intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn

  1. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Chu Văn Hải i
  2. LỜI CÁM ƠN Được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Bá Uân cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn, Chi cục Thủy lợi Lạng Sơn, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ tác giả học tập và thực hiện luận văn này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như những ý kiến đóng góp quý báu của bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Chu Văn Hải ii
  3. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VỄ .................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ....................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ............................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi ........................................................ 3 1.1.1. Khái niệm về hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) ................................... 3 1.1.2. Phân loại hệ thống công trình thủy lợi (CTTL).......................................... 3 1.1.3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi ............ 4 1.1.4. Vai trò của hệ thống công trình thuỷ lợi .................................................... 5 1.2. Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá đến hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình thủy lợi ...................................................................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế .................................................................... 8 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL .................................... 11 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của CTTL trong giai đoạn quản lý khai thác ..................................................................................................... 18 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan............................................................................ 18 1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan ........................................................................ 20 1.4. Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta ........................................... 20 1.4.1. Hiện trạng các hệ thống công trình thủy lợi ............................................. 20 1.4.2. Tình hình quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi .................. 21 1.4.3. Các mặt hiệu quả mà công trình thủy lợi mang lại .................................. 22 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả CTTL trong giai đoạn quản lý khai thác ..................................................................................................... 24 1.6. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................... 25 1.6.1. Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi..... 26 1.6.2. Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có ban hành kèm theo quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ........................................................................................ 26 iii
  4. 1.6.3. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước.................. 26 1.6.4. Các luận văn các các thạc sĩ ..................................................................... 27 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH ................................................................................ 29 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lạng Sơn ........................................... 29 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 32 2.2. Hiện trạng các công trình thuỷ nông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .................... 33 2.2.1. Hiện trạng đầu tư xây dựng và phân cấp quản lý ..................................... 33 2.2.2. Hiện trạng thủy lợi phục vụ nông nghiệp và dân sinh kinh tế ................. 34 2.3. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của công trình thuỷ lợi trong giai đoạn quản lý khai thác - áp dụng cho công trình Tà Keo. ............................................................ 38 2.3.1 Giới thiệu khái quát về công trình ............................................................. 38 2.3.2. Hiệu quả kinh tế theo thiết kế .................................................................. 38 2.3.3. Hiệu quả kinh tế thực tế của các công trình ............................................. 43 2.4. Phân tích những thành công và hạn chế trong việc phát huy hiệu quả kinh tế của hệ thống các CTTL trong giai đoạn quản lý vận hành ..................................... 50 2.4.1. Những thành công .................................................................................... 50 2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân ....................................... 