Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng
lượt xem 4
download
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn từ 2005 - 2015, để từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển đô thị có hiệu quả và bền vững đến năm 2025. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Quốc Dưỡng PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ Ở TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Quốc Dưỡng PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ Ở TỈNH SÓC TRĂNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, bước đầu nghiên cứu khoa học và làm luận văn tốt nghiệp bản thân tác giả đã nhận được sự quan tâm giảng dạy, giúp đỡ của quý Thầy, Cô, Ban giám hiệu, khoa Địa lí, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh và quý Thầy, Cô khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Xuân Thọ, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luậm văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Địa lí, quí thầy trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh đã động viên, ủng hộ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Sóc Trăng, Cục Thống kê Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, Sở kế hoạch và đầu tư Sóc Trăng, Sở Tài Nguyên và Môi trường Sóc Trăng, đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên Địa lí học K27 yêu quý đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Dương Quốc Dưỡng
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục các hình Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ ............................................................................... 9 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển và phân bố đô thị ................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 9 1.1.2. Mạng lưới đô thị ..................................................................................... 12 1.1.3. Đô thị hóa ............................................................................................... 13 1.1.4. Ý nghĩa và đặc điểm của quá trình đô thị hóa ........................................ 15 1.1.5. Vai trò và phạm vi ảnh hưởng của đô thị ............................................... 19 1.1.6. Phân loại đô thị....................................................................................... 25 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị .................. 25 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển, phân bố đô thị Việt Nam và đồng bằng Sông Cửu Long .............................................................................................. 30 1.2.1. Phát triển, phân bố đô thị mạng lưới đô thị ở Việt Nam ............................ 30 1.2.2. Phát triển đô thị ở vùng đồng bằng sông Cửu Long .............................. 38 1.2.3. Hệ thống đô thị ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ............................. 39 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 42 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ Ở TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................ 43 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng, phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng ........ 43 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Sóc Trăng ........................................ 43
- 2.1.2. Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 45 2.1.3. Cở sở hạ tầng .......................................................................................... 49 2.1.4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 56 2.2. Phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng ............................................... 63 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát tiển đô thị Sóc Trăng .................................. 63 2.2.2. Phát triển và phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng ........................................... 65 2.3. Mạng lưới đô thị tỉnh Sóc Trăng ................................................................... 72 2.4. Vùng đô thị của tỉnh ...................................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 85 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN 2025 ....................................................... 87 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh ở tỉnh Sóc Trăng.............................................................................................................. 87 3.1.1. Định hướng phát triển đô thị Việt Nam ................................................. 87 3.1.2. Định hướng phát triển đô thị ĐBSCL .................................................... 88 3.1.3. Định hướng phát triển đô thị ở tỉnh Sóc Trăng ...................................... 90 3.1.4. Thực trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng ........................ 93 3.2. Định hướng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng ........................... 94 3.2.1. Định hướng tổ chức đô thị ..................................................................... 