intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng và chính sách hỗ trợ tín dụng cho người dân nông thôn. Đánh giá thực trạng quá trình tiếp cận và được hỗ trợ tín dụng cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi tập trung trong giai đoạn 2014 – 2016. Giải pháp hoàn thiện hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN BẮC HẢI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN BẮC HẢI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 15 tháng 4 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Trương Quang Dũng Chủ tịch 2 TS. Hà Quang Dũng Phản biện 1 3 TS. Mai Thanh Loan Phản biện 2 4 PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên Ủy viên 5 TS. Nguyễn Hải Quang Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn TS. Trương Quang Dũng
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2018 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Bắc Hải, Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 13/3/1985 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1641820023 I- Tên đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi II- Nhiệm vụ và nội dung: Giới thiệu một số khái niệm về thu nhập, nông nghiệp, nông thôn, nông dân… Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tại huyện Củ Chi bằng phương pháp khảo sát điều tra mẫu các hộ sản xuất nông nghiệp; từ đó đánh giá mặt được, mặt hạn chế của chính sách hỗ trợ tín dụng để đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao thu nhập của người dân nông thôn ngoại thành nói chung và huyện Củ Chi nói riêng. Trong đó, chú trọng đến tiêu chí thu nhập với mục tiêu đến năm 2020, huyện Củ Chi đạt chuẩn huyện nông thôn mới của Thành phố và đạt chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X. III- Ngày giao nhiệm vụ: 09/10/2017. IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/3/2018. V- Người hướng dẫn: PGS TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS TS. Nguyễn Đình Luận
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Bắc Hải
  6. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô khoa Đào tạo sau đại học, Ban Lãnh đạo trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trƣờng học tập thân thiện và hiện đại cho tôi, giúp tôi tiếp cận nền tảng tri thức khoa học kinh tế. Xin cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi (Phòng kinh tế huyện), Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện và Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi tiếp cận bộ số liệu, hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình khảo sát số liệu của đề tài. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng đến Ông Thái Quốc Dân, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới thành phố, PGS TS. Nguyễn Đình Luận – Ngƣời thầy tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều thời gian để định hƣớng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài; Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh chị trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh hỗ trợ, động viên và đã cho tôi những lời khuyên quý báu để tôi có thể toàn tâm, toàn ý cho công việc nghiên cứu này. Học viên thực hiện Luận văn
  7. iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi đƣợc thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng làm gia tăng thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn huyện Củ Chi. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hỗ trợ tín dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn. Dựa trên phƣơng pháp khác biệt trong khác biệt và các nghiên cứu trƣớc đề tài đã xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn. Trên cơ sở 92 hộ gia đình đƣợc khảo sát trên địa bàn Củ Chi, số liệu thu thập tại Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế huyện - Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi tại 02 thời điểm năm 2014 và năm 2016 với 184 quan sát xác định cho thấy 6 trong tổng số 12 yếu tố của mô hình có ảnh hƣởng đến thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn đã đƣợc kiểm định đủ điều kiện: (1) Vay vốn, (2) Tƣơng tác, (3) Đào tạo tập huấn, (4) Khoa học công nghệ, (5) Lƣợng vốn vay, (6) Đối tƣợng sản xuất. Đây là những yếu tố không thể thiếu có tác động đến thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn Thành phố nói chung và huyện Củ Chi nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập trong nông nghiệp của ngƣời dân vùng nông thôn. Kết quả và giải pháp nghiên cứu sẽ giúp ích cho công tác tham mƣu điều chỉnh, bổ sung chính sách, bổ sung những giải pháp hoạt động hỗ trợ tín dụng hiện hành giúp cho ngƣời dân vùng nông thôn gia tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi từ đó nâng cao thu nhập trong nông nghiệp theo ý chí, nguyện vọng của ngƣời làm chính sách.
