Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
lượt xem 16
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai tìm hiểu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM NGUYỄN THỊ THANH DUNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC MÃ SỐ : 60 31 95 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008
- LÔØI CAÛM ÔN Taùc giaû luaän vaên xin ñöôïc baøy toû loøng kính troïng vaø caûm ôn saâu saéc ñeán giaûng vieân höôùng daãn khoa hoïc TS. Phaïm Thò Xuaân Thoï – Tröôûng khoa Ñòa lyù tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm thaønh phoá Hoà Chí Minh ñaõ taän tình höôùng daãn taùc giaû trong suoát quaù trình hoaøn thaønh ñeà taøi nghieân cöùu. Xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm hieäu nhaø tröôøng, Phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä sau ñaïi hoïc, Khoa Ñòa lyù tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm thaønh phoá Hoà Chí Minh ñaõ giuùp ñôõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong vieäc hoïc taäp vaø nghieân cöùu ñeå hoaøn thaønh luaän vaên. Xin chaân thaønh caûm ôn Sôû Noâng nghieäp vaø phaùt trieån noâng thoân, Cuïc Thoáng keâ Ñoàng Nai ñaõ cung caáp cho taùc giaû nhieàu nguoàn tö lieäu, taøi lieäu quí giaù vaø höõu ích ñeå nghieân cöùu phuïc vuï cho luaän vaên. Chaân thaønh caûm ôn gia ñình, baïn beø, ñoàng nghieäp ñaõ ñoäng vieân, giuùp ñôõ vaø taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå taùc giaû coù theå hoaøn thaønh toát khoaù hoïc vaø luaän vaên toát nghieäp. TP. Hoà Chí Minh, ngaøy 5 thaùng 5 naêm 2008 Ngöôøi thöïc hieän ñeà taøi NGUYEÃN THÒ THANH DUNG
- DANH MUÏC CHÖÕ VIEÁT TAÉT CBNS Cheá bieán noâng saûn CCKT Cô caáu kinh teá CDCC Chuyeån dòch cô caáu CDCCKT Chuyeån dòch cô caáu kinh teá CDCCNN Chuyeån dòch cô caáu noâng nghieäp CNH, HÑH Coâng nghieäp hoaù, hieän ñaïi hoaù DN Doanh nghieäp DTTN Dieän tích töï nhieân ÑBSCL Ñoàng baèng soâng Cöûu Long GDP Toång saûn phaåm quoác noäi GTSX Giaù trò saûn xuaát HTX Hôïp taùc xaõ KHCN Khoa hoïc coâng ngheä KHKT Khoa hoïc kyõ thuaät KTTÑ Kinh teá troïng ñieåm NLS Noâng laâm saûn NN Noâng nghieäp SX Saûn xuaát TPKT Thaønh phần kinh tế TP. HCM Thaønh phoá Hoà Chí Minh
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp sản xuất ra lương thực thực phẩm duy trì sự sống của toàn xã hội, cung cấp sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ tạo điều kiện phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì vai trò của ngành này càng có ý nghĩa to lớn. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Đồng Nai là một tỉnh có tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2002 – công nghiệp chiếm 55,3%, dịch vụ chiếm 23,1%, nông nghiệp chiếm 21,6% ) nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn chú trọng phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp luôn tăng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu. Từ sau khi Trung Ương ban hành nghị quyết 09/2000 về vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và giải quyết đầu ra cho sản phẩm, Đồng Nai đã cùng với cả nước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp… Mức tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 5,3% (so với mục tiêu nghị quyết đề ra 3,5- 4%), trong đó trồng trọt tăng 3,43% và chăn nuôi tăng 7,96%. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 23,29% (năm 2001) đã tăng lên 26,62% vào năm 2005. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Nai đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao. Đây cũng là nhiệm vụ lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong công cuộc đổi mới, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá cụ thể để đưa ra những biện pháp và định hướng ngày càng phù hợp và hiệu quả hơn trong tình hình hiện nay cũng như sắp tới. Do đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 1995 – 2005 và đánh giá kết quả quá trình chuyển dịch. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lí, vừa
- đạt hiệu quả cao về kinh tế vừa phát huy được các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. 3. Phạm vi nghiên cứu - Tổng quan những cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, đánh giá vai trò của chúng. - Nghiên cứu sự phát triển kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ 1995 - 2005. - Nhận xét, đánh giá kết quả của sự chuyển dịch, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn trên. - Đưa ra những định hướng và giải pháp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới sao cho hợp lí và hiệu quả. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế tất yếu của đất nước trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói riêng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua, vấn đề này đã được rất nhiều cơ quan ban ngành quan tâm nghiên cứu như Viện khoa học xã hội TP. HCM, Viện kinh tế thế giới, Học viện chính trị quốc gia … Ngoài ra còn có rất nhiều các nhà khoa học cũng nghiên cứu ở nhiều góc độ các vấn đề của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam và các vùng lãnh thổ trong cả nước như PGS- TS. Lê Đình Thắng, PGS-TS. Lâm Quang Huyên, TS. Ngô Đình Giàu, TS. Vũ Đại Lược… Đồng thời còn có những bài báo, công trình khoa học của các nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên… nghiên cứu về vấn đề này. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 21 - TS. Nguyễn Trần Quế (chủ biên) ( 2004 ) - Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – TS. Trần Du Lịch, PGS. TS. Đặng Văn Phan (chủ nhiệm đề tài), Viện Kinh Tế TP.HCM (2004) - Định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng Nam bộ thời kỳ 1991 – 2000 - Viện kinh tế TP.HCM (1992) Ở Đồng Nai cũng đã có một số nghiên cứu về ngành nông nghiệp, tuy nhiên các đề tài
- chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành, chỉ dừng ở mức nghiên cứu chung về nông nghiệp như một số bài viết trên báo Đồng Nai, tham luận của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai… Trên đây là những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1995 - 2005. 5. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005. Không gian nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh với 11 đơn vị hành chính (thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Trảng Bom) được nghiên cứu như là những bộ phận cấu thành của tổng thể về phương diện lãnh thổ. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các lãnh thổ kinh tế - xã hội không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối liên hệ chặt chẽ với những yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong luận văn, việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của cả tỉnh và cả nước. Đồng Nai được coi là một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, chi phối lẫn nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần phải xem xét các mối quan hệ nội bộ bên trong của ngành (giữa trồng trọt và chăn nuôi, lao động và sản phẩm…), cũng như những mối quan hệ bên ngoài (giữa ngành nông nghiệp của tỉnh với những địa phương khác, giữa ngành nông nghiệp với những ngành kinh tế khác) để phát hiện ra nét riêng biệt, từ đó rút ra những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của tỉnh. 6.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng không cố định, bất biến mà có sự vận động, liên tục phát triển, thay đổi theo từng thời kì nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển, sự thay đổi của cơ cấu nông nghiệp qua từng
- giai đoạn - từ quá khứ đến hiện tại - cho phép vạch ra những viễn cảnh, dự báo cho sự phát triển trong tương lai. Khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phải dựa vào hiện trạng cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, xu thế chuyển dịch của cả nước và thế giới để đưa ra dự báo và định hướng chuyển dịch cơ cấu hợp lí, chính xác, phù hợp với yêu cầu và tiềm năng của tỉnh. 6.1.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Môi trường tự nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp, sinh thái cảnh quan ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ngược lại, kinh tế nông nghiệp cũng tác động sâu sắc đến môi trường tự nhiên. Do vậy khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần chú ý đến sự ổn định của môi trường sinh thái, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thống kê Để nghiên cứu, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần thiết phải thu thập số liệu thống kê phù hợp với yêu cầu của đề tài nhằm lựa chọn những số liệu cụ thể, thể hiện rõ sự chuyển dịch và thay đổi trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng của tỉnh Đồng Nai có liên quan đến nhiều chỉ số thống kê. Số liệu được thu thập từ nhiều Nguồn : báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch của Sở Tài nguyên môi trường, Niên giám thống kê… Từ đó, tác giả có cơ sở để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và mối quan hệ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 6.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống Trên cơ sở các số liệu thu thập được, người viết tiến hành sắp xếp, phân loại, so sánh, hệ thống các thông tin về quá trình chuyển dịch. Từ đó phân tích nguyên nhân sự chuyển dịch, mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội, rút ra kết luận, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong các giai đoạn khác nhau. 6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Trong quá trình nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, phương pháp bản đồ - biểu đồ đã được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực, ảnh hưởng của các
- nguồn lực đến sự chuyển dịch cơ cấu, tìm hiểu hiện trạng sự chuyển dịch và định hướng chuyển dịch. Tác giả đã thành lập hệ thống các bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp, bản đồ cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai … Các bản đổ được thành lập trên cơ sở thu thập dữ liệu và chồng xếp các bản đồ chuyên đề. Ngoài ra, các số liệu thống kê về hiện trạng sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện bằng các biểu đồ. Trong việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phương pháp bản đồ - biểu đồ được dùng để so sánh, đối chiếu các đối tượng. Việc so sánh, đối chiếu cơ cấu về diện tích các loại cây trồng, vật nuôi theo địa phương và qua các năm sẽ giúp làm sáng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. 6.2.4. Phương pháp thực địa Phương pháp thực địa được sử dụng trong việc quan sát, tìm hiểu thực tế đối tượng kinh tế xã hội của địa phương. Điều này đòi hỏi người viết không chỉ nghiên cứu tài liệu, số liệu mà còn phải thực hiện quá trình thực địa để có thể xác định được mức độ tin cậy và chính xác của tài liệu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương là quá trình lâu dài và có nhiều vấn đề phức tạp. Tác giả đã trực tiếp đến các huyện tìm hiểu, quay phim, chụp ảnh hiện trạng sản xuất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu tại địa phương. 