intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

103
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng trình bày các nội dung chính sau: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững, thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ VÂN ANH<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Chính sách công<br /> Mã số:<br /> 834 04 02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Đẵng và<br /> được đánh giá là quận có tiềm năng du lịch to lớn, thể hiện qua những điều kiện<br /> thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như các di tích lịch sử cách<br /> mạng, di tích văn hóa, hệ thống chùa chiền và là điểm giữa của ba di sản văn hóa<br /> thế giới: Huế - Mỹ Sơn - Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ<br /> Hành Sơn cũng đang được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc<br /> gia, sản phẩm làm ra tại Làng nghề không chỉ là sản phẩm đặt trưng của quận Ngũ<br /> Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó chưa kể đến điều<br /> kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà chẳng<br /> nơi nào có được: Khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hung vĩ “núi trong long<br /> thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng đươc công nhận là môt trong 6<br /> bãi biển đẹp nhất hành tinh. Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn là nơi tổ<br /> chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế Âm 19/2 Âm Lịch, Lễ hội<br /> Thạch Nghệ Tổ Sư, Lễ hội Vu lang báo hiếu 15/7 Âm Lịch và các cuộc thi điêu<br /> khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/một lần).<br /> Với nhiều tiềm năng và lợi thế lớn như vậy, tuy nhiên trong nhũng năm qua<br /> ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, còn đơn điệu.<br /> Trong khi Thành phố Đà Nẵng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến thăm<br /> quan, mua sắm, nghĩ dưỡng nhưng đô thu hút khách đối với quận Ngũ Hành Sơn<br /> vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần phải có cách nhìn nhận mới hơn về phát triển du<br /> lịch trên địa bàn quận.<br /> Hiện nay ngành du lịch đánh giá sự phát triển bền vững được quan tâm, do<br /> đó hàng loạt các chính sách được ban hành ở từng lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi<br /> trường và đã ký cam kết với quốc tế.<br /> Để xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành khu đô thị phía Đông Nam của<br /> Thành phố và là đô thị du lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ nghỉ<br /> dưỡng, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức công nghệ<br /> <br /> 1<br /> <br /> cao, phát huy thế mạnh phát triển Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống, Nghị quyết<br /> Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã<br /> xác định góp phần cùng thành phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố<br /> đáng sống”, thành phố du lịch, thành phố thông minh.<br /> Sự phát triển du lịch đã giúp diện mạo quận phát triển, chất lượng cuộc sống<br /> của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách để phát triển du<br /> lịch ở quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức lớn.<br /> Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tôi chọn đề<br /> tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành<br /> Sơn, Thành phố Đà Nẵng” cho luận văn của mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố trên các sách báo, tạp chí,<br /> luận văn, đề tài khoa học về phát triển và chính sách phát triển du lịch bền vững,<br /> như:<br /> Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2010) “Các giải pháp phát triển bền<br /> vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng” do TS Nguyễn<br /> Thị Mỹ Thanh làm chủ nhiệm đề tài [26]. Đề tài đã nhận diện những tác động tiêu<br /> cực đến môi trường ở các điểm du lịch sinh thái và các tác nhân gây ra trên địa bàn.<br /> Nguyễn Đức Tuy (2014), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây<br /> Nguyên”, Luận án Tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội [25]. Luận án đã có một số<br /> đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: Luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du<br /> lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Nhận định mức<br /> độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp nhằm<br /> phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính<br /> sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triền mạnh.<br /> Ở Thành phố Đà Nẵng, có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch,<br /> như :<br /> Hồ Kỳ Minh (2011), “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành<br /> phố Đà Nẵng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ [23]. Đề tài tập trung vào các nội<br /> dung như : phát triển du lịch theo hướng bền vững ; đánh giá tiềm năng và thực<br /> <br /> 2<br /> <br /> trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua ; phân tích cạnh trang về du lịch<br /> Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ; Phân tích và dự báo nguồn<br /> khách du lịch đến Đà Nẵng ; xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du<br /> lịch theo hướng bền vững ; Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững thành<br /> phố Đà Nẵng ; Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững<br /> trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh tế, văn hóa-xã hội và tài<br /> nguyên-môi trường, cùng các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.<br /> Nguyễn Xuân Vinh (2010) “Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành<br /> phố Đà Nẵng” ; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.<br /> Nguyễn Thị Thu Hiệp (2012) “Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu<br /> du lịch bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” ; luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà<br /> Nẵng.<br /> Nguyễn Thị Ái Vân (2015) “Phát triển bền vững thương hiệu du lịch Đà<br /> Nẵng” ; tạp chí phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, số 63/2015.<br /> Tuy có nhiều nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, của nhiều tác giả và cơ<br /> quan nghiên cứu nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính<br /> sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> + Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn<br /> đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Quận Ngũ<br /> Hành Sơn. Trong đó, nêu bật những nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế, yếu<br /> kém của nó; từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu lực<br /> quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.<br /> + Để thực hiện mục đích đó, yêu cầu của luận văn là:<br /> - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch<br /> bền vững.<br /> - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên<br /> địa bàn quận Ngũ Hành Sơn hiện nay<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2