  8. iv ABSTRACT The study offers a solution to improve the credit support of Ho Chi Minh City for rural people in Cu Chi District, and determines factors which effect to the increase of agricultural income in rural areas Cu Chi. Then, proposing solutions to improve the labor productivity, crop yield, livestock productivity to increase the Cu Chi farmers’s agricultural income. Based on differential methodology and case studies, the study determines factors which effect to the agricultural income of rural people. Based on 92 households surveyed in Cu Chi area, data collected at Department of Rural Development - Department of Agriculture and Rural Development, District Economic Department - People's Committee of Cu Chi District at 02 points the year 2014 and 2016 with 184 observations which identifying 6 of the 12 components of the model affecting the agricultural income of rural people has been validated: (1) Loans, (2) Interaction, (3) Training, (4) Science and Technology, (5) Loan amount, (6) Production object. These are indispensable factors affecting the agricultural income of farmers in Ho Chi Minh City’s rural areas in general and Cu Chi district in particular. From the research result, the study will propose solutions to increase the agricultural income of rural people. Results and research solution will be helpful to advise to adjust, additional policy, additional solution to improve the credit support to improve the labor productivity, crop yield, livestock productivity to increase the agricultural income of rural people.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................iii ABSTACT............................................................................................................iv MỤC LỤC ............................................................................................................v DANH MỤC VIẾT TẮT .....................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..............................................................................x DANH MỤC HÌNH .............................................................................................xi 1. Giới thiệu......................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2 lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 1.5 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................. 4 1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 4 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 1.5.3 Giới hạn của đề tài ................................................................................ 4 1.6 Bố cục dự kiến của luận văn .......................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ 6 TRỢ TÍN DỤNG .................................................................................................. 1.1 Các khái niệm............................................................................................... 6 1.2 Các lý thuyết về thị trƣờng tín dụng nông thôn ...........................................12 1.3. Hoạt động hỗ trợ tín dụng ...........................................................................19 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập hộ gia đình ........................................24 1.4 Giới thiệu về chính sách hỗ trợ tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu nông 23
  10. vi nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 1.5 Một số nghiên cứu trƣớc đây .......................................................................27 Tóm tắt Chƣơng 1 ................................................................................................30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG 31 CỦA THÀNH PHỐ CHO NGƢỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI ....................................................................................................................... 2.1 Tổng quan về huyện Củ Chi – TP.HCM .....................................................31 2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên ............................................................31 2.1.2 Tổng quản về kinh tế - xã hội .................................................................33 2.2 Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh 36 cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ......................................................... 2.2.1 Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí 36 Minh cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ................................................ 2.2.1.1 Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ....36 2.2.1.2 Quy trình phê duyệt phƣơng án hỗ trợ tín dụng ..............................37 2.2.1.3 Tình hình phê duyệt phƣơng an hỗ trợ tín dụng ..............................38 2.2.2 Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trƣng của lao động chính hộ 38 gia đình ................................................................................................................. 2.2.3 Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trƣng của hộ gia đình ................41 2.2.4 Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trƣng sản xuất và nhu cầu 43 vay vốn hộ ............................................................................................................ 2.2.5 Phân tích khác biệt thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình .......................47 2.3. Đánh giá về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh 50 cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ......................................................... 2.3.1 Điểm mạnh ..............................................................................................50 2.3.2. Điểm yếu ................................................................................................53 Tóm tắt Chƣơng 2 ................................................................................................55 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN 56 DỤNG CỦA THÀNH PHỐ ĐỂ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƢỜI DÂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỦ CHI .......................................................