6.2.5. Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo thường dựa trên việc nghiên cứu sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại, phân tích các yếu tố, các thành phần, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển để đưa ra những dự báo chính xác, đúng đắn cho tương lai. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là quá trình vận động và phát triển lâu dài, muốn thành công thì phải dự báo trước sự phát triển để có hướng điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp phù hợp, đúng đắn. Trên cơ sở vận động, biến đổi của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn 1995 – 2005, tác giả đã đưa ra dự báo tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong tương lai và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai.
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. 1. Một số khái niệm 1. 1. 1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của quốc gia là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế : các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng tùy theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Cơ cấu kinh tế là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ đó không chỉ là những quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận cấu thành nền kinh tế (bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực tổ chức sản xuất phân phối trao đổi tiêu dùng), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), thành phần kinh tế (nhà nước, cá thể, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài…) Hiểu một cách đầy đủ, cơ cấu kinh tế là tổng thể một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế có các đặc trưng chủ yếu là mang tính khách quan, là một hệ thống ràng buộc, và mang tính lịch sử. Đồng thời, cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, gắn với sự biến đổi và phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành. Muốn phát huy tác dụng, cơ cấu kinh tế phải trải qua một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại cơ cấu kinh tế. Vì thế, các loại cơ cấu thường không tồn tại một cách cố định bất biến mà có sự thay đổi, chuyển dịch cần thiết, phù hợp với biến động và thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ tạo sức phát triển mạnh mẽ do phát huy tốt các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, thị trường ... Các loại cơ cấu kinh tế gồm có :
- - Xét theo phân công lao động trong quá trình sản xuất xã hội, cơ cấu các ngành kinh tế bao gồm : nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ . - Xét theo quan điểm sinh thái tự nhiên, phân bố cơ cấu theo vùng lãnh thổ, bao gồm : kinh tế đồng bằng, kinh tế trung du miền núi … - Xét về mặt quan hệ sở hữu có cơ cấu thành phần kinh tế, bao gồm : thành phần kinh tế nhà nước và ngoài quốc doanh, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Xét theo cấp quản lý, có cơ cấu trung ương, địa phương … Cơ cấu kinh tế theo ngành : là mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế. Để thống nhất tiêu chuẩn phân loại ngành giữa các nước, Liên Hiệp Quốc đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn quốc tế đối với toàn bộ hoạt động kinh tế”. Trong đó phân loại ngành thành ba bộ phận : - Nhóm ngành I : nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) - Nhóm ngành II : công nghiệp và xây dựng - Nhóm ngành III : thương mại và dịch vụ Cơ cấu ngành kinh tế biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành, hình thành và biến đổi trong quá trình phân công lao động của xã hội, phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu kinh tế theo vùng : phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lí. Phân công lao động theo vùng là bố trí các ngành sản xuất trên những lãnh thổ thích hợp nhằm khai thác tối đa mọi ưu thế của từng vùng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng cần chú ý theo hướng vừa phát triển toàn diện, vừa tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợp đi đôi với chuyên môn hóa. Cơ cấu thành phần kinh tế: gắn với các quan hệ sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Tùy theo phương thức sản xuất mà có thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, còn lại là những thành phần kinh tế hỗn hợp. Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lấy kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm nền tảng, trong đó kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Hiện nước ta có ba hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó đã hình thành nên nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có chức năng điều tiết vĩ mô. Giữa các thành phần kinh tế có sự hợp tác để phát huy tốt nhất lợi thế của mình, tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
