intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá hiện trạnh phát triển cây nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình hình chế biên sản phẩm từ nho, hiệu quả kinh tế từ việc phát triển lãnh thổ trồng và chế biến nho ở các tỉnh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …..….. BÙI THỊ HỒNG PHƯƠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG – CÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NHO Ở KHÁNH HÒA, NINH THUẬN, BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh 2007
  2. I LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài Luận văn "Tổ chức lãnh thổ Nông - Công nghiệp trồng và chế biến Nho ở Khảnh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận" của em được hoàn thành. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến:  Tất cả các Thầy Cô phụ trách khóa học, các Thầy Cô trong Khoa Địa Lý trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt khóa học.  Thầy TS. Trịnh Thanh Sơn đã tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm và hoàn thành Luận văn Cao học.  Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Khoa Học Công nghệ sau Đại Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho Học viên trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Cùng lời cảm ôn chân thành đến các Thày Cô, Đồng nghiệp, Bạn bè, Gia đình đã có nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học và Đề tài nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh 11/2007 Tác giả Luận văn Bùi Thị Hồng Phương
  3. II MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................I T 2 2T MỤC LỤC ........................................................................................................... II T 2 2T BẢNG CÁCCHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... V T 2 2T DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................VI T 2 2T DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................... VII T 2 2T DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................ VIII T 2 2T DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... VIII T 2 2T PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 T 2 2T 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 T 2 2T 2. Mục đích, nhiệm vụ ............................................................................................... 2 T 2 2T 3. Những nghiên cứu liên quan đề tài ...................................................................... 2 T 2 T 2 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 4 T 2 T 2 5. Những đóng góp chính của luận văn ................................................................... 7 T 2 T 2 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 7 T 2 2T Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG .............................................................. 8 T 2 T 2 1.1. Tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp .......................................................................... 8 T 2 T 2 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 8 T 2 2T 1.1.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ........................................... 9 T 2 T 2 1.2. Liên kết nông - công nghiệp ............................................................................ 12 T 2 T 2 1.2.1. Liên kết nông - công nghiệp là tất yếu khách quan .................................... 13 T 2 T 2 1.2.2. Cơ sở của liên kết nông - công nghiệp ....................................................... 13 T 2 T 2 1.3. Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nho trên thế giới và Việt Nam............. 14 T 2 T 2 1.3.1. Tình hình tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nho trên thế giới.................. 14 T 2 T 2 1.3.2. Tình hình tổ chức lãnh thề trồng và chế biến nho ở Việt Nam .................. 24 T 2 T 2 Chương 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ T 2 CHẾ BIỂN NHO Ở CÁC TỈNH KHÁNH HÒA, NINH THUẬN, BÌNH THUẬN............................................................................................................... 33 T 2 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 33 T 2 T 2 2.2. Đặc điểm sinh thái của cây nho ....................................................................... 33 T 2 T 2 2.2.1. Đất trồng nho .............................................................................................. 34 T 2 2T
  4. III 2.2.2. Khí hậu ........................................................................................................ 35 T 2 2T 2.2.3. Một số giống nho ở Việt Nam .................................................................... 37 T 2 T 2 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, T 2 Bình Thuận. ............................................................................................................. 44 2T 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa ....................... 44 T 2 T 2 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Ninh Thuận ...................... 46 T 2 T 2 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Bình Thuận ...................... 57 T 2 T 2 2.4. Thực trạng trồng va chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. T 2 T 2 ................................................................................................................................... 