intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Israel - Mô hình quốc gia khởi nghiệp và kinh nghiệm với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

36
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về quốc gia khởi nghiệp, luận văn phân tích những thành công mô hình quốc gia khởi nghiệp của Israel, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm mang tính định hướng cho mô hình quốc gia khởi nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Israel - Mô hình quốc gia khởi nghiệp và kinh nghiệm với Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THI MAI LINH ISRAEL - MÔ HÌNH QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM Ngành: Địa lí học Mã ngành: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƯ VÂN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủvới độ tin cậy cao và được kiểm tra bằng TURNITIN với điểm 14%. Thái Nguyên, 17 / 04/ 2019 Tác giả Nguyễn Thị Mai Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Vũ Như Vân cán bộ hướng dẫn. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới BGH Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. Cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí, phòng Đào tạo đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... iv Danh mục các bảng, hình .................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu .................................................... 2 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3 4. Khái quát lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................. 7 5. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 10 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 10 7. Từ khóa .......................................................................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN............................................ 11 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 11 1.1.1. Khởi nghiệp và đặc điểm của khởi nghiệp .............................................. 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 13 1.2.1. Nội hàm khái niệm Quốc gia khởi nghiệp ............................................... 13 1.2.2. Cấu thành của một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo gồm một số thành phần cơ bản là: ......................................................................................... 14 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu khởi nghiệp ................................................................. 15 1.3. Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu ..................................................... 16 1.3.1. Tính đặc thù trong nghiên cứu một vấn đề xã hội ................................... 16 1.3.2. Tiếp cận kép trong nghiên cứu ................................................................ 18 1.4. Nghiên cứu MHQGKN trong điều kiện CMCN 4.0 .................................. 19 1.4.1. Mô hình / Khung nhận thức ..................................................................... 19 1.4.2. Hành động chuyển đổi trong tư duy ........................................................ 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. 1.4.3. Hành động cụ thể ..................................................................................... 24 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 26 Chương 2: NHẬN DẠNG MÔ HÌNH QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP ISRAEL ............................................................................................................ 27 2.1. Khái quát về lãnh thổ và môi trường địa lí ISRAEL .................................. 27 2.2. Dân cư -xã hội ............................................................................................ 30 2.2.1. Dân cư ...................................................................................................... 30 2.2.2. Người Israel - từ góc nhìn tâm thức ........................................................ 34 2.2.3. Israel - từ góc nhìn lịch sử - dân tộc học ................................................. 36 2.2.4. Sự phát triển kinh tế thần kì: Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm quốc gia khởi nghiệp Israel................................................................................ 