intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:351

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh tới hoạt động học tiếng Anh của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hay không, nếu có ảnh hưởng thì các yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình học tiếng Anh của sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THÚY LAN DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH: ẢNH HƯỞNG TỪ BÀI THI CHUẨN ĐẦU RA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐHQGHN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THÚY LAN DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH: ẢNH HƯỞNG TỪ BÀI THI CHUẨN ĐẦU RA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐHQGHN) Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: 9140115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn 1: GS. TS. Nguyễn Quý Thanh Cán bộ hướng dẫn 2: PGS. TS. Nguyễn Thúy Nga HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thúy Lan i
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi tin rằng nếu như không có sự hỗ trợ của một số người, tôi sẽ không thể hoàn thành nghiên cứu này. Tôi biết ơn tất cả những người đã luôn giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin đặc biệt cảm ơn đến những cơ quan, tổ chức và các cá nhân sau đây: Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, Ban chủ nhiệm và thầy cô Khoa Quản trị chất lượng, trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến GS. Nguyễn Quý Thanh và PGS. Nguyễn Thúy Nga đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án. Xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Lê Thái Hưng và TS. Tăng Thị Thùy đã cho tôi những lời khuyên hết sức quí báu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã tạo điều kiện, Ban chủ nhiệm và các thầy cô Khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã đồng ý tham gia nghiên cứu, đóng góp những thông tin liên quan vì lợi ích của nghiên cứu này và đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong điều tra, khảo sát và thực hiện Luận án. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới bố mẹ, chồng, các con thân yêu, các anh chị em và người thân luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện Luận án. Xin chân thành cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... xi MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................... 8 1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................................. 8 1.1.1. Chuẩn đầu ra.............................................................................................................. 8 1.1.2. Hoạt động dạy và học .............................................................................................10 1.1.3. Ảnh hưởng của bài thi trong KTĐG.....................................................................12 1.2. Các nghiên cứu liên quan ..........................................................................................17 1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bài thi đối với quá trình dạy .............................18 1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bài thi đối với quá trình học .............................24 1.3. Các mô hình lý thuyết về hiện tượng ảnh hưởng của bài thi ................................28 1.3.1. Khung lý thuyết của Hughes (1993).....................................................................28 1.3.2. Khung lý thuyết của Bailey (1996) ......................................................................29 1.3.3. Khung lý thuyết của Burrow (1998).....................................................................30 1.3.4. Khung lý thuyết của Green (2003) .......................................................................31 1.3.5. Khung lý thuyết của Saif (2006) ...........................................................................32 1.3.6. Khung lý thuyết của Shih (2007) ..........................................................................34 1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu ..............................................................................36 1.4.1. Khung lý thuyết về hoạt động dạy ........................................................................37 1.4.2. Khung lý thuyết về hoạt động học ........................................................................42 Tóm tắt chương 1.............................................................................................................47 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................50 2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................50 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu kết hợp .........................................................................50 iii