52 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 59 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CTTL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ VẬN HÀNH .................................................................................. 60 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn ................................ 60 3.1.1. Định hướng chung .................................................................................... 60 3.1.2. Định hướng trong quản lý khai thác các công trình thủy lợi ................... 62 3.2. Những cơ hội và thách thức trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các CTTL trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................... 64 3.2.1. Những cơ hội ............................................................................................ 64 3.2.2. Những thức thức ....................................................................................... 65 iv
  5. 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trong quá trình quản lý vận hành ....................................................................... 66 3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch các hệ thống trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương .................................................................... 66 3.3.2. Đầu tư hoàn chỉnh, nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình ....................... 67 3.3.3. Tăng cường công tác nghiên cứu bảo vệ và khai thác công trình trong điều kiện biến đổi khí hậu. ................................................................................. 69 3.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình .................................... 70 3.3.5 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng ..................................................... 73 3.3.6. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý khai thác hệ thống công trình ............ 74 3.3.7. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng .................... 79 3.3.8. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành CTTL81 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 87 v
  6. DANH MỤC HÌNH VỄ Hình 1.1. Công trình thủy lợi hồ Suối Tre Bình Thuận .................................................. 6 Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá kinh tế các dự án đầu tư xây dựng ....................................... 10 Hình 2.1. Bản đồ phạm vi vùng nghiên cứu tỉnh Lạng Sơn .......................................... 29 vi
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng trong nông nghiệp những năm qua ... 23 Bảng 1.2 Thống kê lao động, việc làm, số hộ nghèo và tổng mức đầu tư xã hội .............. 24 Bảng 2.1. Danh mục các CTTL thuộc Công ty khai thác quản lý .................................... 35 Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng CTTL tưới toàn tỉnh .................................................... 37 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phí của dự án theo thiết kế ............................................. 39 Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của vùng khi chưa có dự án hồ chứa nước Tà Keo .............................................................. 40 Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập thuần túy trên 1 ha của vùng khi có dự án hồ chứa nước Tà Keo (theo TK) ..................................................... 41 Bảng 2.6: Bảng tính các chỉ tiêu NPV, B/C và IRR của dự án theo thiết kế ................ 42 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí của dự án theo thực tế .............................................. 45 Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp của vùng khi chưa có dự án... 45 Bảng 2.9: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp của vùng khi có dự án ........... 46 Bảng 2.10: Giá trị thu nhập thuần túy của dự án ........................................................... 46 Bảng 2.11: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (với hệ số chiết khấu r c = 12%)... 48 Bảng 2.12: Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo thiết kế và theo thực tế của hệ thống công trình thủy lợi Hồ Tà Keo ........................................................................ 50 vii
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BNN Bộ Nông nghiêp BTC Bộ Tài chính HTX Hợp tác xã KTCT Khai thác công trình MTV Một thành viên NĐ-CP Nghị định Chính phủ PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ PGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ PCLB Phòng chống lụt bão PL Pháp lệnh PTNT Phát triển nông thôn QLĐĐ Quản lý đê điều QĐ Quyết định TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCTL Tổng cục Thủy lợi UBTVQH Ủy ban thường vụ quốc hội UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản viii
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Phần lớn các công trình thủy lợi ở nước ta được xây dựng từ những năm 60 đến 70 của thế kỷ trước. Trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác đến nay đã xuống cấp, hàng năm Nhà nước ta đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho các dự án đầu tư sửa chữa cải tạo, nâng cấp và xây mới những công trình thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ đời sống dân sinh, và bảo vệ môi trường. Cho đến nay trên cả nước đã xây dựng được 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hồ có dung tích trên 1 triệu m3 nước và hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các công trình thủy lợi đã góp phần đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của nước ta đạt trên 32,1 tỷ USD. Năng suất lúa năm 2016 đạt trên 50 tạ/ha, gấp 4,4 lần năng suất năm 1945 và gần gấp 2 lần năm 1985 (trước thời kỳ Đổi mới). Năm 2010 sản lượng lúa đạt gần 45 triệu tấn, sản lượng thịt tăng gấp 5 lần so với năm 1985, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt tổng sản lượng 4,8 triệu tấn. Nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu có sức cạnh tranh cao như: gạo, cà phê,... Hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng và đang phát huy hiệu quả là thành tựu hết sức to lớn của đất nước ta. Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó Hệ thống các công trình thủy lợi được trên địa bàn đã góp phần xoá đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh và thực hiện mục tiêu chung của đất nước. Có thể khẳng định rằng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng sơn đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần tạo nên sự thành công của tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả còn tồn tại nhiều bất cập cần phải khắc phục như: hiệu quả và chất lượng lập các dự án đầu tư, tình trạng đầu tư dàn trải, thực hiện đầu tư còn nhiều bất cập từ khâu giải phóng mặt bằng, đến việc thời gian thi công kéo dài, trình độ quản lý còn thấp. Công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng còn nhiều yếu kém,… Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả các công trình thủy lợi nói riêng đặc biệt giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý khai thác các 1
  10. công trình thủy lợi nhằm góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn đang là một yêu cầu thực sự cấp thiết. Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh; phương pháp khảo sát điều tra thu thập số liệu; phương pháp phân tích kinh tế, và một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế của hệ thống các công trình thủy lợi trong giai đoạn quản lý khai thác. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung và không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Luận văn sẽ lấy công trình Hồ Tà Keo làm trường hợp nghiên cứu điển hình. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Những số liệu sử dụng trong phân tích tính toán hiệu quả kinh tế của các công trình được thu thập tới năm 2016. Những giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2017 đến 2020. 2
  11. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1 Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi 1.1.1 Khái niệm về hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) Theo Điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thì “Công trình thuỷ lợi" là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh thái; bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. Còn "Hệ thống công trình thuỷ lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. 1.1.2 Phân loại hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) Công trình thủy lợi là cơ sở kinh tế, kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước; phòng chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống, kênh dẫn nước, công trình trên kênh và bờ bao các loại (Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL -UBTVQH10 ngày 04/4/2001). Công trình đầu mối là hạng mục công trình thuỷ lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống dẫn, làm chức năng cấp, điều tiết, khống chế và phân phối nước; công trình nằm ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước; cống, trạm bơm có hai chức năng cấp nước và tiêu nước. Kênh, đường ống, xi phông là công trình dẫn nước, chuyển nước phục vụ tưới, tiêu, cấp nước. Công trình trên kênh là công trình làm nhiệm vụ dẫn, điều tiết nước và phục vụ các mục đích khác. Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định (theo điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL -UBTVQH10 ngày 04/4/2001). 3
  12. Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. 1.1.3 Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Thông thường một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có thể chia ra thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu tư xây dựng và giai đoạn quản lý khai thác vận hành. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật xây dựng năm 2014 các giai đoạn, trình tự đầu tư được quy định cụ thể như sau 1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; 1.1.3.2 Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); Khảo sát xây dựng; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. 1.1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng, quản lý vận hành công trình. 4
