intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học: Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

67
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đó dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, căn cứ trên những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể của thành phố để đưa ra các giải pháp nhằm khai thác hết các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học: Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUYỄN THỊ YẾN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Mã số : 60.22.01.13 Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Kim Chi HÀ NỘI – 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi tự làm, các số liệu thống kê và tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn rõ ràng, hoàn toàn không có sự sao chép, ăn cắp bản quyền công trình nghiên cứu của tác giả khác. Nội dung của luận văn này chưa được công bố ở bất cứ đâu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Thị Yến
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, cố gắng và được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô tôi đã hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch Hà Nội – nơi đã tạo điều kiện cho tôi được sử dụng và khai thác nguồn tài liệu quý báu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Cô, chú, anh chị trong ban quản lý di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụm di tích Hồ Gươm đã giúp đỡ tôi trong việc khảo sát các thông tin từ khách du lịch. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Vũ Kim Chi . Cô đã giúp em từ việc định hướng đề tài, tận tình chỉ bảo em những kiến thức cần thiết, luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin gửi tới những người thân trong gia đình, bạn bè lòng biết ơn chân thành nhất vì đã luôn bên cạnh giúp đỡ em để em có được thành quả ngày hôm nay. Đây là nghiên cứu đầu tay của em nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. LATS: Luận án tiến sĩ 2. PGS.TS: Phó giáo sư.Tiến sĩ 3. Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 4. TS: Tiến sĩ 5. CN : Công nghiệp 6. DL: Du lịch 7. ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu 8. MICE : loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm. (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition) 9. HDV: Hướng dẫn viên 10. GDP: Thu nhập tổng sản phẩm quốc dân
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 dưới đây sẽ tổng hợp lại các đặc điểm của du lịch. ...................................10 Hình 1.1. Đặc điểm của du lịch .................................................................................11 Hình 1.2. Căn cứ phân loại các loại hình du lịch ......................................................12 Hình 1.3. Phân loại du lịch văn hóa ..........................................................................15 Hình 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ........17 Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 ..........24 Bảng 2.2 Tương quan về số lượng di tích lịch sử văn hóa........................................19 Bảng 2.3 Số lượng và tỉ lệ các loại hình di tích ở Hà Nội. .......................................20 Bảng 2.4: Các di tích có giá trị đặc biệt về du lịch văn hóa ở Hà Nội ......................20 Bảng 2.5 Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 ..........33 Bảng 2.6 Biến động tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 .........35 Từ Bảng 2.5, ta cũng có Hình 2.1 dưới đây biểu diễn những biến động trong tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. ............................................35 Bảng 2.7. Cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................................................36 Bảng 2.8. Đánh giá của các khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ...38 Bảng 2.5 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 .................................................41 Bảng 2.9 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2010 .................44 Bảng 2.10: Công suất sử dụng phòng trung bình, phân theo loại cơ sở lưu trú năm 2010 ...........................................................................................................................45 Bảng 2.11. Đánh giá của các khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ...51 Bảng 2.12. Đánh giá của các cán bộ, lãnh đạo tại các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ..................................................................................58 Bảng 2.13. Ma trận SWOT về những thuận lợi - khó khăn và cơ hội - thách thức cho sự phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội....................................................69 Mô hình xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di tích: .75
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................5 6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..............................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu................................................................7 1.1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài .......................8 1.2. Cơ sở lý luận về du lịch ........................................................................9 1.2.1. Khái niệm du lịch ..............................................................................9 1.2.2. Đặc điểm du lịch ..............................................................................10 1.2.3. Phân loại du lịch ..............................................................................12 1.2.4. Vai trò du lịch ..................................................................................13 1.3. Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa .......................................................14 1.3.1. Khái niệm du lịch văn hóa ..............................................................14 1.3.2. Phân loại du lịch văn hóa ................................................................15 1.3.3. Vai trò du lịch văn hóa ....................................................................15 1.3.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa .............................16 1.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ...............................................................................................................16 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 ..19 2.1 Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội. ..............................19 2.1.1 Tài nguyên du lịch nhân văn ...........................................................19 2.1.1.1 Các di tích lịch sử văn hóa. .............................................................19 2.1.1.2 Lễ hội truyền thống .........................................................................21
