intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích hiện trạng phát triển và phân bố các đô thị ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997-2016 và từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển đô thị tỉnh Bình Dương theo hướng bền vững và hiệu quả đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Hương HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Hương HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 26 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý phòng ban Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô cùng những lời động viên của gia đình và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, khoa Địa Lí của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Sở - Ban ngành tỉnh Bình Dương đã chia sẽ kiến thức, cung cấp tài liệu hướng dẫn, cùng với những câu trả lời để giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ ....................... 8 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm đô thị .............................................................................. 8 1.1.2. Phân loại đô thị ............................................................................. 11 1.1.3. Chức năng của đô thị .................................................................... 14 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị......... 16 1.1.5. Vai trò của đô thị trong vùng kinh tế và hệ thống kinh tế - xã hội ..... 20 1.1.6. Đô thị hóa ...................................................................................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 25 1.2.1. Sự phát triển đô thị ở Việt Nam .................................................... 25 1.2.2. Sự phát triển đô thị ở vùng Đông Nam Bộ ................................... 30 Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 33 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG.......... 34 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Bình Dương ........................................................................................... 34 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ....................................................... 34 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................... 36 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 43
  6. 2.2. Hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương ...................... 50 2.2.1. Sự hình thành và phát triển đô thị ................................................. 50 2.2.2. Sự phân bố đô thị .......................................................................... 60 Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 81 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ............................................................................................... 82 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Bình Dương ................................................................................... 82 3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 82 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 83 3.1.3. Định hướng quy hoạch và phát triển phân bố đô thị tỉnh Bình Dương ........................................................................................... 84 3.2. Giải pháp phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương ....................... 96 3.2.1. Các giải pháp quy hoạch phát triển đô thị .................................... 97 3.2.2. Giải pháp cụ thể cho các trọng điểm đầu tư.................................. 97 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 103 KẾT LUẬN .................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TDM Thủ Dầu Một BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu BTB Bắc Trung Bộ DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ GDP Gross Domestic Product HDI Human Development Index KCN Khu công nghiệp TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc TN Tây Nguyên TP Thành phố TX Thị xã USD United States Dollars UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số và tỉ lệ dân số đô thị thế giới thời kì 1970 - 2017 ............ 21 Bảng 1.2. Tỉ lệ dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1990- 2016 ..................... 27 Bảng 1.3. Tỉ lệ dân số đô thị cả nước và các vùng giai đoạn 2005 - 2016 ... 27 Bảng 1.4. Số lượng đô thị và tỉ lệ dân đô thị so với cả nước phân theo các vùng năm 2016 .............................................................................. 28 Bảng 1.5. Số lượng các đô thị phân theo cấp quản lý ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2016 ....................................................... 32 Bảng 2.1. Quy mô dân số Bình Dương giai đoạn 1997-2016 ....................... 43 Bảng 2.2. Tỷ lệ gia tăng dân số vùng Đông Nam Bộ phân theo các tỉnh, thành phố, giai đoạn 2005-2016 ................................................... 43 Bảng 2.3. Tỷ suất di cư thuần vùng Đông Nam Bộ phân theo tỉnh, thành phố giai đoạn 2005 - 2016 ............................................................ 44 Bảng 2.4. Mật độ dân số các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2016 ................................................................... 45 Bảng 2.5. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2016 ................................................................... 46 Bảng 2.6. Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo các khu vực kinh tế của tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2000-2015 ............................................... 48 Bảng 2.7. Đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương năm 1997, 2016 ................. 52 Bảng 2.8. Tổng quy mô dân số, dân số thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016 ....................................... 53 Bảng 2.9. Dân số đô thị và tỉ lệ dân cư đô thị của Bình Dương phân theo các huyện, thị xã, thành phố năm 2016 ........................................ 55 Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2016 ............................................................................................... 56 Bảng 2.11. Diện tích, dân số, tỉ lệ dân thành thị các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Dương năm 2016 ................................................... 62 Bảng 2.12. Đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương phân theo phường, thị trấn, xã 2016.................................................................................. 63
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ dân cư đô thị phân theo các vùng trong cả nước, thời kỳ 2005 - 2015 .......................................................................... 31 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất Bình Dương năm 2015 ............................. 39 Biểu đồ 2.2. Tổng quy mô dân số, dân số thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016 .............................. 53 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ dân cư đô thị của Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ, cả nước giai đoạn 2005 - 2016.................................................. 54
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đô thị là một hình thức quần cư đặc biệt của xã hội loài người. Hệ thống đô thị là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt gắn liền với sự phát triển cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học kỹ thuật. Vì ý nghĩa đó, sự phát triển đô thị cũng là kết quả tất yếu trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Vào thập kỉ 90, số lượng đô thị Việt Nam đạt tới 500 đô thị và cho tới nay số lượng đô thị vẫn tiếp tục tăng. Sự phát triển của đô thị đã thúc đẩy nhanh chóng tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Bên cạnh đó, sự phát triển đô thị cũng mang trong mình những hệ lụy tiêu cực về các vấn đề xã hội như vấn đề nhà ở, gia tăng nạn thất nghiệp, thiếu việc làm ở các đô thị, và ô nhiễm môi trường. Trong xu thế đó, Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước - Đông Nam Bộ, cộng với lợi thế là tiếp giáp thành phố cực phát triển của đất nước - Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.Hồ Chí Minh), đất rộng, người đông, nhiều tiềm năng chưa khai phá sẽ là điểm thu hút lớn đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp, là điều kiện mở rộng các đô thị. Trên thực tế, từ khi được tái thành lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Bình Dương đã không ngừng “trải chiếu hoa” mời gọi các nhà đầu tư khai phá tiềm năng của tỉnh. Với những nỗ lực không ngừng đó, thành quả mà Bình Dương đạt được đó là tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh chóng, là bài học tốt cho nhiều địa phương noi theo. Tuy nhiên, theo xu hướng chung trên thế giới hiện nay thì phát triển nói chung phải hướng tới phát triển bền vững và sự bền vững của phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đang là một trong những vấn đề cần lưu tâm hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhận thức được điều đó, học viên đã chọn đề tài: “Hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương” là đề tài luận văn
  11. 2 học viên nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Địa lí đô thị đã được nghiên cứu rất cụ thể và chi tiết bởi các nhà khoa học phương Tây và châu Âu, các nghiên cứu ấy đều mang ý nghĩa thực tiễn rất cao. Có thể kể đến như thuyết “vị trí trung tâm” của Walter Chistaller, ông nghiên cứu thực tế để minh chứng cho thuyết của ông là vùng Rua của Đức, một vùng có mạng lưới đô thị dày đặc. Thuyết đã giải thích nguyên nhân hình thành đô thị và đưa ra mô hình lý thuyết mạng lưới đô thị 5 cấp được phân bố hợp lý trên không gian dựa vào khả năng cung ứng dịch vụ của các điểm trung tâm. Năm 1939, M.Jefferson đã phát hiện quy luật về quy mô dân số đô thị: đô thị quy mô càng nhỏ thì càng nhiều và quy mô càng lớn thì càng ít. Đặc biệt có sự chênh lệch về quy mô dân số rất nhiều giữa các đô thị hàng đầu so với các đô thị hạng 2, hạng 3. Năm 1961, Berry công bố nghiên cứu của mình về sự phân bố quy mô đô thị, ông đã đưa ra các giai đoạn đô thị hóa và phát triển đô thị (Đỗ Thị Minh Đức, 2005). Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của đất nước thì vấn đề phát triển đô thị ngày càng đóng vai trò đặc biệt, nghiên cứu đô thị cũng ngày càng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có Địa lí học. Hàng loạt các quy hoạch phát triển đô thị, các đề tài trọng điểm về quy hoạch mạng lưới đô thị, phân loại đô thị, các nghị định của chính phủ như: - “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” tại quyết định số 10/1998/QĐTTg trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn toàn quốc và các vùng đặc trưng. - Điều chỉnh quy định về phân cấp và phân loại đô thị trong nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001. - Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án va quyết định công nhận loại đô thị.