66 2.4.1. Thực trạng trồng nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.................. 66 T 2 T 2 2.4.2. Thực trạng chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận............. 79 T 2 T 2 2.4.3. Liên kết giữa trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khảnh Hòa, Ninh Thuân, T 2 Bình Thuận ........................................................................................................... 87 2T 2.4.4. Hiệu quả kinh tế trong trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh T 2 Thuận, Bình Thuận. .............................................................................................. 88 2T 2.4.5. Đánh giá về trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, T 2 Bình Thuận ........................................................................................................... 93 2T Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ T 2 BIẾN NHO Ở CÁC TỈNH KHÁNH HÒA, NINH THUẬN, BÌNH THUẬN T 2 ............................................................................................................................. 96 3.1. Cơ sở của việc định hướng .............................................................................. 96 T 2 2T 3.1.1. Mở rộng diện tích........................................................................................ 97 T 2 2T 3.1.2. Tăng năng suất ............................................................................................ 98 T 2 2T 3.1.3. Tăng chất lượng .......................................................................................... 98 T 2 2T 3.1.4. Đa dạng giống nho ...................................................................................... 98 T 2 2T 3.1.5. Đa dạng hóa sản phẩm ................................................................................ 99 T 2 2T 3.2. Định hướng và các mô hình............................................................................. 99 T 2 T 2 3.2.1. Hộ gia đình................................................................................................ 100 T 2 2T
  5. IV 3.2.2. Trang trại................................................................................................... 101 T 2 2T 3.2.3. Hợp tác xã ................................................................................................. 104 T 2 2T 3.2.4. Doanh nghiệp nông nghiệp ....................................................................... 106 T 2 T 2 3.2.5. Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài ....................................................... 107 T 2 T 2 3.3. Các giải pháp .................................................................................................. 108 T 2 2T 3.3.1. Xác định địa bàn tiêu thụ .......................................................................... 108 T 2 T 2 3.3.2. Xây dựng mở rộng diện tích trồng và chế biến nho ................................. 110 T 2 T 2 3.3.3. Chính sách phát triển trồng và chế biến nho............................................. 114 T 2 T 2 3.3.4. Vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật ...................................................... 114 T 2 T 2 3.4. Kiến nghị ......................................................................................................... 118 T 2 2T KẾT LUẬN ...................................................................................................... 121 T 2 2T TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 123 T 2 2T PHỤ LỤC ......................................................................................................... 127 T 2 2T
  6. V BẢNG CÁCCHỮ VIẾT TẮT Bộ (Sở) NN & PTNT : Bộ (Sở) Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn KT-XH : Kinh tế - Xã hội PR- TC : Phan Rang - Tháp Chàm SEDEC (Sedec) : Trung tâm phát triển Kinh tế - Xã hội Bình Thuận TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân dân
  7. VI DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Tình hình sản xuất nho tại Thái Lan năm 1998....................... 18 Bảng 1.2 : Tình hình sản xuất nho tại Trung Quốc năm 1998 .................. 20 Bảng 1.3 : Diện tích trồng nho ở một số tỉnh ở nước ta............................ 26 Bảng 1.4 : Thị phần tiêu thụ nho Ninh Thuận năm 2004 ......................... 30 Bảng 1.5: Giá một số loại nho ở thị trường tự do Việt Nam năm 2000 ... 31 Bảng 2.1 : Một số điểm chính của một số giống nho ............................... 38 Bảng 2.2 : So sánh ưu nhược điểm của giống nho Cardinal và giống nho Black Queen và White Malaga ................................................ 43 Bảng 2.3 : Tiềm năng diện tích phát triển cây nho trên đất thích nghi ..... 55 Bảng 2.4 : Tổng họp các yếu tố Khí Tượng tại Tuy Phong ...................... 61 Bảng 2.5: Kết quả phân tích đất tại Trại giống nho Vĩnh Hảo ................. 62 Bảng 2.6 : Kết quả phân tích đất tại Bình Thạnh ...................................... 64 Bảng 2.7 : Diễn biến diện tích và sản lượng nho tại Ninh Thuận............. 68 Bảng 2.8 : Diện tích và sản lượng nho qua các năm ở Tuy Phong ........... 76 Bảng 2.9 : Hiệu quả của trồng nho so với các cây trồng khác ở Tuy Phong ................................................................................ 93 Bảng 3.1 : Cơ cấu diện tích nho đến năm 2010 ở các huyện, thị Ninh Thuận ........................................................................ 110 Bảng 3.2 : Dự kiến tình hình phát triển nho năm 2010 của Ninh Thuận và Bình Thuận ....................................................................... 111