  7. 2.1.2 Các tài nguyên du lịch văn hóa khác. .............................................22 2.1.2.1 Ca mùa nhạc dân tộc. ......................................................................22 2.1.2.2 Ẩm thực. ..........................................................................................23 2.2. Sơ lược tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 .............................................................................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu áp dụng để phân tích thực trạng công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 ........................................................................................29 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ..................................29 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................31 2.4. Đánh giá hiệu quả công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 ............................32 2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ................................................................................................32 2.4.2. Kết quả thu thập từ phương pháp bảng hỏi và phân tích, xử lý 51 2.4.3. Đánh giá hiệu quả công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 ............................66 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỚI ...............................................................................................................72 3.1 Các nhóm giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa tại ba điểm điều tra mẫu ............................................................72 3.1.3 Về chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích. ....74 3.1.4 Về xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức sự kiện nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của điểm di tích. .....................................................................75 3.2. Các nhóm giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn tới .....................76 3.2.1. Giải pháp về nhân sự du lịch văn hóa ...........................................76 3.2.2. Giải pháp về xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch văn hóa mới trên địa bàn nội thành Hà Nội...................................................77
  8. 3.2.3. Giải pháp về kiểm tra thường xuyên quá trình triển khai và áp dụng các gói sản phẩm du lịch văn hóa mới trên địa bàn nội thành Hà Nội ...............................................................................................................83 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................86 3.3.1. Đối với ban quản lý các di tích. ......................................................86 3.2.2. Đối với Tổng cục du lịch .................................................................87 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch .............88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90 PHỤ LỤC .................................................................................................................93
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hà Nội có hàng trăm di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một trong những trung tâm lâu đời của quốc gia dân tộc, từ thành Cổ Loa - đến Thăng Long - Hà Nội. Trong số này, có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và di tích quốc gia đặc biệt như : Trung tâm hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Hoàn Kiếm… Hệ thống di tích lịch sử và văn hóa của Hà Nội còn bao gồm những di tích lịch sử tiêu biểu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ... cùng các di tích lưu niệm về các vị danh nhân cách mạng. Hà Nội là nơi đặt trụ sở những bảo tàng tiêu biểu nhất của quốc gia, đang bảo quản và giới thiệu hàng nghìn bộ sưu tập quý giá về văn hóa nghệ thuật Việt Nam, về lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của quốc gia dân tộc và về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, Hà Nội còn có rất nhiều thắng cảnh - những di sản thiên nhiên, những cảnh quan văn hoá và đồng thời là những tài nguyên du lịch tiêu biểu của thủ đô như: Hồ Tây, các khu du lịch chùa Hương, Quan Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Ba Vì... Ngoài ra, Hà Nội còn có các di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Có lễ hội mang tầm quốc gia như: Hội chùa Hương là lễ hội kéo dài nhất ở Việt Nam trong suốt ba tháng mùa xuân; hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Với những giá trị tiêu biểu và độc đáo trên, các lễ hội của Hà Nội đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 1
  10. Hà Nội còn nổi tiếng với sự phong phú của các làng nghề cùng nhiều sản phẩm thủ công truyền thống dặc thù như: “gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Ngũ Xã”. Tính đến nửa cuối năm 2008, sau khi địa giới Hà Nội được mở rộng đã có tới 1.264 làng nghề, trở thành nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam. [34] Nghệ thuật truyền thống Hà Nội được biết đến với Tranh Hàng Trống, cùng các loại hình âm nhạc, sân khấu dân gian như rối nước, hát Chèo tàu. Trong số này, Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Văn hóa ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với những sản vật tiêu biểu như: cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây và đặc biệt là Phở Hà Nội… Kho tàng di sản văn hóa độc đáo và phong phú, đa dạng của Hà Nội là những tài nguyên du lịch hấp dẫn tạo nên nhưng lợi thế và tiềm năng to lớn của du lịch Hà Nội. Trong xu thế hiện nay, ngành du lịch đã, đang và sẽ có nhiều bước chuyển mình mới, hòa cùng với xu thế phát triển trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... của đất nước. Ngành Công nghiệp không khói “Du lịch” giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo thống kê , ngành du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế giới .[3,14] Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch có nhiều loại hình khác nhau từ du lịch sinh thái, du lịch giải trí, du lịch mạo hiểm cho tới du lịch bụi, du lịch hội thảo, triển lãm… và 2
