intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

113
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. Mục đích của luận văn là nhằm đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Xuân Sáng NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Xuân Sáng NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  3. LÔØI CAÛM ÔN 0B Taùc giaû luaän vaên xin ñöôïc baøy toû loøng kính troïng vaø caûm ôn saâu saéc ñeán giaûng vieân höôùng daãn khoa hoïc TS. Phaïm Thò Xuaân Thoï - Tröôûng khoa Ñòa lí tröôøng Ñaïi hoïc sö phaïm thaønh phoá Hoà Chí Minh ñaõ taän tình höôùng daãn taùc giaû trong suoát quaù trình hoaøn thaønh ñeà taøi nghieân cöùu. Xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm hieäu nhaø tröôøng, phoøng Sau Ñaïi hoïc, Khoa Ñòa lí Tröôøng Ñaïi hoïc sö phaïm thaønh phoá Hoà Chí Minh ñaõ taän tình chæ baûo vaø taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong vieäc hoïc taäp vaø nghieân cöùu ñeå hoaøn thaønh luaän vaên. Xin chaân thaønh caûm ôn Sôû Coâng thöông, Sôû Keá hoaïch Ñaàu tö, Cuïc Thoáng keâ tænh Bình Phöôùc ñaõ cung caáp cho taùc giaû nhieàu tö lieäu, taøi lieäu quyù giaù vaø höõu ích ñeå nghieân cöùu phuïc vuï cho luaän vaên. Xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm hieäu vaù caùc thaày coâ trong tröôøng THPT chuyeân Quang Trung tænh Bình Phöôùc ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi trong quaù trình hoïc taäp vaø nghieân cöùu ñeà taøi. Taùc giaû chaân thaønh caûm ôn gia ñình, baïn beø, nhöõng ngöôøi thaân yeâu ñaõ ñoäng vieân giuùp ñôõ trong nhöõng ngaøy hoïc taäp, nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Ñoàn g Xoaøi, ngaøy 29/ 08/ 2011 Taùc giaû Nguyeãn Xuaân Saùng
  4. MỤC LỤC B 1
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2B CNH : Công nghiệp hóa FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp SP : Sản phẩm UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc USD : Đô la Mĩ KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  6. MỞ ĐẦU B 3 1. Lí do chọn đề tài 10B Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng trên cơ sở đánh giá thế và lực của nền kinh tế nước ta sau 10 năm Đổi mới đã khẳng định nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa. Những thành tựu này đã cho phép nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Kể từ đó, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được xác định rõ hơn trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều thay đổi dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và trên nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích và dân số thuộc loại trung bình trong cả nước. Được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, tuy đã trải qua một thời gian phát triển khá nhanh nhưng Bình Phước vẫn còn là một trong những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc loại thấp trong cả nước, đời sống của đại bộ phận dân cư, nhất là ở những vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh Bình Phước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ với những nông sản chủ lực dẫn đầu toàn vùng như cao su, điều, tiêu… Tuy vậy, Bình Phước lại không có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp tốt như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu do những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VIII đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 - 2020 là tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, con đường duy nhất là phải tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Do đó, tác giả luận văn chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước” nhằm đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước, đưa ra những giải pháp phát triển cho công nghiệp của tỉnh góp phần thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thêm giàu mạnh. Đồng thời, luận văn còn là nguồn tư liệu phục vụ cho giảng dạy địa lí địa phương tỉnh nhà.
  7. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 1B 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước từ năm 1997 – 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lí luận về công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, phân tích ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Phước. Thu thập, phân tích, tổng hợp hiện trạng ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước từ năm 1997 – 2010. Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế mà công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Đề xuất các phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. 2.3. Phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Về thời gian Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ năm 1997 (thời kỳ thành lập tỉnh) đến năm 2010 và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2020. 2.3.2. Về không gian Đề tài nghiên cứu phát triển công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các huyện thị tỉnh Bình Phước và so sánh sự phát triển công nghiệp của tỉnh với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ hoặc vùng KTTĐPN. 2.3.3. Về nội dung Nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước, tác giả chỉ nghiên cứu sự phát triển công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ. Còn khi nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thì tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, tác giả chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu trong nội bộ chuyển dịch từng ngành mà chỉ nghiên cứu khái quát về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.