  8. VII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa………………………… 45 Hình 2.2 : Bạn đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận……………………….. 47 Hình 2.3 : Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Ninh Thuận………………………..49 Hình 2.4 : Bản đồ đánh giá tính thích nghi cây nho tại Ninh Thuận….. 54 Hình 2.5 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận ………………………..59 Hình 2.6 : Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận…………………………………63 Hình 2.7 : Bản đồ hiện trạng vùng trồng nho tỉnh Ninh Thuận ………69 Hình 3.1 : Bản đồ bố trí cơ cấu cây trồng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 …………………………………………………..112 Hình 3.2 : Bản đồ quy hoạch vùng trồng nho tỉnh Ninh Thuận ………113
  9. VIII DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Qui trình sơ chế nho an toàn ................................................. 75 Sơ đồ 2.2 : Qui trình làm nho rượu bằng thủ công ................................. 85 Sơ đồ 2.3 : Qui trình làm nho rượu bằng công nghiệp ........................... 85 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Diện tích trồng nho .............................................................. 27 Biểu đồ 1.2 : Thị phần tiêu thụ nho Ninh Thuận ...................................... 30 Biểu đồ 2.1 : Diện tích trồng nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận ........ 70 Biểu đồ 2.2 : Diện tích thu hoạch nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận . 71 Biểu đồ 2.3 : Sản lượng nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận ................ 72 Biểu đồ 2.4 : Năng suất nho ở các huyện, thị của Ninh Thuận ................ 73 Biểu đồ 2.5 : Diện tích trồng nho ở Tuy Phong, Bình Thuận ................... 76 Biểu đồ 2.6 : Sản lượng nho ở Tuy Phong, Bình Thuận........................... 77 Biểu đồ 2.7 : Năng suất nho ở Tuy Phong, Bình Thuận ........................... 77
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế - xã hội ở nước ta ngày càng phát triển, nhiều lĩnh vực hoạt động đã có sự thay đổi mạnh mẽ thích ứng với nền kinh tế của đất nước. Nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng và phong phú vừa cung cấp cho nhu cầu của con người vừa là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, đồng thời có khả năng tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Đến nay, qua nhiều nguồn tư liệu và thực tiễn khác nhau, cây nho đã được du nhập vào Việt Nam với số lượng giống khá lớn khoảng trên 60 giống. Những giống này tập trung chủ yếu trong vườn tập đoàn của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố và Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế xã hội duyên hải Miền Trung (Bình Thuận). Tập đoàn nho này bao gồm các giống nho ăn tươi, nho rượu và nho dùng làm khô nho. Ở Việt Nam, Nho được trồng tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận với diện tích khoảng trên 2.700 ha và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa có khí hậu khô nóng và lượng mưa thấp. Trong những năm gần đây, cây nho được phát triển ra cả các tỉnh phía Bắc vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm [17, tr 8] và một số tỉnh khác. Điều kiện canh tác vùng trồng nho chính ở nước ta có thể khai thác 3vụ/năm hoặc 5vụ/2năm. Tại Ninh Thuận, cây nho cho năng suất khá cao 20- 40 tấn/ha nhưng không ổn định do chưa đầu tư kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tuy nhiên, ở nước ta việc trồng và chế biến nho gặp không ít khó khăn về sản xuất và thị trường tiêu thụ nên chúng ta cần tìm hướng đi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Trước vấn đề đó chúng ta cùng quan tâm và tìm hiểu nghiên cứu trong luận văn: Tổ chức lãnh thổ Nông - Công nghiệp trồng và chế biến Nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  11. 2 2. Mục đích, nhiệm vụ 2.1. Mục đích Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển cây nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình hình chế biến sản phẩm từ nho, hiệu quả kinh tế từ việc phát triển lãnh thổ trồng và chế biến nho ở các tỉnh này. Nghiên cứu mối quan hệ giữa trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đề xuất về phân bố vùng nguyên liệu và tổ chức chế biến nho một cách hợp lý, định hướng tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến nho. 2.2. Nhiệm vụ Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông- công nghiệp trồng và chế biến nông sản của nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Điều tra thực trạng về việc trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh trong đề tài nghiên cứu. Phân tích, đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến sản xuất cây nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vấn đề tổ chức lãnh thổ kết họp nông - công nghiệp trồng và chế biến cây nho ở địa bàn nghiên cứu. Định hướng việc tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp một cách hợp lý trồng và chế biến nho ở các tỉnh nghiên cứu. 3. Những nghiên cứu liên quan đề tài 3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cây nho là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của nhiều quốc gia trên thế giới. Với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha trồng tập trung ở 92 quốc gia. Tổng sản lượng hàng năm đạt gần 62 triệu tấn (2001) (Nguồn: FAO
  12. 3 production yearbook). Các nước có diện tích trồng nho và sản lượng nho lớn: Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Trung Quốc, Achentina..., các nước có giá trị xuất khẩu nho cao là Mỹ, Pháp, Italia [7,tr 13]. Trong khu vực Châu Á, diện tích và sản lượng nho đã tăng lên trong những năm gần đây, với tổng diện tích khoảng 1,7 triệu ha và tổng sản lượng hàng năm khoảng 5 triệu tấn [7, tr 13-14]. Trung Quốc có diện tích trồng nho lớn nhất với 303 nghìn ha và sản lượng đạt 3.630 nghìn tấn (2001), nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khẩu một lượng nho ăn tươi khá lớn từ Mỹ. Thái Lan cũng là nước có nghề trồng nho đang phát triển mạnh. Tại Việt Nam, cây nho đang được chú trọng phát triển. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 668/TTG ngày 22 tháng 8 năm 1997 về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những chương trình chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển Miền Trung có nêu: "...Có quy hoạch, kế hoạch phát triển ...cây nho, thanh long ở Bình Thuận, Ninh Thuận, gắn liền với việc xây dựng các cơ sở chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quảy đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất lâu dài” … Với sự chú trọng quan tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà Nước, đã có nhiều đề tài, dự án, hội thảo nghiên cứu phát triển cây nho. Đó là:  Nghiên cứu chọn tạo giống nho cho một số địa phương Miền Bắc Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Hà Nội, 2004).  Hội thảo Phát triển cây nho, Định hướng và Giải pháp. Trung tâm khuyến khích phát triển KT-XH vùng duyên hải tỉnh Bình Thuận (SEDEC), 2004.  Dự án Quy hoạch phát triển cây nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002- 2010. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2002.  Sản xuât thử l0ha giông nho xanh NHO1-48. Viện Nghiên cứu và phát triển Cây Bông chủ trì, TS. Lê Quang Quyến chủ nhiệm đề tài, 2002.
  13. 4  Dự án đầu tư phát triển cây nho huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005- 2010. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2005.  Và Một số đề tài, dự án khác của các cơ quàn quản lý, viện nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến mối quan hệ trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, đặc biệt là nghiên cứu về hiệu quả của sự hợp tác đầu tư phát triển chung về cây nho của các tỉnh này. Đây là nội dung cơ bản cho đề tài nghiên cứu của tôi dưới góc độ về Địa lý Kinh tế - Xã hội. 3.2. Giới hạn đề tài - Thời gian: từ năm 2000 - 2005 - Không gian: các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây nho. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Quan điểm hệ thống Tình hình trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận luôn biến đổi do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và sự phát triển KT- XH của tỉnh, của vùng và chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều kiện tự nhiên và hệ thống KT-XH thể hiện các đặc điểm sinh thái của cây nho, các đặc điểm về dân cư, nguồn lao động, chính sách.... tác động đến việc phát triển cây nho. Do vậy, việc nghiên cứu trồng và chế biến cây nho phải được xem xét, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong một hệ thống hòan chỉnh và không thể tách rời sự phát triển KT-XH của tỉnh, của vùng, quốc gia và thế giới. 4.1.2. Quan điểm tổ chức lãnh thồ
  14. 5 Đây là quan điểm đặc trưng của ngành Địa lý học. Là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và KT-XH tác động trên cùng một đối tượng sẽ ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng, năng suất, các hoạt động chế biến của cây nho của từng lãnh thổ. Từ đó, chúng ta xem xét, đề xuất hoạt động tổng hợp giữa các lãnh thổ, mối quan hệ, liên kết giữa các lãnh thổ nhằm đem lài hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng lãnh thổ, cho vùng và cho cả nước. 4.1.3. Quan điểm lịch sử-viễn cảnh Vấn đề trồng và chế biến cây nho được phân tích theo thời gian. Mỗi một giai đoạn mang một số đặc điểm riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề theo từng giai đoạn. Từ đó, xác định một số đặc điểm cơ bản tác động đến sự phát triển của cây nho nhằm đánh giá, phân tích vấn đề một cách biện chứng, khoa học. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Trồng và chế biến cây nho tác động rất lớn đến môi trường. Do vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm giảm thiểu những tổn hại đối với môi trường sinh thái như suy thoái đất, thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường.... Đồng thời, tạo nên hệ thống liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến nho nhằm tạo nguồn nho sạch cung cấp cho người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm nho qua các nhà máy chế biến. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây nho và môi trường xung quanh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương phápthu thập - thống kê Tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ các nguồn: báo chí, thư viện, các dự án của các ban ngành, hội thảo,.... Từ đó, chọn lọc nội dung, số liệu đảm bảo giá trị phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Số liệu được