41 2.3. Chiến lược vận dụng kinh nghiệp khởi nghiệp trong điều kiện Việt Nam....... 49 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 52 Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ .................................... 54 3.1. Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ..................... 54 3.2. Tạo lập môi trường sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam .............................. 58 3.3. Lựa chọn Mô hình quốc gia khởi nghiệp ................................................... 61 3.3.1. Mô hình khởi nghiệp Tinh gọn ................................................................ 61 3.3.2. Tái định nghĩa Quốc gia khởi nghiệp Việt Nam ..................................... 64 3.4. Một số giải pháp xây dựng hình ảnh của QGKN Việt Nam ...................... 67 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 69 KẾT LUẬN....................................................................................................... 70 TÀI LỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ AI : Trí tuệ nhân tạo BigData : Dữ liệu lớn BigChain : Chuỗi số lớn / Sổ cái CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CN 4.0 : Công nghiệp hóa lần thứ tư CI : Chỉ số năng lực sáng tạo IoT : Internet kết nối vạn vật ICT : Công nghệ thông tin ID : Định danh IIC : Chỉ số sáng tạo MHQGKN : Mô hình quốc gia khởi nghiệp WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 2.1. Phân tích SWOT Israel / Việt Nam ............................................................. 50 Bảng 3.1. Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam 2017 .................................56 Hình: Hình 1.1. Đặc điểm của hoạt động khởi nghiệp .......................................................... 13 Hình 3.1. Tình hình khởi nghiệp ở viêt nam................................................................ 54 Hình 3.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam 2017 ..................................................55 Hình 3.3. Các bước khởi nghiệp: Xây dựng / Đo lường / Đúc kết .............................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Câu chuyện phát triển kinh tế thần kì của Israel với “Mô hình quốc gia khởi nghiệp” (MHQGKN) đang lan tỏa mạnh mẽ và truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam. Phía Israel cũng trực tiếp tham vấn cho nhiều chiến dịch về khởi nghiệp cho Việt Nam. Israel đã và đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, với các đơn vị hỗ trợ vườn ươm khởi nghiệp và cả trực tiếp với các startup Việt Nam bằng nhiều hình thức và đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo đó, một số những chuyên gia hàng đầu của Israel về khởi nghiệp sang Việt Nam tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho các đơn vị liên quan. Mới đây nhất, Đại sứ quán Israel và các chuyên gia hưởng ứng tích cực trong sự kiện SURF - sự kiện khởi nghiệp lớn nhất của miền Trung tại Đà Nẵng. Ngoài ra, Israel cũng đã tham gia và đồng tổ chức các hội thảo liên chính phủ hoặc quốc tế về chính sách khởi nghiệp, rồi phải kể đến các cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp thường niên, khi người chiến thắng sẽ được mời sang Israel để gặp gỡ, giao lưu với các startup trẻ khắp thế giới cũng như tham quan, tiếp xúc với các đơn vị khởi nghiệp tiêu biểu của Israel. Việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp không phải là một việc đơn giản có thể làm trong một sớm một chiều, đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn từ phía Chính phủ cũng như các doanh nghiệp. Israel cũng vậy, để xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động ngay từ những năm 90. Câu chuyện về ứng dụng tìm đường nổi tiếng Waze (được Google mua lại cách đây 3 năm với giá hơn 1 tỷ USD) là một hình mẫu tiêu biểu về tinh thần khởi nghiệp của Israel. Đây là ứng dụng được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp. Một yếu tố thành công khác nằm ở tính cách của người Israel. Người Israel không sợ thất bại, họ sẵn sàng chấp nhận thất bại bởi họ nghĩ đấy là cơ hội để học hỏi, rút ra bài học; công ti này đã từng 3 lần thất bại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. Nền kinh tế thần kì của Israel là MHQGKN, theo nghĩa tấm gương và kinh nghiệm, đồng thời là là nguồn cổ vũ lớn đối với Việt Nam. Theo MHQGKN Israel, Việt Nam cần lựa chọn thông minh - tiếp cận sáng tạo trong xây dựng MHQGKN cho riêng mình. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thị trường lao động một cách sáng tạo và khác biệt. Cảm hứng trước sự thần kì của đất nước Israel, chúng tôi đã thực hiện luận văn thạc sĩ Địa lí học với đề tài: "ISRAEL - MÔ HÌNH QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về quốc gia khởi nghiệp, phân tích những thành công mô hình quốc gia khởi nghiệp của Israel, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm mang tính định hướng cho mô hình quốc gia khởi nghiệp Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp. - Phân tích các bài học về Israel như là một mô hình quốc gia khởi nghiệp tiên phong. - Phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức nhằm làm rõ định hướng quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam. 2.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh nguồn tài nguyên và nhân lực khiến một quốc gia nhỏ bé nghèo nàn trở thành nền kinh tế hùng hậu trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. - Về phạm vi: Đề tài nghiên cứu lãnh thổ trên phạm vi Israel và quốc gia Việt Nam. Sự nghiên cứu còn mở rộng trong phạm vi nhóm các quốc gia thành công trên con đường khởi nghiệp. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1948 đối với Israel và Việt Nam từ năm 1910 tầm nhìn đến năm 2025. 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1. Quan điểm 3.1.1. Quan điểm không gian - lãnh thổ Việc nghiên cứu các hiện tượng địa lí lãnh thổ sẽ giúp lí giải được câu hỏi: “Tại sao lại thành công?” Khi nghiên cứu địa lí học nói chung và đi sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể ở mỗi quốc gia quan điểm lãnh thổ được coi là yếu tố quan trọng. Vận dụng quan điểm trong nghiên cứu MHQGKN nhằm đánh giá tác động, cơ hội của việc vận dụng các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội theo thời gian và không gian. Từ sự khác biệt về các điều kiện trong bài học thành công của các quốc gia cụ thể ở đây là Israel, chúng ta rút ra được các bài học kinh nghiệm trong phát triển đất nước. 3.1.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống Tính hệ thống thể trong sự đồng bộ trong hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính hợp lí, logic của đề tài, được phân bổ theo cấu trúc ngang / dọc và theo các cơ chế vận hành, cũng tức là theo chiều thuận / nghịch (kích hoạt / phản hồi) các dòng chảy thông tin. Theo quan điểm trên, Israel là một đơn vị độc lập, một hệ thống tự nhiên - kinh tế xã hội nằm trong hệ thống cấp cao hơn là các quốc gia khởi nghiệp thành công. Các ngành kinh tế theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp chúng cũng tồn tại trong mối quan hệ trong toàn bộ hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và con người; đất nước với thế giới bên ngoài, đặc biệt là trong môi trường địa kinh tế / địa chính trị vùng Trung Đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình kinh tế - xã hội luôn tồn tại, vận động, biến đổi và phát triển trong không gian - thời gian. Nền kinh tế của Israel là một mình chứng trong sự bứt phá về kinh tế kéo theo cả chính trị - giáo dục - xã hội trên khó khăn bất ổn về mọi mặt trong điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội. Việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu quốc gia khởi nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp và dự báo tương lai. 3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là xu hướng chung, tất yếu của toàn thế giới trong mọi kế hoạch, chương trình, mọi dự án, mọi chiến lược phát triển... Các ngành kinh tế không khói được mọi quốc gia đầu tư phát triển đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào không làm ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái. Do đó, đầu tư phát triển các mô hình khởi nghiệp không chỉ tạo nên sự vững mạnh trong kinh tế, đa dạng ngành nghề mà còn bảo vệ môi trường bền vững. Cụ thể: - Kinh tế: Tốc độ cao và tăng tưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại bậc nhất của Israel. - Xã hội: An ninh lương thực, việc làm với nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác phát triển. - Môi trường: Bảo vệ tài nguyên chống suy thái và ô nhiễm môi trường. Quán triệt quan điểm này trong nghiên cứu Quốc gia khởi nghiệp Israel cần đánh giá thành quả kinh tế - xã hội Israel, đồng thời cũng đề ra giải pháp đồng bộ và toàn diện để khai thác tiềm lực hiệu quả và bền vững. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích các nguồn thông tin tư liệu Mặc dù khái niệm MHQGKN quá mới mẻ đối với Việt Nam. Điều này về cơ bản là đúng do tác động của hai ấn phẩm "Quốc gia khổi nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kì của Israel" (The story of Israel's economic Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. miracle) của Dan Sejnor & Saul Singer do Trí Vương dịch, NXB Thế giới, 2015 và Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. (The Fourth Industrial Revolution) của Klaus Schwab (2016). Bộ Ngoại giao Việt Nam dịch và hiệu đính, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016. Đề tài cần được thực hiện trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu khác nhau, đặc biệt từ nguồn tài liệu truy cập trên mạng internet và nguồn tài liệu xuất bản đang phổ biến được bán rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đó là một quá trình chuyển đổi kinh nghiệm, đòi hỏi tính kế thừa và sự tích lũy. Phương pháp thu thập là vô cùng cần thiết để đánh giá vấn đề. Từ nguồn thông tin thứ cấp từ các cơ quan nhà nước, các tài liệu và báo cáo của cơ quan chức năng, các công trình nghiên cứu đã công bố, các số liệu mới cập nhật. Từ đó, có thể đánh giá đúng thực trạng phát triển Quốc gia Israel đồng thời có nhận định, dự báo cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. 3.2.2. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp có hiệu quả quan trọng và cần thiết đối với việc xử lí các tài liệu, số liệu đã thu thập được. Các tài liệu được tổng hợp lại, phân tích, so sánh, đối chiếu để biến chúng thành số liệu đã được thống kê thành một hệ thống tài liệu sử lí đúng đắn mang tính công trình nghiên cứu khoa học về Quốc gia khởi nghiệp Israel trong việc phân tích, so sánh, đối chiếu với Việt Nam để thấy được những thay đổi, đặc điểm chung và riêng biệt nhằm đưa ra những đánh giá đúng đắn cho MHQGKN của Việt Nam. 3.2.3. Phương pháp đồ họa Các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các biểu đồ, bản đồ với ý nghĩa là những thông tin mới và phản ánh đúng đắn các kết quả đã nghiên cứu được. Biểu đồ sử dụng để thể hiện quy mô, cơ cấu, quá trình, động lực theo cả hai chiều không gian và thời gian, dễ hiểu, hấp dẫn hơn. Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến xây dựng bản đồ số và phát triểm mạng 5G sẽ hứa hẹn đem lại cơ hội mới cho việc đổi mới phương pháp nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. cứu truyền thống của Điạ lí học. Địa lí bắt đầu từ bản đồ truyền thống (mặt phẳng hai chiều: 2.0 / không gian 3 chiều: 3.0) chuyển sang bản đố số hoá trên cơ sở nhúng vô vàn số liệu trong sử dụng phương pháp điện toán đám mây để tích hợp để khai thác các công cụ AI / (IoT) / BigData... 3.2.4. Phương pháp phân tích chỉ số khởi nghiệp Việc nghiên cứu định lượng hóa vừa là đòi hỏi bắt buộc nhằm phục vụ nhiệm vụ thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển quốc gia khởi nghiệp. Tuy khá trừu tượng, nhưng nhờ những nghiên cứu công phu của VCCI, vấn đề này đã được giải quyết dưa trên cơ sớ các báo cáo Chỉ số khởi nghiệp của VCCI xuất bản trong các năm gần đây dưới dạng ấn phẩm (2014 - 2018) và trực tuyến (online). Đồ họa các vùng lối lõm của các chỉ số khởi nghiệp là cở sở đề chí định các hương hành động sáng tạo và sự khác biệt. 3.2.5. Phương pháp phân tích SWOT Phương pháp phân tích SWOT (phân tích các mặt mạnh / yếu, cơ hội / thách thức) là một công cụ đem lại hiệu quả trong ngiên cứu vận dụng các bài học kinh nghiệm từ MHQGKN Israel với mục đích cuối cùng là hoạch định chiến lược, chính sách và giải pháp xây dựng quốc gia khởi nghiệp ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng phương pháp SWOT cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm xác định ưu tiên các hai cặp