intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại tổng công ty Viễn Thông Viettel

Chia sẻ: Trần Thị Bích | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

150
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt bài luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại tổng công ty Viễn Thông Viettel. Đề tài dành cho các bạn sinh viên đang thực tập cuối khóa tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại tổng công ty Viễn Thông Viettel

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- Phạm Thanh Phương GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ MOBILE MARKETINGTẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số:60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI – 2013
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tấn Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  3. 3 MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MOBILE MARKETING.......................5 1.1. Khái niệm Mobile Marketing: ..............................................5 1.2. Vai trò ...................................................................................6 1.2.1. Thu thập được cơ sở dữ liệu cần thiết của khách hàng ..... 6 1.2.2. Là công cụ truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu hiệu quả 6 1.2.3. Tiết kiệm chi phí, thời gian ..................................................... 6 1.2.4. Xây dựng, củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng.. 6 1.2.5. Mở ra thị trường tiềm năng rộng lớn.................................... 6 1.2.6. Đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp 6 1.3. Điều kiện triển khai dịch vụ Mobile Marketing ...................6 1.3.1. Cơ sở pháp lý để triển khai dịch vụ ....................................... 6 1.3.2. Sự tham gia của các thành tố cấu thành nên dịch vụ ......... 6 1.3.3. Sự phát triển của Công nghệ và Thiết bị di động ............... 7 1.4. Chiến lượckinh doanh dịch vụ Mobile Marketing ...............7 1.4.1. Định hướng kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing .......... 7 1.4.2. Chiến lược Marketing – mix. .................................................. 7 1.5. Các hình thứctriển khai Mobile Marketing..........................8 1.5.1. SMS/MMS Marketing: là hình thức quảng cáo qua tin nhắn SMS/MMS .............................................................................................. 8 1.5.2. Bluetooth Marketing: Broadcast quảng cáo qua Bluetooth 8 1.5.3. Mobile Adsvertising (Mobile Ads): ...................................... 8 1.5.5. LBS (In-Maps)............................................................................ 8
  4. 4 1.6. Thực tiễn ứng dụng Mobile Marketing thành công trên thế giới: 8 1.6.1. Cơ sở thành công của Mobile Marketing trên thế giới ..... 8 1.6.2. Xu hướng và số liệu Mobile Marketing toàn cầu............... 8 1.6.3. Các trường hợp ứng dụng thành công Mobile Marketing ………………………………………………………….9 Chương 2: HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ MOBILE MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL ...................................... 10 2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel . 10 2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại Viettel 10 2.2.1. Môi trường kinh doanh dịch vụ ........................................... 10 2.2.2. Thực trạng triển khai kinh doanh ........................................ 11 2.3. Các vấn đề tồn tại................................................................ 14 2.3.1. Về sản phẩm, giá cước........................................................... 14 2.3.2. Về kênh phân phối .................................................................. 16 2.3.3. Về chính sách truyền thông, khuyến mại .......................... 16 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNKINH DOANHDỊCH VỤ MOBILE MARKETING TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL .............................................................................................. 17 3.1. Định hướng chung của Viettel ............................................ 17 3.1.1. Định hướng về sản phẩm dịch vụ ....................................... 17 3.1.2. Xác định đối tượng sử dụng dịch vụ .................................. 17 3.1.3. Hệ sinh thái Mobile Marketing gồm các thành phần sau 18 3.2. Giải pháp thực hiện............................................................. 18 3.2.1. Xây dựng và cung cấp dịch vụ Shop One ......................... 18 3.2.2. Dịch vụ Mobile Ads ............................................................... 22 3.3. Các giải pháp phụ trợ ......................................................... 26