94 3.2.2. Định hướng phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng............................................ 96 3.3. Giải pháp phát triển và phân bố đô thị tỉnh ở tỉnh Sóc Trăng ..................... 103 3.3.1. Giải pháp quy hoạch xây dựng phát triển đô thị theo hướng bền vững ........................................................................................................................ 103 3.3.2. Giải pháp đầu tư trọng điểm................................................................. 105 3.3.3. Giải pháp điều hành và thực hiện quy hoạch ....................................... 111 3.3.4. Giải pháp xây dựng đô thị văn minh .................................................... 114 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 121 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 126 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Viết đầy đủ CNH Công nghiệp hoá ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐTH Đô thị hóa GDP Gross domestic product GIS Geographic Information System HĐBT Hội đồng Bộ trưởng KT - XH Kinh tế - xã hội NĐ - CP Nghị định - Chính phủ QH Quốc Hội TP Thành phố TTLT Thông tư liên tịch TW Trung Ương UBND Uỷ ban nhân dân WB World Bank
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển 1950 - 2050 ................................................................................... 15 Bảng 1.2. Dân số đô thị Việt Nam thời kì 1975 – 2017 ........................................ 33 Bảng 1.3. Tỉ lệ dân số thành thị và tốc độ đô thị hóa bình quân từng giai đoạn phân theo vùng, thời kì 1999 – 2015..................................................... 36 Bảng 1.4. Đô thị và dân số đô thị Việt Nam phân theo vùng năm 2016 ............... 37 Bảng 1.5. Số lượng các đô thị vùng ĐBSCL năm 2016 ........................................ 40 Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng năm 2010 - 2015 ........................................................................................... 54 Bảng 2.2. Các nhóm đất chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng 2016 .................................. 61 Bảng 2.3. Nghị định, nghị quyết thành lập đơn vị mới ở tỉnh Sóc Trăng sau năm 1992 ............................................................................................... 64 Bảng 2.4. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 ...................................... 65 Bảng 2.5. Quy mô dân số, dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005 – 2016 .................................................................................. 66 Bảng 2.6. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2005 – 2016 .... 68 Bảng 2.7. Số cơ sở y tế của tỉnh Sóc Trăng năm 2016 .......................................... 70 Bảng 2.8. Số lượng đô thị và mật độ đô thị tỉnh Sóc Trăng 2005 - 2020.............. 73 Bảng 2.9. Diện tích, dân số, tỉ lệ dân thành thị tỉnh Sóc Trăng năm 2016 ............ 74
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ dân thành thị và số lượng đô thị Việt Nam 1990 - 2017 ........... 30 Hình 2.1. Biểu đồ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2005 - 2016 .............................................................................................. 45 Hình 2.2. Biểu đồ tỉ lệ lao động đã qua đào tạo vùng ĐBSCL năm 2016 .............. 49 Hình 2.3. Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ trong của tỉnh năm 2016 ....................... 59 Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh sóc trăng năm 2016 ............................. 61 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn giai đoạn 2005 – 2020 ............................................................................................ 67 Hình 2.6. Biểu đồ tỉ lệ dân thành thị của Sóc Trăng so với cả nước và các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2016 ................................................................... 67 Hình 2.7. Biểu đồ mật độ dân số các huyện của tỉnh 2016 ..................................... 69
- DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng năm 2016 .................................................... 44 2. Bản đồ một số nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng năm 2016 ............................................................................. 57 3. Bản đồ hiện trạng đô thị tỉnh Sóc Trăng năm 2016 ........................................... 46 4. Bản đồ một số nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị tỉnh Sóc Trăng năm 2016 .................................................................... 46
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị Việt Nam đã hình thành và phát triển khá sớm, từ thế kỉ VII trước công nguyên, nước ta đã xuất hiện trung tâm hành chính và đô thị - trạm dịch của nhà nước Văn Lang. Đô thị cổ sớm nhất còn để lại dấu tích là thành Cổ Loa (thế kỉ III trước công nguyên) là kinh thành nhà nước Âu Lạc cổ đại. Tiếp đến là sự xuất hiện của nhiều đô thị lớn như: Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Tống Bình (Long Biên - Hà Nội), Lạc Trường (Thanh Hóa), Chiêu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang)… Sang thế kỉ XVII - XVIII, nhiều đô thị sầm uất được biết đến như: Thăng Long - Đông Đô - Kẻ Chợ, Đà Nẵng, Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An... Vai trò kinh tế của một số đô thị đối với sự phát triển vùng thường không lớn, đô thị không tạo được sức hút và thể hiện được sức mạnh lan tỏa của mình đối với các khu vực xung quanh. Sự phát triển như trên khiến hệ thống đô thị ở Việt Nam ngày càng thể hiện những yếu kém, đi liền với các hệ quả, có thể được gọi là "căn bệnh đô thị" như: Kiến trúc thiếu đồng bộ, giao thông tắc nghẽn, nước thải sinh hoạt, di dân tự do và các vấn đề xã hội nan giải khác. Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ ở nước ta mà còn diễn ra tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế đang phát triển. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển KT – XH (KTXH), của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng thì ở việc hình thành, phát triển và hình thành mạng lưới đô thị vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tiềm năng phát tiển kinh tế của tỉnh, đô thị hóa đang từng ngày làm đổi thay diện mạo tỉnh, cung cấp những tiện ích của đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng ở một mặt khác, làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của tỉnh. Sóc Trăng là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh trong các tỉnh Đồng bằng sô Cửu Long (ĐBSCL). Điều này thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, hệ thống đô thị phát triển nhanh, đặc biệt là trong năm 2005, thị xã Sóc Trăng
- 2 được công nhận là đô thị loại III. Quá trình phát triển KT- XH và quá trình hình thành mạng lưới đô thị của tỉnh Sóc Trăng đã làm cho quá trình đô thị hóa của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống đô thị ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, cũng giống như cả nước, sự phát triển đô thị và phân bố đô thị của tỉnh còn nhiều vấn đề đặt ra. Luận văn này góp phần làm rõ hơn vấn đề về phát triển và phân bố đô thị của tỉnh trong hiện tại bên cạnh đó tác giả đưa ra một số giải pháp trong tương lai. Vì vậy, tác giả nghiên cứu "Phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Dựa trên tư liệu lịch sử của quá trình đô thị hóa ở Châu Âu và Bắc Mỹ, các nhà đô thị học đã tiến hành phân kỳ quá trình đô thị hóa theo các giai đoạn: Giai đoạn đầu khi tỉ lệ dân số đô thị thấp và tốc độ gia tăng chậm chạp, tiếp theo đó là giai đoạn tăng tốc và kết thúc bằng giai đoạn đô thị hóa với tỉ lệ dân số đô thị cao nhưng ở những có nền kinh tế phát triển thì tỉ lệ dân thành thị cao hơn so với các nước có nền kinh đang phát triển. Ở Liên Xô cũ, từ năm 1929 – 1930 đã xuất hiện nhiều phương án quy hoạch xây dựng theo hệ thống dải, điển hình nhất là phương án xây dựng thành phố Stalingrat, nay là Vongagart của N.A. Milutin đặt cơ sở nền móng cho mô hình quy hoạch hệ thống dải. Năm 1933 cuốn sách của Walter Christaller xuất bản trình bày lí luận về sự phân bố hợp lí các điểm dân cư và sự phân cấp của nó. Đây cũng là sự tổng hợp đầu tiên về lí luận phân bố dân cư theo một hệ thống. Năm 1949, G.K.Zif lại nêu lên “luật xếp hạng – quy mô”, xếp hạng đô thị to nhỏ theo quy mô dân số dựa trên định lượng theo công thức: Pr = P1/r, trong đó, P1 là dân số đô thị lớn nhất trong một vùng nhất định. Pr là dân số đô thị cấp r trong khu vực đó còn r là vị trí đô thị dân số Pr trong vùng. Ví dụ đô thị lớn nhất trong vùng là 900 000 dân thì đô thị đứng thứ hai có quy mô là 450 000 dân, đô thị đứng thứ 3 là 300 000 dân (Đàm Trung Phường, 2005).
- 3 Năm 1961, Berry công bố nghiên cứu của mình về sự phân bố quy mô đô thị đựa trên tư liệu đô thị của 38 nước với 4187 đô thị có quy mô dân số trên 20000 người. Sau đó ông tiến hành phân tích quan hệ giữa quy mô dân số đô thị là trục hoành (tọa độ là thang đo logarit), lấy số phần trăm cộng dồn của số đô thị tương ứng với quy mô dân số đô thị làm trục tung của tọa độ xác suất (probability) về tất cả các đô thị của một số nước và thu được kết quả quan trọng như: giai đoạn đô thị hóa kiểu tập trung, đô thị lớn và vửa phát triển tương đối nhanh đến giai đoạn đô thị hóa kiểu khuếch tán thì tốc độ phát triển các đô thị vừa và nhỏ nhanh hơn. Đây cũng là những nghiên cứu định hướng quan trọng giúp nhận diện bản chất của mạng lưới đô thị trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay (Nhiêu Hội Lâm, 2004). 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam việc nghiên cứu đô thị cũng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có Địa lí học. Hàng loạt các quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị, các đề tài trọng điểm về quy hoạch mạng lưới đô thị, các nghị định của chính phủ như: “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/QĐTTg trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn toàn quốc và các vùng đặc trưng. Đây là cơ sở cho sự phát triển đô thị ở các cấp ở nước ta cho tới nay. Điều chỉnh quy định về phân cấp và phân loại đô thị trong nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án va quyết định công nhận loại đô thị. (Nghị Định Số 42/2009/NĐ-CP, ngày 7/5/2009). Dưới góc độ địa lí, đã có nhiều công trình và nhiều tác giả đã nghiên cứu về đô thị như: Trong cuốn sách nổi tiếng về đô thị “Đô thị Việt Nam” viết năm 1995 của tác giả Đàm Trung Phường đến nay đã được tái bản nhiều lần, đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam về quá trình hình thành, phát triển đô thị Việt Nam, những đặc trưng chung của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, các nguồn lực tác động đến mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu những định hướng phát triển trong bối cảnh
- 4 đô thị hóa của thế giới và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới của tổ quốc, mở rộng những khái niệm về đô thị học. Trong tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/2005, tác giả Đỗ Thị Minh Đức với bài báo “Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng” đã nhận định tình hình phân bố đô thị ở Việt Nam, ảnh hưởng của mạng lưới đô thị đến sự phát triển vùng (Đỗ Thị Minh Đức, 2005). Trong giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, tác giả Lê Thông đã phân tích khái niệm, đặc điểm đô thị của nước ta, quá trình đô thị hóa, sự phát triển và phân bố đô thị của nước ta đến năm 2010 (Lê Thông, 2011). Có nhiều báo cáo nghiên cứu về quá trình đô thị hóa và mạng lưới đô thị Việt Nam, điển hình như “Đánh giá đô thị ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (11/2011). Báo cáo phân tích về quá trình phát triển của hệ thống đô thị ở Việt Nam theo 5 chuyển đồi: Hành chính, dân số, kinh tế, không gian và đời sống, mở rộng đô thị và phát triển không gian ở các đô thị Việt Nam và các dịch vụ đô thị cơ bản... Một số hội thảo về vấn đề đô thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam như Hội thảo khoa học “Đô thị Việt Nam – Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững” vào 7/11/2009 (Ngân hàng Thế Giới, 2011). Đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển và phân bố đô thị mà tác giả dựa vào để phân tích trường hợp ở tỉnh Sóc Trăng. Trong các đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học, việc phát triển và phân bố đô thị, quá trình đô thị hóa cũng được nhiều học viên lựa chọn và đã bảo vệ thành công, tiêu biểu như: “Vấn đề phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Ngọc Hoàn (2009), Đại học Sư phạm Hà Nội, “Sự phát triển và phân bố đô thị ở Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2009), Đại học Sư phạm Hà Nội, “Nghiên cứu mạng lưới đô thị tỉnh Nghệ An” của Lê Thị Lan (2012), Đại học Sư phạm Hà Nội, Trần Ánh Nhật Hưởng (2014) Nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luận văn thạc sĩ Khoa học Địa lí, Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay trên thế giới phổ biến hai mô hình phát triển đô thị là theo chiều rộng và theo chiều sâu. Phát triển theo chiều rộng có thể xem như sự mở rộng về mặt địa
- 5 lí, cũng có nghĩa là mở rộng về mặt hành chính. Phát triển theo chiều sâu tạm hiểu là sự phát triển về chất lượng đô thị, tức là nâng cấp hạ tầng xã hội của đô thị. Ở Việt Nam hiện nay sự phát triển đô thị hóa vẫn chủ yếu theo chiều rộng. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn từ 2005 - 2015, để từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển đô thị có hiệu quả và bền vững đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về sự phát triển và phân bố đô thị. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng phân tích hiện trạng phát triển và phân bố đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đề xuất giải pháp cho sự phát triển và phân bố đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển đô thị, hiện trạng phát triển đô thị theo các chỉ tiêu đã lựa chọn, sự phân bố mạng lưới đô thị và một số đô thị chính ở tỉnh Sóc Trăng. Đề tài tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2005 - 2015, định hướng đến năm 2025. Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng, có đi sâu phân tích các mối quan hệ của các đô thị trong tỉnh. Luận văn còn chú ý đến mối liên hệ với các đô thị tỉnh lân cận và trong ở vùng (ĐBSCL) quan hệ liên vùng. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Các vấn đề cần nghiên cứu đều không tách rời khỏi lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ đều có sự phân hóa nội tại, đồng thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên các phương