mạnh - yếu / cơ hội - thách thức trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Nhiều khái niệm mới cần được làm rõ trước khi đi vào phân tích chiến lược, trong đó ưu tiên hàng đầu là làm sáng tỏ sự chuyển đôi mô hình tư duy về StartUp Nation. Điều đó có nghĩa là việc học tập vận dụng kinh nghiệp, về bản chất, là sự chuyển đổi bài học kinh nghiệp khởi nghiệp của Israel sang hành động khởi nghiệp trong điều kiện Việt Nam với đòi hỏi cao hơn về sự sáng tạo và khác biệt trên cơ sở phân tích sự tương đồng và khác biệt hoàn cảnh lịch sử, địa lí và con người hai nước Israel và Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4. Khái quát lịch sử nghiên cứu đề tài Israel là một MHQGKN rất phù hợp với các quốc gia có điều kiện địa lí, lịch sử, tự nhiên - xã hội phức tạp, nhất là trong điều kiện xung đột tôn giáo và lợi ích của các thể lực bên ngoài. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp những nguồn tư liệu thông tin có độ tin cậy cao. Đó là: Dan Senor & Saul Singer (2016). Quôc gia khởi nghiệp, Câu chuyện về nền kinh tế thần kì của Israel, Trí Vương Dịch, NXB Thế giới, 2015.[81] / Nguyễn Hiến Lê (2018). Bài học Israel - Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới. NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018. [13] / ISRAEL (2002). Trinh Duy Hòa biên dịch. NXB Tuổi trẻ, Tp HCM, 2002. [10] / Sloma Shoham (2018). Israel đã kiến tạo tương lai thế nào ? Biên dịch Trần Thảo Nam, Nxb Thế giới. Hà Nội. [16]. Trong số các tài liệu về đề tài Quốc gia khởi nghiệp, là ấn phẩm "Star-up Nation: The story of Istrael 's economic miracle" của Dan Senor & Singer. Tại ấn phẩm này, chúng tôi cho rằng, như lời giới thiệu của Nhà Xuất bản tại lần tái bản năm 2018. Ấn tượng nhất về ấn phẩm này là nội dung đoạn comment của một độc giả trên mạng internet: "Cuốn sách cho thấy sự quan sát sâu sắc đối với sự phát triển của Israel, không chỉ từ triển vọng phát triển công nghệ, mà quan trọng hơn là từ một triển vọng tiến hóa lịch sử, lời kể từ các nhà văn là thú vị nhưng hấp dẫn. Tôi đặc biệt thích phong cách - nhà văn cho thấy ý kiến từ các nhân vật chủ chốt khác nhau từ các cuộc phỏng vấn. Điều này cho biết người viết có kinh nghiệm như thế nào và giới thiệu mạng xã hội rộng lớn của mình, cả hai điều này đều thêm uy tín cho cuốn sách. Từ cuốn sách, tôi đã học được rất nhiều về lịch sử của người Israel (mà tôi không biết trước khi đọc, hoặc không phải ở dạng cấu trúc như vậy) và quan trọng hơn là các nền văn hóa tinh tế trong cuộc sống hàng ngày của người Israel và đó là văn hóa + lịch sử làm nên Israel bây giờ. Nó rất giống với sự phát triển của Thung lũng Silicon - văn hóa và lịch sử. Tôi đặc biệt giới thiệu cuốn sách này cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu Israel nhiều hơn, về văn hóa và quá khứ tiến hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. Khía cạnh nhỏ của cuốn sách là nó không đề cập nhiều đến niềm tin của người dân khu vực đối với cuộc sống của người Israel, như niềm tin sống trong máu của họ. Sẽ thật tuyệt khi có phần thông tin này được bao phủ rộng rãi hơn ... "[8]. Về đề tài đất nước Israel còn một số ấn phẩm rất đấng quan tâm. Đó là: Ari Shavit (1018) Miền Đất Hứa Của Tôi - Khải Hoàn Và Bi Kịch Của Israel (Tái Bản 2018). Biên dịch Kiều Thi Thu Hương / Võ minh Tuấn, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018. [1] / Alon Gratch (2018). Tâm Thức Israel. NXB Lao Động, 2016 [2] / 4. ISRAEL (2002). Trinh Duy Hòa biên dịch. NXB Tuổi trẻ, Tp HCM, 2006 [4] / Karen Amstrong ()2019). / Hành trình 4.000 năm Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Biên dịch : Nguyễn Minh Quang [5] / Maristella Botticini, Zvi Eckstein (2018) . Tâm Thức Israel. NXB Lao Động, Hà Nội, 2018. [7] / 8. Sloma Shoham (2018). Israel đã kiến tạo tương lai thế nào? Biên dịch Trần Thảo Nam, Nxb Thế giới. Hà Nội. [8] / 9. Thomas Friedman (2018) [9] / Từ Beirut Đến Jerusalem (Tái Bản 2018. Biên dịch Đăng LY, NXB Thế giới [9]. May mắn thay cho nghiên cứu đề tái này là ấn phẩm Nguyễn Hiến Lê (2018) "Bài học Israel - Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới". NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018, của tác giả Việt Nam Nguyễn Hiến Lê, một nhà viết sử thế giới nổi tiêng. Tại ấn phẩm này, đúng như lời giới thiệu của NXB sự thành lập quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậu các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hắt hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chính vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kì ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nửa triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rập, chống cả với đế quốc Anh, lập lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lập, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. Cũng trong mảng đề tài về quốc gia Khởi nghiệp của Israel, cùng với đề tài nói trên, còn có con hai ấn phẩm rất có giá trị về đất nước Israel của Đặng Hoàng Xa (2018), Câu Chuyện Do Thái - Lịch Sử Thăng Trầm Của Một Dân Tộc. (Tái Bản 2018), NXB Hồng Đức, 2018 và (2019) / Dân Tộc Được Chúa Chọn (tái bản đổi tên từ sách Số Ít Được Lựa Chọn). NXB Hồng Đức, 2018. Đáng chú ý trong hai ấn phẩm trên là Câu Chuyện Do Thái - Lịch Sử Thăng Trầm Của Một Dân Tộc (Tái Bản 2018). Tác giả Đặng Hoàng Xa đã phân tích sâu sắc một trong những vấn đề cốt lõi về nguồn gốc lịch sử của đất nước Israel. Tác giả giải thích: "Tại sao Issrael ngày nay lại là một điểm “nóng” tại Trung Đông và là tâm điểm chú ý của toàn thế giới , cả về những xung đột đầy bạo lực cũng như những thành tựu về kinh tế, văn hóa và con người đến ngạc nhiên như thế?..."[29]. Với một cuốn khảo cứu chưa đầy 300 trang dưới tiêu đề “Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc”, tác giả Đặng Hoàng Xa "... đã vẽ nên một bức tranh lịch sử sống động trải dài qua 4000 năm đầy bi thương, nhưng cũng đầy quả cảm của dân tộc Do Thái. Với óc quan sát tinh tế, cộng với tư duy logic của người làm khoa học, tác giả Đặng Hoàng Xa đã đưa ra cách nhìn đa chiều về các yếu tố tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử và có những lý giải khá thuyết phục về câu chuyện thành công của người Do Thái cũng như quá trình hình thành và xây dựng đất nước của Nhà nước Israel hiện đại ngày nay. Tuy câu chuyện là của người Do Thái và Nhà nước Israel, nhưng qua đây chúng ta cũng thấy có nhiều nét tương đồng về tinh thuần bất khuất, không chịu lùi bước trước gian khó của người Việt và người Do Thái. Cái còn lại là câu hỏi còn bỏ ngỏ cho bạn đọc là liệu chúng ta có thể học gì để thành công trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước như người Do Thái?”..." [28]. Trong giảng dạy và nghiên cứu Địa lí trong nhà trường Việt Nam, đề tài về đất nước Israel thu hút sựu quan tâm đáng kể, tiêu biêu trong số ấn phẩm được sử dụng rộng rãi là giáo trình của Ông Thị Đan Thanh (2015). Địa lí Kinh tế - xã hội thế giới. NXB ĐHSP, Hà Nội, 2015 [20]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. Một nguồn tư liệu thông tin phong phú có thể sử dụng để nghiên cứu đối chiếu đó là Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2014. NXB của VICCI [24] và nhiều ấn phẩm tại các WEBSITE : https:// www.chinhphu.org,vn/Hội thảo quốc tế về Khởi nghiệp quốc gia.../ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 / Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam (VCCI) các năm 2014, 2015, 2016, 2017/... Việt Nam có nhiều tiềm năng về khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo 6/2018 / Quan hệ Việt Nam - Israel [30]. 5. Những đóng góp của đề tài Đánh giá được các nhân tố tác động làm thay đổi nền kinh tế Israel từ một quốc gia nghèo nàn, trở thành một nước có nền kinh tế phát triển mạnh với hàm lượng tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế Viêt Nam trên con đường học tập để trở thành một quốc gia khởi nghiệp thành công. Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng thành công của Israel với Việt nam từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp khởi nghiệp ở Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Nhận dạng Mô hình quốc gia khởi nghiệp Israel Chương 3: Xây dựng MHQGKN Việt Nam: Định hướng và giải pháp đột phá 7. Từ khóa Israel / Mô hình quốc gia khởi nghiệp Israel / MHQGKN Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 1.1. Cơ sở lí luận Vấn đề quốc gia khởi nghiệp ở Việt Nam là rất mới mẻ, đòi hỏi phải trải nghiệm và ý chí quyết tâm chiến lược rất cao. 1.1.1. Khởi nghiệp và đặc điểm của khởi nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm về khởi sự doanh nghiệp “Khởi sự doanh nghiệp” thường được dùng ngắn gọn với hai từ “Khởi nghiệp”, đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự công việc kinh doanh. Đối với giới học thuật, “Khởi nghiệp là quá trình một cá nhân hay nhóm tìm kiếm và theo đuổi một cơ hội kinh doanh” hoặc đó là “quá trình sáng tạo ra giá trị bằng cách huy động các nguồn lực để tận dụng cơ hội” hoặc đó là “quá trình biến các ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực” [24]. 1.1.1.2. Khái niệm về nhà khởi nghiệp Định nghĩa về nhà khởi nghiệp / khởi sự một doanh nghiệp (entrepreneur) thường được hiểu với ý nghĩa là người sáng tạo hay khởi sự một doanh nghiệp mới. Trên thực tế, nhà khởi nghiệp được áp dụng để chỉ cả những người làm chủ hay điều hành doanh nghiệp. “... Nhà khởi sự doanh nghiệp là những người (chủ doanh nghiệp) tìm tòi tạo ra giá trị bao gồm “tạo ra và khai thác sản phẩm, quá trình hoặc thị trường mới”; hay “nhà khởi nghiệp là những người có kiểm soát trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp bởi sự sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần đáng kể cổ phần của doanh nghiệp” [24]. 1.1.2.3. Khái niệm về tinh thần khởi nghiệp Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới. Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng “... tinh thần doanh nhân khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việc biến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi”. Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới” [30]. Các yếu tố cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp là: Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh; thái độ chấp nhận rủi ro; và ý tưởng đổi mới - sáng tạo. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp là : "... (i) Có hoài bão và khát vọng kinh doanh; (ii) Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; (iii) Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; (iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề; (v) Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; và vi) Có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.." [6]. Từ đó, có thể thấy động cơ chủ đạo của người khởi nghiệp trước hết là muốn khẳng định bản thân và sau đó là muốn đóng góp cho xã hội, còn động cơ vì tiền, vì sự giàu có chỉ là thứ yếu. 1.1.2.4. Xu thế khởi nghiệp Khởi nghiệp là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với nhiều người, khởi nghiệp được hiểu đơn giản là theo đuổi những quyết định mạo hiểm trong tương lai. Thực ra khởi nghiệp là: "... quá trình không thể thiếu trong kinh doanh nhưng do tính chất rủi ro nên không phải DN nào khởi nghiệp cũng thành công. " [9]. Tại Việt Nam, quan điểm phổ biến nhất cho rằng, khởi nghiệp là sự bắt đầu của một nghề nghiệp và tạo nền tảng cho một sự nghiệp. Theo quan điểm mới nhất được trình bày tại Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: “Khởi nghiệp được coi là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, gồm quá trình thành lập và vận hành DN trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. Các hoạt động khởi nghiệp đều tiềm ẩn rủi ro và thực tế chỉ ra rằng, không phải tất cả các hoạt động khởi nghiệp đều thành công. Do đó, trước khi tập trung vào việc làm cách nào để khởi nghiệp, cần chắc chắn rằng, đã nắm bắt được tất cả các đặc điểm của hoạt động khởi nghiệp. Hình 1.1. Đặc điểm của hoạt động khởi nghiệp Nguồn: [30 (i)] 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nội hàm khái niệm Quốc gia khởi nghiệp Khởi nghiệp - theo định nghĩa phổ quát nhất - "... đó là giai đoạn sớm nhất trong vòng đời của mỗi doanh nghiệp khi người sáng lập ra nó hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình". Theo Neil Blumenthal - CEO của Công ty Warby Parker thì “... một doanh nghiệp khởi nghiệp là một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động để giải quyết một vấn đề còn chưa rõ ràng và thành công thì không được đảm bảo”. Không chỉ giới hạn ở khu vực công nghiệp, khái niệm khởi nghiệp được mở rông thành khái niệm quốc gia khởi nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2