intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm dân số, nguồn lao động, phân tích/ đánh giá đặc điểm dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017;Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÂM THỊ THẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÂM THỊ THẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2017 Ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã số: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Quỳnh Phương THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Sản phẩm nghiên cứu là quá trình tích lũy tri thức, nghiên cứu khoa học, không sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào. Những trích dẫn tài liệu có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng từ các tài liệu, tạp chí, công trình đã nghiên cứu, đã công bố hoặc đã được xuất bản. Thành tựu, những đóng góp của Luận văn xuất phát từ những cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn trong quá trình học tập. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Học viên Lâm Thị Thảo i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Dương Quỳnh Phương đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành đoàn thể tỉnh Thái Nguyên; UBND thành phố Thái Nguyên; Phòng thống kê, Sở kế hoạch đầu tư… đã cung cấp số liệu thực tế cũng như những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Lâm Thị Thảo ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ ...................................................................................... 4 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 6. Những đóng góp chính của luận văn .............................................................. 7 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 NỘI DUNG .......................................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG .......9 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm dân số ....................................................................................... 9 1.1.2. Quy mô dân số ........................................................................................... 9 1.1.3. Các thước đo dân số ................................................................................ 10 1.1.4. Cơ cấu dân số........................................................................................... 13 1.1.5.Nguồn lao động ........................................................................................ 19 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động ........................... 21 1.1.7. Các nhân tố khác...................................................................................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 26 1.2.1. Khái quát về đặc điểm dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ..... 26 iii
  6. 1.2.2. Khái quát về đặc điểm nguồn lao động ................................................... 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33 Chương 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2017 ................................................................................................................. 34 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 34 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2017 ............................................................................ 36 2.2.1. Các yếu tố tự nhiên .................................................................................. 36 2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội ....................................................................... 39 2.3. Đặc điểm dân số của tỉnh Thái Nguyên...................................................... 44 2.3.1. Quy mô dân số và gia tăng dân số ........................................................... 44 2.3.2. Cơ cấu dân số........................................................................................... 49 2.3.3. Chất lượng dân số .................................................................................... 54 2.3.4. Phân bố dân cư......................................................................................... 57 2.3.5. Thành phần dân tộc.................................................................................. 60 2.4. Đặc điểm về nguồn lao động của tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2009-2017 .... 62 2.4.1. Số lượng nguồn lao động......................................................................... 62 2.4.2. Chất lượng nguồn lao động ..................................................................... 66 2.4.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên..... 69 2.5. Sự tác động của dân số và nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.............................................................................. 70 2.5.1. Tác động đến sự phát triển kinh tế .......................................................... 70 2.5.2. Tác động đến các vấn đề xã hội............................................................... 71 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 74 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN ................ 75 3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp ..................................................................... 75 iv
  7. 3.1.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới ........................................................................................................ 75 3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ..... 75 3.1.3. Quan điểm, định hướng phát triển dân số, nâng cao chất lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn 2030 .............................. 78 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 82 3.2.1. Giải pháp về chính sách và tổ chức quản lý ............................................ 82 3.2.2. Giải pháp hoạt động truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số và nguồn lao động................................................. 85 3.2.3. Xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần.................................. 86 3.2.4. Tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số ................................................................................................................. 87 3.2.5. Đẩy mạnh công tác giáo dục nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ nâng cao chất lượng dân số. .............................................................................. 88 3.2.6. Chủ động hội nhập nâng cao chất lượng nguồn lao động ....................... 88 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 91 1. Kết luận .......................................................................................................... 91 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CBR : Tỉ suất sinh thô CDR : Tỉ suất tử thô OR : Tỉ suất suất cư IR : Tỉ suất nhập cư DS- KHHGĐ : Dân số- Kế hoạch hóa gia đình NMR : Tỉ suất di cư thuần túy PGR : Tỉ suất gia tăng dân số SR : Tỉ số giới tính SKSS : Sức khỏe sinh sản TDMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng tỉ suất sinh chia theo vùng kinh tế - xã hội, thời kỳ 2009 - 2017 ................................................................................................. 27 Bảng 1.2. Phân bố dân số của các tỉnh TDMNBB năm 2017 ........................... 29 Bảng 1.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng TDMNBB phân theo địa phương ............................................................................... 30 Bảng 1.4. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số các tỉnh TDMNBB................................................................................. 31 Bảng 1.5. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương .............................................. 32 Bảng 2.1.GDP và GDP/người tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017 ........... 39 Bảng 2.2: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2009- 2017 .......... 40 Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo huyện/ thành phố/ thị xã ..................... 45 Bảng 2.4. Quy mô hộ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2017 ...................... 47 Bảng 2.5. Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái Nguyên .................... 48 Bảng 2.6. Cơ cấu dân số theo giới tính tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010- 2017 ................................................................................................. 49 Bảng 2.7.Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên ............................. 50 Bảng 2.8. Tỉ số dân số phụ thuộc tỉnh Thái Nguyên (2009- 2017) ................... 50 Bảng 2.9. Nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017 ................ 51 Bảng 2.10. Các dân tộc có số dân đông của tỉnh Thái Nguyên ......................... 52 Bảng 2.11. Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên so với khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2017 ...................................... 54 Bảng 2.12. Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh phân theo giới tính ........................ 55 Bảng 2.13. Tỉ lệ dân từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính và thành thị, nông thôn ................................................................................... 56 Bảng 2.14. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên ............................ 57 v
  10. Bảng 2.15. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 phân theo huyện/thành phố/thị xã .................................................................... 58 Bảng 2.16. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo khu vực kinh tế ................................................................................ 63 Bảng 2.17. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế ........................................................................... 64 Bảng 2.18. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ..................................................................... 65 Bảng 2.19. Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính .............................. 65 Bảng 2.20. Số lao động được tạo việc làm trong năm ...................................... 65 Bảng 2.21. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn ..................... 67 Bảng 2.22. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo giới tính, thành thị, nông thôn ......................................................................... 68 Bảng 2.23.Thu nhập bình quân một tháng của lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên .............................................................................. 69 Bảng 2.24.Tổng sản phẩm xã hội và dân số của Thái Nguyên (2009- 2017) ...... 70 Bảng 3.1. Dự báo dân số các tỉnh, thành phố, phương án trung bình ............... 78 Bảng 3.2. Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2025 ................................................................................................. 81 vi
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ................................................ 35 Hình 2.2. Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2009 và 2017 ..................... 46 Hình 2.3. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005- 2017 ................................................................................................... 48 Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Thái Nguyên năm 2017 ........................................................................................... 50 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc có dân số đông của tỉnh Thái Nguyên .. 53 Hình 2.6. Bản đồ dân số và phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên, năm 2017 ....... 59 Hình 2.7. Cơ cấu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2009 và 2017 ..................... 63 vi