  15. 6 tổng hợp và xử lý trên cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các tỉnh,... Đồng thời đề tài cũng tham khảo các số liệu được cồng bố trên sách, bảo, của các cơ quan khác như Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và từ một số hộ nông dân. 4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Để có các số liệu cơ bản và những cái nhìn thực tế để nhận xét đúng các yếu tố ảnh hưởng cũng như thực trạng trồng và chế biến nho ở các tỉnh cần nghiên cứu. Vì thế, tôi đã đi thực tế các cơ quan của các ngành liên quan, đến một số hộ gia đình nông dân gắn bó lâu dài với nghề trồng nho. Tôi cũng tham khảo những khó khăn, kiến nghị đến việc trồng và chế biến nho từ một số cán bộ và người nông dân. 4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu các vấn đề về Địa lý. Xây dựng các bản đồ liên quan trong nội dung đề tài, bản đồ hành chính, bản đồ các nhân tố tự nhiên, bản đồ quy hoạch,.... Xây dựng một số biểu đồ thể hiện đối tượng nghiên cứu một cách trực quan cho việc phân tích đánh giá, và so sánh giữa các năm, giữa các tỉnh. 4.2.4. Thăm dò ý kiến chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành tiếp cận các cơ quan ban ngành liên quan của các tỉnh, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia liên quan đến nội dung đề tài cũng như những kiến nghị của các chuyên gia. 4.2.5. Phương pháp dự báo Phương pháp này dựa trên những nghiên cứu trước đây và xu hướng phát triển hiện nay của cây nho. Đồng thời trên cơ sở tiềm năng của tự nhiên và yếu
  16. 7 tố kinh tế - xã hội, cho phép chúng tôi đưa ra những dự báo phát triển giữa trồng và chế biến nho ở các tỉnh nghiên cứu, nhất là ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 5. Những đóng góp chính của luận văn Xây dựng cơ sở lý luận cho liên kết giữa trồng và chế biến nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Đánh giá thực trạng việc trồng và chế biến nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Tìm hướng phát triển cho cây nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Mô hình, giải pháp để hoàn thiện mối liên kết trồng và chế biến nho giữa các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, mục lục của đề tài; nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến cây nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  17. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Theo K.I.Ivanov, V.G.Kriutokov và một số tác giả khác quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như sau: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các qui trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. [16,tr 70]. Như vậy, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thể hiện một số điểm nổi bật sau: - Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết họp giữa tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo lãnh thổ. - Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Các đặc điểm không gian của sản xuất phần nhiều bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có. - Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. [16,tr 71]. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là bất biến. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền mật thiết với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhờ thành tựu của
  18. 9 cuộc cách mạng này, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã và đang xuất hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vật nuôi, cây trồng. Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, cần nghiên cứu kĩ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chúng về phương diện sinh thái. Điều đó có nghĩa là vật nuôi, cây trồng phải được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợp nhất. Vì thế, việc phân bố vật nuôi, cây trồng cần tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Việc nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Đồng thời việc hoàn thiện hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra cả những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động. 1.1.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng. 1.1.2.1. Xí nghiệp nông nghiệp Xí nghiệp nông nghiệp là sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, họp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp.
  19. 10 Ở các nước phương Tây, hình thức liên quan đến xí nghiệp nông nghiệp là nông trại và đồn điền. 1.1.2.2. Thể tổng hợp nông nghiệp Theo K.I.Ivanov, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối họp của các xí nghiệp nông nghiệp có mối quan hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp nống nghiệp cho phép trên cơ sở các qui trình kĩ thuật mới nhất sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế (kể cả vị trí địa lý giao thông) và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất. Thể tổng hợp nông nghiệp có thể nổi lên những điểm quan trọng sau:  Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng họp nông nghiệp gồm có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của các xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản.  Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Cơ sở cấu trúc eủa các thể tổng hợp nông nghiệp là của xí nghiệp công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến. Trên cơ sở dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan với việc lưa chọn các quy trình kỹ thuật hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh, các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy. Xuất phát từ những điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng họp nông nghiệp:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2