intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đô thị hóa quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - Hiện trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thực tế và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, mục đích chính của luận văn là tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình ĐTH; đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH; từ đó xác định các thành tựu đã đạt được, cũng như những vấn đề còn hạn chế, để đề ra phương án quy hoạch,và tìm các giải pháp tối ưu, nhằm thúc đẩy quá trình ĐTH trên địa bàn quận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đô thị hóa quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - Hiện trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Thanh Quyền ĐÔ THỊ HÓA QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Thanh Quyền ĐÔ THỊ HÓA QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đô thị hóa quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh: hiện trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Xuân Thọ. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những số liệu, bảng biểu trong luận văn được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có thể hiện rõ trong phần tài liệu tham khảo. Đề tài của luận văn không trùng lắp với bất cứ đề tài nào trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thanh Quyền
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp giúp đỡ Lời đầu tiên tác giả đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Phạm Thị Xuân Thọ đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô phòng Sau Đại Học và các thầy cô giảng viên Khoa Địa lí của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các thầy cô thỉnh giảng đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả cũng cảm ơn các cơ quan, ban ngành Tp. Hồ Chí Minh, UBND Quận Bình Tân, Phòng Lao động thương binh XH, Phòng Kế hoạch – tài chính, phòng Quản lí đô thị quận Bình Tân,… đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu, giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng và quan trọng nhất, tác giả cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Hà Xuyên, Thạc sĩ Trần Thanh Trúc đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả trong học tập, nghiên cứu và là động lực tinh thần giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019 Tác giả Đỗ Thị Thanh Quyền
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các bản đồ MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA ..........................7 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................7 1.1.1.Khái niệm ..........................................................................................................7 1.1.2.Phân loại..........................................................................................................11 1.1.3.Các tiêu chí đánh giá quá trình đô thị hóa ......................................................15 1.1.4.Các biểu hiện cơ bản của quá trình đô thị hóa ................................................18 1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ............................................23 1.1.6.Tác động của đô thị hóa đối với KT - XH và môi trường ..............................30 1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………...38 1.2.1.Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.....................................................................38 1.2.2.Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh ..............................................41 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................44 Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA QUẬN BÌNH TÂN ..................................47 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu……………………………………….. ……..48
  6. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa quận Bình Tân..........................48 2.2.1.Vị trí địa lí .......................................................................................................48 2.2.2.Các nhân tố tự nhiên .......................................................................................49 2.2.3.Các nhân tố KT – XH .....................................................................................50 2.3. Hiện trạng đô thị hóa quận Bình Tân ....................................................................55 2.3.1.Quận Bình Tân trong quá trình đô thị hóa ......................................................55 2.3.2. Thành tựu và hạn chế trong quá trình ĐTH quận Bình Tân .........................86 Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………...91 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUẬN BÌNH TÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .......................................................................92 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển quận Bình Tân .........................................92 3.1.1.Cơ sở pháp lí ...................................................................................................92 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................94 3.2. Định hướng ĐTH quận Bình Tân .........................................................................95 3.2.1.Định hướng phát triển dân số ..........................................................................95 3.2.2.Định hướng phát triển các khu dân cư quận Bình Tân……………………...96 3.2.3.Định hướng phát triển khu CN, tiểu thủ CN………………………………...97 3.2.4.Định hướng phát triển hệ thống công trình công cộng……………………...98 3.2.5.Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật…………………………….....99 3.2.6.Định hướng phát triển công viên cây xanh - thể dục thể thao……………..101 3.2.7.Định hướng phát triển môi trường đô thị bền vững………………………..101 3.2.8.Định hướng phát triển XH quận Bình Tân………………………………...102 3.3.Giải pháp phát triển quận Bình Tân trong quá trình ĐTH ....................................103 3.3.1.Nhóm giải pháp về KT ..................................................................................103 3.3.2.Nhóm giải pháp về mặt XH ..........................................................................104 3.3.3.Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng ..................................................................107 3.3.4.Nhóm giải pháp cải cách hành chính ............................................................111 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................114
  7. KẾT LUẬN ................................................................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................117 PHỤ LỤC .......................................................................................................................1
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa DV : Dịch vụ ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm trong nước HĐH : Hiện đại hóa KT : Kinh tế MT : Môi trường NN : Nông nghiệp TG : Thế giới TP : Thành phố TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh XH : Xã hội
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tóm tắt về phân loại đô thị ...................................................................12 Bảng 1.2. Dân số TG và dân số đô thị của toàn TG từ năm 1957 đến năm 2017 .........19 Bảng 1.3. Tỉ lệ dân đô thị ở các vùng KT - XH năm 2009 và 2019 (%) ......................40 Bảng 1.4. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị ở TP HCM qua các năm ............................41 Bảng 2.1. Vị trí địa lí của quận Bình Tân......................................................................48 Bảng 2.2. Tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2018..............................................................................................................55 Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất NN quận Bình Tân giai đoạn 2005 - 2017 ...............59 Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất của quận Bình Tân năm 2004 và 2018 .........................62 Bảng 2.5: Dân số, tốc độ tăng dân số, tỉ lệ tăng cơ học của quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2018..............................................................................................................64 Bảng 2.6. Diện tích, dân số các phường trên địa bàn quận Bình Tân 2004 –2018 .......68 Bảng 2.7. Số lượng, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, có việc làm và thất nghiệp của quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2018 .....................................................................69 Bảng 2.8. Đội ngũ cán bộ y tế quận Bình Tân ..............................................................75 Bảng 2.9. Số người tập luyện thể thao, gia đình & cơ sở thể thao ngoài công lập .......76 Bảng 2.10. Tình hình an ninh trật tự quận Bình Tân.....................................................78 Bảng 2.11. Danh mục các công trình giao thông năm 2017 và 2018 phân theo cấp ....80 Bảng 2.12. Tình hình sử dụng nước sạch của các hộ dân trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2004-2018 ................................................................................................82 Bảng 3.1. Định hướng phát triển khu dân cư quận Bình Tân........................................96 Bảng 3.2. Định hướng phát triển khu CN, tiểu thủ CN .................................................98 Bảng 3.3. Dự án nâng cấp các tuyến đường đến năm 2020 của quận Bình Tân ...........99 Bảng 3.4. Hệ thống bến, bãi trên địa bàn quận Bình Tân đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020 ................................................................................................................100 Bảng 3.5. Định hướng phát triển công viên cây xanh – thể dục thể thao....................101 Bảng 3.6. Định hướng quy hoạch trạm trung chuyển, ép rác kín................................102
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng dân số đô thị TG qua các giai đoạn .. 19 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu dân số TG phân theo thành thị và nông thôn ............................. 20 Biểu đồ 1.3. Dự báo cơ cấu dân số TG phân theo thành thị và nông thôn.................. 21 Biểu đồ 1.4. Dự báo cơ cấu sử dụng đất (theo K. Doxiadis) ..................................... 21 Biểu đồ 1.5. Tốc độ tăng dân số đô thị và diện tích lãnh thổ đô thị tại một số đô thị (giai đoạn 1940 - 1966) .......................................................................................... 22 Biểu đồ 1.6. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2019 .......... 39 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu KT theo ngành của quận Bình Tân năm 2004 & 2018 ................56 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất quận Bình Tân giai đoạn 2005 - 2017.....................58 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu diện tích đất phi NN phân theo mục đích sử dụng năm ..............60 Biểu đồ 2.4. Dân số và tốc độ tăng dân số quận Bình Tân (2004 - 2018) ...................63 Biểu đồ 2.5. Quy mô dân số 24 quận, huyện ở TP HCM năm 2004 và 2017 ...............65 Biểu đồ 2.6. Mật độ dân số 10 phường quận Bình Tân năm 2004 và 2018 ..................66 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn của quận Bình Tân ......70 Biểu đồ 2.8. Số lượng giáo viên và học sinh giai đoạn 2004 – 2018 ...........................72 Biểu đồ 3.1. Dự báo dân số quận Bình Tân đến năm 2030 ..........................................95
  11. DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ Dân số và cơ cấu sử dụng đất quận Bình Tân năm 2004..................................45 Bản đồ Dân số và cơ cấu sử dụng đất quận Bình Tân năm 2018…………………….46 Bản đồ Hiện trạng Đô thị hóa quận Bình Tân giai đoạn 2004 - 2018...........................54 Bản đồ Quy hoạch Tổng mặt bằng sử dụng đất đến năm 2020……………………….93
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với tiến trình CN hóa (CNH) – hiện đại hóa (HĐH) đất nước, đô thị hóa (ĐTH) đang là một xu thế tất yếu trong sự phát triển KT (KT) – XH (XH). Quá trình này không chỉ tác động đến sự phát triển của các ngành KT, đến sự chuyển dịch cơ cấu KT mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề về môi trường (MT), XH cũng như cuộc sống của người dân ở thời điểm hiện tại và cả trong các thế hệ tương lai. Trên phạm vi cả nước, có thể nói thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là thành phố lớn nhất về quy mô dân số và mức độ ĐTH. Đồng thời, đây cũng là đầu tàu KT và là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục quan trọng của cả nước. Nơi đây được xác định là hạt nhân quan trọng, gắn liền với sự phát triển của vùng KT trọng điểm phía nam. Hiện tại, TP HCM đang mở rộng ra bên ngoài, không chỉ về không gian, mà còn liên kết về quản lí đô thị để hình thành vùng đô thị lớn của cả nước. Chính vì lẽ đó, các quận vùng ven TP đã trở thành địa bàn thu hút nhiều dòng di cư từ nông thôn, và là nơi mà quá trình ĐTH diễn ra nhanh hơn cả. Trong bối cảnh đó, nổi bật nhất là quận Bình Tân – một quận mới được hình thành vào cuối năm 2003. Với vị trí nằm ở cửa ngõ phía tây và tây nam TP, trải qua khoảng thời gian hơn 15 năm hình thành và phát triển, diện mạo của quận Bình Tân đã có nhiều thay đổi, nhiều mặt KT - XH của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị, hầu như các phường không còn đất NN (NN). Dân cư trên địa bàn quận cũng liên tục tăng qua từng năm. Đến nay, quận Bình Tân là quận có dân số đông nhất TPHCM (dân số năm 2017 là 729 366 người [7]). Mặc dù, tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh, nền KT tăng trưởng vượt bậc, đời sống người dân được cải thiện, nhiều khu CN (CN), khu đô thị và trung tâm thương mại ra đời,...; nhưng bức tranh toàn cảnh cho thấy, Bình Tân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: xuất phát điểm là một quận vùng ven, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng XH còn yếu và thiếu, MT bị ô nhiễm, hàng trăm khu dân cư tự phát cùng nhiều vấn đề về tệ nạn XH, giao thông, việc làm... Tất cả những điều đó đã và đang gây sức ép lớn lên quá trình ĐTH trên địa bàn quận. Như vậy, trước tình hình trên, để xây dựng quận Bình Tân trở thành một đô thị năng động, văn minh, hiện đại theo định hướng phát triển chung của TP; cần thiết phải
  13. 2 có những nghiên cứu, nhằm phân tích thực trạng; từ đó có phương án quy hoạch cũng như đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển KT - XH và cải tạo MT quận một cách bền vững. Xuất phát từ thực tế và nhu cầu bức thiết trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Đô thị hóa quận Bình Tân, Thành phố Hồ chí Minh: hiện trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Địa lí học; với mong muốn nghiên cứu, phân tích và đánh giá tổng hợp về thực trạng của quá trình ĐTH quận Bình Tân; từ đó làm cơ sở, đưa ra các định hướng và đề xuất một số giải pháp khả thi để khắc phục những hạn chế của quận trong quá trình ĐTH, nhằm góp phần đưa TPHCM trở thành đô thị thông minh, hiện đại. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thực tế và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, mục đích chính của luận văn là tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình ĐTH; đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH; từ đó xác định các thành tựu đã đạt được, cũng như những vấn đề còn hạn chế, để đề ra phương án quy hoạch, và tìm các giải pháp tối ưu, nhằm thúc đẩy quá trình ĐTH trên địa bàn quận. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Đô thị hóa Quận Bình Tân, Thành phố Hồ chí Minh: hiện trạng và giải pháp”, tác giả cần hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Một là: Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình ĐTH. - Hai là: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH ở quận Bình Tân; đồng thời xác định những thành tựu và những vấn đề còn hạn chế của quận trong quá trình này. - Ba là: Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, các tác động tiêu cực của quá trình ĐTH trên địa bàn quận.
  14. 3 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: nghiên cứu về quá trình ĐTH trên địa bàn quận. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình ĐTH quận Bình Tân; đồng thời đề ra các định hướng và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình ĐTH trên địa bàn quận. Giới hạn về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quá trình ĐTH trong địa giới hành chính của quận Bình Tân, thuộc TP HCM. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quá trình ĐTH trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2018; đồng thời định hướng và đề xuất các giải pháp cho quá trình ĐTH trên địa bàn quận đến năm 2025. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Ngày nay, ĐTH đã và đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (TG). Sự vận động của quá trình ĐTH rất phức tạp và có sự khác biệt rất lớn giữa các nước có nền KT phát triển và đang phát triển. Ở Việt Nam và cả trên TG, có rất nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí và công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề ĐTH. Các tác phẩm viết về đô thị, ĐTH như “Quản lí và phát triển đô thị - Ý tưởng và trải nghiệm” của tiến sĩ Võ Kim Cương; “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường; “Đô thị học” của Trương Quang Thao. Hay cuốn “Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014 – Di cư và ĐTH ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội 2016) đã phân tích rất kỹ thực trạng, xu hướng và những khác biệt của ĐTH trong hai thập kỷ qua, đồng thời tác giả cũng đưa ra dự báo về tỉ lệ dân số thành thị giai đoạn 2014-2049. Trong cuốn “Địa lí đô thị” năm 2008, tiến sĩ Phạm Thị Xuân Thọ đã khái quát lịch sử ĐTH qua 3 thời kì lớn đối với các nước trên TG, đề ra các chỉ tiêu xác định và những biểu hiện cơ bản của ĐTH. Tác giả cũng đã so sánh sự khác nhau về ĐTH giữa hai nhóm nước phát triển - đang phát triển và trình bày những ảnh hưởng của quá trình ĐTH đối với KT-XH và MT. Với nội dung ngắn gọn, súc tích, tác phẩm này đã được sử dụng rộng rãi như một giáo trình không thể thiếu của các sinh viên và giảng viên khoa Địa lí tại hầu hết các trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Ngoài các tác phẩm vừa nêu còn có các công trình nghiên cứu của các học viên cao học và nghiên cứu sinh, như: “Đô thị hóa quận 12 (TPHCM) – hiện trạng và giải
  15. 4 pháp” của Võ Thị Kim Hiệp; “Đô thị hóa thành phố Trà Vinh: thực trạng và định hướng” của Thạch Ngọc Tâm; “Quá trình đô thị hóa quận 2 – thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với KT - XH” của Trần Thị Bích Huyền; “Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT - XH thành phố Cần Thơ” của Phạm Đỗ Văn Trung. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quá trình ĐTH quận Bình Tân dưới góc độ Địa lí học. Chính vì vậy, các tác phẩm, sách, báo, luận văn, luận án,… trên sẽ là những tư liệu vô cùng quý giá nhằm hỗ trợ, định hướng cho tác giả hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Trong luận văn, tác giả vận dụng phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam và là trục xương sống chính cho cả đề tài. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng nhiều quan điểm nghiên cứu Địa lí đô thị đặc trưng khác như: quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử viễn cảnh… 4.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống được sử dụng trong việc phân tích hiện trạng để đề ra giải pháp phát triển KT - XH và MT trên địa bàn quận Bình Tân. Đây là một trong những quan điểm được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đối với lĩnh vực Địa lí đô thị. Quan điểm này giúp cho tác giả đặt việc nghiên cứu Đô thị hóa quận Bình Tân vào một hệ thống nhất định; nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể qua nhiều khía cạnh; đặt vấn đề cần nghiên cứu trong mối tương quan với các vấn đề khác, cũng như các yếu tố khác trong hệ thống ở các cấp phân vị cao hơn và cả trong các cấp phân vị thấp hơn để đảm bảo tính khách quan và logic trong nghiên cứu. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích các nhân tố tác động đến quá trình ĐTH, xem xét thực trạng phát triển KT - XH, MT quận Bình Tân trong quá trình ĐTH. Quan điểm này giúp tác giả đặt các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ tổng hợp với các vấn đề khác, với qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH
  16. 5 và MT của TP. Từ đó đưa ra các định hướng, đề xuất các giải pháp cho quá trình ĐTH trên địa bàn quận. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Quan điểm lịch sử viễn cảnh là quan điểm cần thiết phải vận dụng vào đề tài ĐTH quận Bình Tân để biết được lịch sử hình thành của quận trong quá khứ; giải thích được sự thay đổi chuyển biến mạnh mẽ và không ngừng về KT - XH và MT trong thời gian vừa qua; đánh giá đúng thực trạng về các thành tựu, hạn chế, và xu thế phát triển; đồng thời phân tích được những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong quá khứ, từ đó đưa ra các phương hướng phát triển và giải pháp khả thi trong thời gian tới. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Quan điểm này hiện nay đang được quan tâm, coi trọng trong nhiều nghiên cứu và nó được vận dụng vào luận văn thông qua việc đánh giá hiện trạng của quá trình ĐTH trên địa bàn quận, đề xuất các định hướng và tìm kiếm giải pháp nhằm thúc đẩy KT-XH, MT của quận phát triển toàn diện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp tổng quan tư liệu Từ những tài liệu thu thập được bởi nhiều nguồn khác nhau ở trong và ngoài nước, tác giả sẽ lựa chọn những nội dung, tư liệu, dẫn chứng phù hợp, liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho việc phân tích quá trình đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến KT - XH, MT trên địa bàn quận Bình Tân được chính xác, khách quan hơn. 4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Đây là một trong những phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lí đô thị nhằm mang lại tính chính xác và độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu trực tiếp những thay đổi về KT - XH, MT tại các phường trên địa bàn quận Bình Tân. Thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa, tác giả có thể tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng đô thị hóa trên địa bàn quận; kiểm chứng các số liệu, tài liệu thu thập được và so sánh đối chiếu với thực tế. Phương pháp này giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng mà hầu như những phương pháp khác không hề đáp ứng được.
  17. 6 4.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Các tài liệu, số liệu, bảng biểu sau khi được thu thập tổng hợp thì cần phải được xử lí để đưa ra những nhận định cũng như kết quả của quá trình điều tra nghiên cứu. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp toán học để thống kê, xử lí và phân tích các số liệu để nhận định, đánh giá hiện trạng và đưa ra các định hướng cụ thể cho quá trình ĐTH trên địa bàn nghiên cứu. 4.2.4. Phương pháp bản đồ Bản đồ không chỉ là phương tiện phản ánh tổng hợp những đặc điểm về sự phân bố không gian đô thị mà còn là cơ sở để phát hiện ra những thông tin mới, những mối liên hệ về không gian giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ, nó giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các nghiên cứu Địa lí học. Trong luận văn, các bản đồ được thành lập trên dữ liệu GIS (Mapinfo 10.5). 5. Đóng góp của đề tài - Kế thừa, bổ sung, cập nhật cơ sở lí luận và thực tiễn về ĐTH. - Phân tích, đánh giá được hiện trạng ĐTH quận Bình Tân (phân tích các nhân tố tác động đến quá trình ĐTH cũng như các tác động của quá trình ĐTH đến KT - XH và MT trên địa bàn quận Bình Tân) - Đưa ra được một số định hướng và các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy KT - XH, MT của quận phát triển toàn diện hơn trong quá trình ĐTH. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục; các bảng, biểu, hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa - Chương 2: Hiện trạng đô thị hóa quận Bình Tân - Chương 3: Định hướng và giải pháp cho quá trình đô thị hóa quận Bình Tân
  18. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Đô thị Đô thị là một hình thức tổ chức XH, “là môi trường không gian chuyên môn hóa được hình thành trong quá trình phát triển của XH loài người, có mối quan hệ đa dạng về mặt vật chất và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống XH, đồng thời đô thị cũng là sản phẩm của XH loài người” (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008). Theo kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện - nguyên chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam: “Đô thị là hình thái cư dân của XH loài người ở trình độ phát triển cao. Đặc trưng của đô thị là MT nhân tạo, qua nhiều thời đại thế hệ nối tiếp thế hệ, là sự đan xen của quá khứ với tương lai thông qua hiện tại” (Nguyễn Trực Luyện, 1995). Chính vì vậy mà quá trình hình thành đô thị ở các nước trên TG không giống nhau, tiêu biểu là ở các nước phương đông và các nước phương tây. Ở phương Tây, sự xuất hiện của các đô thị bắt nguồn từ yếu tố KT (sự phát triển mạnh mẽ của KT công thương, phi NN) rồi từ đó hình thành các trung tâm tập trung những người dân chuyên hoạt động trong lĩnh vực phi NN. Còn ở phương Đông, nguồn gốc của các đô thị chủ yếu xuất phát từ yếu tố chính trị (hình thành các trung tâm chính trị, nhà nước, tổ chức hành chính để quản lí XH), rồi sau đó mới dẫn đến sự thay đổi về các yếu tố KT (xuất hiện và thịnh hành các hoạt động KT phi NN). Mặc dù quá trình ra đời khác nhau nhưng qua đó có thể thấy được điểm chung của các đô thị; đó là một khu vực tập trung dân cư, gắn liền với cả 2 chức năng hành chính và KT phi NN. Ngay cả các từ dùng để chỉ khái niệm “đô thị” trong tiếng Việt như “đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn,…”cũng đều có 2 vế và bao hàm cả 2 chức năng này, với “đô, thành, trấn, xã” có chức năng hành chính và “thị, phố” có nghĩa là chợ, là nơi buôn bán, nơi hoạt động KT phi NN. Thông thường, các khái niệm về đô thị đưa ra các dấu hiệu nhận biết đối lập với nông thôn như: “ Đô thị là một điểm quần cư mà phương tiện sinh sống bình thường của người dân không phải tập trung vào trồng trọt mà hàng đầu là buôn bán và sản xuất CN”; “Đô thị là nơi tập trung nhân khẩu, tập trung nhiều ngành sản xuất CN, có những tổ chức dân cư riêng biệt” (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008); hay “Đô thị là nơi tập
