intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa, làm sáng tỏ đường lối, chủ trương và biện pháp của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng đấu tranh. Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về sự thành công và chưa thành công của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn công tác vận động quần chúng trong từng thời kỳ cách mạng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRẦN XUÂN CHIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Tung Hà Nội, 2008 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................6 1.Lý do chọn đề tài:................................................................................................. 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ......................................................... 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 11 4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ...................................................... 12 5.1 Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác quần chúng, các văn kiện, nghị quyết về công tác vận động quần chúng nói riêng và các văn kiện, nghị quyết chỉ đạo cách mạng của Đảng nói chung trong giai đoạn từ 1930- 1939. ............................... 12 5.2 Đề tài thuộc vấn đề lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử và lôgic. Ngoài ra luận văn còn phối hợp sử dụng các cách tiếp cận khác của khoa học chính trị, phương pháp phân tích, đồng đại, lịch đại, tổng hợp, so sánh, khái quát, rút ra kết luận để làm rõ hơn hai phương pháp trên. ............................................................................. 12 6. Kết cấu luận văn. ............................................................................................... 12 Chương 1: Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930-1935. ... 13 1.1. Bối cảnh lịch sử và các vấn đề đặt ra đối với công tác quần chúng của Đảng. ............................................................................................................................... 13 1.2. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930- 1931. .............. 13 1.3. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1932- 1935. .............. 13 Chương 2: Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1936-1939. .... 13 2
  3. 2.1. Chủ trương của Đảng về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới. ............................................................................................................................... 13 2.2. Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đọan 1936-1939. ...... 13 Chương 3: Ý nghĩa và kinh nghiệm. ..................................................................... 13 3.1 Ý nghĩa. ........................................................................................................... 13 3.2 Một số kinh nghiệm. ....................................................................................... 13 Chương 1 ............................................................................................................... 14 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1930- 1935 ....................................................................................................................... 14 1.1 Bối cảnh lịch sử và các vấn đề đặt ra đối với công tác quần chúng của Đảng. ............................................................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm quần chúng. ............................................................................ 14 1.1.2. Khái lược về vai trò quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta từ 1858 đến trước khi thành lập Đảng (3/2/1930). .. 14 1.1.3.Những cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hình thành đường lối vận động quần chúng của Đảng khi mới thành lập. .......................................................... 25 1. 2. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930- 1931............. 31 1. 2. 1. Đường lối vận động quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam. ......... 31 1.2.2 Qúa trình lãnh đạo và tổ chức quần chúng đấu tranh giai đoạn cao trào cách mạng 1930- 1931. ...................................................................................... 34 1. 2. 3 Những chủ trương vận động quần chúng của Đảng Cộng sản Đông Dương từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930: .............................. 39 3
  4. 1.2. 4 Phong trào cách mạng 1930 – 1931 từ sau Hội nghị Trung ương tháng 10. 1930. ................................................................................................................... 41 1. 3. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1932- 1935. ............ 48 1.3.1Đấu tranh trong các nhà tù thực dân .......................................................... 49 1.3.2 Cuộc đấu tranh để giữ gìn cơ sở, khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương ............................................................. 52 Chương 2 ................................................................................................................. 58 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG .................................. 58 NHỮNG NĂM 1936-1939. ..................................................................................... 