  8. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 12B Xã hội loài người đã trải qua thời kỳ văn minh nông nghiệp và chuyển sang thời kỳ văn minh công nghiệp cách đây gần 200 năm. Ngay sau khi ra đời, sản xuất công nghiệp đã phát triển không ngừng và hiện đang là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Công nghiệp là vấn đề chung của các nước ở trên thế giới. Có những nước ngành công nghiệp phát triển rất mạnh nhưng cũng có những nước công nghiệp đang và kém phát triển. Do vậy, công nghiệp là đề tài mà được rất nhiều các tác giả trong nước cũng như nước ngoài nghiên cứu, nhất là các tác giả nước ngoài. Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số đề tài tiêu biểu như: - Công nghiệp hóa và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 của Bộ công nghiệp Việt Nam năm 2000. - Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển. Đề tài nghiên cứu cấp bộ - Lê Thị Hường (chủ biên) – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – 2000. - Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương ở nước ta hiện nay – Đàm Văn Nhuệ - Trường Đại học Kinh tế kế hoạch 1983. - Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển và khả năng vận dụng vào Việt Nam – An Như Hải – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – 1993. - Hoàn thiện và phát triển đa dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – 1993. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 – Nguyễn Trần Quốc – 2004. - Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam – Bùi Tất Thắng – 1997. Hiện nay, hầu hết trong các sách, giáo trình (nhất là sách chuyên ngành địa lí kinh tế) đều có viết về địa lí công nghiệp và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: - Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam – Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức – năm 2004. - Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam – Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ - Nguyễn Văn Phú. - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam – PGS.TS Lê Thông – PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ – năm 2000.
  9. - Thương mại Việt Nam – Bộ Thương Mại, Trung Tâm thương Mại – năm 2005. - Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập – PGS.TS. Đặng Văn Phan – PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng - năm 2006… Nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước là đề tài hoàn toàn mới, chưa được nghiên cứu bất cứ trong tài liệu nào. Tuy nhiên, trong các văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VI, VII, VIII, IX, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, báo cáo tình hình đầu tư và định hướng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh của Ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước, báo cáo phát triển công nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 của Sở Công nghiệp tỉnh Bình Phước cũng đề cập đến vấn đề về công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề này còn được thể hiện trong đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đẩy nhanh phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2010 của Tỉnh ủy Bình Phước. Nhìn chung, các tài liệu đều nhìn nhận vấn đều đánh giá một cách khái quát dưới góc độ kinh tế - chính trị, chưa có đề tài đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội. Các công trình trên là những tài liệu quý giá giúp cho tác giả có định hướng sâu hơn trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 – 2010. 4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu 13B 4.1. Hệ thống quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết có tác động qua lại lẫn nhau trên một không gian lãnh thổ nhất định. Tỉnh Bình Phước được coi như là một thể tổng hợp lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp. Do vậy, cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh để đưa ra những định hướng nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng của tỉnh trong quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước, tác giả đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và Đông Nam Bộ và cả nước nói chung. 4.1.2. Quan điểm hệ thống
  10. Lãnh thổ kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước với tư cách là một hệ thống con trong hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước lại do nhiều phân hệ con nhỏ hơn tạo thành như các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế. Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động, ảnh hưởng đến các yếu tố trong toàn hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Do vậy, để nghiên cứu sự phát triển công nghiệp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước cần xem xét công nghiệp của tỉnh trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần trong toàn hệ thống kinh tế - xã hội tỉnh và mối tương quan với sự phát triển kinh tế, công nghiệp của vùng và cả nước. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng địa lí dù lớn hay nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp vả ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước sẽ cho thấy lịch sử hình thành cũng như những chuyển biến về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lí trong tương lai. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của đời sống đều liên quan đến môi trường sinh thái. Công nghiệp là ngành ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trái Đất đang nóng lên, khí hậu đang ngày càng có xu hướng biến động xấu thì “thủ phạm” được quan tâm hàng đầu là hoạt động sản xuất của công nghiệp. Khí thải công nghiệp, nước thải, rác thải đã làm ô nhiễm môi trường, đồng thời việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lí làm cho môi trường sống ngày càng cạn kiệt. Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, trong quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước thực hiện theo phương châm phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển hiện tại và các hoạt động sản xuất đó không gây nguy hại cho những thế hệ trong tương lai như vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên … 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng thường xuyên như công cụ để phân tích, lựa chọn những giá trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các số liệu thu được từ nhiều nguồn như: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, các sở, ban ngành,…để phân tích và đánh giá tác động của công nghiệp hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Phước như tính toán về tốc độ tăng
  11. trưởng công nghiệp. Đồng thời, phương pháp toán học cũng được sử dụng trong việc phân tích, lựa chọn các giải pháp thích hợp cho định hướng công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Ví dụ như tính toán về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước… 4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Trong luận văn, tác giả đã tiến hành thành lập một hệ thống các bản đồ liên quan đến nội dung của luận văn, cụ thể như: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước, bản đồ công nghiệp chung tỉnh Bình Phước, bản đồ giá trị công nghiệp theo lãnh thổ tỉnh Bình Phước, bản đồ các khu công nghiệp. Các bản đồ được thành lập trên cơ sở dữ liệu thu thập và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối liên hệ các đối tượng địa lí. Đồng thời, các số liệu thống kê, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, theo ngành còn được thể hiện bằng biểu đồ. 4.2.3. Phương pháp điều tra thực địa Đây là phương pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định được mức độ tin cậy của các tài liệu, số liệu đã có và có thể đưa ra những luận cứ xác thực. Tác giả đã trực tiếp quan sát, đến một số khu công nghiệp như Đồng Xoài I, II, III, IV, Minh Hưng Hàn Quốc… chụp ảnh và tìm hiểu hoạt động của một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà. 4.2.4. Phương pháp dự báo Dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai: dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước trong thời gian sắp tới và đưa ra các giải pháp để tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh. Đề tài dự báo được xu thế của sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước đến năm 2020. 4.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh Tác giả tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thống kê để thấy được hiện trạng phát triển công nghiệp và sự biến đổi cơ cấu kinh tế qua từng giai đoạn, sự khác biệt về phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn cũng như so sánh giá trị sản xuất công nghiệp giữa địa phương với các địa phương khác hay cả nước. 5. Cấu trúc của đề tài 14B Đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước”, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước.
  12. Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước.
  13. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP, B 4 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Một số vấn đề về công nghiệp 15B 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp 26B “Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra nguyên liệu. Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu thành sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được sản xuất bằng máy móc thiết bị dựa trên khoa học kỹ thuật hiện đại có khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, khái niệm nguyên liệu và sản phẩm chỉ là tương đối vì sản xuất công nghiệp gồm nhiều giai đoạn chế biến phức tạp, mỗi sản phẩm của ngành này có thể là nguyên liệu của ngành kia. Các quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa là quá trình phổ biến trên quy mô toàn cầu, là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp hóa có nhiều quan niệm khác nhau: - Quan điểm của Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì khi tiến hành CNH nhấn mạnh phát triển công nghiệp nặng. Cho rằng: CNH là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với trung tâm là chế tạo máy. Với đường lối CNH như vậy, công nghiệp nặng có vai trò đặc biệt quan trọng và trong một chừng mực nhất định nó phù hợp với hoàn cảnh Liên Xô khi bước vào thời kỳ CNH: Chủ nghĩa đế quốc bao vây, chống đối, không có sự trợ giúp từ bên ngoài, trong khi yêu cầu phải xây dựng một nền sản xuất lớn hiện đại và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. - Quan niệm mới về CNH: năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra quan niệm: Công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình này, một bộ phận nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này, có một bộ phận công nghiệp chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội.