  6. 2.1.2. Thiết kế nghiên cứu của luận án ...........................................................................51 2.2. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................................53 2.2.1. Mẫu nghiên cứu định lượng ..................................................................................53 2.2.2. Mẫu nghiên cứu định tính ......................................................................................58 2.3. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................................60 2.3.1. Công cụ nghiên cứu định lượng – Bảng hỏi........................................................60 2.3.2. Công cụ nghiên cứu định tính – Phỏng vấn bán cấu trúc ..................................81 2.4. Thu thập số liệu ..........................................................................................................83 2.4.1. Thu thập số liệu định lượng...................................................................................83 2.4.2. Thu thập số liệu định tính ......................................................................................84 2.5. Phân tích dữ liệu.........................................................................................................84 2.5.1. Phân tích dữ liệu định lượng .................................................................................84 2.5.2. Phân tích dữ liệu định tính.....................................................................................88 2.6. Tổng hợp số liệu định lượng và định tính ...............................................................91 2.7. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................................91 2.8. Kế hoạch nghiên cứu .................................................................................................91 Tóm tắt chương 2.............................................................................................................93 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA BÀI THI XÉT CĐR TỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH TRONG ĐHQGHN ....................................................................97 3.1. Các đặc điểm cá nhân của sinh viên ........................................................................97 3.1.1. Động lực học tiếng Anh .........................................................................................97 3.1.2. Sự tự tin....................................................................................................................98 3.1.3. Niềm tin về cách học và KTĐG tiếng Anh hiệu quả .........................................98 3.2. Yếu tố bài thi ..............................................................................................................99 3.2.1. Cảm nhận về độ khó của bài thi ............................................................................99 3.2.2. Tầm quan trọng của bài thi ....................................................................................99 3.2.3. Hiểu biết về bài thi ............................................................................................... 100 3.3. Hoạt động học tiếng Anh ....................................................................................... 100 3.3.1. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập................................................................ 100 3.3.2. Nội dung và tài liệu học tập................................................................................ 101 3.3.3. Phương pháp học tập và chiến lược ôn thi ....................................................... 102 iv
  7. 3.4. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của sinh viên và bài thi tới hoạt động học tiếng Anh ......................................................................................................................... 103 3.4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................... 103 3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................. 107 3.4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM ...................................................... 109 3.4.4. Ảnh hưởng của Yếu tố người học tới Hoạt động học ..................................... 112 3.4.5. Ảnh hưởng của Bài thi tới Hoạt động học tiếng Anh...................................... 115 Tóm tắt chương 3.......................................................................................................... 122 CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA BÀI THI XÉT CĐR TỚI HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH TRONG ĐHQGHN.................................................................. 126 4.1. Các đặc điểm cá nhân của giảng viên tiếng Anh ................................................ 126 4.1.1. Hiểu biết về chương trình, người học và PPGD .............................................. 126 4.1.2. Niềm tin về việc giảng dạy và KTĐG............................................................... 129 4.1.3. Bồi dưỡng chuyên môn ....................................................................................... 130 4.1.4. Kinh nghiệm luyện thi ......................................................................................... 131 4.2. Yếu tố bài thi ........................................................................................................... 133 4.2.1. Hiểu biết về bài thi ............................................................................................... 133 4.2.2. Cảm nhận về độ khó và chất lượng của bài thi ................................................ 134 4.2.3. Tầm quan trọng của bài thi ................................................................................. 136 4.3. Hoạt động dạy tiếng Anh ....................................................................................... 138 4.3.1. Mục tiêu và nội dung giảng dạy......................................................................... 138 4.3.2.Tài liệu giảng dạy ................................................................................................. 139 4.3.3. Phương pháp giảng dạy....................................................................................... 141 4.3.4. Hoạt động KTĐG ................................................................................................ 141 4.4. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân giảng viên và bài thi tới hoạt động dạy tiếng Anh ........................................................................................................................ 142 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................... 142 4.4.2. Phân tích hồi quy ................................................................................................. 147 Tóm tắt chương 4.......................................................................................................... 168 CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN .......................................................................................... 174 v
  8. 5.1. Ảnh hưởng tới hoạt động học tiếng Anh trong ĐHQGHN................................ 174 5.1.1. Ảnh hưởng của Yếu tố người học...................................................................... 174 5.1.2. Ảnh hưởng của Yếu tố bài thi ............................................................................ 181 5.2. Ảnh hưởng tới hoạt động dạy tiếng Anh.............................................................. 185 5.2.1. Ảnh hưởng tới Mục tiêu của hoạt động dạy tiếng Anh................................... 185 5.2.2. Ảnh hưởng tới Nội dung và tài liệu giảng dạy................................................. 191 5.2.3. Ảnh hưởng tới Phương pháp giảng dạy ............................................................ 195 5.2.4. Ảnh hưởng tới Hoạt động KTĐG ...................................................................... 199 Tóm tắt chương 5.......................................................................................................... 202 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 207 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................ 226 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 227 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa CTĐT Chương trình đào tạo ĐHNN Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội KQHT Kết quả học tập PPGD Phương pháp giảng dạy KTĐG Kiểm tra đánh giá NLNN Năng lực ngoại ngữ TACS Tiếng Anh cơ sở vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Khung lý thuyết của Hughes (1993)..............................................................29 Bảng 2.1. Phương pháp kết hợp trong phân tích số liệu ...............................................53 Bảng 2.2. Tỉ lệ đáp viên theo cơ sở đào tạo ...................................................................58 Bảng 2.3. Thông tin về giảng viên tham gia phỏng vấn ...............................................59 Bảng 2.4. Thông tin về sinh viên tham gia phỏng vấn .................................................59 Bảng 2.5. Thao tác hóa khái niệm Đặc điểm riêng của sinh viên ...............................61 Bảng 2.6. Thao tác hóa khái niệm Yếu tố bài thi ..........................................................63 Bảng 2.7. Thao tác hóa khái niệm Hoạt động học tập ..................................................64 Bảng 2.8. Tóm tắt bảng hỏi dành cho sinh viên ............................................................67 Bảng 2.9. Phân loại giá trị Cronbach’s alpha.................................................................68 Bảng 2.10. Độ tin cậy bảng hỏi dành cho sinh viên......................................................68 Bảng 2.11. Thống kê kết quả độ tin cậy bảng hỏi dành cho sinh viên .......................70 Bảng 2.12. Thao tác hóa khái niệm Đặc điểm cá nhân của giảng viên ......................72 Bảng 2.13. Thao tác hóa khái niệm Yếu tố bài thi ........................................................74 Bảng 2.14. Thao tác hóa khái niệm Hoạt động giảng dạy............................................75 Bảng 2.15. Tóm tắt bảng hỏi dành cho giảng viên ........................................................77 Bảng 2.16. Độ tin cậy bảng hỏi dành cho giảng viên ...................................................78 Bảng 2.17. Độ tin cậy của từng nhóm biến trong bảng hỏi dành cho giảng viên ......80 Bảng 2.18. Tóm tắt nội dung câu hỏi phỏng vấn dành cho giảng viên.......................82 Bảng 2.19. Tóm tắt nội dung câu hỏi phỏng vấn dành cho sinh viên .........................82 Bảng 2.20. Các bước phân tích thống kê suy luận ........................................................86 Bảng 2.21. Quy trình phân tích số liệu ...........................................................................91 Bảng 2.22. Quy trình thu thập và phân tích số liệu .......................................................92 Bảng 3.1. Niềm tin về việc học và KTĐG tiếng Anh hiệu quả ...................................98 Bảng 3.2. Hiểu biết về bài thi ........................................................................................ 100 Bảng 3.3. Sinh viên đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập ........................................ 100 Bảng 3.4. Nội dung và tài liệu học tập......................................................................... 101 Bảng 3.5. Phương pháp học tập và chiến lược ôn thi ................................................ 102 viii
  11. Bảng 3.6. Kết quả phân tích EFA lần cuối .................................................................. 105 Bảng 3.7. Hệ số tải các nhân tố ở lần chạy EFA cuối ................................................ 105 Bảng 3.8. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích của các nhân tố sau EFA 106 Bảng 3.9. Tóm tắt các nhân tố và các biến của mô hình nghiên cứu sau EFA ....... 106 Bảng 3.10. Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thực chứng (sau khi hiệu chỉnh bằng hệ số MI - Modification Indices)............................................... 108 Bảng 3.11. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng Độ tin cậy tổng hợp và Phương sai trích .............................................................................................................. 109 Bảng 3.12. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ....................................................................................................................... 111 Bảng 3.13. Hệ số ảnh hưởng giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (Standardized Regression Weights) ............................................................................. 112 Bảng 4.1. Hiểu biết của giảng viên .............................................................................. 126 Bảng 4.2. Niềm tin của giảng viên ............................................................................... 129 Bảng 4.3. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ............................................................. 130 Bảng 4.4. Kinh nghiệm luyện thi .................................................................................. 131 Bảng 4.5. Hiểu biết về bài thi ........................................................................................ 133 Bảng 4.6. Cảm nhận về độ khó và chất lượng của bài thi ......................................... 134 Bảng 4.7. Tầm quan trọng của bài thi .......................................................................... 136 Bảng 4.8. Mục tiêu và nội dung giảng dạy.................................................................. 138 Bảng 4.9. Ảnh hưởng tới giảng dạy 4 kỹ năng ........................................................... 139 Bảng 4.10. Tài liệu giảng dạy liên quan đến bài thi ................................................... 140 Bảng 4.11. Tài liệu giảng dạy không liên quan đến bài thi ....................................... 140 Bảng 4.12. Phương pháp giảng dạy.............................................................................. 141 Bảng 4.13. Hoạt động KTĐG ....................................................................................... 141 Bảng 4.14. Kết quả phân tích khám phá lần cuối ....................................................... 143 Bảng 4.15. Hệ số tải các nhân tố ở lần chạy EFA cuối.............................................. 143 Bảng 4.16. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích của các nhân tố sau EFA144 Bảng 4.17. Mối tương quan giữa các yếu tố thuộc mô hình nghiên cứu................. 147 Bảng 4.18. Độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến “Ảnh hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt động dạy tiếng Anh”................................................................................ 148 ix
  12. Bảng 4.19. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình “Ảnh hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt động dạy tiếng Anh”...................................... 149 Bảng 4.20. Kiểm định các giả thuyết về các yếu tố giảng viên ảnh hưởng tới Hoạt động dạy tiếng Anh ........................................................................................................ 150 Bảng 4.21. Tóm tắt kết quả bảng hỏi về ảnh hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt động giảng dạy tiếng Anh trong ĐHQGHN ............................................................... 151 Bảng 4.22. Độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến “Ảnh hưởng của yếu tố bài thi tới hoạt động dạy tiếng Anh” ........................................................................................ 152 Bảng 4.23. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình “Ảnh hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt động dạy tiếng Anh”...................................... 153 Bảng 4.24. Kiểm định các giả thuyết về các yếu tố giảng viên ảnh hưởng tới Hoạt động dạy tiếng Anh ........................................................................................................ 153 Bảng 4.25. Tóm tắt kết quả bảng hỏi “Ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy tiếng Anh trong ĐHQGHN” ................................................................................................... 166 x