58 2.1. Chủ trương của Đảng về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới. ............................................................................................................................... 58 2.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước. .............................................................. 58 2.1.2. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. ........ 62 2.1.3 Nội dung chuyển hướng chỉ đạo công tác vận động quần chúng của Đảng. ............................................................................................................................ 63 2.2 Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đoạn 1936- 1939. ...... 71 Chương 3 .................................................................................................................. 97 Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM. ............................................................................. 97 3.1 Ý nghĩa ............................................................................................................ 97 3.1.1 Cao trào 1930 - 1931. ............................................................................... 97 3.1.2 Giai đoạn 1932- 1935. .............................................................................. 99 3.1.3 Giai đoạn 1936- 1939. ............................................................................ 101 3.2 Một số kinh nghiệm. ..................................................................................... 103 4
  5. 3.2.1 Từ quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung và quá trình vận động quần chúng nói riêng của Đảng trong giai đoạn 1930- 1931, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau: ........................................................................... 103 3.2.2. Giai đoạn Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo quần chúng đấu tranh để phục hồi lực lượng sau khủng bố trắng của Thực dân Pháp để lại nhiều kinh nghiệm sâu sắc trong đấu tranh cách mạng vận động quần chúng: ................. 107 3.2.3. Qua thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936- 1939 có thể ghi nhận nhiều kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng. ...................................................... 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 120 5
  6. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là “quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử nhân loại”. Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta cũng chứng minh hùng hồn chân lý đó. Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý chiến lược quan trọng nên ngay từ thuở bình minh của lịch sử nhân dân ta đã liên tiếp phải đương đầu với nhiều thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần. Để giữ vững được độc lập cho đất nước và chủ quyền cho dân tộc,` cách duy nhất là phải củng cố khối đoàn kết toàn dân, huy động toàn thể nhân dân tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi việc tháng 6 năm 1300, vị tướng già Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần ngự tới thăm, có hỏi về kế sách giữ nước nếu lại bị nước ngoài xâm lược, sau khi trình bày kinh nghiệm đánh giặc một cách rõ ràng và tỉ mỉ, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định: khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước. Cũng trên lập trường thân dân, Nguyễn Trãi nhận thức rất rõ về vai trò và sức mạnh của nhân dân. Thay mặt vua Lê, trong Chiếu răn dạy Thái tử, ông viết: Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân; thuyền bị lật mới tin rằng dân như nước. Những bài học kinh nghiệm của cha ông cũng như những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng hết sức sáng tạo vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin ngay từ khi bắt đầu sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một nguyên lý có tính chất dẫn đường cho toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, đây là nguyên nhân của mọi thắng lợi sau này của cách mạng Việt Nam, nguyên lý này là: công nông là gốc cách mạng. Quả thật như vậy, nhìn lại lịch sử cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam từ khi người Pháp xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đặc biệt là giai đoạn 1930- 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đều phát hiện ra một đặc điểm nổi trội, một sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam với 6
  7. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trong khu vực Đông nam Á đó là sự tham gia đông đảo tích cực của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cứu nước chung của toàn dân tộc. Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân vào xâm lược nước ta, chính nhờ sự tham gia của quần chúng nhân dân vào phong trào kháng chiến đã kìm chân địch và giáng cho địch những đòn nặng nề tại Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Tây, 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ của những lãnh tụ như Trương Định, Nguyễn Trung Trực... chính là sức mạnh của quần chúng, tấm lòng cảm khái của quần chúng đã giữ Trương Định lại để nhận thanh kiếm Bình Tây đại nguyên soái chứ không phải là việc đi nhận chức lãnh binh ở An Giang, chính cảm khái những tấm gương chiến đấu anh dũng của quần chúng nhân dân mà Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những áng văn bất hủ như Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc hay Văn tế chiến sỹ trận vong lục tỉnh. Phong trào Cần Vương, do sự tham gia của đông đảo quần chúng nên Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng mới có thể duy trì được sức bền của cuộc đấu tranh oanh liệt như ở Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Sơn...Chính sự che chở, tham gia tích cực của nhân dân đã giúp cho Hùm thiêng Yên Thế Đề Thám có thể giằng co với thực dân Pháp suốt 30 năm trời. Sang đầu thế kỷ XX, phong trào quần chúng đầu tiên đã làm nên một phong trào cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trong nước, đó là phong trào biểu tình chống thuế của hàng vạn nông dân ở miền Trung, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính phong trào cách mạng của quần chúng đã làm chấn động toàn cõi Đông Dương, đặc biệt ở Việt Nam, đó là cuộc biểu tình của quần chúng đòi xóa bản án của Phan Bội Châu, đòi để tang Phan Chu Trinh, bảo vệ nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn An Ninh...trong những năm 1925 – 1927 và phong trào đó đã tiến lên một bước mới khi nó được tiếp nhận, được dẫn đường bởi ánh sáng của của nghĩa Mác- Lê Nin do sự truyền bá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác- Lê Nin, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ hơn, kết quả của nó, một mặt là sự ra đời của Đảng vào đầu năm 1930, mặt khác là cao trào cách mạng 1930-1931 đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Trải qua một thời kỳ khó khăn đến những năm 1936- 1939 một cao trào vận động với sự tham gia của đông đảo quần chúng đã tạo ra một cao trào cách mạng duy nhất có ở xứ thuộc địa Việt Nam chứ không có ở xứ thuộc địa khác, đó là cuộc vận động vì các quyền dân sinh dân chủ, đây là những cuộc tập dượt lần lượt từ thấp đến cao, tập dượt cho sự hồi sinh mạnh mẽ của toàn dân tộc khi thời cơ đến đó là Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám diễn 7
  8. ra trong một thời gian ngắn với hình thái chủ yếu là biểu tình của hàng vạn quần chúng đã làm suy sụp chính quyền địch. Một câu hỏi đặt ra: tại sao những chính đảng khác, những tổ chức yêu nước khác cũng được sự ủng không nhỏ của quần chúng mà không thể duy trì được sức bền của phong trào quần chúng, và cuối cùng phong trào yêu nước của họ đã thất bại, trong khi Hồ Chí Minh và những người cộng sản đã thành công trong việc huy động được quần chúng tham gia phong trào mà còn giác ngộ quần chúng, nhân bội sức mạnh quần chúng đi đến lật nhào ách thống trị của thực dân Pháp, của Nhật, phong kiến và tạo đà cho toàn dân tộc Việt Nam vượt qua hai cuộc trường chinh để đến thắng lợi cuối cùng. Đó chính là bí quyết của Đảng với đường lối lãnh đạo sáng suốt với phương pháp cách mạng khoa học được chỉnh sửa tùy theo từng thời kỳ của thực tiễn, học được từ chính những sai lầm của mình để cuối cùng thành công trong cuộc vận động tuyên truyền, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh. Đó chính là những lý do khoa học cũng như thực tiễn, lý do lý luận cũng như học thuật để tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ đặc biệt mang tính chiến lược trong các phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo từ khi thành lập đến nay, đặc biệt trong các giai đoạn cách mạng từ khi thành lập Đảng đến khi cách mạng tháng Tám thắng lợi, vì vậy, đã có nhiều công trình khoa học và tác phẩm lý luận của nhiều tác giả, bao gồm cả các nhà khoa học và các nhà lý luận, các nhà chính trị nghiên cứu về vấn đề này như: * Nhóm công trình của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà Nước: - Hồ Chí Minh: Về liên minh công nông, Nxb Sự thật, HN, 1977. Gồm một số bài viết của Hồ chí Minh về vấn đề Liên minh công nông từ năm 1924 đến năm 1969, chia làm hai phần: Phần thứ nhất: từ năm 1924 đến năm 1954; Phần thứ hai: từ 1954 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến những cơ sở hình thành liên minh công nông, tầm quan trọng của liên minh công nông trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, những kinh nghiệm xây dựng liên minh công nông trong các thời kỳ lịch sử… - Tôn Đức Thắng: Về Mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự Thật, HN, 1977. Tác phẩm trình bày những phát biểu của đồng chí Tôn Đức Thắng về đường lối, chính sách của Đảng về công tác mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó đáng chú ý là sự nhấn mạnh tầm quan trọng công tác Mặt trận đối với sự nghiệp cách mạng, 8
  9. quá trình vận động sự tham gia đông đảo quần chúng trong các thời kỳ. - Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. Trong nội dung “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết và chính sách mặt trận dân tộc thống nhất”, tác giả đã trình bày một cách cơ bản những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, về chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất và khẳng định đây là một chính sách rất quan trọng. * Nhóm công trình của các tổ chức, nhà nghiên cứu khoa học: - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Sơ thảo), tập 1, Nxb Sự Thật, HN.1981. Tác phẩm trình bày có cơ bản, có hệ thống sự ra đời và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam trong chặng đường lãnh đạo quần chúng đấu tranh từ năm 1920 đến năm 1954. Trong đó trình bày khái quát mục tiêu, hoạt động cụ thể của công tác vận động quần chúng của Đảng ta qua các giai đoạn cụ thể như : 1930- 1931; 1936- 1939… - Tác giả Trần Văn Giàu trong một bộ sách viết về giai cấp công nhân Việt Nam ( Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 1. Nxb Sử học Viện Sử Học, HN. 1962. ; Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 2. Nxb Sử học Viện Sử Học, HN. 1962; Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 3. Nxb Sử học Viện Sử Học, HN. 1963; Giai cấp công nhân Việt Nam - sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp” tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb Sự Thật, HN, 1958) đã cung cấp bức tranh sinh động về quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ lúc mới hình thành, phát triển qua các giai đoạn lịch sử, những đặc trưng chủ yếu, những cống hiến to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo. Đồng thời, tổng kết kinh nghiệm vận động, lãnh đạo giai cấp công nhân không chỉ đi đầu trong quá trình đấu tranh cách mạng mà còn là trụ cột cho sự đoàn kết rộng rãi của dân tộc. Những cuốn sách này là sự mở đầu tốt đẹp cho những công trình tiếp theo của những nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về giai cấp công nhân. - Tác giả Nguyễn Công Bình trong cuốn Mặt trận dân tộc thống nhất (Nxb Khoa học, Hà Nội, 1963) đã nghiên cứu một cách hệ thống quá trình tập hợp lực lượng dân tộc trước khi đảng của giai cấp công nhân ra đời, các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử từ khi Đảng thành lập, thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc sau năm 1954, kháng chiến chống Mỹ. - Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, 2007. Gồm ba quyển, 9
  10. Quyển 1: từ năm 1930 đến năm 1954; Quyển 2: từ năm 1954 đến năm 1975; Quyển 3: từ năm 1975 đến năm 2004. Đặc biệt, trong Quyển 1(1930-1954): trình bày lịch sử Mặt trận từ khi thành lập (1930) đến khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng với quá trình đấu tranh gian khổ trong công tác vận động quần chúng cách mạng để thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất, qua các phong trào Mặt trận, tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh, đoàn kết toàn dân làm Cách mạng tháng Tám thắng lợi, tiến hành 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sau này. - Ngoài ra còn nhiều bài viết của nhiều tác giả về công tác vận động quần chúng của Đảng trên các báo và tạp chí như: + Lê Mậu Hãn: Hồ Chí Minh hoàn thiện về đường lối chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 2, 1992. Tác giả đã trình bày một cách xác đáng những đánh giá của mình về quá trình Hồ Chí Minh cũng như Đảng ta khẳng định và hoàn thiện về đường lối chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất cho cách mạng Việt Nam. Tiến trình này, theo tác giả, việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất được khởi nguồn từ năm 1930 và được hoàn thiện về chính trị và tổ chức vào năm 1941. + Lê Mậu Hãn: Chủ nghĩa dân tộc truyền thống và tư tưởng độc lập tự do - động lực, mục tiêu đại đoàn kết, đại thành công của cách mạng Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1995. Tác giả khẳng định độc lập tự do là tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh có bệ đỡ của chủ nghĩa dân tộc truyền thống, phản ánh khát vọng của hiện tại và rọi sáng cả tương lai của dân tộc, chính là chìa khoá vạn năng, điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công.” Nội dung và hình thức tổ chức tập hợp lực lượng trong chiến lược đại đoàn kết của Đảng và Hồ Chí Minh được thực hiện phong phú qua các thời kỳ cách mạng của nhân dân Việt Nam. + Phạm Hồng Tung: Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam(1936- 1939), Nxb. CTQG, HN, 2008. Với nguồn tư liệu phong phú từ các tài liệu trong nước và nước ngoài, tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về tất cả các cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 1936- 1939, đặc biệt tác giả rất chú trọng trình bày về những diễn biến cách mạng tại các vùng nông thôn. Công trình mang lại cách nhìn tổng quan nhưng cũng rất rõ ràng về những thành công cũng như những hạn chế của Đảng Cộng sản Đông Dương trong công tác vận động quần chúng thời kỳ đấu tranh dân chủ công khai 1936- 1939. 10
  11. + Phạm Hồng Tung: Các cuộc vận động bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ (1936-1939), Nghiên cứu lịch sử, số 10 (366), 2006, tr. 39-46. Tác giả đã góp phần làm sáng tỏ hơn một loại hình đấu tranh cách mạng sáng tạo, linh hoạt của Đảng ta, phù hợp của với hoàn cảnh lịch sử trong thời kỳ đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam từ 1936- 1939, loại hình “ đấu tranh nghị trường”. Chính thông qua các cuộc vận động bầu cử này đã vận động được sự tham gia của hàng triệu quần chúng vào phong trào do Đảng ta lãnh đạo. Uy tín chính trị của Đảng do vậy được củng cố và tăng cường thêm. + Phạm Hồng Tung: Về quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 2 (358), 2006, tr. 3-14. Tác giả trình bày những điều kiện khách quan và chủ quan cũng như quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ 1936- 1939, từ đó làm sáng tỏ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, từ những thành công và cả những hạn chế trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động dân chủ sôi nổi, phong phú, được coi là cuộc “Tổng diễn tập lần thứ hai” cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Các tác giả nói trên dù là những nhà lãnh đạo hay những nhà khoa học đều đã cố gắng trình bày công trình của mình theo những cách thể hiện riêng biệt và để đạt được những hiệu quả ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những tác phẩm của những nhà lãnh đạo thường nặng về chính trị vận động nên tính khoa học chưa thực sự nổi bật, còn những công trình của những nhà khoa học thường chi tiết hóa trong những vấn đề nghiên cứu riêng. Mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập ở mức độ khác nhau nhưng cho đến nay, nhìn chung, chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng từ 1930 đến 1939. Trong những năm gần đây, việc công bố bộ Văn kiện Đảng Toàn tập đã cho phép nghiên cứu đầy đủ, cụ thể hơn về vấn đề này. Đây là một thuận lợi, một chỗ dựa rất căn bản của Luận văn. Kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, luận văn sẽ làm rõ công tác vận động quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta với những thành công và hạn chế trong giai đoạn từ 1930 – 1939. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. * Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa, làm sáng tỏ đường lối, chủ trương và biện pháp của Đảng 11
  12. trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng đấu tranh. Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về sự thành công và chưa thành công của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn công tác vận động quần chúng trong từng thời kỳ cách mạng cụ thể, đồng thời rút ra những bài học thiết thực cho công tác vận động quần chúng của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ quá trình hình thành quan điểm đường lối và phương pháp vận động quần chúng của Đảng. - Làm rõ quá trình hiện thực hóa đường lối và phương pháp đó. - Trên cơ sở đó đánh giá khách quan những thành công và hạn chế của Đảng trong lãnh đạo công tác vận động quần chúng thời kỳ này, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài giới hạn nghiên cứu trong quá trình hình thành, phát triển của chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác vận động quần chúng và thực tiễn tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương đó trong giai đoạn 1930- 1939. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1 Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác quần chúng, các văn kiện, nghị quyết về công tác vận động quần chúng nói riêng và các văn kiện, nghị quyết chỉ đạo cách mạng của Đảng nói chung trong giai đoạn từ 1930- 1939. 5.2 Đề tài thuộc vấn đề lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các phư- ơng pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử và lôgic. Ngoài ra luận văn còn phối hợp sử dụng các cách tiếp cận khác của khoa học chính trị, phương pháp phân tích, đồng đại, lịch đại, tổng hợp, so sánh, khái quát, rút ra kết luận để làm rõ hơn hai phương pháp trên. 6. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 3 chương, 7 tiết. 12
  13. Chương 1: Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930-1935. 1.1. Bối cảnh lịch sử và các vấn đề đặt ra đối với công tác quần chúng của Đảng. 1.2. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930- 1931. 1.3. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1932- 1935. Chương 2: Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1936-1939. 2.1. Chủ trương của Đảng về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới. 2.2. Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đọan 1936-1939. Chương 3: Ý nghĩa và kinh nghiệm. 3.1 Ý nghĩa. 3.2 Một số kinh nghiệm. 13
  14. NỘI DUNG Chương 1 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1930- 1935 1.1 Bối cảnh lịch sử và các vấn đề đặt ra đối với công tác quần chúng của Đảng. 1.1.1. Khái niệm quần chúng. Từ trước đến nay, trong cuộc sống hàng ngày và trong nghiên cứu khoa học đã có những quan niệm khác nhau về “quần chúng”. Đây là khái niệm có tính lịch sử, thường được tiếp cận dưới góc độ triết học, xã hội học và khoa học chính trị. Trong Từ điển xã hội học giản yếu (bản tiếng Đức, Nxb. Kindler Muenchen, 1977, tr.423) viết: “Quần chúng là một khái niệm xã hội học- lịch sử dùng để chỉ bộ phận đông đảo nhất trong cộng đồng dân cư không bao gồm giai cấp thống trị và tầng lớp lãnh đạo. Như vậy, tại mỗi cộng đồng dân cư và ở trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, quần chúng có thể bao gồm những giai cấp và tầng lớp khác nhau, nhưng nó luôn không bao gồm tầng lớp thống trị và tầng lớp lãnh đạo”. Trong bối cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, quần chúng bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, và tất cả những cá nhân thuộc các giai tầng không nắm quyền thống trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị- xã hội và các phong trào tôn giáo. 1.1.2. Khái lược về vai trò quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta từ 1858 đến trước khi thành lập Đảng (3/2/1930). Ngay từ thuở bình minh của lịch sử, sự nghiệp dựng nước và giữ nước đã gắn liền với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Điều này xuất phát từ đặc trưng nói chung của các dân tộc phương Đông khi dân cư phải quần tụ, đoàn kết để đương đầu với giặc ngoại xâm và làm thủy lợi. Điều này được phản ánh vào 14
  15. huyền thoại và truyện Thánh Gióng là một điển hình, câu chuyện phản ánh tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt chống ngoại xâm ngay từ thuở xa xưa. Hình ảnh Gióng ra trận là một chỉnh thể của sự đoàn kết của nhân dân, sự đóng góp của nhân dân nuôi Gióng khôn lớn, trang bị cho Gióng ngựa sắt, roi sắt, kể cả lũy tre, kể cả dân làng cũng xung trận...tất cả nói lên tinh thần đoàn kết đấu tranh bất khuất của dân tộc. Nhìn lại lịch sử dựng nước chống ngoại xâm từ đầu đến giữa thế kỷ XIX chúng ta đều thấy rõ một chân lý, sáng rõ một sự thật lịch sử hiển nhiên: khi nào, triều đại nào, lãnh tụ nào huy động được sức dân đoàn kết một lòng thì triều đại đó đứng vững, lãnh tụ đó giành thắng lợi. Triều Trần trong thế kỷ XIII sở dĩ đã thắng được quân Nguyên đông hơn mình, mạnh hơn mình nhiều lần bởi vì đã biết dùng kế ‘‘thanh dã’’, biết tranh thủ sức dân. Tâm đắc với nguyên nhân thành công của đời mình và cũng thể hiện nhãn quan chính trị sáng suốt đến cuối đời mình Trần Quốc Tuấn còn dặn lại vua Trần, nếu muốn duy trì nghiệp lớn của cha ông cần: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”. Cuối triều Trần, trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, Hồ Quý Ly đã thể hiện tài năng trị nước của mình với những chính sách cải cách mang một tầm nhìn vượt thời đại, tuy nhiên những cải cách của ông chưa mang lại hiệu quả thì đã vấp phải một trở ngại khách quan – sự xâm lược của nhà Minh- mặc dù đã có những sự chuẩn bị nhất định nhưng nhà Hồ vẫn không thể vượt qua được thử thách của lịch sử. Nguyên nhân của thất bại này nằm ngay trong lời than của con trai Hồ Quý Ly – Hồ Nguyên Trừng : không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo. Nói như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo : Vừa rồi, Nhân họ Hồ chính sự phiền hà để trong nước lòng dân oán hận! Không được lòng dân dẫn đến việc để mất nước là một thất bại có tính chất tất yếu. Nhận thức được giá trị sâu xa của quy luật đó nên sau này Nguyễn Trãi đã tổng kết một cách sâu sắc: dân như nước, chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân. Sang thế kỷ XVIII, nhận thấy sự phức tạp của tình hình chính trị, xã hội ở cả hai Đàng, anh em Tây Sơn đã biết giương lá cờ lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo để huy động sức dân. Đi đến đâu anh em Tây Sơn cũng được ủng hộ, số người tham gia khởi nghĩa ngày một đông. Chỉ trong một thời gian ngắn nghĩa quân đã giành được nhiều thắng lợi vang dội, dẹp chúa Nguyễn, đánh tan tập đoàn Trịnh – Lê, bảo vệ thành công chủ quyền dân tộc trước sự xâm lăng của giặc Xiêm, 15
  16. Thanh, đặt nền móng vững chắc cho sự thống nhất sau này. Nổi bật và xuyên suốt trong quá trình gian khổ và vinh quang đó chính là vai trò của Nguyễn Huệ – người đã biết tranh thủ tinh thần ủng hộ của nhân dân, sự dũng cảm của binh sỹ để mang lại thắng lợi chung của cả dân tộc. Nhìn sang lịch sử cận đại, mùa thu năm 1858, ngay từ khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân chống Pháp xâm lược đã bùng lên mạnh mẽ. Nhân dân Nam Bộ luôn đi đầu trong phong trào đánh Pháp, bắt đầu từ miền Đông, phong trào lan khắp Nam Bộ và biến thành một cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp, sôi nổi, gây cho giặc Pháp nhiều khó khăn và tổn thất. Từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ đi đến đâu quân Pháp cũng vấp phải tinh thần chiến đấu kiên cường của quần chúng nhân dân. Nhiều tấm gương nghĩa liệt quên mình vì dân tộc, thà hy sinh chứ không chịu nhục, làm cho chính kẻ thù cũng phải khâm phục. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo. Từ đất Gò Công, cuộc khởi nghĩa đã thu hút được nhiều nhân tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông, Thủ khoa Huân... với sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, lực lượng nghĩa binh có lúc lên tới 1 vạn người. Với lá cờ Bình Tây đại nguyên soái, cảm khái trước lòng dân yêu nước, Trương Định đã kháng lệnh triều đình không đi nhận chức Lãnh binh An Giang, tình nguyện ở lại cùng nhân dân kháng chiến. Vì triều đình cố tình bỏ rơi hay tìm cách ngăn trở phá hoại, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhưng phong trào yêu nước chống Pháp trong nhân dân miền Nam không bao giờ bị dập tắt bất chấp muôn vàn thủ đoạn đàn áp man rợ của quân thù, đúng như lời tuyên bố hiên ngang của Nguyễn Trung Trực trước giặc Pháp: "Bao giờ người Tây làm hết cỏ đất này thì người Nam mới hết chống Tây". Ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu với những bài thơ, văn tế, hịch tràn đầy tính nhân văn, đậm đà chính nghĩa là người tiêu biểu trong cuộc đấu tranh dùng dùng ngòi bút để đánh giặc. Trong Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định tinh thần vì nghĩa của nhân dân mà xả thân mình để chiến đấu: vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh ; chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Sau sự biến ở kinh thành Huế, nhân dân cả nước đi theo hưởng ứng phong trào Cần Vương khá mạnh mẽ, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, đặc biệt do lực lượng lãnh đạo đã không đưa ra được những chính sách phù hợp, không biết tổ chức phong trào đấu tranh của đông đảo quần chúng cho tập trung, thống nhất nên phong trào Cần Vương đã thất bại. 16
  17. Bên cạnh phong trào Cần Vương, lúc ấy còn có hàng loạt các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân, họ vùng đậy với mọi thứ khí thô sơ giới có trong tay gậy tầy, giáo mác, đinh ba, dao quắm…tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Tuy nhiên, do không thể tự mình tập hợp được lực lượng trong cả nước, thiếu cơ bản về năng lực lãnh đạo và tổ chức cũng như đường lối đúng đắn để chỉ đạo đấu tranh nên những phong trào nổi đạy tự động của nông dân cũng đi vào bế tắc và thất bại. Con đường cứu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến cũng như những nhận thức về vai trò quần chúng và cách thức tuyên truyền, vận động, tổ chức chỉ đạo quần chúng đấu trah theo thế giới quan phong kiến đã không đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và dãn đến thất bại. Đầu thế kỷ XX, Việt Nam có nhiều biến chuyển quan trọng về cơ cấu kinh tế, xã hội, trên cơ sở phức hợp những tác động của tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc dội vào Việt Nam với những biến chuyển trong nước nên phong trào cách mạng Việt Nam đã mang một khuynh hướng mới, khuynh hướng dân chủ tư sản. Những sỹ phu phong kiến lãnh đạo như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…cùng với việc phổ biến sử dụng các khái niệm mới như: tự do, dân chủ, bình đẳng, dân sinh, dân quyền, lập hiến…những nhận thức về công tác quần chúng nói chung của văn thân, sỹ phu tiến bộ đã có những chuyển biến đáng kể, các nhà lãnh đạo đã chú ý tới đông đảo, rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907- 1908) - Thực dân Pháp gọi là “cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ”- chú ý vận động duy tân kinh tế và cải cách xã hội, đả kích tư tưởng bảo thủ, chống lối học từ chương và thi cử cũ, chống tham nhũng trong đội ngũ quan lại, chống các hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, bài trừ nạn xôi thịt ở hương thôn…Cuộc vận động cách mạng hồi đầu thế kỷ XX đã bắt đầu có tính chất dân tộc và dân chủ, tuy vậy, tính chất tiến bộ đó, vì nhiều lý do khác nhau nên đã có nhiều hạn chế. Đã xuất hiện nhiều ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, nhưng hầu hết những sỹ phu này “vẫn nặng về cốt cách phong kiến”, chưa thể dứt bỏ được hệ tư tưởng phong kiến, mặc dù đã mở rộng quan niệm về lực lượng quần chúng nhưng còn đặt hy vọng quá nhiều vào giai cấp phong kiến - một giai cấp đã hết vai trò lịch sử trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng dân tộc. Tuy nhiên, thành công lớn nhất và có ý nghĩa sâu sắc là việc các nhà nho tiến bộ đã phát hiện ra chữ dân. Đây là một sự thay đổi lớn lao trong nhận thức chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Chữ dân đã được các nhà nho tiến bộ đặt ở vị trí trung tâm. Nhân dân được khai sáng là yếu tố đầu tiên, là điều kiện tiên quyết nếu muốn thực hiện nhiệm vụ cứu 17
  18. nước, giải phóng dân tộc. Quan điểm tiến bộ của những nhà nho yêu nước đầu thế kỷ XX, tiêu biểu nhất là hai cụ Phan, đã đặt viên gạch đầu tiên cho những bước tiến tiếp theo của con đường cứu nước giải phóng dân tộc mà cụ Hồ sẽ đi tiếp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lịch sử cách mạng Việt Nam chứng kiến những thử nghiệm mới của những con đường cách mạng khác nhau, mang nhiều sắc thái, quan điểm chính trị khác nhau, cũng chính vì vậy mà công tác vận động quần chúng những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng có những nét đặc trưng so với các thời kỳ trước. Một loạt các hoạt động yêu nước sôi nổi của quần chúng đã diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú như: phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều, giành lại thị trường buôn bán của tư sản người Việt (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923), dùng báo chí để đấu tranh, thành lập Đảng Lập hiến (1923), phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu (1925), phong trào đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926), cuộc “đón tiếp” Bùi Quang Chiêu từ Pháp về, phong trào đấu tranh đòi thả nhà ái quốc Nguyễn An Ninh... Năm 1926, một tôn giáo có tính dung hợp, tương đối mới, mang tinh thần phản kháng xã hội đã xuất hiện ở Việt Nam, đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài là tên ngắn gọn, tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Sự xuất hiện này là một hệ quả của một phong trào cách mạng quốc gia phát triển trong những năm 1925- 1926 của lực lượng tư sản và địa chủ bất lực và bất mãn chống lại chính quyền thực dân. Đạo Cao Đài thờ biểu tượng “một con mắt” (thiên nhỡn) và là sự pha trộn của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng đương thời như: Thiên Chúa giáo, tục đồng bóng, đặc biệt là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Tôn chỉ đầu tiên của Cao Đài ghi rõ : “tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất” tức là về giáo lý, Cao Đài là sự kết hợp của ba tôn giáo trên và có năm chi phái cấu thành (Minh đạo, Minh đường, Minh sư, Minh tân và Minh thiện). Những năm 20 của thế kỷ XX, đạo Cao Đài phát triển khá mạnh, gây một ảnh hưởng quan trọng trong đời sống chính trị - tư tưởng nhân dân Nam Bộ. Đặc biệt, trong những năm từ 1926 đến 1932, “tuy không có con số thống kê chính thức nhưng số tín đồ của nó đã vượt lên con số hàng triệu. Ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Campuchia, tuy cũng có tín đồ Cao Đài nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở Nam Kỳ”.{58; 120}. Mặc dù vậy, những ảnh hưởng của đạo Cao Đài theo thời gian không được phát triển thêm hơn, không lôi cuốn được nhiều hơn nữa sự tham gia của quần chúng thực hiện những mục tiêu khác ngoài tôn giáo, vì nhiều lý do: Trước hết, do sự phân liệt, tranh giành quyền lực khá sớm của đội ngũ đứng đầu đạo Cao Đài nên không tạo cho tôn giáo này sự lôi cuốn mạnh mẽ đối với quần chúng. 18
  19. Thứ hai, phong trào đấu tranh dưới “vỏ bọc” tôn giáo hoặc mang màu sắc tôn giáo trong thế kỷ XX, đã không còn đủ sức “quyến rũ” để thu hút đông đảo quần chúng tham gia thực hiện các mục tiêu dân tộc, dân chủ như các thế kỷ trước. Thứ ba, mặc dù “đạo Cao Đài có tính chất phản đế nhưng lại là một tôn giáo hỗn hợp gồm cả ý thức tập trung thống nhất của tư sản, hình thức địa phương của địa chủ phong kiến, hình thức tiểu sản xuất của của tiểu tư sản trên nền tảng văn hoá suy đồi, không cổ, không kim, không Âu, không Á, sự lũng đoạn của đế quốc…”{58; 121}. Bởi vậy, sự lan toả của tôn giáo này không tới được đa số tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, một bộ phận quần chúng Nam Bộ tham gia Cao Đài theo mục đích tôn giáo thuần tuý là chủ yếu, hơn là các mục đích chính trị và giải phóng dân tộc. Đạo Cao Đài ra đời đã đáp ứng được phần nào yêu cầu giải thoát và giải phóng tinh thần của một bộ phận nhân dân Nam Bộ lúc đó đang bị đời sống khổ đau thực tại dày vò. Đạo Cao Đài là một tôn giáo thể hiện rõ tính dung hợp, hợp nhất và được bản thân những người sáng lập gọi là “Đại Đạo”, tôn giáo của các tôn giáo. Mặc dù đạo Cao Đài phát triển khá mạnh, nhưng vẫn chỉ là một tôn giáo bản địa, có quy mô vùng, và tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Tham gia vào quá trình vận động quần chúng cách mạng thời kỳ này còn phải kể đến vai trò quan trọng của Việt Nam Quốc dân đảng. Đại diện điển hình cho lực lượng trí thức Tây học tiếp nhận một luồng tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX- tư tưởng dân chủ tư sản. Hạt nhân ban đầu về tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng là Nam Đồng Thư Xã- một nhà xuất bản do Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm lập ra. Đêm Noel 1927, tại Hà Nội, Việt Nam Quốc dân đảng tuyên bố thành lập, Chủ tịch đảng là Nguyễn Thái Học. Thành phần lực lượng tham gia tổ chức này gồm nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội lúc ấy như học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức,… ngoài ra còn có cả tầng lớp trên ở nông thôn, binh lính, sỹ quan người Việt trong quân đội Pháp. Về đường lối, ban đầu chủ trương chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng chưa rõ ràng, phần nhiều nghiêng biện pháp bạo động làm khuynh hướng hoạt động chủ yếu. Càng về sau, ảnh hưởng của tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn đến Việt Nam Quốc dân đảng càng rõ nét. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi tồn tại, Việt Nam Quốc dân đảng có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng và phát triển cơ sở đảng, tuy nhiên, ngoài một số chi bộ ở Lào, Nam kỳ, địa bàn hoạt động chính của Việt Nam Quốc dân đảng là Bắc Kỳ. “Tính đến đầu năm 19
  20. 1929, riêng Bắc Kỳ đã có 120 chi bộ với khoảng 1.500 đảng viên, trong đó có 120 người là cai, đội và lính khố đỏ.”{35; 277]. Trong chủ trương của mình, Việt Nam Quốc dân đảng định thành lập các tổ chức quần chúng như: Đoàn phụ nữ, Đoàn công nhân, Đoàn nông dân, học sinh, quân sự…đây là lực lượng cảm tình của Đảng, sẽ hỗ trợ hành động cho Đảng…Trong quá trình tồn tại, Việt Nam Quốc dân đảng có những cố gắng nhất định trong việc liên kết, phối hợp hành động với các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng nhưng không có kết quả. Đầu năm 1930, trong bối cảnh bị động, các yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng tiến hành cuộc bạo động với chủ trương như Nguyễn Thái Học nói trước cuộc khởi nghĩa: “Âu là chết đi để thành cái gương phấn đấu cho người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân”{35; 287}. Xem xét những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng có những yếu tố chủ quan và khách quan: Thực dân Pháp còn rất mạnh; tư tưởng dân chủ tư sản đã lỗi thời; cuộc bạo động diễn ra trong bối cảnh không thuận lợi; sự yếu đuối của tư sản Việt Nam cả về cơ sở kinh tế và vị thế chính trị; sự yếu kém trong công tác tổ chức đảng…nhưng trong đó nổi lên một nguyên nhân quan trọng có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đảng này chính là Việt Nam Quốc dân đảng không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và tham gia của đông đảo quần chúng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những nhược điểm và hạn chế từ chủ trương đường lối của Việt Nam Quốc dân đảng công tác tổ chức và vận động quần chúng: Thứ nhất: Trong đường lối, chủ trương cũng như trong thực tiễn hoạt động của mình Việt Nam Quốc dân đảng chưa thấy hết được vai trò to lớn của giai cấp nông dân - chiếm khoảng 90% dân số nước ta lúc ấy - đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc, để có chủ trương, biện pháp kêu gọi, lôi kéo họ đứng về phía mình và tham gia tranh đấu, cho nên, trong suốt quá trình hoạt động của mình Việt Nam Quốc dân đảng không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, sự tham gia trực tiếp của đông đảo quần chúng. Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng quá đơn độc giữa quần chúng. Thứ hai, “Khác với các tổ chức HVNCMTN và TVCMĐ, VNQDĐ ít chú trọng tới công tác tuyên truyền và huấn luyện đảng viên”{35; 277}. Thực tiễn cách mạng đấu tranh luôn đòi hỏi mỗi đảng cách mạng phải không ngừng nâng cao giác ngộ nhiệm vụ chính trị cũng như đường lối, chủ trương của đảng tới từng đảng viên và tới đông đảo quần chúng. Đây là hạn chế rất cơ bản của Việt Nam Quốc dân đảng. “Đảng không có một cơ quan ngôn luận, hoặc tài liệu, văn kiện chính thức nào để giải thích tôn chỉ mục đích của đảng và để tuyên truyền huấn luyện đảng viên. Đây 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0