- 6 diện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần đặt đối tượng trong một không gian lớn hơn không gian của đối tượng đó thì có thể hiểu, phân tích các vấn đề một cách chính xác và chắc chắn hơn. Việc vận dụng quan điểm lãnh thổ trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn cho phép tác giả có thể nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện bản chất tự nhiên, kinh tế, quá trình đô thị hoá, phát triển và phân bố đô thị của tỉnh Sóc Trăng. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Khi xem xét các quá trình phát triển và phân bố đô thị phải chú ý đến quá khứ, hiện tại và những dự báo cho tương lai. Mỗi một hiện tượng địa lí KT - XH đều tồn tại trong một thời gian nhất định. Các hiện tượng này đều có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Mạng lưới đô thị là một hiện tượng kinh tế - xã hội, một thực thể có đời sống phát triển liên tục và luôn biến động theo thời gian. Do vậy, tác giả luôn quán triệt quan điểm lịch sử. Việc đánh giá vấn đề luôn được đặt trong một thời điểm, một không gian cụ thể, được nhìn nhận quá khứ để lí giải cho hiện tại và có dự báo xu thế phát triển trong tương lai của hiện tượng. Quan điểm hệ thống: Tác giả nghiên cứu quá trình phát triển và phân bố đô thị Sóc Trăng trong các hệ thống phát triển và phân bố đô thị của vùng ĐBSCL. Mặt khác, bản thân đô thị Sóc Trăng là một hệ thống KT - XH được cấu tạo bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư,... Nếu một phần tử trong một hệ thống nhỏ thay đổi thì sẽ dẫn đến kết quả dây chuyền làm biến đổi sâu sắc và toàn diện. Tính hệ thống thể hiện trong nghiên cứu là sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ của hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính thích hợp và logic của đề tài nghiên cứu. Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu, vừa là mục tiêu, cái đích để hướng tới, vừa là quan điểm phát triển cho mọi hoạt động của con người. Trên quan điểm phát triển bền vững đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ kinh tế, xã hội và môi trường. Sự phát triển và phân bố đô thị phải phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu Đây là phương pháp truyền thống mà bất cứ nghiên cứu nào cũng phải sử dụng. Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập gắn với đề tài. Đó là các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận về phát triển đô thị, điều kiện tự nhiên và KT – XH của tỉnh Sóc Trăng, hiện trạng phát triển, quy hoạch phát triển ngành của Tỉnh... Các dạng tài liệu bao gồm tài liệu viết, bản đồ, tranh ảnh...Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan phát hành, nhà xuất bản, Thư viện tỉnh Sóc Trăng, các tài liệu của Tổng cục thống kê, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND TP. Sóc Trăng Báo cáo, thống kê KT – XH hàng năm của các huyện, các công trình, báo cáo liên quan đến đô thị hoá từ các tạp chí chuyên ngành trong nước, các viện nghiên cứu, bộ, ban ngành... Xử lí tài liệu đã thu thập được, từ các số liệu, tài liệu thô, tác giả xử lí thành các số liệu tinh thông qua tính toán xác định được mật độ đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa. tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ dân thành thị, cơ cấu kinh tế. Đó là cơ sở để tác giả tận dụng được tính đa dạng của tài liệu và việc rút ngắn thời gian nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Sau khi thu thập và xử lí tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng hàng loạt phương pháp như phân tích, so sánh (theo thời gian - không gian, theo các đối tượng cùng loại), tổng hợp để rút ra được những đánh giá về điều kiện và thực trạng phát triển và phân bố đô thị của tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp bản đồ và sử dụng công cụ GIS Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các bước nghiên cứu của luận văn. Trong bước thu thập tài liệu, các bản đồ tỉnh Sóc Trăng do các cơ quan chuyên ngành của Trung ương và tỉnh xây dựng trên các phần mềm GIS đã được tác giả khai thác để lấy thông tin. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các phần mềm GIS là một công cụ hữu hiệu giúp tác giả luận văn đưa ra được các phân tích cụ thể. Trong việc thể hiện kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề về mạng lưới đô thị bằng phần mềm Map Info nhằm trực quan hóa kết quả của luận văn.
- 8 Phương pháp dự báo Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của luận văn phải có tầm nhìn chiến lược và phải có những dự báo biến động phù hợp với xu thế phát triển lãnh thổ, của đất nước trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm và phương pháp trên được sử dụng một cách tổng hợp, mỗi quan điểm và phương pháp được đề cao và đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài các phương pháp nói trên, trong luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê... 6. Đóng góp của luận văn Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển và phân bố đô thị, để vận dụng vào tỉnh Sóc Trăng. Làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng. Là một đề tài nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận quá trình phát triển và phân bố đô thị của tỉnh. Luận văn đã làm sáng tỏ bản chất và quá trình biến động của phát triển và phân bố đô thị, thực trạng của hoạt động KT-XH và những vấn đề có liên quan. Từ đó đề xuất hướng phát triển và phân bố đô thị cho các mục đích phát triển phát triển và phân bố đô thị theo quan điểm phát triển đô thị bền vững và thực hiện theo quy hoạch chung của tỉnh. Đưa ra được các định hướng và giải pháp phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng trong tương lai. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phân bố và phát triển đô thị . Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đô thị ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025.