  19. 8 trung dân cư rất đông đúc, nơi đó dân cư chủ yếu hoạt động trong các ngành sản xuất CN, quản lí KT, quản lí hành chính, văn hóa và các chức năng phi NN khác” (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008),... Nhưng các khái niệm như vậy chưa phản ánh được hết bản chất, cũng như chưa bao hàm tất cả những dấu hiệu cơ bản của đô thị. Bởi vì trong thực tế, đô thị là một thuật ngữ tổng quát dùng để chỉ các khu vực định cư có tính chất phi sản xuất NN và có quy mô khác nhau. Nó là một phạm trù KT - XH phức tạp có các tiêu chuẩn phân biệt riêng, được thể hiện dựa trên một phức hợp các dấu hiệu nhận biết như: quy mô dân số tối thiểu, mật độ dân cư, mật độ xây dựng, tỉ lệ dân cư phi NN, loại hình hoạt động KT phổ biến, chức năng của đô thị (trung tâm: hành chính, CN, giao thông vận tải, thương mại, du lịch,…), mức độ của cơ sở hạ tầng, kiến trúc, hay các điều kiện sống của dân cư,… Và cũng vì vậy mà cho đến hiện nay, khái niệm về đô thị cũng như các tiêu chí xác định đô thị chưa thật sự thống nhất giữa các quốc gia trên TG. Để nhận biết đô thị, nhiều quốc gia chỉ sử dụng 1 tiêu chí duy nhất là quy mô dân số. Ví dụ như các điểm dân cư có số dân: trên 1.000 người ở Côlômbia, trên 2.000 người ở Cuba, hay trên 5.000 người ở Ghana,…thì đều được coi là các đô thị. Hay cũng có một số quốc gia lại coi những điểm dân cư có dân số bất kì là đô thị miễn là nó có chức năng hành chính như Braxin, Ai Cập, Mông cổ,… Theo các cách này, sẽ có nhiều trường hợp các điểm dân cư nông thôn được xem là đô thị. Còn theo Liên Hợp Quốc, các điểm dân cư có quy mô dân số trên 20.000 người và có trên 70% dân số phi NN thì được coi là đô thị. (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008) Riêng ở nước ta, khái niệm về đô thị được vận dụng thống nhất theo Luật Quy hoạch đô thị số 49/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Văn phòng Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực KT phi NN, là trung tâm chính trị, hành chính, KT, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của TP; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2018). Như vậy, nhìn chung đô thị có thể được hiểu là: MT cư trú nhân tạo của con người; có thế mạnh về cơ sở hạ tầng và trình độ KT - XH phát triển ở mức độ cao; có
  20. 9 vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của một lãnh thổ nhất định; đồng thời ở đó, cư dân sống tập trung với mật độ cao và lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực KT phi NN; đặc biệt là phải được công nhận bởi các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một đô thị được quy định bởi cơ quan hành chính nhà nước tại một thời điểm nhất định). 1.1.1.2. Đô thị hóa ĐTH là quá trình phát triển KT - XH, diễn ra song hành với quá trình CNH - HĐH. Hiện nay, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về ĐTH nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng: ĐTH là xu hướng tất yếu trong lịch sử tiến bộ của XH loài người. Về cơ bản, ĐTH được hiểu là quá trình biến các điểm quần cư nông thôn thành quần cư đô thị. Cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông, ĐTH được giải thích là “quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị” (Bộ Giáo dục & đào tạo, 2004); Theo cách hiểu này, ĐTH là quá trình chuyển dịch từ quần cư nông thôn, với lực lượng sản xuất hoạt động trong các lĩnh vực KT sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng,…và hình thức cư trú phân tán trên một diện rộng sang quần cư đô thị - một hình thức cư trú tập trung hơn, trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực KT mang tính chất tập trung cao như sản xuất CN, xây dựng, vận tải, dịch vụ (DV), thương mại, tài chính… Bên cạnh đó, “ĐTH không ngừng làm thay đổi thái độ và cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên, cũng như làm thay đổi lối sống, cách sinh hoạt của chính bản thân con người trong đô thị” (Phạm Thị Xuân Thọ, 2008). Vì vậy, theo cách hiểu rộng hơn, tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh và thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc (trường đại học Khoa học Huế) cho rằng “ĐTH là quá trình phát triển KT - XH để chuyển biến một vùng dân cư không có lối sống đô thị thành vùng dân cư mang thuộc tính XH đô thị. Đó là XH mà người dân chuyển dần từ nông thôn - nông dân - NN sang đô thị - thị dân - công thương” (Nguyễn Văn Mạnh & Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2016). Đây là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc từ nông thôn sang thành thị, từ nền sản xuất NN sang sản xuất phi NN với sự tập trung dân cư cao và diễn ra trong nhiều lĩnh vực: không chỉ là trong sự phân bố dân cư, dân số, cơ cấu KT, kết cấu nghề nghiệp, phân bố lực lượng sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2