  14. Khái niệm về “công nghiệp hóa” và “hiện đại hóa” Kinh nghiệm về CNH của các nước đi trước và qua thực tế kiểm nghiệm, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, CNH, HĐH được hiểu là: - Công nghiệp hóa là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành giữ vị trí quan trọng, biến một nước có nền kinh tế kém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển, thành một nước công nghiệp hiện đại. CNH chính là một cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. - Hiện đại hóa là quá trình thường xuyên cập nhật và nâng cấp những công nghệ hiện đại nhất, mới nhất trong quá trình CNH. 1.1.2. Vị trí vai trò của công nghiệp 27B Công nghiệp thực sự có năng suất cao, kỹ thuật hiện đại mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII khi chủ nghĩa tư bản ra đời thủ tiêu chế độ phường hội phong kiến. Ngày nay, công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao, trở thành ngành sản xuất tiêu biểu đại diện cho một nền sản xuất lớn hiện đại làm tiền đề kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế khác. Công nghiệp đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội loài người. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm công nghiệp. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào so sánh được. Vì thế, nó tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập. Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng. Tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
  15. 1.1.3. Phân loại công nghiệp 28B Nhằm quản lí và kế hoạch hóa sản xuất công nghiệp cần phân chia công nghiệp một cách có căn cứ khoa học. Có nhiều cách phân chia dựa theo những căn cứ khác nhau. Phân chia công nghiệp thành công dụng kinh tế của sản phẩm. Việc phân chia này nói lên tác dụng của sản phẩm công nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng, nói lên sự tương quan giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất mở rộng. Nhóm ngành công nghiệp nặng (nhóm A): là những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất, bao gồm các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng, công nghiệp khai thác quặng và luyện kim, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, công nghiệp vật liệu xây dựng. Nhóm ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B): là các ngành sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, bao gồm các ngành như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp sành sứ thủy tinh, công nghiệp da dày, công nghiệp in, hóa chất, điện tử - tin học… Trên cơ sở tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra hay căn cứ vào tính chất chung của nguyên liệu được sử dụng, hoặc dựa vào tính chất giống nhau của các quá trình công nghệ người ta chia toàn bộ nền công nghiệp thành các nhóm ngành chẳng hạn như công nghiệp luyện kim, công nghiệp gia công, kim loại, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm. Căn cứ vào tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động, người ta chia công nghiệp nói chung thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Tác dụng của cách phân loại này là nhằm nghiên cứu quan hệ tỉ lệ và cân đối giữa khai thác và chế biến. Trong công nghiệp khai thác, con người tác động trực tiếp đến tự nhiên và nhận được từ lòng đất, từ rừng, từ nước nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, nhiên liệu và thủy năng. Người ta xếp vào ngành công nghiệp khai thác các ngành công nghiệp khai thác mỏ, khai thác gỗ, đánh cá, các nhà máy thủy điện… Công nghiệp chế biến nguyên liệu nhận được từ công nghiệp khai thác và từ công nghiệp sản phẩm thô dùng hoặc làm vật liệu sản xuất tiếp hoặc làm ra vật phẩm tiêu dùng. Ngành này bao gồm luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, dệt, công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Ngoài ba cách phân loại trên, còn có các loại phân loại ngành công nghiệp khác căn cứ vào các tiêu thức khác nhau. Dựa theo trình độ trang bị kỹ thuật, công nghiệp được chia thành công nghiệp hiện đại, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất công nghiệp được phân hành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp công tư hợp doanh, hợp tác xã,
  16. doanh nghiệp tư nhân… Dựa theo cấp quản lí, sản xuất công nghiệp được chia thành công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương. Trong thực tế, sản xuất công nghiệp được phân chia theo hướng vận dụng tổng hợp các cách nói trên. Chẳng hạn ngành công nghiệp cơ khí là một bộ phận của ngành công nghiệp nặng và cũng là một bộ phận của ngành công nghiệp chế biến. Ngành này lại bao gồm những xí nghiệp quốc doanh ở cả trung ương và địa phương, những xí nghiệp công tư hợp doanh, tư doanh, hợp tác xã… 1.1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 29B 1.1.4.1. Điểm công nghiệp B 9 5 - Theo X. Xlavev (1977): Điểm công nghiệp là lãnh thổ trên đó có một điểm dân cư với một, hay một nhóm xí nghiệp công nghiệp (thị trấn, thị tứ). - Theo M. Ghenexki và K. Krưxter (1975): Điểm công nghiệp là các lãnh thổ (thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã) trên đó có sự hoạt động của một xí nghiệp công nghiệp. Như vậy, mặc dù hai quan niệm trên không hoàn toàn giống nhau nhưng khá thống nhất ở chỗ thực chất điểm công nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công nghiệp. Do chỉ tồn tại một xí nghiệp công nghiệp duy nhất nên ở đây không có mối liên hệ sản xuất nhưng mỗi điểm công nghiệp có kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội với ý nghĩa nhất định. Nó cũng có quá trình phát sinh, phát triển và cấu trúc sản xuất riêng tuy còn ở mức sơ khai. - "Hạt nhân công nghiệp": Ngoài ra, một số người lại đưa hình thức khác rộng hơn cho quan niệm này là “hạt nhân công nghiệp”. Nó bao gồm lãnh thổ của một điểm dân cư trên đó tập trung một số xí nghiệp công nghiệp có thể thuộc nhiều ngành khác nhau. Điểm công nghiệp là hình thức đơn giản và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp bởi vì điểm công nghiệp theo kiểu đơn lẻ này cũng có những mặt tích cực nhất định. Nó có tính cơ động, dễ đối phó với những sự cố và thay đổi trang thiết bị, không bị ràng buộc và ảnh hưởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận cho việc thay đổi mặt hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 1.1.4.2. Cụm công nghiệp B 0 6 - Theo X.Xlavev (1977): Dựa vào điều kiện cụ thể của Bungari, ông cho rằng cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất – lãnh thổ, ra đời trên cơ sở các xí nghiệp công nghiệp nằm ở một hoặc một số điểm dân cư. Trong số các điểm ấy có một điểm lớn giữ vai trò hạt nhân, các điểm còn lại giữ vài trò vệ tinh. Ngoài ra các điểm dân cư gắn bó với nhau thông qua việc cùng chung lãnh thổ và thực
  17. hiện các mối liên hệ về sử dụng nguồn tài nguyên của địa phương. Trong các điểm dân sư còn bao gồm cả các cơ sở phục vụ và quản lí nền kinh tế, hệ thống nhà ở và các bộ phận khác của kết cấu hạ tầng. - A.E.Probxt (1962) cho rằng cụm công nghiệp là thể tổng hợp sản xuất - lãnh thổ được giới hạn bởi một điểm hoặc một trung tâm địa lí. Hạt nhân tạo nên cụm công nghiệp có thể là các nhà máy liên hợp, hoặc một số xí nghiệp cùng loại hay khác loại. - A.T.Khorutsov (1979): Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất - lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Do nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí địa lí, giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ. 1.1.4.3. Khu công nghiệp B 1 6 - Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra một số quan niệm khác nhau. Có thể dẫn ra một vài định nghĩa cụ thể: Khu công nghiệp là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau được quy tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp và bị chi phối bởi các nhân tố phân bố công nghiệp đồng nhất. Theo Lu.G.Xauskin (1981) khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế với nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan. Theo Xêmênov (1981) thì khu công nghiệp là một đối tượng sản xuất phức tạp kết hợp hàng loạt nhân tố kinh tế, xã hội, tự nhiên có quan hệ với nhau, nhưng khác nhau về loại hình và mục đích. Nhìn chung các quan niệm nêu trên dều không thật rõ ràng và cụ thể. - Quan niệm của một số nhà khoa học thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây tương đối rõ hơn: Khu công nghiệp bao gồm một nhóm các trung tâm công nghiệp phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn hoá, mạng lưới vận tải thống nhất và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ (1981).
  18. 1.1.4.4. Trung tâm công nghiệp B 2 6 Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao hơn điểm công nghiệp. Thông thường, trong những điều kiện thuận lợi các điểm công nghiệp có những biến đổi về chất và chuyển dần thành một kết hợp sản xuất với một lãnh thổ khác. Đó là trung tâm công nghiệp. - Theo X. Xlavev (1977): Trung tâm công nghiệp thường là điểm dân cư tương đối lớn (thành phố), trên đó tập trung các xí nghiệp của một số ngành công nghiệp. - Một số khác lại cho rằng: Trung tâm công nghiệp là sự tập trung một số xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau vào một điểm dân cư. Chính điểm dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trung tâm công nghiệp. 1.1.4.5. Vùng công nghiệp B 3 6 Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất, xuất hiện sớm trong địa lí Xô Viết. Khái niệm này được xem như sự tác động qua lại phức tạp và vùng phân bố trên một lãnh thổ của các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau. Theo các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây (1987), vùng công nghiệp bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy, đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước. Như vậy, vùng công nghiệp là một khái niệm tương đối rộng. Việc xác định quy mô và ranh giới của nó khá linh hoạt. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp 30B 1.1.5.1. Nguồn lực bên trong B 4 6 a) Vị trí địa lí Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lí tác động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp, cũng như phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nhìn chung, vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Sự hình thành và phát triển các xí nghiệp các ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lí. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở
  19. công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở các khu vực có vị trí địa lí thuận lợi như gần các trục đường giao thông, sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư. Vị trí càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức công nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại những khu vực có vị trí địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư. b) Nguồn lực tự nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp. Khoáng sản: Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp. Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: Khoáng sản thế giới phân bố không đồng đều. Có những nước giàu tài nguyên khoáng sản như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canađa, Liên Bang Nga, Ấn Độ…Có những nước nổi tiếng với một loại khoáng sản như Chi Lê (đồng), khu vực Tây Á là nơi tập trung tới hơn một nửa trữ lượng dầu của thế giới, do vậy ở đây đã rất phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu có quy mô lớn, chẳng hạn ở Ảrập Xêut, Côoet, Iran, Irắc… Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các ngành công nghiệp từ Bắc tới Nam: Khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Apatit ở Lào Cai, bôxit ở Tây Nguyên, đá vôi ở các tỉnh phía Bắc… Khí hậu và nguồn nước Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp nước hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp được phân bố gần nguồn nước như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc và chảy trên các dạng địa hình khác nhau tạo nên tiềm năng cho công nghiệp thủy điện. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc vào nguồn nước cũng tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành công nghiệp. Ví dụ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập Tam Hiệp chặn sông Trường Giang (con sông lớn thứ 3 thế giới) và đến nay nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới, với công suất phát điện 18.200MW, sản lượng điện 84,3 tỉ KWh/năm.
  20. Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy trên vùng đồi núi với nguồn nước dồi dào, là cơ sở cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và đời sống con người như nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất 1,92 triệu KW trên sông Đà, thủy điện Trị An có công suất 400 MW trên sông Đồng Nai, thủy điện Tuyên Quang 342MW. Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc điểm khí hậu có tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Ví dụ ở một số nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Vì vậy đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Các nhân tố tự nhiên khác Các nhân tố tự nhiên khác có tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật… - Về mặt tự nhiên đất ít có giá trị đối với công nghiệp nhưng quỹ đất dành cho công nghiệp và địa chất công trình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quy mô và đầu tư trong công nghiệp. - Tài nguyên sinh vật cũng tác động tới sản xuất công nghiệp: cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ, tiểu thủ công nghiệp… c) Nguồn lực kinh tế - xã hội Dân cư và nguồn lao động Dân cư và nguồn lao động có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. Những ngành cần nhiều lao động như dệt may, da giày… thường phân bố ở nơi đông dân cư. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người cũng thường phân bố ở những nơi có mật độ dân số cao và những điểm tập trung đông dân cư (như công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ chơi…) chất lượng của người lao động như trình độ học vấn, trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và đáp ứng những thành tựu của khoa học và kỹ thuật đối với những xí nghiệp công nghiệp. Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi cũng có ảnh hưởng đến quy mô và hướng chuyên môn hóa các ngành công nghiệp, từ đó thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển công nghiệp. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển công nghiệp. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật có thể tạo tiền đề thuận lợi hay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2