- 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển và phân bố đô thị 1.1.1. Các khái niệm Một đô thị hay thành phố là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn nhưng thuật ngữ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp hay bản. Từ khi có loài người và xã hội loài người đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong quá trình đó, phương thức sản xuất và kiểu quần cư của con người luôn có sự thay đổi, chất lượng cuộc sống của con người luôn được cải thiện. Nhờ đó các kết quả thị trường (thành thị) có thể rất hiệu quả, sự phân bố theo quy mô của các thành phố kém hiệu quả, vì tập trung theo cụm như đã mô tả ở trên khiến các thành phố trở nên quá lớn. Từ những phương thức sản xuất thô sơ đến những phương thức sản xuất hiện đại, từ những kiểu quần cư trong không gian ít tiện nghi và phụ thuộc vào tự nhiên đến những kiểu quần cư hiện đại, thuận lợi, tiện nghi, tập trung và ít phụ thuộc vào tự nhiên. Kiểu quần cư hiện đại đó được gọi là quần cư thành thị hay đô thị. Như vậy, có thể hiểu đô thị là không gian sống và một hình thức cư trú của con người. Có rất nhiều thuật ngữ để chỉ đô thị. Trên thế giới, các thuật ngữ chỉ đô thị như city, town (tiếng Anh),... Ở Việt Nam, các thuật ngữ chỉ đô thị hay được sử dụng là thành phố, thị xã, thị trấn. Đối với địa lí học, nghiên cứu về đô thị là để làm rõ quá trình phát sinh, phát triển, phân bố đô thị, chức năng của các đô thị, cấu trúc đô thị và các vấn đề khác của đô thị như kinh tế đô thị, môi trường đô thị... Theo đó, có thể hiểu chung nhất, “ đô thị là không gian sống của con người, là nơi tập trung dân cư đông đúc, gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định”.
- 10 Có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đô thị và có quan điểm không hoàn toàn giống nhau: Trong lí thuyết điểm trung tâm của W. Christaller (1933). Ông dựa trên những ý tưởng của G. Thunen và A.Weber, W. Christaller đã đưa ra lí thuyết trung tâm cho rằng: không có khu vực nông thôn nào lại không chịu sự tác động của một cực hút, đó là thành phố. Ông cho rằng thành phố như những cực hút, hạt nhân cho sự phát triển. Chúng là đối tượng đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và ảnh hưởng đến các vùng xung quanh, thông qua bán kính vùng tiêu thụ sản phẩm của trung tâm. Thị trường được xác định trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ. Ngoài giới hạn này, việc tiêu thụ các sản phẩm sẽ không có hiệu quả kinh tế, thành phố là trung tâm đối với tất cả các điểm dân cư của vùng lân cận, đảm bảo cho chúng về hàng hóa của trung tâm và ngược lại (Trương Phương Thảo, 2001). Lí thuyết trung tâm của W. Christaller đã được nhà bác học người Đức A.Losch bổ sung và phát triển. Theo A.Losch có một điểm trung tâm quan trọng nhất là thành phố, đầu mối của toàn bộ hệ thống các điểm dân cư. Vai trò trong thương mại và dịch vụ của nó tác động mạnh mẽ đến các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng của thành phố. Đóng góp của W. Christaller và A. Losch ở chỗ, hai ông đã khám phá ra quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện ra một trật tự được tính toán trong sự phân bố các thành phố và nông thôn, sau khi nhận thức được quy luật khách quan sẽ áp dụng nó khi quy hoạch các điểm dân cư trên những lãnh thổ mới khai phá, nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Về mặt thực tiễn, lí thuyết này là cơ sở để bố trí các điểm đô thị mới cho những vùng còn trống vắng đô thị. Theo Ratzel (1960), quan niệm đô thị là “sự tích tụ lâu dài của người và chỗ ở của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn”. Nếu dân số chưa đầy chưa đầy 2.000 người thì điểm dân cư đó mất tính chất đô thị. Richtofen (1968) lại định nghĩa: “đô thị là một nhóm tập hợp những người có cuộc sống không phụ thuộc vào nông nghiệp, mà trước hết dựa vào công nghiệp và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
148 p | 697 | 177
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 767 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 305 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
135 p | 404 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 173 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 151 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 180 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương
134 p | 166 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 136 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 190 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 119 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
141 p | 140 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 151 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 143 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 126 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 142 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn