intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

187
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trình bày về cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và khai thác tiềm năng du lịch; văn hóa của người Khmer và ý nghĩa của nó trong khai thác du lịch ở Kiên Giang; định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trên cơ sở khai thác văn hóa của người Khmer.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Vui VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TRONG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Vui VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TRONG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tp.Hồ Chí Minh, ngày ... tháng … năm 2012 Tác giả PHẠM THỊ VUI
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm học tập, nghiên cứu trong suốt khóa học. Tác giả chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại trường. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, Ủy ban dân tộc tỉnh Kiên Giang đã giúp tác giả trong quá trình thu nhập số liệu, tư liệu, các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã giúp đỡ, động viên và tạo điệu kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2012 Tác giả PHẠM THỊ VUI
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ, bản đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH............................................................ 8 1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................8 1.1.1. Một số vấn đề về du lịch ...........................................................................8 1.1.2. Tài nguyên du lịch ....................................................................................18 1.2. Vai trò của văn hóa dân tộc Khmer đối với phát triển du lịch.......................28 1.2.1. Văn hóa dân tộc là tài nguyên có ý nghĩa đặc trưng của mỗi dân tộc ở mỗi địa phương ..........................................................................................................28 1.2.2. Văn hóa dân tộc Khmer làm phong phú tài nguyên nhân văn của địa phương ................................................................................................................29 Chương 2: VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG KHAI THÁC DU LỊCH Ở KIÊN GIANG ........................... 31 2.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu..........................................................31 2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................31 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................31 2.1.3. Các yếu tố kinh tế xã hội ..........................................................................35 2.2. Tổng quan đặc điểm kinh tế - xã hội của người Khmer .................................39 2.2.1. Điều kiện cư trú ........................................................................................39 2.2.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................41
  6. 2.2.3. Đặc điểm văn hóa của người Khmer ........................................................43 2.3. Nhận xét chung về ý nghĩa của văn hóa Khmer trong khai thác du lịch tỉnh Kiên Giang .............................................................................................................69 2.4. Hiện trạng du lịch tỉnh Kiên Giang.................................................................70 2.4.1. Hiện trạng phát triển chung ......................................................................70 2.4.2. Thực trạng du lịch theo lãnh thổ ..............................................................81 2.5. Thực trạng khai thác nét văn hóa của người Khmer cho hoạt động du lịch ...83 2.5.1. Các giá trị văn hóa Khmer đã được khai thác cho hoạt động du lịch ở Kiên Giang..........................................................................................................83 2.5.2. Đánh giá chung .........................................................................................84 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER ................................................................................ 86 3.1. Định hướng .....................................................................................................86 3.1.1. Cơ sở cho việc định hướng .......................................................................86 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang........................................88 3.1.3. Định hướng khai thác văn hóa Khmer cho phát triển du lịch ..................91 3.1.4. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch gắn với văn hóa Khmer .................93 3.2. Các giải pháp chủ yếu khai thác văn hóa Khmer cho phát triển du lịch ........94 3.2.1. Duy trì, tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa Khmer ................................94 3.2.2. Đầu tư vốn ...............................................................................................96 3.2.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ..........................................................98 3.2.4. Quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch ........................................................100 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 103 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long IUOTO : Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch KT – XH : Kinh tế - xã hội Nxb : Nhà xuất bản TP : Thành phố UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) UNWTO : United National World Tourist Organization (Tổ chức du lịch thế giới) VQG : Vườn quốc gia
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Chỉ tiêu sinh học đối với con người (của các học giả Ấn Độ) .................21 Bảng 2.1: Chế độ nhiệt ở một số địa điểm ................................................................32 Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2010 ............71 Bảng 2.3. Hiện trạng ngày khách và khách lưu trú trung bình .................................74 Bảng 2.4. Doanh thu du lịch giai đoạn 2005 - 2010 .................................................75 Bảng 2.5. Hiện trạng chi tiêu bình quân của khách du lịch giai đoạn 2005 – 2010 .76 Bảng 2.6. Số lượng lao động du lịch giai đoạn 2005 – 2010 ....................................77 Bảng 2.7. Phân loại lao động theo trình độ ...............................................................77 Bảng 2.8. Chỉ tiêu các cơ sở lưu trú ..........................................................................79
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Hình 2.1: Hiện trạng khách du lịch quốc tế có lưu trú giai đoạn 2005 – 2010 ......... 72 Hình 2.2: Hiện trạng khách du lịch nội địa có lưu trú giai đoạn 2005 – 2010 ......... 73 Bản đồ: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang Bản đồ: Phân bố của người Khmer Kiên Giang năm 2009
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi con người và ngành du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, nó cũng là ngành đem lại những lợi ích to lớn về nhiều mặt cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, khi mà các quốc gia đang xích lại gần nhau trong xu thế hòa bình thì nhu cầu tìm hiểu, trao đổi và giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ngày càng mạnh mẽ, nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh tiềm năng du lịch về tự nhiên thì ở Việt Nam điểm đặc biệt thu hút khách du lịch đó chính là sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán và lối sống riêng tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc. Nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Kiên Giang là một tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: Hà Tiên thập cảnh, đảo Phú Quốc, các đảo ở huyện Kiên Lương, VQG U Minh Thượng… Đồng thời, Kiên Giang còn là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và một số dân tộc ít người khác tạo cho tỉnh một nét văn hóa rất riêng biệt. Đặc biệt, người Khmer ở đây đã tạo cho Kiên Giang một nét đẹp riêng về phong tục, tập quán và văn hóa. Văn hóa của người Khmer đem lại cho Kiên Giang một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được quan tâm, khai thác đúng mức. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để khai thác, tận dụng thế mạnh, tiềm năng to lớn này phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh, góp phần kích thích sự phát triển kinh tế của tỉnh.
  11. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch, phát triển văn hóa, và khai thác tài nguyên nhân văn cho phục vụ du lịch, đề tài tập trung phân tích văn hóa của người Khmer để định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp khai thác văn hóa của người Khmer để phục vụ du lịch, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch của tỉnh Kiên Giang. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan một số vấn đề lí luận về du lịch và văn hóa dân tộc . - Trình bày những nét văn hóa chủ yếu của người Khmer có khả năng khai thác cho mục đích du lịch ở Kiên Giang. - Thực trạng khai thác các nét văn hóa đặc trưng của người Khmer cho phát triển du lịch ở Kiên Giang. - Đề xuất những định hướng và các giải pháp khai thác văn hóa của người Khmer để phục vụ cho mục đích du lịch ở Kiên Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là nét văn hóa đặc trưng của người Khmer ở tỉnh Kiên Giang 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những nét văn hóa nổi bật của người Khmer ở Kiên Giang nhằm phục vụ cho mục đích du lịch. Trong đó, tập trung nghiên cứu các khía cạnh sau: - Nghệ thuật kiến trúc;
  12. - Phong tục tập quán; - Lễ hội; - Làng nghề truyền thống. Về phạm vi không gian: Tại tỉnh Kiên Giang, có đề cập đến các đơn vị hành chính cấp nhỏ hơn (huyện/thị) nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, người Khmer tập trung phần lớn ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. Từ năm 1945 người Khmer ở ĐBSCL đã được một số tác giả nghiên cứu và đề cập trong các tác phẩm của mình. Các tác phẩm “Người Việt gốc Miên”, “Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên” của Lê Hương giới thiệu về người Khmer ở ĐBSCL, về lịch sử, đời sống KT - XH, nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các hoạt động buôn bán của người Khmer ở vùng biên giới. Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí như: “Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh (3/1984); “Nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Phan Anh trong tạp chí Dân tộc học (3/1985)… Từ những năm 1990 đến nay: Các công trình, bài viết về người Khmer khá phong phú và đi sâu hơn về nhiều vấn đề. Tiêu biểu có: tác giả Thạch Voi với “Khái quát về người Khmer đồng bằng sông Cửu Long”; “Phong tục tập quán của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long”; “Một số vấn đề về kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer đồng bằng sông Cửu Long”… Các tác giả Phan Anh, Phan Thị Yến Tuyết, Tôn Nữ Quỳnh Trân với các tác phẩm “Những vấn đề dân tộc – tôn giáo ở miền nam”; “Văn hóa vật chất của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”; “Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống ở Nam Bộ”,… Đến những thập niên đầu thế kỉ XXI, vấn đề dân tộc của cả nước nói chung, của từng vùng, từng địa phương nói riêng đang được nhà nước quan tâm, thu hút nhiều
  13. nhà khoa học tập trung nghiên cứu trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Nhất là trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những yếu tố truyền thống của mỗi dân tộc không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ lịch sử, về văn hóa truyền thống của dân tộc đó mà còn lan ra cả ở lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác của toàn địa phương, toàn vùng. 4.2 .Tình hình nghiên cứu ở Kiên Giang Là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống ở đồng ĐBSCL, nên từ lâu người Khmer ở Kiên Giang đã được sự quan tâm của các ban ngành và nhiều nhà nghiên cứu. Tiêu biểu là tác giả Đoàn Thanh Nô với tác phẩm “Người Khmer ở Kiên Giang”; hay “Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trên đất Kiên Giang”, “ Ngư cụ thủ công chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang” của Đoàn Nô, báo cáo tổng hợp về “Văn hóa cộng đồng người Khmer Kiên Giang”, “Kiên Giang điểm hẹn”, “Bảo tồn, phát huy giá trị một số thể loại âm nhạc và sân khấu dân gian Khmer Nam Bộ còn lưu giữ hiện nay ở Kiên Giang” của Sở văn hóa thông tin tỉnh Kiên Giang thực hiện từ năm 2009. Tuy nhiên, các tác phẩm phần lớn được đề cập dưới cái nhìn chung từ góc độ lịch sử, dân tộc học, kinh tế học… chứ chưa đi sâu vào khía cạnh địa lí du lịch, vào những giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho hoạt động du lịch, cũng như giá trị văn hóa đó đã góp phần như thế nào đến tiến trình phát triển chung của địa phương. Trên cơ sở phát huy thành quả nghiên cứu của những người đi trước đề tài này sẽ hệ thống lại, cố gắng làm rõ giá trị văn hóa của người Khmer và khả năng khai thác vào hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống
  14. Khi nghiên cứu về du lịch chúng ta cần phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy việc nghiên cứu văn hóa Khmer cần đặt nó trong mối liên hệ với vùng ĐBSCL và cả nước. Bản thân văn hóa Khmer ở tỉnh Kiên Giang cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Văn hóa của người Khmer không chỉ là những yếu tố vật chất mà nó còn tập hợp nhiều yếu tố khác như những yếu tố thuộc về tinh thần…Do vậy, khi nghiên cứu về văn hóa của người Khmer của tỉnh Kiên Giang cần phải dựa trên phân tích đánh giá tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan. Các yếu tố về điều kiện cư trú, quá trình sản xuất, sinh hoạt cộng đồng của từng khu vực, từng huyện có những nét riêng. Vì vậy, nghiên cứu về văn hóa của người Khmer Kiên Giang phải tìm hiểu trên quan điểm tổng hợp, qua đó làm rõ nguyên nhân sự khác biệt để phân tích và đánh giá khả năng phát triển du lịch, từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm khai thác cho hoạt động du lịch một cách có hiệu quả. 5.2.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá trình của nó. Do đó, luận văn luôn xem xét các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong sự phát triển không ngừng và luôn đặt chúng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong quá trình nghiên cứu giúp người nghiên cứu thấy được bản chất của sự vật hiện tượng, đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập, xử lí tài liệu
  15. Nguồn tài liệu cần thu thập và xử lí rất đa dạng và phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ, của ngành du lịch và các tài liệu khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, xử lý, bổ sung và hệ thống hóa các tài liệu đó cùng với những tài liệu thu thập được trong quá trình đi thực tế để phục vụ cho nội dung nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Phân tích các tài nguyên du lịch Khmer có ảnh hưởng đến kinh tế- môi trường và các vấn đề khác. Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch về kết cấu hạ tầng như phương tiện giao thông, đường hàng không, đường thủy, đường bộ…Cơ sở vật chất bao gồm: Cơ quan điều hành, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ngân hàng… So sánh đối chiếu giữa tài liệu thu thập được và trên thực tế, giữa địa bàn nghiên cứu với phạm vi cả nước nhằm đánh giá, nhận xét một cách đúng đắn, để làm cơ sở cho những định hướng và đề xuất phát triển du lịch. Xem xét khuynh hướng du lịch toàn cầu và khu vực để xây dựng các loại hình du lịch khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn cho ngành du lịch Việt Nam ở các điểm, tuyến du lịch sao cho phù hợp với tài nguyên du lịch. 5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa Là một phương pháp truyền thống của địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong địa lí du lịch du lịch để tích lũy tài liệu thực tế, đồng thời giúp người nghiên cứu phát huy tính độc lập trong nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành tìm hiểu cụ thể thực tế địa phương nơi cư trú của người Khmer, tiến hành trao đổi với người dân, tiếp xúc với sư sãi của các chùa để hiểu thêm về phong tục tập quán, và những chính sách của địa phương đối với việc tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế.
  16. 5.2.4. Phương pháp biểu đồ và bản đồ Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Kết hợp các bản đồ và các tài liệu thu thập được để phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer. Đồng thời, tác giả còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học… để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và văn hóa cho du lịch. Chương 2: Văn hóa của người Khmer, khả năng và hiện trạng khai thác cho hoạt động du lịch ở Kiên Giang Chương 3: Định hướng và các giải pháp khai thác văn hóa của người Khmer cho du lịch tỉnh Kiên Giang.
  17. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số vấn đề về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được bàn luận rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi giải trí hay chữa bệnh. Vào năm 1994, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống”. [13] Tháng 6/2005, Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành luật du lịch và đưa ra khái niệm: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.[3] 1.1.1.2. Chức năng của du lịch
  18. Du lịch có mối quan hệ rất đa dạng và phức tạp với hầu hết các lĩnh vực KT - XH, văn hóa và môi trường sinh thái. Vì vậy, chức năng của du lịch cũng được xét trên nhiều góc độ khác nhau. - Chức năng kinh tế: Du lịch được mệnh danh là “Con gà đẻ trứng vàng” bởi nó đang là ngành kinh doanh có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như nền kinh tế toàn cầu. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên thế giới với mức doanh thu ngày càng lớn. Năm 1995, doanh thu từ du lịch là 3400 tỉ USD, đóng góp 10,9% doanh thu toàn cầu. Năm 2008, doanh thu từ du lịch trên thế giới đạt trên 5500 tỉ USD. Du lịch đang tạo ra nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia. Ở các nước du lịch phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc cao hơn tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Mặt khác, chức năng kinh tế cho du lịch có liên quan đến vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở dịch vụ du lịch – một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế của khu vực. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình. Tuy nhiên, về mặt kinh tế du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực. Rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng
  19. chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch. - Chức năng văn hóa, chính trị - xã hội : Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu của con người, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết. Du lịch còn có ý nghĩa trong việc gìn giữ, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho người dân. Mặt khác, ngành du lịch còn tạo thêm việc làm cho người lao động. Du lịch là yếu tố làm tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau, góp phần củng cố hòa bình thế giới. Nhờ có hoạt động du lịch mà con người biết quý trọng lịch sử, nền văn hóa và truyền thống các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc, góp phần củng cố hòa bình thế giới. Du lịch còn giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc. - Chức năng sinh thái: Du lịch tạo sự gắn bó giữa con người và môi trường, đưa con người đến với thiên nhiên. Trên cơ sở đó, du lịch con người mở rộng hiểu biết về thiên nhiên nâng cao ý thức bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi chính vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Các nguồn thu từ du lịch là cơ sở quan trọng để đầu tư cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. 1.1.1.3. Các loại hình du lịch
  20. a) Phân loại theo mục đích chuyến đi - Du lịch tham quan: Là một dạng hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Loại hình du lịch này thoả mãn nhu cầu đi xem phong cảnh đẹp, hưởng niềm vui được hiểu biết về con người, đất nước, sản vật tại nơi tham quan. Loại hình du lịch tham quan có tác dụng nhận thức rất lớn, tác dụng giải trí không hiện hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình này trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài một giờ, hoặc một vài phút. Đối tượng của loại hình du lịch này thường là những người có văn hoá cao như nhà giáo, nhà khoa học, nhà sử học, nhà báo… Ưu thế của loại hình du lịch này là đại bộ phận không chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Điều này giúp cho sự cân bằng trong việc phát triển du lịch. - Du lịch giải trí: Nhằm thay đổi môi trường, bứt ra khỏi công việc hàng ngày để giải phóng thân thể, đầu óc thảnh thơi, phục hồi sức khỏe. Trong chuyến đi, nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết phải có các chương trình vui chơi, giải trí để thoải mái đầu óc. Đời sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người ngày càng tăng. Do đó, để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại hình và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên… - Du lịch thể thao: Có nhiều loại hình thể thao trong hoạt động du lịch như: săn bắn, leo núi, trượt tuyết… Loại hình này có hai loại khách chính đó là các vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế vận hội, Worldcup…(chủ động), các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động). Loại hình du lịch thể thao là một loại một trong những loại hình đem lại nguồn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch. - Du lịch tôn giáo: Là loại hình du lịch lâu đời. Nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các tôn giáo khác nhau. Khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch để hành lễ hoặc thực hiện các hoạt động tín ngưỡng khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2