  12. 3 Bên cạnh đó đã có nhiều công trình và nhiều tác giả đứng trên góc địa lí học đã nghiên cứu về đô thị như: tác giả Đàm Trung Phường với cuốn sách nổi tiếng về đô thị “Đô thị Việt Nam” (Đàm Trung Phường, 2005) đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam, những đặc trưng chung của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, các nguồn lực tác động đến mạng lưới đô thị Việt Nam... Trong giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, tác giả Lê Thông đã phân tích khái niệm, đặc điểm đô thị của nước ta, quá trình đô thị hóa, sự phát triển và phân bố đô thị của nước ta đến năm 2009 (Lê Thông, Nguyễn Quý Thao, 2012). Trong các đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học, việc phát triển và phân bố đô thị, quá trình đô thị hóa cũng được nhiều học viên lựa chọn và đã bảo vệ thành công, tiêu biểu như: “Vấn đề phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Bắc Ninh” (Nguyễn Ngọc Hoàn, 2009), Đại học Sư phạm Hà Nội; “Sự phát triển và phân bố đô thị ở Vĩnh Phúc” (Nguyễn Thị Mỹ Hằng, 2009), Đại học Sư phạm Hà Nội; “Nghiên cứu mạng lưới đô thị tỉnh Nghệ An” (Lê Thị Lan, 2012), Đại học Sư phạm Hà Nội; “Nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (Trần Ánh Nhật Hưởng, 2014), Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở Bình Dương ngoài các công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài thì vấn đề này đã được đề cập trong hội thảo gần nhất là hội thảo khoa học “Bình Dương - 20 năm phát triển và hội nhập (1997-2017)” vào ngày 26/12/2016 tại trường Đại Học Thủ Dầu Một - Bình Dương với nhiều bài viết khoa học liên quan tới phát triển công nghiệp và phát triển đô thị Bình Dương. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu sâu nào về “Sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương” dưới góc độ Địa lí học. Đề tài tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu và bài viết đã công bố.
  13. 4 3. Mục tiêu, nhiệm vụ 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích hiện trạng phát triển và phân bố các đô thị ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997-2016 và từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển đô thị tỉnh Bình Dương theo hướng bền vững và hiệu quả đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan, đúc kết, chọn lọc từ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển và phân bố các đô thị tỉnh Bình Dương. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương. - Phân tích hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương. - Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển đô thị tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Tập trung đi sâu nghiên cứu sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển đô thị, hiện trạng phát triển đô thị theo các chỉ tiêu đã lựa chọn, sự phân bố mạng lưới đô thị và một số đô thị chính ở tỉnh Bình Dương. - Về mặt lãnh thổ: Nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh và có sự phân hóa đến phạm vi hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã, đồng thời có sự liên hệ với các tỉnh lân cận. - Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi tái thành lập tỉnh Bình Dương (1997) đến năm 2016, định hướng đến năm 2020.
  14. 5 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống Sự phát triển đô thị là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải coi các vấn đề về đô thị như là các phân hệ nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Các phân hệ trong hệ thống có mối quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau và có quan hệ với các hệ thống khác. Luận văn vận dụng quan điểm này để nghiên cứu sự phát triển và phân bố các đô thị tỉnh Bình Dương, đồng thời là đánh giá tác động của sự phát triển và phân bố đô thị này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ Sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương là bộ phận của sự phát triển và phân bố đô thị của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì vậy, khi nghiên cứu về sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương cần phải được đặt trong bối cảnh mối quan hệ phát triển đô thị của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển đô thị tỉnh