  11. trong số đó không thể không kể tới du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch đóng góp khá nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, một dân tộc có nền văn hóa đa dạng và phong phú, tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa. Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa lớn nhất của Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội cũng diễn ra rất sôi nổi và đa dạng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, thời gian qua hình thức du lịch này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, đặc biệt là ở khu vực nội thành Hà Nội. Nhận thức được giá trị to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn của Hà Nội nói chung và địa bàn nội thành Hà Nội nói riêng, cùng với sự nhận thức về tầm quan trọng của ngành du lịch và phát triển du lịch văn hóa đối với sự phát triển của quốc gia, cũng như nhìn vào thực tế khách quan hoạt động phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013, mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tối đa các tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013” làm báo cáo luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Khoanh vùng và thống kê các di sản văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên của Hà Nội để đưa ra các định hướng phát triển du lịch trong vùng nói chung và của địa bàn nội thành Hà Nội nói riêng. Trong đó dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, căn cứ trên những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể của thành phố để 3
  12. đưa ra các giải pháp nhằm khai thác hết các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Đánh giá các tiềm năng du lịch văn hóa của toàn thành phố Hà Nội, trong đó nghiên cứu trọng tâm địa bàn các quận nội thành Hà nội. + Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành du lịch và du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một quốc gia. + Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội thông qua phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến các loại hình du lịch đã, đang được khai thác trên địa bàn nội thành Hà Nội, kết quả đã đạt được và những hạn chế, cũng như nguyên nhân hạn chế. + Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội thông qua những đánh giá về thực trạng trong công tác khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn “Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013” sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm phương pháp thống kê , so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông qua bảng hỏi, bảng nghiên cứu chuyên sâu… Do không có điều kiện có được danh sách và thời gian của các đoàn du khách đến Hà Nội và cần thu thập thông tin từ đối tượng khách du lịch đi lẻ nên đề tài này tôi chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện. Về mẫu bảng hỏi bao gồm: 96 phiếu Trên mỗi phiếu có hai phần quan trọng. 4
  13. + Phần thông tin đáp viên. Để tăng mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập được. + Phần câu hỏi điều tra. Tập trung vào các câu hỏi điều tra liên quan đến tình hình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội, khai thác các nội dung liên quan đến sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch. Tỷ trọng luợt khách đến 3 cụm điểm du lịch có mức độ tương đối đồng đều cho nên trong quá trình nghiên cứu phỏng vấn tôi đã chia số mẫu tương ứng lần lượt là: Cụm 1 (Văn miếu Quốc tử giám): 34 mẫu (7 mẫu khách quốc tế, 27 mẫu khách nội địa) Cụm 2 (Cụm di tích Hồ Gươm): 31 mẫu (8 mẫu khách quốc tế, 23 mẫu khách nội địa) Cụm 3 (Cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh): 31 mẫu (13 mẫu khách quốc tế, 18 mẫu khách nội địa) Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phỏng vấn trắc nghiệm thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu trực tiếp với khách thể nghiên cứu. Chương 2 của luận văn sẽ làm rõ hơn nội dung về phương pháp nghiên cứu của đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Địa bàn nội thành Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Số liệu liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. - Phạm vi nội dung: Hoạt động khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội. 6. Kết cấu đề tài 5
  14. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu  Chương 2: Thực trạng công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009-2013  Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn tới 6
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về đề tài tiềm năng du lịch nói chung và tiềm năng du lịch văn hóa nói riêng, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về đề tài này. Trong phạm vi của luận văn, tác giả khai thác các công trình nghiên cứu trong nước về đề tài tiềm năng du lịch văn hóa, từ đó nhìn nhận tính trùng lặp của đề tài tác giả đang nghiên cứu. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Đề tài về du lịch văn hóa, tiềm năng du lịch văn hóa đã được nhiều học giả trong nước tìm hiểu và nghiên cứu để hình thành nên các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu. Đặc biệt các công trình nghiên cứu về các giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến đã chỉ rõ các yếu tố giá trị khai thác du lịch văn hóa của Hà Nội. Có thể kể một số công trình sau đây: - Cuốn Lịch sử Thăng Long - Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Vinh Phúc; Lê Văn Lan, Nguyễn Minh Tường được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức căn bản về lịch sử của vùng đất kinh ký trải gần ngàn tuổi. Cuốn sách soạn theo chuyên mục dựa trên những thành tựu nghiên cứu về Hà Nội gần đây nhất để tái hiện lại quá trình mười thể ký tạo dựng nên Thăng Long – Hà Nội.. - Cuốn sách Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận của nhóm tác giả Lưu Minh Trị, Giang Quân, Nguyễn Doãn Tuân có nội dung giới thiệu lịch sử hình thành địa danh Hà Nội với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội; Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội; Một số di tích lịch sử văn hoá ở các vùng phụ cận của Hà Nội. 7