  11. vii 3.1 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành 56 phố để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi ............... 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố để nâng 59 cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn tại huyện Củ Chi .................................... 3.2.1 Đào tạo, tập huấn cho lao động nông thôn………………………… 59 3.2.2 Điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách……………………………. 60 3.2.3 Rút gắn thủ tục hành chính…………………………………………. 60 3.2.4 Lựa chọn đối tƣợng sản xuất……………………………………….. 61 3.2.5 Điều chỉnh phƣơng thức hỗ trợ lãi vay……………………………… 61 3.2.6 Điều chỉnh đối tƣợng hỗ trợ………………………………………… 62 3.2.7 Tổ chức hội thảo và hội nghị chuyên đề…………………………… 64 3.2.8 Tổ chức khảo sát học tập mô hình ………………………………….. 64 3.3 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................64 3.2.1 Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................64 3.2.3 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................64 3.4. Kiến nghị .....................................................................................................65 Tóm tắt Chƣơng 3 ................................................................................................68 KẾT LUẬN ..........................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................71 PHỤ LỤC .............................................................................................................73
  12. viii DANH MỤC VIẾT TẮT 1. TPHCM :Thành phố Hồ Chí Minh 2. KKCCKTNN :Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3. QH :Quốc Hội 4.TT :Thông tƣ 5.NĐCP :Nghị định Chính phủ 6.BNNPTNT :Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 7. HTX :Hợp tác xã
  13. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về lĩnh vực trồng trọt…………………………… 34 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp về lĩnh vực chăn nuôi…………………………… 34 Bảng 2.3. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của lao động chính hộ gia 40 đình…………………………………………………………………………… Bảng 2.4. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ gia đình………………. 42 Bảng 2.5. Thu nhập so sánh từ quy mô hộ gia đình…………………………. 43 Bảng 2.6. Diện tích đất sản xuất tại các hộ (m2) ……………………………. 43 Bảng 2.7. Các yếu tố liên quan đến đặc trƣng sản xuất và nhu cầu vay vốn 44 hộ…………………………………………………………………………… Bảng 2.8. Khoa học công nghệ so sánh từ các đặc trƣng của hộ…………….. 45 Bảng 2.9. Thu nhập so sánh từ số hoạt động sản xuất của hộ……………….. 46 Bảng 2.10. Khác biệt thu nhập giữa các nhóm………………………………. 47
  14. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu trình độ lao động chính của hộ gia đình……………… 41 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đối tƣợng cây trồng vật nuôi chính của hộ…………….. 47
  15. xi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phê duyệt phƣơng án trong chính sách 38 KKCDCCNN…………………………………………………………………
  16. 1 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chính sách thể hiện sự quan tâm của thành phố đối với người dân nông thôn. Nhằm khuyến khích người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và hướng người dân vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng biện pháp khoa học, kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với nền nông nghiệp đô thị của Thành phố, để từ đó nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Trong tình hình khó khăn về kinh tế, một chính sách kích cầu khuyến khích, tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập là rất cần thiết – và từ đó là một niềm an ủi đối với người dân về tái phân phối thu nhập của thành phố cho người dân vùng nông thôn, góp phần giảm khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hơn nữa, khu vực nông thôn thành phố là một vùng rộng lớn chiếm 76,4% diện tích tự nhiên của thành phố (160.170/209.555 ha), chiếm 16% số dân của toàn thành phố (1,2/7,5 triệu dân) và cung cấp 17,18% lao động cho thành phố (số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014); do đó, một chính sách hỗ trợ vùng nông thôn góp phần an sinh xã hội là một điều rất cần thiết. 1.2 Lý do chọn đề tài Trong tình trạng thiếu vốn sản xuất tại khu vực nông thôn, thay vì người dân phải đối mặt với việc vay vốn lãi suất cao để phát triển sản xuất hoặc ngưng sản xuất thì đã có sự hỗ trợ lãi suất cho vay từ chính quyền Thành phố khuyến khích người dân phát triển sản xuất. Chính sách KKCDCCKTNT theo hướng nông nghiệp đô thị thực chất là một chương trình hỗ trợ lãi vay cho người dân nông thôn trong phát triển sản xuất, thể hiện một phần mong muốn của Thành phố về nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân vùng nông thôn. Chính sách bắt đầu từ năm 2006 và vẫn tiếp tục duy trì cho đến hôm nay (qua từng giai đoạn chính sách có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp hơn với đặc thù vùng nông thôn Thành phố). Trong quá
  17. 2 trình thực hiện chính sách, chính quyền Thành phố đã sử dụng nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất (tổng mức vốn vay từ năm 2008 đến cuối năm 2016 là trên 4.600 tỷ đồng và tổng mức ngân sách nhà nước hỗ trợ là trên 300 tỷ đồng (báo cáo chính sách tại Chi cục phát triển nông thôn, TP.HCM năm 2016). Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2016 thì việc hỗ trợ vốn đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn và đã khuyến khích người dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn vẫn còn rất nhiều người dân nông thôn chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ tín dụng của thành phố để nâng cao thu nhập. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện, nâng cao tính hiệu quả chính sách hỗ trợ tín dụng của thành phố cho người dân nông thôn, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi”. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá một cách toàn diện các khoản hoạt động hỗ trợ tín dụng mà Thành phố khuyến khích người dân nông thôn chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở đó, đưa ra những hạng mục và giải pháp cải cách chính sách hoặc bổ sung những hoạt động hỗ trợ đi kèm, nhằm nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống từ sản xuất nông nghiệp của người dân. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng và chính sách hỗ trợ tín dụng cho người dân nông thôn. - Đánh giá thực trạng quá trình tiếp cận và được hỗ trợ tín dụng cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi tập trung trong giai đoạn 2014 – 2016. - Giải pháp hoàn thiện hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi.
  18. 3 1.3.3 Trả lời câu hỏi - Việc vay vốn từ hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố có thực sự làm thay đổi thu nhập của người dân nông thôn vùng ngoại thành không? - Định mức hỗ trợ tín dụng có phù hợp với nhu cầu CDCCKT NN của người dân nông thôn vùng ngoại thành không? - Quy định về hạng mục hỗ trợ tín dụng của thành phố, người dân nông thôn vùng ngoại thành có tiếp cận và sử dụng một cách hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp không? 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh: nghiên cứu và tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thứ cấp về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi, tác giả tiến hành lập bảng, biểu, đồ thị,… để so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn nhóm và tay đôi: đối với các cơ quan quản lý và chuyên viên để thu thập ý kiến của các cán bộ làm trong phát triển nông thôn, hoạt động an sinh xã hội, viện nghiên cứu phát triển kinh tế,… Nhằm tìm hiểu rõ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ và những yêu cầu đặt ra về hoạt động hỗ trợ tín dụng cho người dân huyện Củ Chi. - Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra: tác giả thu nhập dữ liệu sơ cấp từ các hộ dân làm nông nghiệp tại huyện Củ Chi. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm. Kết quả phân tích dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn.
  19. 4 1.5 Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu 1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu Là các hộ dân chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo, trồng rau, trồng lúa, nuôi cá thịt và cá kiểng tham gia thực hiện vay vốn hoặc không vay vốn theo Chương trình hỗ trợ tín dụng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Củ Chi. 1.5.2 Phạm vị nghiên cứu Giới hạn về thời gian: Đề tài sẽ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Vì giai đoạn này Thành phố đã chỉnh sửa, bổ sung và thay thế chính sách theo Quyết định số 105 của Thành phố bằng các Quyết định số 36, 13 và 04 (gọi tắt là Chính sách 36, Chính sách 13 và Chính sách 04) sát hợp hơn với đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian 2014 đến năm 2016 cũng là thời gian ra đời của chính sách 36, 13 và kết thúc chính sách này để chuyển sang chính sách 04. Hơn nữa giai đoạn này cũng gần đây sẽ thuận tiện hơn cho việc điều tra và khảo sát các hộ dân làm nông nghiệp. Giới hạn về không gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. 1.5.3 Giới hạn của đề tài Thành phố có 5 huyện và 6 quận còn diện tích đất nông nghiệp để thực hiện về chính sách. Do đó, nếu đánh giá chung về mặt chính sách phải triển khai khảo sát trên tất cả các huyện, quận này. Tuy nhiên, do khả năng của cá nhân thực hiện đề tài, nên chỉ chọn huyện Củ Chi để nghiên cứu (lý do: địa bàn gần gũi với cá nhân thực hiện nghiên cứu, hơn nữa huyện Củ Chi có những đối tượng cây trồng, vật nuôi nằm trong định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Thành phố, diện tích khá lớn với 21 xã, thị trấn, dân số đông và có lượng vốn vay cũng tương đối lớn chỉ sau huyện Cần Giờ. Số liệu cụ thể về lượng vốn vay và đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ yếu thể hiện ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
  20. 5 1.6. Bố cục dự kiến của luận văn Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và hoạt động hỗ trợ tín dụng. Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cho người dân nông thôn tại huyện Củ Chi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1