Bình Dương phải được nghiên cứu trong phạm vi toàn tỉnh với những đặc thù của lãnh thổ về mặt địa lí và định hướng phát triển. Vấn đề phát triển đô thị là vấn đề địa lí kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân của sự phát triển và phân bố đô thị đó với nhau và giữa chúng với các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Do vậy, để có kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học về vấn đề sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương nhất thiết phải sử dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi một hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội đều có quá trình hình thành và phát triển riêng của nó. Trong quá trình nghiên cứu, khi đưa ra những đánh giá,
  15. 6 nhận định cần phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh. Trên quan điểm này, khi nghiên cứu về sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương cần phải nhìn nhận cả một quá trình, từ quá khứ (lấy mốc là năm tái thành lập tỉnh Bình Dương - 1997) cho đến hiện tại để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá và lí giải ở mức độ nhất định cho hiện tại cũng như dự báo, định hướng phát triển trong tương lai, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu vấn đề. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Đích đến cuối cùng của các vấn đề kinh tế - xã hội chính là sự phát triển bền vững. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững phải dựa vào ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội và mội trường. Khi nghiên cứu sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương cần gắn liền với việc giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của mội trường. Có như vậy mới có thể tiến tới sự phát triển và mang tính bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Là phương pháp không thể thiếu để giúp học viên hoàn thành phần nghiên cứu của mình. Trên cơ sở kế thừa những sản phẩm tích lũy của nhiều tác giả đi trước cùng các nguồn số liệu chính thống đa dạng ( Tổng cục thống kê, các thông tin trình bày bằng văn bản, các bản đồ…), học viên sẽ hệ thống hóa, sắp xếp hợp lí, logic, xử lí số liệu để làm nổi bật hướng đi chính của đề tài. 5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập và xử lí theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì bước tiếp theo rất quan trọng đó là phân tích, tổng hợp, so sánh nguồn tư liệu. Học viên sẽ tổng hợp và đối chiếu các nguồn tư liệu thu thập được, phân tích tìm ra logic hợp lí của vấn đề từ các nguồn tư liệu đó để có thể đưa ra các nhận định hoặc kết luận khoa học của đề tài.
  16. 7 5.2.3. Phương pháp thực địa Trên cơ sở đi thực tế các địa bàn tập trung khu công nghiệp và phát triển đô thị của Bình Dương, học viên sẽ có cái nhìn thực tế hơn, chính xác hơn về vấn đề. Từ đó học viên có thể kiểm chứng lại những nhận định trong nghiên cứu luận văn của học viên. 5.2.4. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng cho các nghiên cứu về địa lí học bởi vì khoa học địa lí gắn liền với không gian mà để nghiên cứu không gian địa lí thì không thể tách rời bản đồ. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các bản đồ cần lựa chọn để nghiên cứu có thể kể ra như: bản đồ kinh tế chung, bản đồ công nghiệp bản đồ dân cư… Với phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nghiên cứu mang tính trực quan và toàn diện hơn. 5.2.5. Phương pháp dự báo Bởi vì các sự vật, hiện tượng kinh tế - xã hội đều phát triển có tính quy luật nên dựa vào những nguồn tư liệu thu thập được, trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh và đưa ra những nhận định, đánh giá đề tài còn sử dụng phương pháp dự báo, định hướng cho sự phát triển. 6. Những đóng góp chính của đề tài Đề tài đã đúc kết, bổ sung và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn; làm rõ được những thuận lợi, khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng và nêu được những thành tựu đạt được trong sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương; từ đó đưa ra định hướng giải pháp thiết thực của đề tài. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần tham khảo thì đề tài tập trung vào các chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030.
  17. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm đô thị Một trong những biểu hiện quan trọng của sự phát triển không ngừng xã hội loài người đó chính là sự phát triển nhanh chóng của quần cư thành thị. Như chúng ta thấy, sự phát triển của xã hội loài người là từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phương thức sản xuất thô sơ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên đến phương thức sản xuất hiện đại ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hơn. Quần cư thành thị ra đời trong điều kiện đó, khi mà phương thức sản xuất hiện đại dần xuất hiện trong những quần cư tiện nghi hơn, thuận lợi, tập trụng và ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hơn. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước và các nghiên cứu của các nhà khoa học đứng lập trường khác nhau mà đưa ra các quan điểm về đô thị không hoàn toàn giống nhau: - Theo bách khoa toàn thư của Liên Xô (cũ): “Đô thị là một khu dân cư rộng lớn, dân cư ở đây chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như trong lĩnh vực quản lí khoa học và văn hóa”. - Richtofen (Berlin 1968): “Đô thị là một nhóm tập hợp những người có cuộc sống không dựa vào nông nghiệp mà trước hết dựa vào công nghiệp” và ông cũng cho rằng “người dân đô thị phải dựa trên hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và các nhu cầu về sinh hoạt của họ chủ yếu do bên ngoài cung cấp”. - Theo Yu. G. Xauskin: Đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu cao và dân cư ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. - Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995): Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
  18. 9 Như vậy điểm chung của các quan điểm về đô thị đều định nghĩa đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, dân cư chủ yếu hoạt động trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, đô thị là một phạm trù kinh tế - xã hội rất phức tạp với các tiêu chuẩn phân chia riêng và mối quan hệ đan xen về cấu trúc của các điểm dân cư đô thị dựa trên cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại, dịch vụ. Khi nghiên cứu về đô thị trên lập trường địa lí học, trước hết chúng ta cần nghiên cứu về quá trình phát sinh, phát triển, phân bố đô thị, nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và một số vấn đề liên quan khác của đô thị như môi trường đô thị, kinh tế đô thị… Và vì vậy có thể hiểu rằng: “đô thị là không gian sống của con người, là nơi tập trung dân cư đông đúc, gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định” (Nguyễn Minh Tuệ, 2005). Trên thế giới có rất nhiều những thuật ngữ khác nhau chỉ đô thị như: urban, city, town… để chỉ các khu định cư hạt nhân, có tính chất đa chức năng. Trong Tiếng Việt các từ để chỉ khái niệm đô thị là: đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ…Các từ đó đều có 2 thành tố với một bên là chức năng hành chính với đô, thành, trấn, xã và một bên là chức năng trao đổi kinh tế với thị, phố. Như vậy trong nghĩa tiếng Việt, đô thị vừa có chức năng hành chính lẫn chức năng kinh tế. Văn bản có thể xem là văn bản đầu tiên liên quan đến đô thị là quyết định số 132-HĐBT ngày 05/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị. Theo đó, đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố: 1) Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định. 2) Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn). 3) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động;
  19. 10 là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. 4) Có cơ sở vật chất kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. 5) Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. Sau khi quyết định 132-HĐBT ban hành được 6 tháng, Bộ Xây Dựng ban hành thông tư liên bộ số 31/TTLB ngày 20/11/1990 của chính phủ, giải thích cụ thể các thuật ngữ được sử dụng trong Quyết định trên. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. - Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp, khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội .v.v... - Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành, khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: Công nghiệp cảng, du lịch - nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông… Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng tỉnh có thể cũng là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Do đó, việc xác định một trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. - Lãnh thổ đô thị gồm: Nội thành hoặc nội thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: Quận và Phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: Huyện và Xã. - Lao động phi nông nghiệp bao gồm: Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lao động xây dựng cơ bản; lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng; lao động thương nghiệp, dịch vụ - du lịch; lao động trong
  20. 11 các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, phục vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, và các lao động khác ngoài khu vực sản xuất nông nghiệp. - Cơ sở hạ tầng đô thị gồm: hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử lý phân rác, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục, thể thao, công viên, cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác) (Thông tư liên bộ số 31/TT-LB, 20/11/1990). Theo thời gian, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị Việt Nam Nhà nước đã ban hành các nghị định mới, đặc biệt Nghị định số 42/2009/NĐ- CP ngày 07/05/2009 và thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 được ban hành để giải thích rõ một số nội dung trong nghị định trên, trong đó có định nghĩa mang tính tổng hợp về đô thị và định nghĩa này không còn lượng hóa các tiêu chuẩn nữa : “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”. Như vậy, khái niệm về đô thị của Nhà nước Việt Nam không bất biến mà thay đổi theo thời gian. Tuy vậy, nội hàm của đô thị luôn đủ với hai thành tố trong cấu trúc của nó, cùng với các yếu tố cơ bản là dân số, mật đô, tỉ lệ lao động và đặt đô thị trong định hướng phát triển bền vững trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 1.1.2. Phân loại đô thị  Các cách phân loại đô thị Để dễ dàng cho việc đánh giá một cách khoa học vai trò, vị trí của các đô thị, chúng ta cần sắp xếp một cách hợp lý các đô thị ở các mức độ khác nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0