  5. 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MOBILE MARKETING 1.1. Khái niệm Mobile Marketing: Ra đời vào năm 2004 tại Mỹ, cũng nh nhiều ngành mới phát triển khác, cho đến nay vẫn ch a có một định nghĩa thống nhất về Mobile Marketing. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan điểm, hai cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng Mobile Marketing là các hoạt động Marketing có liên quan đến các kênh thông tin di động hoặc các hoạt động có sự di chuyển nh bảng điện tử di động, áp phích quảng cáo đ ợc gắn trên xe bus, các cột đèn tín hiệu…Quan điểm thứ hai là một cách tiếp cận mới và phổ biến hơn, Mobile Marketing bao gồm các hoạt động Marketing thông qua điện thoại di động. Trong phạm vi của khóa luận này, Mobile Marketing sẽ được hiểu vàphân tích theo quan điểm thứ hai. Hiệp hội Marketing (MMA) đã đưa ra định nghĩa về Mobile Marketing theo hướng tiếp cận này như sau:“Mobile Marketing là tập hợp các hoạt động cho phép các doanh nghiệp thực hiện để kết nối và thu hút khách hàngbằng các hoạt động tương tác thông qua tất cả các thiết bị di động và nhà mạng Viễn thông”. Hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phụcvụ cho hoạt động Marketing. Theo Wikipedia thì:“Mobile Marketinglà hình thức tiếp thị qua Mobile, theo đó dịch vụ sẽ mang lại cho khách hàng những thông tin hữu ích mang tính cá nhân hóa cao về sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất” Theo hãng nghiên cứu FirstPartner của Anh, “Mobile Marketing bao gồm một loạt các phương thức tương tác với khách hàng mục tiêu trong các chiến dịch Marketing thông qua điện thoại di động của họ”.Nh vậy,tựu trung lại Mobile Marketing có thể đ ợc hiểu là việc thực hiện các chiến dịch Marketing thông qua việc tận dụng những lợi ích từ kênh truyền thông là điện thoại di động.
  6. 6 1.2. Vai trò Vai tròcủa Mobile Marketing là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường ra làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Mobile Marketing có vai tròtạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Mobile Marketing trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.Với đặc tính gắn kết cao và khả năng tương tác, Mobile Marketing thể hiện các vai trò đặc trưng sau: 1.2.1. Thu thập được cơ sở dữ liệu cần thiết của khách hàng 1.2.2. Là công cụ truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu hiệu quả 1.2.3. Tiết kiệm chi phí, thời gian 1.2.4. Xây dựng, củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng 1.2.5. Mở ra thị trường tiềm năng rộng lớn 1.2.6. Đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp 1.3. Điều kiện triển khai dịch vụ Mobile Marketing 1.3.1. Cơ sở pháp lý để triển khai dịch vụ Mỗi quốc giađều có những quy định chặt chẽ điều chỉnh hoạt động Marketing – một trong những hoạt động chính của doanh nghiệpvàMobile Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, những quy định đó nhiều khi không thống nhất với nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt những quy định pháp luật để xây dựng cho mình một chiến lược marketing hợp lý, tránh tình trạng gặp rắc rối do thiếu hiểu biết về pháp luật. 1.3.2. Sự tham gia của các thành tố cấu thành nên dịch vụ a. Phải có định hướng và có kế hoạch cụ thể b. Có dữ liệu khách hàng c. Có các bên tham gia
  7. 7 d. Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật 1.3.3. Sự phát triển của Công nghệ và Thiết bị di động Do Thiết bị di động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình cung cấp dịch vụ Mobile Marketing nên sự phát triển của thiết bị di động, đặc biệt là các thiết bị di động thông minh (Smartphone 3G) sẽ quyết định sự thành công của dịch vụdi động. 1.4. Chiến lượckinh doanh dịch vụ Mobile Marketing 1.4.1. Định hướng kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing a. Định hướng kinh doanhtheo hướng sản xuất và bán hàng b. Kinh doanh theo hướng khách hàng. c. Kinh doanh theo hướng xã hội. 1.4.2. Chiến lược Marketing – mix. 1.4.2.1. Xác định thị trường mục tiêu và định vị dịch vụ trên thị trường đó. - Phân đoạn thị trường. - Xác định thị trường mục tiêu. - Định vị Các chiến lược Marketing tiếp cận với thị trường mục tiêu: - Chính sách sản phẩm. - Chính sách giá. - Chính sách phân phối. - Chính sách xúc tiến. 1.4.2.2.Lập ngân sách kinh doanh dịch vu Mỗi kế hoạch kinh doanh dịch vụ cần có một bản ngân sách chi tiết vạch rõ là sẽ chi bao nhiêu tiền cho mỗi yếu tố Marketing – Mix. Đây chính là một trong những quyết đinh khó khăn nhất đối với một doanh nghiệp. Chúng ta có ít nhất 4 phương pháp lập ngân sách Marketing.