- Ba nội dung cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Trong đó cơ cấu ngành có vai trò quyết định, khi sự phân công lao động theo ngành càng sâu sắc, chặt chẽ sẽ dẫn đến sự phân công lao động theo lãnh thổ. Còn cơ cấu thành phần kinh tế là những lực lượng kinh tế quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế cần được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ phù hợp. Do đó việc phân bố không gian lãnh thổ hợp lí để phát triển ngành và thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Kết hợp cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế so sánh của vùng trong việc phát triển ngành. Đồng thời kết hợp cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển vùng lãnh thổ. Tóm lại, cơ cấu ngành, thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ đồng thời diễn ra ở cả ba nội dung trên. 1. 1. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế học dùng để chỉ sự thay đổi dần dần, thay đổi từng bước cấu trúc của nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ để thích nghi với hoàn cảnh phát triển của đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả giữa các phân ngành trong nội bộ các ngành kinh tế như giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ biểu hiện ở sự thay đổi các địa bàn tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành. 1. 1. 3. Nông nghiệp và cơ cấu nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất lâu đời nhất của nhân loại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp là tỉ lệ tương đối giữa các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, giữa sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi… Việc xác định và hình thành cơ cấu nông nghiệp hợp lí là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng xét trên cả hai phương diện kinh tế - xã hội và môi trường. Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Mặc dù hai ngành này có sự liên quan với nhau rất chặt chẽ nhưng trên thực tế ít có nước nào có sự cân đối đồng đều giữa trồng trọt và chăn nuôi. Ở các nước phát triển, tỉ trọng của ngành trồng trọt luôn thấp hơn tỉ trọng ngành chăn nuôi rất nhiều. Ở các nước đang phát triển thì tình hình ngược lại. Sự
- hình thành các thành phần trong cơ cấu cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng vùng. Phát triển nền nông nghiệp sinh thái cũng là nhằm tạo ra cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí cho từng vùng. 1. 1. 4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã triển khai chủ trương “chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết này đã nhấn mạnh “việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với mức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm tàng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp”. Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự tác động vào sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản xuất trên cùng một diện tích, đảm bảo ổn định sản xuất lương thực, tăng tỉ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất chính, phát triển ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này thấy rõ ở sự thay đổi tỉ trọng giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, thay đổi tỉ trọng trong nội bộ từng ngành và các vùng lãnh thổ. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi dần dần từng bước cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả cao “phải giải quyết các mối quan hệ cơ bản như quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp theo nghĩa hẹp với lâm nghiệp và ngư nghiệp, giữa nông lâm ngư nghiệp với công nghiệp dịch vụ, giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an toàn lương thực, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn nước ta văn minh và hiện đại” (Nghị quyết 10 Bộ Chính trị). Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây đang diễn ra mạnh mẽ và theo chiều hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành trồng trọt, chăn nuôi có thể thấy được ở sự thay đổi cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Từ đó cũng làm cho cơ cấu vùng lãnh thổ có sự thay đổi, hình thành nên các vùng chuyên canh, chuyên môn hóa, phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 1. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 1. 2. 1. Nhân tố tự nhiên
- Các nhân tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, diện tích mặt nước, khí hậu, thời tiết, cây con đặc trưng của vùng … là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp. Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng và không thể thiếu của ngành nông nghiệp. Đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố các loại cây trồng. Mỗi địa phương có cơ cấu các loại đất khác nhau, thích hợp với những cây trồng, vật nuôi khác nhau. Dựa vào các điều kiện tự nhiên có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí, đạt hiệu quả cao. Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất và phân bố các loại cây trồng, vật nuôi. Mỗi kiểu khí hậu thích hợp với đặc điểm của từng loại cây con khác nhau. Ở nước ta đa phần là các nông phẩm nhiệt đới. Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nông nghiệp, nếu tác động lên các cây trồng, vật nuôi một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều kiện tự nhiên còn là nhân tố quan trọng hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả hay vùng chuyên môn hóa chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Như vậy, nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Ngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp góp phần phát huy hết tiềm năng tự nhiên của địa phương và đảm bảo sự phát triển bền vững cho môi trường sinh thái. 1. 2. 