dương, đến hiện nay là mở rộng sang quyền cho tàu bè quân sự tự do đi lại trên biển, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng trong trường hợp chiến tranh và cản trở khả năng hoạt động tự do của hải quân các nước đối thủ. Thời kỳ Đặng Tiểu Bình, cùng với quá trình cải cách mở cửa, chiến lược biển nói chung và các biện pháp đấu tranh chính trị liên quan đến biển được chú trọng. Quan niệm về biển của Đặng Tiểu Bình gồm ba nội dung cơ bản: (1) Tư tưởng chiến lược trong phòng vệ biển là “phòng ngự biển gần”; (2) “Tinh gọn” và “hữu dụng” là phương châm xây dựng hải quân; (3) “Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác” là chủ trương xử lý các vấn đề tranh chấp trên biển. Trong đó, “Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác” vẫn là một nội dung quan trọng trong quan niệm biển của Trung Quốc hiện nay [5] Thời kỳ Giang Trạch Dân, ông là người đầu tiên trong các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đưa ra tư tưởng mới “gắn khái niệm biển với quan 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0