  13. Như vậy giai đoạn quản lý khác thác vận hành sẽ nằm ở giai đoạn 3 theo Luật xây dựng. Ở đây ta dễ dàng nhận ra, các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư có thời gian ngắn hơn rất nhiều so với thời gian khai thác sử dụng của dự án. Để làm rõ thêm ta có thể phải tìm hiểu thêm khái niệm về vòng đời kinh tế của dự án và tuổi thọ của dự án. Vòng đời kinh tế của dự án là thời hạn (số năm) tính toán chi phí ròng và thu nhập ròng (là số năm tính toán dự kiến của dự án mà hết thời hạn đó lợi ích thu được là không đáng kể so với chi phí bỏ ra) (Tiêu chuẩn TCVN8213-2009). Tuổi thọ công trình: “Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng” (Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015). Vòng đời kinh tế của dự án thường nhỏ hơn tuổi thọ công trình. 1.1.4 Vai trò của hệ thống công trình thuỷ lợi Việt Nam có lịch sử xây dựng phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Từ thủa lập địa, ông cha ta đã không ngừng khai phá mở rộng đất đai để sản xuất. Từ các vùng trung du, miền núi, chúng ta đã tiến dần về các vùng đồng bằng, vùng ven biển, nơi có nguồn tài nguyên đất, nước dồi dào, với các hình thức làm thuỷ lợi ban đầu như be bờ, giữ nước, đào mương tiêu thoát nước đến đắp đê ngăn lũ để sản xuất đã hạn chế từng bước lũ lụt nhằm khai phá ra những vùng châu thổ màu mỡ của các dòng sông để trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế, tạo nên nền văn minh lúa nước sớm nhất ở khu vực Đông nam Châu Á. Từ một nước nông nghiệp, dân số đông, đất đai canh tác hiếm, sản xuất nông nghiệp hầu như lệ thuộc vào thiên nhiên, nhưng kể từ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đặc biệt đến công tác thuỷ lợi, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong mặt trận sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chúng ta đã đưa công tác thuỷ lợi phát triển từng bước và đạt được những thành tựu ngày càng to lớn, ngoài mục tiêu phục vụ nông nghiệp, phòng chống thiên tai đã đi vào quản lý khai thác, phát triển hợp lý tài nguyên nước phục vụ cho các ngành kinh tế, đời sống nhân dân và bảo vệ phát triển môi trường sinh thái. 5
  14. Hình 1.1. Công trình thủy lợi hồ Suối Tre Bình Thuận Trong những năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, chúng ta đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ, hình thành nên một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng hết sức to lớn, quan trọng phục vụ đa mục tiêu tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cắt lũ, giao thông, phát điện, ngăn mặn giữ ngọt, du lịch..., bảo đảm cho sản xuất và đời sống dân sinh. Đặc biệt, thuỷ lợi đã góp phần ổn định sản xuất, giữ vững và nâng cao năng suất sản lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực, trở thành một nước không chỉ ổn định lương thực mà còn có vượt nhu cầu trong nước để trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Có thể nói rằng, hệ thống các công trình thủy lợi có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo đời sống an sinh và bảo vệ môi trường. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi có thể được cụ thể hóa ở các mặt sau: 1.1.4.1 Đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Việc tưới tiêu nước chủ động đã góp phần tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất sản lượng cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước. Ngoài ra, việc tưới nước chủ động còn góp phần cho việc sản xuất cây trồng có giá trị hàng hóa cao như rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. 1.1.4.2 Góp phần phát triển du lịch sinh thái Các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước luôn được tận dụng và kết hợp để phát triển du lịch (như các hồ Núi Cốc, Tuyền Lâm, Cửa Đạt, Kẻ Gõ, Đồng Mô, Suối 6
  15. Hai, Đại Lải, Đầm Vạc,...), một số sân đánh gôn, các nhà nghỉ cũng được xây dựng quanh các hồ thuỷ lợi Đại Lải, Xạ Hương, Đồng Mô,... Một số hệ thống thủy lợi cũng đ- ược kết hợp thành tuyến giao thông - du lịch. Ngoài ra, các công trình thuỷ lợi còn cấp, thoát nước cho các làng nghề du lịch,… 1.1.4.3 Phục vụ phát triển công nghiệp, thủy điện Các công trình thuỷ lợi thông qua hệ thống kênh mương, đã trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nước, tiêu thoát nước cho phát triển công nghiệp, các làng nghề. Nhiều công trình hồ chứa thuỷ lợi đã kết hợp cấp nước cho thuỷ điện như các hồ: Cửa Đạt, Núi Cốc, Cấm Sơn, Khuôn Thần, Tà Keo, Yazun hạ,... 