  8. 8  Lập ngân sách kiểu cũ hay tuỳ tiện.  Lập ngân sách kiểu truyền thống.  Lập ngân sách cạnh tranh.  Lập ngân sách theo dịch vụ và mục tiêu. 1.5. Các hình thứctriển khaiMobile Marketing Dựa theo phương thức tiếp cận khách hàng, dịch vụ Mobile Marketingđược chia thành 5 loại như sau: 1.5.1. SMS/MMS Marketing: là hình thức quảng cáo qua tin nhắn SMS/MMS 1.5.2. Bluetooth Marketing: Broadcast quảng cáo qua Bluetooth 1.5.3. Mobile Adsvertising (Mobile Ads): 1.5.5. LBS (In-Maps) 1.6. Thực tiễn ứng dụng Mobile Marketing thành công trên thế giới: 1.6.1. Cơ sở thành công của Mobile Marketing trên thế giới Tỉ lệ người sử dụng thiết bị di động cao, tại Mỹ tỷ lệ người dùng thiết bị là 76%, tỷ lệ người dùng PC (laptop, desktop) là 68%. Người dùng thiết bị di động chủ yếu truy cập internet để sử dụng các dịch vụ tiện ích và tìm hiểu thông tin. 1.6.2. Xu hướng và số liệu Mobile Marketing toàn cầu a. Mobile Marketing trong doanh nghiệp Chi phí cho quảng cáo trên di động tại Mỹ, chi phí cho Mobile Ads năm 2012 là khoảng 2.6 tỷ USD. Tại Châu Âu, tỷ lệ chi cho Mobile Marketing hiện nay khoảng 1.59 triệu USD trên 1 tỷ USD doanh thu, tại Bắc Mỹ là 1.43 triệu USD. Tỷ lệ chi phí cho Mobile Marketing là dưới 1% tổng chi phí Marketing b. Phản hồi của người dùng với Mobile Marketing
  9. 9 Phản ứng của người dùng với các kênh marketing (tỷ lệ khách hàng trả lời sẽ phản hồi nếu nhận được thông tin Marketing qua các kênh như sau:Kênh Mobile Marketing hiệu quả nhất là SMS (15%) so với quảng cáo qua banner trên di động (3%) và quảng cáo qua ứng dụng trên smartphone (2%). 1.6.3. Các trường hợp ứng dụng thành công Mobile Marketing Bảng 1.4: Thống kê các chương trình Mobile Marketing các Doanh nghiệp lớn đã sử dụng Thời STT Thương hiệu Chiến dịch Hình thức điểm Quảng cáo - Mobile Chiến thông qua ứng Marketing – dịch 1 Coca Cola dụng, video, (Mobile mùa hè youtube Application + 2011 Tivi Ads) Quảng cáo - Games 2012 2 BMW dòng Series 1 Marketing Chiến dịch 5 - MMS 2008 bước quảng cáo Marketing thông qua - Ứng dụng MMS nhắm tới 3 BMW khách hàng tiềm năng sẽ mua lốp đi tuyết Chiến dịch - SMS 2011 4 BMW SMS theo mã Marketing số tại Sân bay (gửi mã số) Chiến dịch thẻ - Application 2010 5 STARBUCKS quà tặng Marketing
  10. 10 Chương 2: HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ MOBILE MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel 2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại Viettel 2.2.1. Môi trường kinh doanh dịch vụ 2.2.1.1. Môi trường luật pháp 2.2.1.2. Môi trường cạnh tranh Marketing nói chung và Mobile Marketing nói riêng là ngành dịch vụ có sự cạnh tranh gay gắt.Khi kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing Viettel xác định đối thủ cạnh tranh trên thị trường của mình xuất hiện từ các hướng: từ sản phẩm cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ tiềm ẩn, và cạnh tranh nội bộ ngành. Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
  11. 11 2.2.2. Thực trạng triển khai kinh doanh 2.2.2.1. Định hướng kinh doanh dịch vụ Bắt đầu triển khai kinh doanh dịch vụ từ tháng 1/2011 – cũng là thời điểm thị trường bùng nổ các hình thức nhắn tin quảng cáo qua SMS, các đối tác hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng Viettel có nhu cầu mở rộng kinh doanh doanh dịch vụ Nhắn tin Quảng cáo – hình thức dịch vụ cơ bản nhất của Mobile Marketing, Viettel dưới vai trò của nhà mạng đã chính thức cung cấp dịch vụ,coi dịch vụ như một kênh chính thức để các CSP có thể kết nối nhắn tin hợp pháp đến thuê bao trên mạng Viettel. Như vậy khởi đầu của dịch vụ, Viettel chỉ đơn thuần định hướng phát triển theo hướng sản xuất, tận dụng lợi thế của nhà mạng và nhu cầu sẵn có từ thị trường để triển khai kinh doanh dịch vụ. Viettel xác định khách hàng của mình là các doanh nghiệp lớn có nhu cầu nhắn tin Chăm sóc khách hàng (khách hàng trực tiếp) và các CSP đang hợp tác kinh doanh dịch vụ gia tăng trên mạng (vừa là khách hàng, vừa là kênh bán) do vậy dung lượng thị trường ban đầu tương đối nhỏ (chỉ dưới 100 khách hàng). Khách hàng trực tiếp hầu như chiếm tỉ trọng rất ít do khách hàng chưa có hệ thống kỹ thuật kết nối vào hạ tầng của Viettel để sử dụng dịch vụ. Do vậy khách hàng chính của Viettel là các CSP. 2.2.2.2. Sản phẩm Với vai trò cung cấp hạ tầng đã định vị trong chuỗi kinh doanh dịch vụ, Viettelcung cấp sản phẩm chủ yếu dưới hình thức SMS Marketing, ngoài ra các hình thức web/wap Marketing doanh nghiệp chi áp dụng thử nghiệm nội bộ phục vụ mục tiêu bán hàng dịch vụ viễn thông truyền thống. a. Dịch vụ Quảng cáo qua tin nhắn (Bulk/AMS) Dịch vụ Bulk SMS: là dịch vụ tin nhắn cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp nhắn tin đến khách hàng những thông tin hữu ích, chỉ áp dụng đối
  12. 12 với khách hàng đăng ký nhận tin nhắn từ doanh nghiệp. Với dịch vụ này, doanh nghiệp mua quảng cáo phải cam kết có sự đồng ý của người nhận tin trước khi sử dụng dịch vụ do Viettel cung cấp (Cơ chế Opt-in). Dịch vụ tin nhắn Quảng cáo AMS: là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp nhắn tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng mục tiêu. Với dịch vụ này, khi khách hàng không đồng ý tiếp tục nhận tin quảng cáo từ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, khách hàng có thể nhắn tin từ chối đến hệ thống của Viettel (Cơ chế Opt – out). Kết quả kinh doanh dịch vụ: Sản lượng, doanh thu dịch vụ có sự tăng trưởng tốt qua các năm: Năm 2012 đạt 342 tr SMS, tăng 211% so với năm 2011. Doanh thu đạt 145,9 tỷ tăng trưởng 233% so với năm 2011. Tuy nhiên, sản lượng doanh thu này chưa tương xứng với tổng doanh thu thị trường Quảng cáo trên di động tại Việt Nam (theo công bố là 1.020 tỷ ~5% tổng chi phí quảng cáo năm 2012), như vậy doanh thu từ dịch vụ quảng cáo trên di độngcủa Viettel chỉ chiếm 14% tổng giá trị quảng cáo trên di động. b. Quảng cáo qua hệ thống Web/wap do Viettel sở hữu: Hiện việc quảng cáo qua hệ thống Web/wap do Viettel sở hữu chủ yếu đáp ứng nhu cầu quảng cáo nội bộ các sản phẩm/dịch vụ của Viettel hiện đang kinh doanh. Hệ thống các Web/wap site này bao gồm: - WebPortal của Viettel: www.vietteltelecom.vn - Cổng cung cấp nhạc của viettel cho thuê bao di động: www.keeng.vn, www.imuzik.com.vn - Cổng cung cấp hệ thống tin tức của viettel: www.tiin.vn, www.tinngan.vn - Cổng cung cấp Game: www.upro.vn