  12. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là nước có dân số đông và nguồn lao động dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh để phát triển kinh tế- xã hội của chúng ta song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì vậy sự quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Đặc biệt trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm cũng như nâng cao trình độ tay nghề. Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở Trung du miền núi phía Bắc với dân số hiện nay khoảng hơn một triệu người, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế thì dân số và nguồn lao động của tỉnh có những thay đổi nhanh chóng. Những biến động về dân số và nguồn lao động đó đã tạo thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại hóa nhưng cũng gây không ít sức ép cho sự phát triển của tỉnh. Hiện nay, so với mặt bằng chung thì chất lượng nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là do có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, nên tỉ lệ lao động chưa có trình độ chuyên môn kĩ thuật vẫn chiếm thỉ lệ khá lớn. Tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra yêu cầu trong những năm đến phải nâng cao một bước chất lượng dân số, chất lượng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số được coi là mục tiêu quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Chính vì vậy, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của dân số và nguồn lao động, và đánh giá thực trạng nguồn lao động, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng dân số, sử dụng hợp lí nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập và phát triển là rất cần thiết. 1
  13. Xuất phát từ những lí do trên,tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên Thế giới Trên thế giới, vấn đề dân số và lao động đã dược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu. Cách đây hơn 200 năm, giáo sư người Anh Thomas Malthus lần đầu tiên đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng trong cuốn “Bàn về nguyên tắc dân số” trong lúc dân số thế giới chưa đầy 1 tỷ người. Ông đưa ra nhiều quan điểm giữa gia tăng và sinh tồn, điều này được bàn luận thông qua “Luận về nguyên tắc dân số như nó tác động đến việc cải thiện xã hội”. Đối lập với tư tưởng của Malthus là Karl Max và Engels. Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2006, dân số thế giới sẽ đạt mức 9,2 tỷ người vào năm 2050, xu hướng gia tăng dân số khác nhau giữa các nước. Trong báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mang tên “Triển vọng dân số thế giới”, dân số thế giới tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn năm 2013 - 2050 lên 9,6 triệu người, chủ yếu tại châu Phi. Trong đó, một nửa dân số tăng trong giai đoạn năm 2013 - 2100 tập trung tại 8 nước gồm Nigeria, Ấn Độ, Tanzania, Cộng hòa dân chủ Congo, Niger, Uganda, Ethiopia và Mỹ. Theo ông Wu Hongbo - Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc: “Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số trên toàn thế giới đã chậm lại, nhưng báo cáo này nhắc nhở chúng ta rằng, tại một số nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, dân số vẫn đang tăng trưởng ở mức báo động”. Cho đến nay vấn đề dân số và nguồn lao động vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, tổ chức và cá nhân trên thế giới. 2.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, dân số luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ban ngành trên các phương diện, góc độ và quy mô khác nhau từ chương trình quốc tế quốc gia 2
  14. hay dự án nhỏ của các viện nghiên cứu, các địa phương đến các nhà khoa học, các cá nhân có mối quan tâm. Mỗi tác giả có quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trên phương diện quốc gia, các cuộc tổng điều tra dân số.Từ năm 1993 đến nay, Thủ tướng chính phủ phê duyệt 3 chiến lược DS-KHHGĐ. Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại Việt Nam UNFPA hàng năm đều có số liệu thống kê, đánh giá phân tích về thực trạng dân số Việt Nam, đặc biệt là các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999, 1/4/2009 và điều tra biến động dân số giữa kì. Nhiều tác giả có đóng góp lớn về việc nghiên cứu các vấn đề dân số như GS.TS Nguyễn Đình Cử với giáo trình “Giáo trình dân số và phát triển”, NXB năm 1997, “những xu hướng biến động ở Việt Nam” năm 2007. GS.TS Lê Thông và PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ có nhiều cuốn sách về dân số, dân số phát triển, Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản như: “Dân số học và Địa lí dân cư”, “Dân số và sự phát triển kinh tế- xã hội”, NXB, năm 1996, “Dân số học đại cương”(năm 1997)… GS.TS Nguyễn Viết Thịnh với nghiên cứu “Các chỉ tiêu đo tỉ lệ tử, tỉ lệ sinh và gia tăng tự nhiên”, xuất bản năm 1994.Ngoài ra còn các nghiên cứu ở các góc độ khác. Về lĩnh vực nguồn lao động/ nguồn nhân lực cũng có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.Tiêu biểu là công trình nghiên cứu: “Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam” của TS Trần Văn Tùng. Lê Ái Lâm. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực, chính sách phát triển nguồn nhân lực, mức độ phát triển nguồn nhân lực trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam. Ngoài các sách, giáo trình, còn có nhiều bài báo đề cận đến vấn đề dân số và nguồn lao động của Việt Nam, như: “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (Tạp chí Cộng sản).“Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”(Tạp chí Lao động và Xã hội). Bắt đầu từ 1 tháng 4 năm 2019 đến 25 tháng 4 năm 2019, Việt Nam sẽ có 3
  15. cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở với quy mô toàn quốc. Thông tin chung về dân số, tình trạng di cư, hôn nhân, mức độ sinh - chết và phát triển dân số, tình trạng lao động, việc làm, tình trạng về nhà ở và nhiều nội dung thông tin khác sẽ được Tổng cục Thống kê tiến hành thu thập. 2.3. Ở tỉnh Thái Nguyên Vấn đề dân số, nguồn lao động và việc làm ở tỉnh Thái Nguyên luôn nhân được sự quan tâm của các nhà khoa học. Dưới góc độ địa lí học, một số đề tài NCKH cấp trường của PGS.TS Nguyễn Phương Liên và PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đề cập đến vấn đề biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989- 1999. Đi sâu vào nghiên cứu các chỉ số HDI để đánh giá chất lượng dân số của tỉnh Thái Nguyên có nghiên cứu của TS Vũ Vân Anh: “Nghiên cứu đánh giá chỉ số phát triển con người HDI ở tỉnh Thái Nguyên”.PGS.TS Dương Quỳnh Phương cũng đã nghiên cứu về “Chất lượng dân số của tỉnh Thái Nguyên” (Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên). Các nghiên cứu trên là tài liệu quý báu, làm tài liệu cho các tác giả khi nghiên cứu. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này tác giả muốn phân tích những nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2009- 2017dưới góc độ địa lí học, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài có mục tiêu nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm dân số, nguồn lao động, phân tích/ đánh giá đặc điểm dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017;Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và cơ cớ thực tiễn về dân số và nguồn lao động. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao đông của tỉnh 4