  13. DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1. Thành tố quá trình dạy học .............................................................................11 Hình 1.2. Hoạt động học tập ............................................................................................12 Hình 1.3. Hệ quả, Ảnh hưởng, Tác động (Cheng, Sun và Ma, 2015).........................14 Hình 1.4. Khung lý thuyết của Bailey (1996) ................................................................30 Hình 1.5. Khung lý thuyết Burrow (1998) .....................................................................31 Hình 1.6. Khung lý thuyết của Green (2003).................................................................32 Hình 1.7. Khung lý thuyết của Saif (2006) ....................................................................33 Hình 1.8. Khung lý thuyết của Shih (2007) ...................................................................34 Hình 1.9. Khung lý thuyết của Shih (2009) ...................................................................36 Hình 1.10. Khung lý thuyết về hoạt động dạy của luận án ..........................................41 Hình 1.11. Khung lý thuyết về hoạt động học của luận án ..........................................47 Hình 1.12. Lý thuyết tạo động lực bằng nỗi sợ hãi .......................................................45 Hình 2.1. Phương pháp kết hợp trong thu thập số liệu .................................................52 Hình 2.2. Quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm nhiều giai đoạn ........................54 Hình 2.3. Quy trình chọn mẫu của luận án.....................................................................54 Hình 2.4. Tỉ lệ đáp viên theo học phần TACS ...............................................................57 Hình 2.2.6. Các quy trình phân tích số liệu thống kê ....................................................86 Hình 3.1. Động lực thực dụng..........................................................................................97 Hình 3.2. Động lực thâm nhập .........................................................................................97 Hình 3.3. Sự tự tin .............................................................................................................98 Hình 3.4. Cảm nhận của sinh viên về độ khó bài thi ....................................................99 Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động học sau phân tích EFA ........................................................................................................................... 107 Hình 3.6. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (chuẩn hóa) về ảnh hưởng tới hoạt động học tiếng Anh ........................................................................................................ 110 Hình 3.7. Mô hình ảnh hưởng của bài thi CĐR tới hoạt động học tiếng Anh ........ 121 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy........... 146 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập là một phần quan trọng, không thể thiếu, hợp thành một chỉnh thể thống nhất của quá trình dạy học ngoại ngữ (Hoàng Văn Thái, 2016). Từ lâu, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và quá trình dạy học đã có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. Kiểm tra đánh giá khi ở khâu cuối của quá trình đào tạo sẽ đưa ra thông tin về mức độ hoàn thành mục tiêu đào tạo của người học; tuy nhiên, nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, việc đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia. Ngày 30/9/2008, Chính phủ kí quyết định 1400 phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là Đề án 2020) với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm hướng tới mục tiêu “đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích Quyết định 1400 TTCP). Đề án 2020 đã có những chương trình hành động quyết liệt với những sản phẩm cụ thể trong lộ trình đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ của quốc gia. Ngày 24/1/2014, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (gọi tắt là Khung NLNN 6 bậc) đã được xây dựng và phê duyệt. Khung NLNN 6 bậc chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong cả nước. Dựa trên Khung NLNN, yêu cầu chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với các cấp học sau phổ thông được qui định đối với khối không chuyên là bậc 3 và bậc 4 đối với khối chuyên ngoại ngữ cao đẳng, bậc 5 đối với khối chuyên ngoại ngữ bậc đại học. Việc áp dụng bài thi VSTEP nhằm xác định chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ cho sinh viên toàn Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo ra những áp lực mới, những 1