1.1.4.4 Phục vụ phát triển diêm nghiệp Các hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò rất quan trọng cho việc sản xuất muối thông qua hệ thống kênh mương dẫn lấy nước biển vào các cánh đồng sản xuất muối, hệ thống cống, bờ bao ngăn ngừa nước lũ tràn vào đồng muối phá hoại các công trình nội đồng, góp phần tiêu thoát nước mưa và nhanh chóng tháo nước ngọt ra khỏi đồng muối. 1.1.4.5 Cấp nước sinh hoạt và đô thị Công trình thủy lợi trực tiếp lấy nước từ các hồ chứa và công trình đầu mối, thông qua hệ thống kênh mương dẫn cấp cho các khu dân cư, đô thị đảm bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho dân sinh. Hệ thống công trình lấy nước từ Hồ Hòa Bình về cấp cho Hà Nội là một công trình tiêu biểu về cấp nước đô thị. 1.1.4.6 Phục vụ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi Các công trình thủy lợi luôn đóng vai trò phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp mặt nước cho nuôi trồng thủy sản (các hồ chứa). Hệ thống thủy lợi còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, cấp nước tưới cho các đồng cỏ chăn nuôi, cấp, thoát nước cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,… 1.1.4.7 Phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh miền núi, trung du, Tây nguyên và đông Nam bộ, cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cung cấp nước bảo vệ phòng chống cháy rừng, phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Các bờ kênh mương, mặt đập dâng, đập hồ chứa, cầu máng được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ. Hồ chứa, đường 7
  16. kênh tưới tiêu được kết hợp làm đường giao thông thủy được phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 1.1.4.8 Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường Các công trình thủy lợi có tác dụng phòng chống úng ngập cho diện tích đất canh tác và làng mạc, đặc biệt là những vùng trũng, góp phần cải tạo và phát triển môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân. Điều tiết nước trong mùa lũ để bổ sung cho mùa kiệt, chống lại hạn hán, chống xa mạc hóa, chống xâm nhập mặn,… Hệ thống đê sông, đê biển, công trình bảo vệ bờ, hồ chứa có tác dụng phòng chống lũ lụt từ sông biển, chống xói lở bờ sông, bờ biển,… Ngoài ra các công trình thủy lợi còn điều tiết nước giữa mùa lũ và mùa kiệt, làm tăng lượng dòng chảy kiệt, dòng chảy sinh thái cho sông ngòi, bổ sung nguồn cho nước ngầm. Công trình thủy lợi có vai trò to lớn trong việc cải tạo đất, giúp đất có độ ẩm cần thiết để không bị bạc màu, đá ong hoá, chống cát bay, cát nhảy và thoái hóa đất. Các hồ chứa có tác động tích cực cải tạo điệu kiện vi khí hậu của một vùng, làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm phủ thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai. 1.2 Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình thủy lợi 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định của một quá trình. Có thể khái quát thành công thức biễu diễn hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1-1) Với H là hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế nào đó; K là kết quả thu được từ quá trình kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Như vậy có thể phát biểu ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ đó, chúng ta 8
  17. có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. 1.2.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế của CTTL Từ khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi là tỷ số giữa chi phí bỏ ra đầu tư xây dựng, vận hành công trình và kết quả lợi ích tổng thể về kinh tế - xã hội mà công trình mang lại. Theo quan điểm mới “Hiệu quả kinh tế CTTL là giá trị sử dụng 1m3 nước” [Giáo trình Kinh tế thủy lợi_NXB Xây dựng 2006] 1.2.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL Để đánh giá hiệu quả kinh tế CTTL người ta có hai xu hương chính để thực hiện là đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng, hai xu hướng này đều có những ưu nhược điểm riêng trong đánh giá hiệu quả. 1.2.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL theo phương pháp định tính Phương pháp định tính là phương pháp mang tính chất ước lượng, được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu có tính chất xã hội, hoặc các chỉ tiêu không thể đánh giá bằng định lượng. Phương pháp này có thể chia ra làm 3 cấp độ: Cấp độ định tính, cấp độ định hướng, cấp độ định hình. Khi giải quyết vấn đề định tính của một dự án đầu tư CTTL, cần phải xác định tính chất sử dụng của công trình như: Chủng loại sản phẩm, lĩnh vực; Về mặt chính trị và pháp lý là vấn đề sở hữu của dự án đầu tư. Phân tích định tính chủ yếu dựa trên các cơ sở lý luận khoa học đã được đúc kết qua kinh nghiệm thực tiễn và được bổ sung bằng các dự báo trong tương lai để giải quyết vấn đề. Phân tích định tính đóng vai trò quan trọng vì giúp xác định khuôn khổ tổng thể của một dự án, giúp cho việc lựa chọn phương án có hiệu quả mà chưa cần đi vào phân tích định lượng rất tốn kém. Tuy nhiên phân tích định tính có nhược điểm là cơ sở khoa học vẫn chưa được đảm bảo nên trong thực tế vẫn chưa thể tiến hành dự án được mà cần hoàn thiện và bổ sung bằng phân tích định lượng. 1.2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL theo phương pháp định lượng Phương pháp định lượng trong quản lý là một phương pháp khoa học dựa trên các phép tính toán để nghiên cứu việc tạo ra các quyết định trong quản lý. 9
  18. Phương pháp định lượng bao gồm các ứng dụng của thống kê, của toán học, mô hình tối ưu, mô hình mô phỏng,… để giải quyết các bài toán ra quyết định. Nội dung của phương pháp định lượng bao gồm nhiều dạng khác nhau có thể dùng các chỉ tiêu tính toán cụ thể, có thể sử dụng các mô hình, có thể sử dụng lý thuyết vận trù, các bài toán vận tải…Khi giải quyết vấn đề định lượng của dự án đầu tư phải giải quyết các vấn đề quy mô và công suất của dây chuyền công nghệ, quy mô xây dựng, độ lớn của các chỉ tiêu chi phí và lợi ích. Nhiều khi tính toán về mặt định lượng có thể làm thay đổi chủ trương ban đầu đặt ra, vì qua tính toán có thể phát hiện ra các nhu cầu quá lớn về nguồn lực để thực hiện dự án, mà các nguồn lực này chủ đầu tư không thể đáp ứng. Vì vậy, trong thực tế luôn phải kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng để lựa chọn dự án. Phương pháp định lượng hiện nay gồm các phương pháp chính theo sơ đồ Hình 1.2: PP PP PP Dùng một vài chỉ Chi tiêu Định tiêu TC, KT + các tổng hợp chỉ tiêu tính KĐV đo xếp PP PP Định PP ĐÁNH GIÁ Lượng Phân tích Giá KINH TẾ trị - Giá trị sử DỰ ÁN dụng PP PP CBA PP Kết hợp Toán định tính và PP kinh định lượng Phân tích Điểm hòa vốn Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá kinh tế các dự án đầu tư xây dựng - Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính, kinh tế tổng hợp kết hợp một vài hệ chỉ 10
  19. tiêu bổ sung. - Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án. - Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng. - Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính, kinh tế tổng hợp kết hợp một vài hệ chỉ tiêu bổ sung. - Phương pháp toán quy hoạch tối ưu. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của CTTL Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8213:2009 tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu gồm có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sau: 1.2.3.1 Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng (giá trị hiện tại ròng) - NPV Biểu thức tổng quát xác định giá trị của NPV: (1-2) Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, người ta có thể xác định NPV như sau: (1-3) (1-4) Trong đó: - Bi (Benefit) là thu nhập do dự án mang lại ở năm thứ i. - Ci (Cost): là tổng chi phí thực của dự án ở năm thứ i. - n là vòng đời kinh tế của dự án (Tuổi thọ của dự án tính bằng năm) - i là chỉ số thời gian và chạy từ 0 đến n. - r là lãi suất chiết khấu. - Co là giá trị còn lại của dự án trước đó, ở thời điểm đầu năm 0. - H là giá giải thể của công trình tại cuối năm thứ n. NPV là giá trị ròng quy về hiện tại của dự án đầu tư, ngoài ra cũng là mọi chi phí và thu nhập của dự án thuộc dòng tiền tệ đều đã tính trong NPV. Mọi dự án khi phân tích kinh tế, nếu NPV ≥ 0 đều được xem là có hiệu quả. Điều này cũng có nghĩa là khi NPV = 0 thì dự án được xem là hoàn vốn, khi NPV < 0 thì dự án 11
  20. không hiệu quả và không nên đầu tư dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Dự án nào có tổng mức đầu tư lớn thì NPV lớn. Tổng quát là như vậy, nhưng trong thực tế, khi phân tích hiệu quả kinh tế một dự án đầu tư, có khả năng xảy ra một số trường hợp sau: - Trường hợp các dự án độc lập tức là các dự án không thay thế cho nhau được. Trong trường hợp này nếu lượng vốn đầu tư không bị chặn, thì tất cả các dự án NPV ≥ 0 đều được xem là nên đầu tư. - Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, tức là nếu đầu tư cho dự án này thì không cần đầu tư cho dự án kia và ngược lại, thì dự án nào có NPV lớn nhất, được coi là dự án có hiệu quả kinh tế cao nhất và nên đầu tư nhất. - Trường hợp có nhiều dự án độc lập và đều có chỉ tiêu NPV ≥ 0, trong khi vốn đầu tư có hạn, thì cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới hạn của nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất. Và trong trường hợp này nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu kinh tế khác để so chọn. Giá trị hiện tại ròng NPV là một chỉ tiêu có những ưu điểm đặc biệt. Việc sử dụng chỉ tiêu này rất đơn giản. Nó phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả. Hiệu quả của dự án được biểu hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho ta một hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích mà dự án mang lại. Tuy nhiên, độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu. 1.2.3.2 Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí - B/C Tỷ số lợi ích và chi phí (Benefit-Cost Ratio) còn có tên là Hệ số kết quả chi phí ký hiệu B/C (hoặc BCR) là tỷ lệ giữa tổng giá trị quy về hiện tại của dòng thu với tổng giá trị quy về hiện tại của dòng chi phí (gồm cả chi phí về vốn đầu tư và chi phí vận hành). Từ định nghĩa, chúng ta có công thức tính B/C như sau: (1-5) Trong đó: - B/C tỷ số lợi ích - chi phí. - i thời điểm tính toán, thường là cuối các năm, i = 0, 1,2,… - B i tổng thu nhập của dự án trong năm i. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2