  13. 13 - Cổng cung cấp thông tin bóng đá:www.volez.vn … 2.2.2.3. Giá cước dịch vụ SMS Marketing Giá cước (VNĐ/SMS) STT Cước dịch vụ nhắn tin (đã bao gồm 10% VAT) A Cước 01 tin nhắn nội mạng Viettel Nhắn tin hiển thị brandname thuộc lĩnh vực Nhóm 1 800 tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Nhóm 2 Nhắn tin thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, hành 350 chính công phục vụ cộng đồng Nhóm3 Nhắn tin thuộc lĩnh vực khác Nhóm 3.1 Nhắn tin thông tin nội bộ có số lượng dưới 150 10.000 tin Nhóm 3.2 Nhắn tin chăm sóc khách hàng thuộc các lĩnh vực khác, tin nhắn nội bộ từ tin thứ 10.001 trở 500 lên B Cước 01 tin nhắn ngoại mạng Viettel Nhắn tin thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Nhóm 1 bảo hiểm, chứng khoán hiển thị brandname 800 hoặc đầu số 6000 Nhóm Nhắn tin thuộc các lĩnh vực khác hiển thị 650 còn lại brandname hoặc đầu số 6000 2.2.2.4. Kênh phân phối Do đặc thù ngành Mobile Marketing nói chung và SMS Marketing nói riêng, Viettel bán hàng thông 2 kênh chính:
  14. 14  Kênh phân phối trực tiếp: Người sản xuấtDoanh nghiệp mua quảng cáo.  Kênh phân phối gián tiếp: Người sản xuất Các trung gian (thường là các CSP) Doanh nghiệp mua quảng cáo. 2.2.2.5. Truyền thông, Khuyến mại Tùy theo thời điểm Viettel có các chương trình khuyến mại khác nhau (như miễn phí thuê đầu số dịch vụ từ T3-T8/2012), khuyến mại chi phí đặt cọc bằng 0 với các đại lý lớn từ T7-T9/2012), tuy nhiên giá trị khuyến mại không lớn, thực hiện không thường xuyên nên kết quả kinh doanh hầu như không chịu tác động gì từ các chương trình khuyến mại. 2.2.2.6. Đo lường, giám sát hiệu quả kinh doanh dịch vu Việc giám sát hay đo lượng hiệu quả kinh doanh dịch vụ hiện nay được thực hiện dựa trên hệ thống CMS báo cáo số liệu hàng tháng của dịch vụ. Tiêu chí đánh giá hiệu quả triển khai kinh doanh bao gồm 3 tiêu chí: Số lượng khách hàng phát triển mới hàng tháng, Sản lượng bán hàng SMS và Doanh thu dịch vụ. 2.3. Các vấn đề tồn tại 2.3.1. Về sản phẩm, giá cước 2.3.1.1. Về sản phẩm đang kinh doanh a. Sản phẩm thô sơ Các hình thức dịch vụ khác trong Mobile Marketing rất đa dạng, như trình bày ở phần trên, Mobile Marketing không chỉ là SMS mà còn các hình thức MMS, Mobile Ads (trên ứng dụng, Web/Wab, Game, OTT),Bluetooth, …Những hình thức mới sẽ tiếp cận khách hàng dễ hơn, cũng như sẽ khai thác được dữ liệu khách hàng tốt hơn để từ đónâng cao hiệu quả Marketing hơn. Tuy nhiên Viettel lại chưa khai thác được những
  15. 15 hình thức mới như vậy. Kể cả trong vai trò là nhà cung cấp hạ tầng trong hệ sinh thái Mobile Marketing thì Viettel cũng làm chưa tốt vai trò này. b. Chưa đảm bảo được chất lượng dịch vụ và cân đối được các lợi ích Hình thức Marketing trên di động có thể có hiệu quả cao do tỉ lệ phản hồi tốt từ phía khách hàng trong thời gian đầu triển khai (năm 2011), tuy nhiên ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt với hình thức nhắn tin Opt-in khiến nhiều khách hàng cảm nhận khó chịu về tin nhắn quảng cáo, coi đó là tin nhắn rác. Hệ quả của nó là làm giảm cả chất lượng dịch vụ truyền thống của Viettel cung cấp cho khách hàng, điều này dễ dẫn đến thuê bao rời mạng – là điều mà bất cứ nhà mạng nào chứ không riêng gì Viettel rất lo lắng do thuê bao là cốt lõi doanh thu mang lại cho nhà mạng, mất thuê bao là mất tất cả. c. Chưa đáp ứng được nhu cầu của các phân lớp thị trường Do đặc tính về kênh bán, hệ thống cung cấp dịch vụ và giá cước nên sản phẩm mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp rất lớn như các Tổng công ty nhà nước (Việt Nam Airline, EVN …) và các CSP - thực chất đóng vai trò là kênh trung gian, phát triển đến các khách hàng nhỏ hơn, sản phẩm của Viettel chưa phủ được đến lớp khách hàng điểm bán lẻ - là đối tượng khách hàng có dung lượng thị trường lớn (khoảng 1.6 triệu điểm bán lẻ trên cả nước), thực sự có nhu cầu sử dụng dịch vụ rất lớn. Đáp ứng được dịch vụ trên diện rộng khách hàng thì mới có cơ hội tăng doanh thu. d. Hệ thống chưa đáp ứng được kinh doanh dịch vụ Do chưa có kinh nghiệm trong việc tích hợp CNTT cho các dịch vụ Viễn thông nên phần mềm hệ thống dịch vụ còn “thô sơ”, khó sử dụng gây cản trở về mặt người dùng, gây khó khăn cho khách hàng kết nối khi sử dụng dịch vụ.
  16. 16 2.3.1.2. Về tầm nhìn quy hoạch sản phẩm Việc định vị ví trí của Viettel chỉ giữ vai trò là đơn vị cung cấp hạ tầng cho dịch vụ Mobile Marketing đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp với môi trường kinh doanh và sự phát triển thay đổi của dịch vụ Mobile Marketing. 2.3.2. Về kênh phân phối Chính sách kênh phân phối còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng hệ thống kênh bán rộng khắp 63 Tỉnh thành – là thế mạnh của Viettel. Kênh bán hiện tại chủ yếu tập trung vào các đại lý là CSP, do vậy độ phủ kênh yếu. 2.3.3. Về chính sách truyền thông, khuyến mại Chính sách khuyến mại: Hầu như không hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh. Chưa triển khai các chính sách khuyến mại để thúc đẩy kinh doanh. Kết quả kinh doanh chủ yếu do thị trường chi phối.
  17. 17 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNKINH DOANHDỊCH VỤ MOBILE MARKETING TẠI TỔNG CÔNG TYVIỄN THÔNG VIETTEL 3.1. Định hướng chung của Viettel 3.1.1. Định hướng về sản phẩm dịch vụ Dựa trên xu hướng Marketing, Quảng cáo trên di động trong các năm tới: số lượng thuê bao di động, tỷ trọng sử dụng smartphone tăng lên, sự chuyển dịch các hình thức Mobile Marketing. Xác định rõ Mobile Marketing là một gói giải pháp tổng thể bao gồm nhiều kênh và hình thức không chỉ gồm SMS Marketing Định nghĩa lại giá trị cốt lõi của dịch vụ Mobile Marketing: “Phát triển dịch vụ Mobile Marketing là hệ thống giải pháp tổng thể từ quản lý thuê bao, quản lý nội dung dịch vụ đến khách hàng mua sản phẩm.Điện thoại di động được sử dụng để chuyển tải nội dung và nhận phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông, chiến dịch marketing”. 3.1.2. Xác định đối tượng sử dụng dịch vụ Với mục tiêu và định vị sản phẩm như trên, xác định đối tượng khác hàng sử dụng dịch vụ Mobile Marketing bao gồm: - Cửa hàng bán lẻ - Siêu thị, trung tâm thương mại - Ngân hàng - Doanh nghiệp Dung lượng thị trường tính toán khoảng 5,7 triệu khách hàng theo số liệu thống kê năm 2011.
  18. 18 3.1.3. Hệ sinh thái Mobile Marketing gồm các thành phần sau Hình 3.1: Hệ sinh thái dịch vụ Mobile Marketing 3.2. Giải pháp thực hiện Căn cứ vào định hướng về phát triển dịch vụ Mobile Marketing và thực trạng hạn chế lớn nhất của Viettel trong việc kinh doanh dịch vụ Mobile Markeing là những yếu kém về sản phẩm, nhóm giải pháp đưa ra trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung chính vào việc xây dựng các sản phẩm mới để đáp ứng yêu cầu kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại Viettel. 3.2.1. Xây dựng và cung cấp dịch vụ Shop One Dịch vụ được xây dựng, cung cấp dựa trên nền tảng phát triển dịch vụ SMS Marketing hiện tại với mục tiêu phủ rộng đến các lớp khách hàng tiêu dùng trực tiếp dịch vụ như các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ …Bằng các giải pháp kết hợp giữa Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ tổng thể, dễ dàng sử dụng để từ đó có thể tăng doanh thu dịch vụ.
  19. 19 3.2.1.1. Chính sách sản phẩm, dịch vụ a. Định nghĩa về sản phẩm Shop One là giải pháp tổng thể kết hợp CNTT & Viễn thông của Viettel cho các cửa hàng bán lẻ (CHBL), hộ kinh doanh cá thể (HKDCT) và cộng đồng người mua sắm. Shop One phục vụ nhu cầu quản lý kinh doanh từ khâu quản lý bán hàng, đến khâu marketing, khuyến mãi, CSKH. Đối với người mua hàng, sử dụng dụng dùng như Web/wap, Mobile App, Email và SMS để thực hiện giao dịch mua sắm Online trên Mobile, sử dụng thẻ cào hoặc tài khoản ngân hàng nạp tiền vào ví điện tử của Shop One để tiêu dùng. b. Đối tượng khách hàng mục tiêu Phát triển dịch vụ cung cấp cho các đối tượng khách hàng mục tiêu sau: - Tập hơn 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ - Mở rộng cho các đối tượng: Nhà thuốc, nhà hàng, quán café… - Tập khách hàng liên đới: Các thuê bao di động Viettel sử dụng Shop One trên di động để thực hiện giao dịch mua sắm. c. Đặc điểm khác biệt của dịch vụ - Kết hợp chặt chẽ: Phần mềm, dịch vụ Viễn thông, thiết bị di động (Mobile) để phục vụ quá trình từa quản lý tại cửa hàng, giao dịch mua bán và thanh toán tiện ích trên mô trường di động. - Sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với trình độ của chủ và nhân viên bán hàng tại CHBL, dễ triển khai, cài đặt, dễ thu cước, dễ dàng nâng cấp. - Marketing dựa trên nền tảng SMS sử dụng đầu số của Chủ cửa hàng hoặc/và qua Brandname. d. Các thành phần, tính năng thuộc hệ sinh thái Shop One
  20. 20 Các thành phần, tính năng thuộc hệ sinh thái Shop One bao gồm: Hệ thống cửa hàng, Hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng của các cửa hàng, Hệ thống quản lý mua hàng Online và Hệ thống thanh toán điện tử. e. Mô hình dịch vụShop One Hình 3.2: Mô hình các thành phần dịch vụ Shop One 3.2.1.2. Giá cước:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0