  15. thử thách mới đối với cả người học, người dạy và các nhà quản lý. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm xác định mức độ tác động của bài thi đối với quá trình dạy và học tiếng Anh trong hệ thống Đại học quốc gia Hà Nội. Vì lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)” làm nội dung nghiên cứu của luận án. 2. Bối cảnh của nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 7 trường đại học thành viên và 5 khoa trực thuộc: trường ĐH Khoa học tự nhiên, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, trường ĐH Giáo dục, trường ĐH Ngoại ngữ, trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Công nghệ, trường ĐH Việt Nhật, khoa Luật, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Quốc tế, khoa Y dược và khoa Sau đại học. Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên bậc đại học của các trường đại học thành viên và các khoa phụ thuộc do trường ĐH Ngoại ngữ phụ trách. Trong chương trình đào tạo trình độ đại học điều chỉnh theo Quy chế đào tạo đại học 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014, chương trình đào tạo chuẩn có 3 học phần tiếng Anh cơ sở chiếm 14 tín chỉ, chương trình đào tạo chất lượng cao có 4 học phần tiếng Anh cơ sở chiếm 19 tín chỉ và chương trình đào tạo chuẩn quốc tế có 5 học phần tiếng Anh cơ sở chiếm 24 tín chỉ. Sinh viên có quyền đăng ký học tại trường hoặc các cơ sở ngoài trường với điều kiện đáp ứng đủ chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo yêu cầu. Khoản 3 điều 12 của quy chế đào tạo đại học - Đại học quốc gia Hà Nội ban hành kèm theo quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014 nêu rõ: Chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ quy định là bậc 3 đối với các chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn, ngành chính-ngành phụ, ngành kép, bậc 4 đối với CTĐT chất lượng cao, tài năng, liên kết quốc tế, bậc 5 đối với CTĐT chuẩn quốc tế. Ngày 11/3/2015, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định 729/QĐ- BGDĐT chính thức công nhận Đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP) là một công cụ đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân và hướng tới được 2
  16. quốc tế công nhận. Sau khi được ban hành, VSTEP chính thức trở thành bài thi tiếng Anh nhằm xác định chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho tất cả sinh viên các trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được xét tốt nghiệp trong một năm, bài thi được tổ chức thường xuyên trong các tháng 1, 3, 5, 6, 7, 9 và 11 hàng năm. Luận án tiến hành nghiên cứu hoạt động dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN khi chịu ảnh hưởng của bài thi xác định CĐR tiếng Anh (VSTEP) từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2019. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập ngoại ngữ và ảnh hưởng (washback effects) của KTĐG đối với quá trình dạy học ngoại ngữ, tác giả tiến hành nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng (washback effects) của bài thi tiếng Anh xác định chuẩn đầu ra (VSTEP) đối với việc dạy và học tiếng Anh trong Đại học quốc gia Hà Nội. Cụ thể, mục đích của nghiên cứu này gồm: (i) đánh giá ảnh hưởng của bài thi xác định CĐR tiếng Anh tới hoạt động học tiếng Anh của sinh viên ĐHQGHN hay không, (ii) nếu có ảnh hưởng thì các yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình học tiếng Anh của sinh viên, (iii) đánh giá liệu bài thi xác định CĐR tiếng Anh có ảnh hưởng tới hoạt động dạy tiếng Anh của giảng viên ĐHQGHN hay không, và (iv) nếu có ảnh hưởng thì các yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình dạy tiếng Anh của giảng viên. Bằng việc làm rõ hiện tượng ảnh hưởng và các yếu tố gây ảnh hưởng, tác giả hy vọng sẽ phác họa được một phần của bức tranh tổng thể việc dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN. Từ đó, nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh trong Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), hướng tới mục tiêu chung nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho nước nhà, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1). Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kiểm tra đánh giá đối với quá trình dạy và học ngoại ngữ. 3
  17. (2). Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh (VSTEP) đối với quá trình dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Bài thi chuẩn đầu ra tiếng Anh (VSTEP) và quá trình dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bài thi tiếng Anh xác định chuẩn đầu ra tới quá trình dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh (VSTEP) đối với việc học tiếng Anh của sinh viên tại ĐHQGHN là gì? 1.1. Khi phải chịu áp lực từ bài thi, yếu tố cá nhân của sinh viên ảnh hưởng tới hoạt động học tiếng Anh như thế nào? 1.2. Những yếu tố bài thi ảnh hưởng thế nào tới hoạt động học tiếng Anh của sinh viên tại ĐHQGHN? Câu hỏi 2: Các ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh (VSTEP) đối với hoạt động dạy tiếng Anh của giảng viên tại ĐHQGHN là gì? 2.1. Khi phải chịu áp lực từ bài thi, yếu tố cá nhân của giảng viên ảnh hưởng tới hoạt động dạy tiếng Anh như thế nào? 2.2. Những yếu tố bài thi ảnh hưởng thế nào tới hoạt động dạy tiếng Anh tại ĐHQGHN? 6. Giả thuyết nghiên cứu Việc áp dụng bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh làm công cụ đo chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ trong ĐHQGHN đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động học tiếng Anh của sinh viên, hoạt động biên soạn tài liệu, tiến hành giảng dạy, kiểm tra đánh giá của giáo viên. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thúc đẩy quá trình dạy và học còn rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực làm việc dạy và học tiếng Anh chưa được triển khai đúng theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ toàn diện để sinh viên tự tin gia nhập thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Nếu xác định được những ảnh hưởng này, luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong ĐHQGHN nói riêng và trong cả nước nói chung. 4
  18. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn nghiên cứu: Luận án giới hạn ở việc tập trung nghiên cứu các ảnh hưởng của việc áp dụng bài thi tiếng Anh xác định CĐR đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh cho đối tượng sinh viên không chuyên tiếng Anh, ở bậc đại học trong ĐHQGHN. Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) được nghiên cứu như một trường hợp điển hình của bài thi xét chuẩn đầu ra. Trong luận án, do hiện tượng “ảnh hưởng của bài thi” là một hiện tượng phức tạp, hoạt động dạy và hoạt động học bao gồm nhiều biến số và để phục vụ việc kiểm định mô hình, hoạt động dạy và học mới chỉ được nghiên cứu riêng rẽ, sự tương tác giữa 2 quá trình này chưa được nghiên cứu trong luận án này. 7.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát và đánh giá được thực hiện tại các đơn vị đào tạo thành viên của ĐHQGHN: Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên không thuộc ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Anh của Đại học Ngoại ngữ. Đối tượng khảo sát là 89 giảng viên (GV) và 751 sinh viên (SV). Thời gian khảo sát được tiến hành từ 4/3/2019 đến 30/5/2019. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như: lập thư mục nghiên cứu, hồi cứu các văn bản, điển cứu các công trình khoa học, phân tích nội dung và đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong các tài liệu nghiên cứu. 8.2. Phương pháp nghiên cứu kết hợp: Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính ở các bước thu thập và phân tích số liệu. Thu thập số liệu định lượng bao gồm số liệu từ bảng hỏi. Thu thập số liệu định tính bao gồm phỏng vấn sâu và phân tích các tài liệu liên quan đến bài thi VSTEP và chương trình học của các học phần Tiếng Anh cơ sở trong chương trình đào tạo (CTĐT) của ĐHQGHN. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu toán học với các thông tin định lượng và xử lý logic với các thông tin định tính; sử dụng các phần mềm xử lý số liệu Excel, SPSS, AMOS phân tích số liệu; phân tích, đánh giá, bình luận, tổng kết nhằm đưa ra các nhận định của tác giả về những vấn đề nghiên cứu dựa trên các ý kiến trả lời phỏng vấn và kết quả thu được từ điều tra bằng phiếu hỏi. 5
  19. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận: Luận án làm rõ thêm nội hàm của một số khái niệm cơ bản liên quan đến kiểm tra đánh giá kết quả học tập, ảnh hưởng của việc áp dụng bài thi mang tính quyết định (high-stake tests), ảnh hưởng của KTĐG đến hoạt động dạy học ngoại ngữ (washback effects) trong bối cảnh đặc thù của giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, luận án đóng góp thêm hai khung lý thuyết mới về ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy và học ngoại ngữ vào lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy và KTĐG ngoại ngữ. Luận án là một trong những nghiên cứu quy mô đầu tiên được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của một bài thi quan trọng tới hoạt động dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ tìm hiểu hiện tượng ảnh hưởng của bài thi tới một khía cạnh: hoạt động dạy hoặc hoạt động học. Luận án sẽ cố gắng tìm hiểu hiện tượng này ở cả hai khía cạnh. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy/học tiếng Anh mà chưa tính đến vai trò trung gian của những đặc điểm cá nhân của người dạy/người học. Luận án sẽ xem xét hiện tượng ảnh hưởng trong bối cảnh có sự tác động qua lại giữa các đặc điểm của bài thi và các đặc điểm người tham gia (giảng viên, sinh viên) trong việc tạo ra những ảnh hưởng đến hoạt động dạy và hoạt động học tiếng Anh. 9.2. Về thực tiễn: Luận án sẽ xác định được thực trạng dạy và học tiếng Anh trong ĐHQGHN khi đứng trước những quy định đối với sinh viên tốt nghiệp phải đạt được yêu cầu cao về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, trong đó bài thi xác đ ịnh chuẩn đầu ra (VSTEP) là một công cụ đo chính thức. Những ảnh hưởng của bài thi VSTEP đã được tìm hiểu trên 2 lĩnh vực: hoạt động học của sinh viên (động lực học tập, sự tự tin, niềm tin vào việc học và KTĐG hiệu quả, nội dung học tập, phương pháp học tập và ôn thi) và hoạt động dạy của giảng viên (xác định mục tiêu và nội dung dạy, tài liệu, phương pháp giảng dạy, hoạt động KTĐG). Dựa trên những vấn đề cụ thể được phát hiện, đề tài sẽ có những khuyến nghị mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy tiếng Anh tại ĐHQGHN nói riêng và trong cả nước nói chung. 6
  20. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận về ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Ảnh hưởng của bài thi xét chuẩn đầu ra tới hoạt động học tiếng Anh trong ĐHQGHN Chương 4: Ảnh hưởng của bài thi xét chuẩn đầu ra tới hoạt động dạy tiếng Anh trong ĐHQGHN Chương 5: Bàn luận 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2