  16. Thái Nguyên. - Phân tích về đặc điểm dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017. - Đánh giá về đặc điểm nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017. - Phân tích/ đánh giá tác động của dân số, lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2030. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017; Nghiên cứu đặc điểm dân số: Quy mô dân số/ cơ cấu dân số/ chất lượng dân số/ phân bố dân cư/ thành phân dân tộc...,nghiên cứu nguồn lao động: số lượng lao động/ chất lượng lao động và các vấn đề liên quan. - Về nguồn tư liệu: Luận văn sử dụng số liệu thống kê về dân số, nguồn lao động (số liệu từ năm 2009 đến năm 2017) và các bài báo của những cơ quan liên quan và điều tra thực tế. - Về không gian: Tỉnh Thái Nguyên (bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện). - Về thời gian: luận văn tập trung sử dụng, phân tích các tài liệu, số liệu tổng hợp giai đoạn 2009 - 2017 (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và số liêu thống kê các năm của tỉnh Thái Nguyên). 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm tổng hợp : Dân số, nguồn lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu về đặc điểm dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên nhiều yếu tố, xem xét trong mối quan hệ tổng hợp tự nhiên, kinh tế, xã hội để làm cho gia tăng dân số phù hợp 5
  17. với phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường. - Quan điểm hệ thống: Thái Nguyên là tỉnh có quy mô dân số và nguồn lao động tương đối cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường tỉnh có những thay đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị, phân hóa giàu nghèo, vệ sinh môi trường… Do đó, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống kinh tế-xã hội. -Quan điểm lịch sử: Tỉnh Thái Nguyên đã được khai thác lãnh thổ từ lâu đời với nhiều giai đoạn tăng giảm dân số, nguồn lao động khác nhau. Các hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển và thay đổi không ngừng theo không gian và thời gian. Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang các bản sắc riêng do tác động của nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng ở mức độ khác nhau, Vận dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017. -Quan điểm phát triển bền vững:Khi nghiên cứu vấn đề dân số và nguồn lao động phát đứng trên quan điểm bền vững, bởi vì dân số và nguồn lao động có mối quan hệ chặt chẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên.Việc gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, gia tăng dân số quá mức không phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội sẽ gây ra nhiều hậu quả nên môi trường sinh thái như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê dân số xã hội của 6
  18. phòng thống kê và một số tài liệu liên quan. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có những cơ sở để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017. - Phương pháp phân tích, so sánh: trên cơ sở các số liệu thu thập được tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin về dân số và nguồn lao động ở tỉnh , so sánh sự khác biệt về đặc điểm dân số, nguồn lao động trong các giai đoạn lịch sử nhất định. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế-xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để xây dựng các bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên, bản đồ phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên, bản đồ nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên... - Phương pháp dự báo: Dự báo về dân số và nguồn lao động trong tương lai là hết sức cần thiết, vì từ đó sẽ đưa ra chiến lược phát triển dân số và sử dụng nguồn lao động phù hợp với sự phát triển của từng địa phương và của cả nước. Đây cũng là cơ sở quan trọng đề xuất các giải pháp nhằm ổn định dân số, nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động. 6. Những đóng góp chính của luận văn - Tổng quan có chọn lọc được những vấn đề về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về đặc điểm dân số và nguồn lao động. - Phân tích, đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng đặc điểm dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2030. 7. Cấu trúc của luận văn 7
  19. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về dân số và nguồn lao động. Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2009-2017. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên. 8
  20. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm dân số Dân số luôn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia dân số và cả các chính phủ, tổ chức xã hội. Số lượng dân số ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội, dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy ngày nay, trong khi một số quốc gia hạn chế sự gia tăng dân số, nhiều quốc gia khác lại khuyến khích sinh đẻ, thúc đẩy sự gia tăng dân số… - Dân số theo nghĩa thông thường: là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định trong một khoảng thời gian xác định. - Dân số theo nghĩa rộng: được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay cả bản thân mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già và tử vong. - Tóm lại, dân số thường được hiểu như sau: “là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ” [20]. 1.1.2.Quy mô dân số “Quy mô dân số của một quốc gia (hay một vùng lãnh thổ) tại một thời điểm nhất định là tổng số người sống hay tổng số dân của một quốc gia (vùng lãnh thổ) ấy tại thời điểm đó” [20]. Quy mô dân số là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu dân số.Quy mô dân số được xác định thông qua tổng điều tra dân số hoặc thống kê dân số thường xuyên.Vào những thời điểm nhất định, thường là giữa năm hay cuối năm, người ta tính số người cư trú trong những vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia, mỗi khu vực hay toàn thế giới. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2