  16. - Cuốn sách Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội của nhóm tác giả Lê Văn Lan, Nguyễn Bá Đang, Trần Lê Văn có nội dung giới thiệu nguồn gốc, lịch sử các di tích lịch sử - văn hoá thuộc khu phố cổ Hà Nội, như Hồ Gươm, Đảo Ngọc, Ô Quan Chưởng, đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu và chùa Phúc Long Dựa trên các nghiên cứu trên, có thể thấy Hà Nội là trung tâm văn hóa của Việt Nam, nơi hội tụ đa dạng các giá trị văn hóa lịch sử vật thể và phi vật thể, tạo dựng nên một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú, là điều kiện để Hà Nội có thể khai thác và phát triển du lịch văn hóa. Nhận thức được các giá trị văn hóa quý báu đó, tác giả thực hiện luận văn với mong muốn góp phần bổ sung thêm về tiềm năng khai thác giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội vào hoạt động du lịch của Thủ đô. 1.1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Qua những nghiên cứu về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như phần trên, có thể thấy rằng, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài du lịch văn hóa nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng là rất nhiều. Các công trình nghiên cứu này đều tập trung khai thác các vấn đề cơ sở lý luận, điều kiện về tiềm năng du lịch nhân văn, giá trị văn hóa lịch sử liên quan đến du lịch văn hóa. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau và phạm vi không gian nghiên cứu cũng khác nhau. Xét về đề tài phân tích và đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa trong nội thành Hà Nội thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Đồng thời, vào thời điểm nghiên cứu hiện nay, khi mà các giá trị du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội đang dần bị mai một, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Như vậy, đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa không bị trùng lặp trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả chưa có điều kiện để nghiên cứu, khảo sát và theo dõi trong thời gian dài, trên phạm vi không gian rộng nên các 8
  17. kết quả nghiên cứu về một vài điểm khảo sát nhỏ chỉ mang tính chất tham khảo và bổ sung thêm vào các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước mà thôi. 1.2. Cơ sở lý luận về du lịch 1.2.1. Khái niệm du lịch Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, hiện nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Đây là khái niệm được nhiều học giả tìm hiểu và nghiên cứu, đồng thời, nhiều tổ chức cũng đã đưa ra định nghĩa liên quan đến khái niệm này. Cụ thể: Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organisation), Liên hiệp quốc tế các tổ chức Du lịch, khái niệm du lịch được hiểu là: “Du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. [5.tr.67] Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. [5,tr58] Tại Việt Nam, theo Lệnh của Chủ tịch nước số 02/L-CTN ngày 20/02/1999 về việc công bố Pháp lệnh Du lịch, du lịch được hiểu là: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”. [10,tr 21] 9
  18. Theo Luật du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, khái niệm du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [10, tr 24] Như vậy, có thể hiểu, khái niệm du lịch theo hai khía cạnh chính sau đây: - Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời, từ đó nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc. 1.2.2. Đặc điểm du lịch Để ngành du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch của mỗi quốc gia phát triển tốt nhất, rất cần thiết để các đơn vị và cá nhân hiểu đúng về các đặc điểm, đặc thù của ngành du lịch để phân biệt với các ngành khác. Hình 1.1 dưới đây sẽ tổng hợp lại các đặc điểm của du lịch. 10
  19. Đặc điểm của du lịch Là ngành công Sản phẩm mang Loại hình tiêu dùng nghiệp không khói tính chất liên ngành dịch vụ khác với tiêu dùng dịch vụ hàng hóa khác Hình 1.1. Đặc điểm của du lịch (Nguồn: Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2005); Giáo trình Tổng quan du lịch Việt Nam, Nxb Hà Nội) Thông qua hình 1.1, có thể thấy, du lịch mang ba đặc điểm chính: Thứ nhất, Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Đây là ngành ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Với đặc điểm này, ngành du lịch mang lại lợi ích cho quốc gia từ lợi nhuận, môi trường đến những vấn đề về tâm lý, tình cảm của du khách...sau đó là góp phần phát triển kinh tế của quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là các cán bộ làm việc trong ngành. Thứ hai, Sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, tức có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi các địa phương trở thành điểm du lịch, du khách đổ về khiến cho nhu cầu về mọi loại hàng hoá dịch vụ khác cũng tăng lên. Thứ ba, Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Điều này làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù 11
  20. riêng, không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia. 1.2.3. Phân loại du lịch Về phân loại các loại hình du lịch, tác giả tổng hợp trong hình 1.2 dưới đây: Căn cứ phân loại du lịch Theo Theo Theo Theo Theo Theo Theo Theo Theo Theo môi mục đặc phương loại lứa tuổi độ dài hình phương lãnh trường đích điểm tiện hình du lịch chuyến thức tổ thức thổ tài chuyến địa lý giao lưu trú đi chức hợp hoạt nguyên đi điểm thông đồng động du lịch Hình 1.2. Căn cứ phân loại các loại hình du lịch (Nguồn: Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2005); Giáo trình Tổng quan du lịch Việt Nam, Nxb Hà Nội) Dựa theo các căn cứ phân loại trên, du lịch được phân thành các loại hình tương ứng sau đây: - Phân chia theo môi trường tài nguyên: (1) Du lịch thiên nhiên, (2) Du lịch văn hoá. - Phân loại theo mục đích chuyến đi: (1) Du lịch tham quan, (2) Du lịch giải trí, (3) Du lịch nghỉ dưỡng, (4) Du lịch khám phá, (5) Du lịch thể thao, (6) Du lịch lễ hội, (7) Du lịch tôn giáo, (8) Du lịch nghiên cứu (học tập), (9) Du lịch hội nghị, (10) Du lịch thể thao kết hợp, (11) Du lịch chữa bệnh, (12) Du lịch thăm thân, (13) Du lịch kinh doanh. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2