intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ "Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh" bao gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh; Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh

  1. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nội dung cơ bản của đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh” bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh Việc phát triển các sản phẩm TDBL được lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Tiếp cận và mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến đối tượng này sẽ mang lại nguồn thu bền vững và cơ hội phát triển lâu dài cho các ngân”hàng. Mặt khác, các NHTM quốc doanh hiện nay thường xuyên tập trung chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng lớn như các tập đoàn, tổng công ty, xí nghiệp… thị trường bán lẻ đầy tiềm năng vẫn bị bỏ ngỏ, đó chính là hạn chế lớn cần khắc phục trong tương lai của NHTM quốc doanh. Nắm bắt được xu thế thị trường trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT) đã bước đầu triển khai các loại hình TDBL đến khách hàng, lựa chọn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là chiến lược kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, việc mở rộng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển hoạt động TDBL nói riêng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa chuyển biến mạnh mẽ, số lượng các sản phẩm triển khai còn hạn chế, việc tiếp thị, phát triển mạng lưới bán lẻ vẫn còn tồn tại những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển hoạt động TDBL tại NHCT. Đông Anh, với vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội, đang là một huyện phát triển của thành phố Hà Nội. Với mạng lưới hệ thống giao thông tốt, diện tích rộng lớn, có
  2. nhiều khu công nghiệp trọng điểm của thành phố, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phát triển, Đông Anh là một địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ của Thành Phố Hà Nội. Bên cạnh đó, huyện có rất nhiều làng nghề với truyền thống hàng trăm năm làm nghề thủ công mỹ nghệ như xã Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Đa Hội, Dục Tú, Bắc hồng… Hiện tại trong các làng nghề có hơn 5 vạn lao động và còn thu hút thêm khoảng 6.000 lao động từ các nơi khác (con số này không ngừng tăng lên); Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng và phong phú. Đây là một thị trường sản phẩm cho vay tiềm năng và có thể đem lại một nguồn thu đáng kể cho các NHTM trên địa bàn nói chung và cho NHCT Đông Anh nói riêng. Tuy nhiên,”việc phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đông Anh chưa có chiến lược rõ ràng, trong khi các NHTM khác bắt đầu đã mở các phòng giao dịch tại Đông Anh và khu vực Hà Nội để khai thác tiềm năng này. Vì vậy, cần phải có những giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh trong địa bàn huyện, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của”NHCT. Chương 1 là chương lý luận chung về phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng thương mại. Phát triển TDBL là quá trình ngân hàng tăng trưởng quy mô TDBL, đa dạng hóa cơ cấu TDBL phù hợp với bối cảnh của thị trường, gia tăng mức sinh lời từ TDBL và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực TDBL, đồng thời nâng cao chất lượng của các sản phẩm TDBL, thỏa mãn tốt các nhu cầu của chủ thể trong xã hội. Từ những khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của hoạt động TDBL cũng như các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố tác động tới sự phát triển hoạt động TDBL, tác giả lấy đó làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu ở chương thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh. Tiếp theo đến chương 2 là phần thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2013-2015. Trước hết, luận văn chỉ ra cơ sở pháp lý của hoạt động TDBL, cơ cấu quản lý, quy trình hoạt động TDBL cũng như hệ thống các sản phẩm dịch vụ TDBL tại ngân hàng có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động tín dụng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh.
  3. Phần 2 trong phân tích thực trạng tác giả đã trình bày phân tích chi tiết thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh Đông Anh thông qua các tiêu chí đánh giá việc mở rộng quy mô hoạt động TDBL trong giai đoạn 2013-2015 gồm: Tăng trưởng về quy mô dư nợ TDBL và số lượng khách hàng, cơ cấu TDBL chủ yếu đi sâu phân tích thực trang của từng sản phẩm TDBL hiện đang có tại Vietinbank Đông Anh. Tiếp theo, tác giả phân tích rõ thực trạng về chất lượng hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh qua các nội dung: Tăng trưởng thu nhập từ TDBL, tăng trưởng thị phần TDBL, hệ thống kênh phân phối, kiểm soát rủi ro trong hoạt động TDBL. Phần cuối của chương thực trạng đã đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDBL dựa trên những kết quả đạt được và những hạn chế. Từ đó đi sâu phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế đó. Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính ngân hàng trong giai đoạn hội nhập. Chương 3 của luận văn tác giả đi vào giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh bao gồm : Thứ nhất, để có cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đông Anh, chương 3 đã trình bày định hướng phát triển hoạt động TDBL đến năm 2020 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Đông Anh nói riêng. Thứ hai, dựa vào những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó đã được tác giả phân tích ở chương 2, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Đông Anh. Nhóm giải pháp bao gồm: Đổi mới và hoàn thiện quy trình cấp TDBL; phát triển các kênh phân phối; tăng cường tiếp cận thu hút các đối tượng khách hàng; phát triển các sản
  4. phẩm TDBL; tăng cường năng lực quản trị rủi ro; và các giải pháp hỗ trợ hoạt động TDBL. Các giải pháp trên là nền tảng cho việc hoàn thiện hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh. Thứ ba, tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với Trụ sở chính Vietinbank tạo điều kiện hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng tại Chi nhánh được phát triển thuận lợi. Cụ thể gồm: hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng khách hàng; Đẩy mạnh hoạt động marketing; Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đảm bảo chất lượng hiện đại hóa công nghệ. Tất cả các giải pháp và kiến nghị trên đều hướng đến một mục tiêu là phát triển hoạt động TDBL, góp phần vào sự phát triển hoạt động ngân hàng của Vietinbank nói chung và Vietinbank Đông Anh nói riêng. Đóng góp của luận văn: - Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng thương mại. - Luận văn phân tích thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh Đông Anh trong giai đoạn 2013-2015. Luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế trong việc phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Anh và định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh tới năm 2020. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của hoạt động phát triển TDBL trong ngân hàng vietinbank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Để từ đó các ngân hàng thương mại quan tâm, chú trọng đúng mức đến hoạt động phát triển TDBL và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL của ngân hàng mình nhằm thúc đẩy việc phát triển, gia tăng lợi nhuận. Hạn chế của luận văn:
  5. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng tuy nhiên luận văn còn có những hạn chế. Nguồn số liệu còn hạn chế nên việc phân tích thực trạng chưa sâu, việc đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển TDBL của ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánh Đông Anh chưa chi tiết và giải pháp còn chưa đầy đủ. Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tại đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. Kết luận: Hoạt động bán lẻ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập của ngành ngân hàng, luận văn đã phần nào phán ảnh được thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Đông Anh nói riêng, thị trường TDBL là một thị trường đầy tiềm năng ở Việt Nam, do vậy nó đã có bước tiến nhanh qua các năm, nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực mà còn là một biện pháp kích cầu hiệu quả. Nhận thấy vai trò quan trọng của phát triển hoạt động TDBL, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đông anh đã triển khai và đạt được kết quả đáng khích lệ và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietinbank trên thị trường. Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung sau: Một là, Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động TDBL của NHTM qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò ; quan điểm về phát triển hoạt động TDBL của NHTM, sự cần thiết phải phát triển TDBL và những nhân tố ảnh đến hoạt động TDBL. Luận văn cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động TDBL, và nêu một số những kinh nghiệm phát triển hoạt động TSBL của một số nước, một số ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hai là, Luận văn đã trình bày hoạt động TDBL tại Vietinbank Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2013 -2015 bao gồm: cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức khối bán lẻ, quy trình nghiệp vụ và quy định của một số sản phẩm TDBL chủ yếu tại Chi nhánh. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại Chi nhánh Đông Anh, chỉ rõ kết qua đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục nhằm thúc
  6. đẩy phát triển hoạt động TDBL. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển hoạt động TDBL, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Đông Anh trong giai đoạn hội nhập Ba là, Luận văn đã xây dựng được hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Đông Anh. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Trụ sở chính Vietinbank tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Đông Anh. Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của Vietinbank nói chung và Vietinbank Đông Anh nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển hoạt động TDBL. Từ đó đưa Vietinbank Đông Anh ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2