2. Nhân tố kinh tế - xã hội Dân cư và lao động Ở nước ta, dân số hoạt động trong nông nghiệp chiếm đến 53% (năm 2005). Dân cư và lao động là nhân tố rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp. Lực lượng lao động nếu được bồi dưỡng, đào tạo và phát triển kịp thời thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Nhân tố này ảnh hưởng đến sự chuyển dịch ở hai khía cạnh : sức sản xuất và nguồn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Các cây trồng vật nuôi vốn có nguồn gốc từ tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Do đó cần nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ khoa học kĩ thuật cao để phát triển nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời sản phẩm nông nghiệp làm ra cũng đòi hỏi nguồn tiêu thụ nhanh chóng, rộng rãi. Nhu cầu của thị trường quyết định đến cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi. Do đó dân cư và lao động là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp Kể từ sau nghị quyết 09/2000 của Trung Ương về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, nước ta đã và đang hướng đến một cơ cấu nông nghiệp hợp lí, ngày càng hoàn thiện hơn, trong đó ưu tiên đầu tư vào ba chương trình kinh tế lớn : lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Điều đó được thể hiện bằng những chính sách cụ thể nhằm tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, tăng dần tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong cơ cấu chung, giao quyền tự chủ cho người dân như chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tất cả các địa phương, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Tiến bộ khoa học kĩ thuật Việc cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và áp dụng các giống mới có năng suất cao trong nông nghiệp được tiến hành rộng rãi. Nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp theo không gian và thời gian sẽ tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tiến bộ khoa học kĩ thuật còn có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, nâng cao tính chủ động của sản xuất nông nghiệp, làm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, giúp nền nông nghiệp được đầu tư phát triển theo chiều sâu. Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chế biến sản phẩm nông nghiệp làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Thị trường tiêu thụ Thị trường trong nước và quốc tế đang ngày càng mở rộng, nhu cầu về những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ngày càng lớn, tạo điều kiện phát triển, mở rộng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Đời sống ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vì thế nhu cầu của con người cũng có nhiều thay đổi theo hướng giảm về số lượng nhưng phải tăng về chất lượng, đồng thời phải chú trọng đến tính an toàn, thẩm mỹ của các sản phẩm. Ngày nay, hầu như nhu cầu về lương thực không còn là vấn đề bức bách mà nhu cầu về các loại thực phẩm mới thật sự cần thiết. Chính nhu cầu của thị trường đã điều tiết và có tác dụng thúc đẩy rất mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta nói chung và Đồng Nai nói riêng. 1. 3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Trong cả nước, cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1995, trong cơ cấu nông nghiệp của nước ta trồng trọt chiếm tỉ lệ 73%, chăn nuôi 18%, dịch vụ nông nghiệp 9%. Đến năm 2005, các giá trị tương ứng là 69%; 25% và 5%. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có sự chuyển dịch nhanh chóng. Các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả đã được đầu tư nhiều hơn. Chúng ta đã tiến hành đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, xóa thế độc canh, nhất là độc canh cây lúa. Điều này mang đến hiệu quả cao đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành vùng chuyên môn hóa sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp được coi là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Quá trình công nghiệp hóa nước ta xuất phát từ một đất nước còn khoảng 73 % dân số sống ở nông thôn và 53 % lao động xã hội (năm 2005) tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Phần lớn lao động trình độ thấp, sản xuất nông nghiệp thô sơ, lạc hậu. Để đẩy nhanh tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi bộ phận dân cư và lao động này phải đổi mới mạnh mẽ. Để làm được điều đó, bắt buộc chúng ta phải đổi mới, phải chuyển dịch nền nông nghiệp - nông thôn theo hướng hiện đại, tiên tiến hơn. Thêm vào đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Nếu tiến hành thành công, hợp lí, chúng ta sẽ giảm được những cách biệt về đời sống kinh tế văn hóa - dân trí giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, từ đó tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp còn nhằm phát huy và khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tự nhiên và xã hội, giúp khai thác tối đa các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của nhân dân và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cũng như xuất khẩu. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển cân đối hài hòa, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng nói riêng, cả nước nói chung. 1. 4. Vài nét về quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua Công cuộc đổi mới kinh tế trong 20 năm qua (1986-2006) đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc, trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, đổi mới trong nông nghiệp được xem là khởi đầu của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta.
- Từ một nền nông nghiệp quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, qua quá trình đổi mới, hiện nay nền nông nghiệp đang phát triển theo cơ chế thị trường tương đối toàn diện. Chính sách giao đất giao rừng giúp nông dân tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Trong quá trình đổi mới, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản diễn ra rõ rệt nhưng không đều. Sản xuất lúa phát triển là nền tảng đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập cho đông đảo nông dân. Từ một đất nước không đủ lương thực nay Việt Nam đã đảm bảo lương thực cho hơn 80 triệu dân và xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Đổi mới cơ chế quản lý trong ngành trồng lúa đã khởi động quá trình đổi mới kinh tế cả nước. Trong nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng thể hiện rất rõ ở sự thay đổi về tỉ lệ diện tích cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, cơ cấu trong chăn nuôi, cơ cấu trong ngành lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế và sự đổi mới của nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều tiến bộ nhưng diễn ra khá chậm và khác biệt giữa các vùng. Về cơ bản nông thôn Việt Nam vẫn mang tính thuần nông. Nông nghiệp vẫn là nguồn việc làm và thu nhập chính của cư dân nông thôn. Qua 20 mươi năm đổi mới, thắng lợi rõ rệt nhất của nông nghiệp Việt Nam là tạo ra và duy trì được một quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh, trong thời gian dài, góp phần quan trọng bảo đảm ổn định xã hội và chính trị của đất nước. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của dân cư, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tăng nhanh xuất khẩu. Tuy vậy, quá trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn vẫn còn một số yếu kém, tồn tại như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, sản xuất phân tán, tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng hiệu quả chưa cao, khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp, tăng trưởng chưa bền vững, thu nhập thấp, khả năng tích luỹ chưa cao, lao động nông thôn dư thừa. Tóm lại, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời gian qua đã chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động : 1. Quy luật cung cầu của thị trường tác động đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhu cầu của thị trường đã quyết định sự phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 2. Đường lối chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách khoán sản phẩm, giao đất, giao rừng, giúp nông dân tự chủ trong sản xuất, tạo động lực cho nông nghiệp phát triển. 3. Xu hướng hội nhập, hợp tác quốc tế tạo ra cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận với nền nông nghiệp thế giới.
- 4. Tiến bộ khoa học kĩ thuật mở ra khả năng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao, nâng cao khả năng chế biến, bảo quản các loại nông sản. 5. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. 6. Sự lớn mạnh và phát triển vững chắc của các thành phần kinh tế giúp tận dụng tối đa mọi ưu thế để khai thác và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, Để tiếp tục chuyến dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, đưa công cuộc đổi mới nông nghiệp, nông thôn tiến những bước vững chắc, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề đặt ra. Qua 20 năm đổi mới, từ một nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, trì trệ, năng suất thấp, hàng năm phải nhập khoảng một triệu tấn lương thực, đã phát triển mạnh không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lương thực, tôm cá, các sản phẩm cây công nghiệp... Cụ thể chúng ta đã đạt được những thành tựu sau : Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường lớn, giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tăng sản lượng lương thực. Tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha) để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2005), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5 - 4 triệu tấn gạo. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản. Năm 2005, diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, diện tích cao su tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; diện tích hồ tiêu tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; diện tích hạt điều tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; diện tích chè tăng 35,3%, sản lượng tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; diện tích bông vải tăng 42,5%, sản lượng tăng 57,4%; diện tích đậu tương tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần so với năm 2000.
- GTSX công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình, thu hút hơn 10 triệu lao động. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2005 đạt khoảng 7 tỉ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỉ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000. CCKT nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Năm 2005 trong tổng GDP của cả nước, tỉ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản so với năm 2000 đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 53%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2005, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có hơn 72.000 trang trại, số lượng tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 524 hợp tác xã nông nghiệp mới được thành lập, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10.000 hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%.
- Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2005 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động. Đây là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng, bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố. Cuối năm 2005 đã có 98% số xã có đường ô tô tới khu trung tâm, hơn 90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện. Số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả nước là 12,56 máy/100 người dân); 58% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; xây mới 501 chợ, góp phần giảm bớt khó khăn về tiêu thụ nông sản cho nông dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng được đẩy mạn, bình quân mỗi năm giảm 3% tỉ lệ hộ đói nghèo. Tỉ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 10% năm 2005. Ðiều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều làng xã đã trở thành làng văn hóa, có kinh tế phát triển, bảo đảm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. 1.5. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng ở một số nước châu Á Việc canh tác lúa nước là nền tảng của việc canh tác ở các nước châu Á. Trong quá trình công nghiệp hoá, hầu hết giá của các nhân tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (đất, lao động, vốn…) đều tăng, khiến lợi thế so sánh của ngành bị sút giảm. Mặc dù lúa vẫn là cây lương thực chính ở các nước châu Á nhưng sản xuất lúa gạo thường đem lại lợi nhuận thấp. Do đó, nhiều nước đã chuyển sang nuôi, trồng các cây con khác có lợi nhuận cao hơn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, đa dạng hoá cây trồng, chuyển sang các cây trồng, vật nuôi giá trị cao như cây ăn quả, rau, hoa, thủy hải sản... đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến. Việc xem xét quá trình chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá nông nghiệp ở các nước châu Á sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. 1.5.1. Đa dạng hoá cây trồng ở Malayxia Xu hướng đa dạng hóa cây trồng Trước đây phần lớn đất nông nghiệp ở Malayxia được dành để trồng cao su, cọ dầu, lúa. Nhưng diện tích cao su, ca cao, dừa, hạt tiêu, thuốc lá đã giảm từ đầu những năm 1980. Thay vào đó, diện tích cọ dầu, rau, các loại cây ăn quả như sầu riêng, dứa, chuối, đu đủ... tăng nhanh. Trong
- hơn ba thập kỷ qua, Malayxia đã đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá trong nông nghiệp theo hướng trồng các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Đến giữa thập kỷ 90 cây công nghiệp chiếm tới 71% GDP nông nghiệp. Chính sách đa dạng hoá cây trồng Đẩy mạnh đa dạng hoá cây trồng, tiếp tục mở rộng sản xuất lúa gạo Đầu tư phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu các cây trồng có thế mạnh như cao su, cọ dầu và ca cao, rau, cây ăn quả. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới thể chế, mở rộng vùng đất mới để phát triển cây thương phẩm nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ. Củng cố các đồn điền hoạt động không có lãi, chú trọng nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, hướng tới tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Đưa ra các chiến lược trung và dài hạn về sản xuất lương thực, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, cải cách phương thức tiếp thị, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản. 1.5.2. Đa dạng hoá cây trồng ở Philipin Nền kinh tế Philipin phụ thuộc vào rất lớn vào nông nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Philipin là dừa, đường, dứa, chuối, cà phê và xoài. Mặc dù lúa, ngô chiếm tỉ trọng lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng Philipin vẫn phải nhập khẩu nông sản. Những năm qua chính phủ Philippin đã triển khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đa dạng hoá cây trồng chiếm một vị trí quan trọng. Tại Philipin, quá trình đa dạng hoá diễn ra chủ yếu trên đất trồng lúa và trồng dừa. Các mô hình đa dạng hoá cây trồng * Đa dạng hoá trên đất trồng lúa Đối với Philippin, ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu là những cây trồng chính luân canh với lúa. Trong giai đoạn 1991-1995, ở các vùng đất thấp áp dụng các hệ thống canh tác chính là: lúa- ngô, lúa-tỏi, lúa-ớt ngọt, lúa-rau đậu. Trong những năm gần đây hệ thống đa dạng hoá trên đất trồng lúa của Philipin lại thay đổi. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Philipin, trong 2 năm gần đây, có sáu hệ thống canh tác chính trên đất trồng lúa là: lúa-lúa, lúa-rau, lúa-cá, lúa-ngô, lúa-cây họ đậu và loại khác. * Đa dạng hoá trên đất trồng dừa Dừa có thể trồng xen một hay một số loại cây. Các loại cây trồng lâu năm như cà phê, ca cao, cây ăn quả, cây hàng năm như ngô, lạc, khoai lang, dứa, chuối, dong, gai và các loại rau… có thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang
143 p | 328 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh
110 p | 113 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn