intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu Didactic về việc sử dụng diễn đàn Toán học trong việc xây dựng giáo án dạy học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu Didactic về việc sử dụng diễn đàn Toán học trong việc xây dựng giáo án dạy học đưa ra một số khái niệm; phân tích một số diễn đàn toán học; thực nghiệm. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn chuyên ngành Giáo dục học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu Didactic về việc sử dụng diễn đàn Toán học trong việc xây dựng giáo án dạy học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Phan Thị Kiều Liên NGHIÊN CỨU DIDACTIC VỀ VIỆC SỬ DỤNG DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIÁO ÁN DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành Phố, Hồ Chí Minh - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Phan Thị Kiều Liên NGHIÊN CỨU DIDACTIC VỀ VIỆC SỬ DỤNG DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIÁO ÁN DẠY HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn toán Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CHÍ THÀNH Thành Phố, Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Chí Thành, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy, giải đáp những thắc mắc, đóng góp nhiều ý kiến chân thành và xác đáng, giúp chúng tôi có những cảm nhận và tiếp thu một cách tốt nhất về chuyên ngành nghiên cứu rất thú vị - Didactic Toán. Tôi xin chân thành cảm ơn : • Ban lãnh đạo và chuyên viên phòng KHCN - SDH, ban chủ nhiệm và Giáo viên khoa Toán – Tin của trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi cho chúng tôi trong suốt khoá học vừa qua. • Ban giám hiệu và các giáo viên các trường THPT Nguyễn Trung Trực (Tây Ninh), Dương Minh Châu (Tây Ninh), Tân Hưng (Tây Ninh) đã hỗ trợ tôi thực hiện các thực nghiệm đối với giáo viên. • Ban giám hiệu và giáo viên trường THPT Nguyễn Trung Trực (Tây Ninh) đã tạo điều kiện cho tôi dự giờ, quan sát nhiều giờ học liên quan đề tài luận văn. • Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong tổ Toán trường THPT Nguyễn Trung Trực (Tây Ninh) đã tạo điều kiện và hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn chân thành đến các bạn cùng khóa đã luôn chia sẽ cùng tôi những buồn vui và khó khăn trong quá trình học tập. Cuối cùng, tận đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến những người thân yêu trong gia đình tôi, những bạn bè tâm giao của tôi. Họ, những người đã luôn ở bên tôi mọi lúc và chính là động lực để tôi hoàn tất tốt luận văn. Lê Phan Thị Kiều Liên
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : công nghệ thông tin CNTT – TT: công nghệ thông tin và truyền thông SGK : sách giáo khoa SGV : sách giáo viên TCTH : tổ chức toán học THPT : trung học phổ thông
  5. MỤC LỤC Mở đầu ........................................................................................................................1 I. NHỮNG GHI NHẬN BAN ĐẦU VÀ CÂU HỎI XUẤT PHÁT .......................1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3 IV. TỔ CHỨC LUẬN VĂN ...................................................................................4 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM ..........................................................................5 1. Tổ chức didactic ...............................................................................................5 2. Diễn đàn (forum) ..............................................................................................7 2.1 Định nghĩa......................................................................................................8 2.2 Cấu trúc diễn đàn ...........................................................................................9 2.3 Chức năng . ..................................................................................................11 2.4 Các hình thức tương tác ...............................................................................11 2.5 Các hình thức đăng kí thành viên, quản lý sự tương tác .............................11 3. Bài giảng điện tử ............................................................................................12 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỘT SỐ DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC ............................17 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỘT SỐ DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC ............................18 I. Phân tích một số diễn đàn toán học....................................................................18 1. Diễn đàn của trang Web Mathvn ...............................................................19 2. Trang Web Violet .......................................................................................23 II. Phân tích giáo án dạy học khái niệm theo cách tiếp cận của didactic ..............33 1. Phân tích quá trình tiếp cận khái niệm theo sách giáo khoa (SGK) ...........33 2. Phân tích một giáo án dạy học khái niệm được tải nhiều nhất...................36 KẾT LUẬN CHƯƠNGII ..........................................................................................48 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM ..............................................................................50 I. Thực nghiệm 1: Điều tra bảng hỏi về việc sử dụng diễn đàn bằng hỏi .............50 1. Mục tiêu thực nghiệm ....................................................................................50 2. Nội dung thực hiện ........................................................................................50 3. Phân tích câu hỏi thực nghiệm.......................................................................51
  6. II.Thực nghiệm 2.1: ...............................................................................................58 1. Mục tiêu thực nghiệm: ...............................................................................58 2. Nội dung thực hiện: ....................................................................................58 3. Phân tích tiên nghiệm .................................................................................59 4. Phân tích hậu nghiệm .................................................................................59 III. Thực nghiệm 2.2 ..............................................................................................62 1. Mục tiêu thực nghiệm.................................................................................62 2. Nội dung thực hiện .....................................................................................63 3. Bộ câu hỏi phỏng vấn .................................................................................63 4. Phân tích hậu nghiệm .................................................................................64 KẾT LUẬN ...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75 PHỤ LỤC ..................................................................................................................76 Phụ lục 1 ................................................................................................................76 Phụ lục 2 ................................................................................................................79 Phụ lục 3 ................................................................................................................81 Phụ lục 4 ................................................................................................................83 Phụ lục 5. ...............................................................................................................86 Phục lục 6: .............................................................................................................97 Phục lục 7 ............................................................................................................101
  7. 1 Mở đầu I. NHỮNG GHI NHẬN BAN ĐẦU VÀ CÂU HỎI XUẤT PHÁT Ngay từ những năm đầu của thể kỉ thứ XXI, sự phát triển rộng khắp của mạng thông tin toàn cầu - Internet đã góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của hầu hết các ngành ở Việt Nam, trong đó có ngành Giáo Dục. Không những thế từ năm 2007 một số các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp đến các trường THPT, THCS, Tiểu Học; từ thành phố đến tỉnh, phường, xã đều xây dựng hệ thống mạng cục bộ - LAN (Local Arear Network) và hệ thống băng thông rộng ADSL. Một số trường học đã bắt đầu thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống chuyển sang phương pháp giảng dạy có ứng dụng Internet. Đồng thới các trường học tạo ra Website riêng cho trường nhằm mục đích quảng bá. Cùng sự phát triển rộng rãi của Internet hàng loạt hình thức dạy và học qua Internet ra đời. Trong khuôn khổ của toán học thì hàng loạt các trang Web toán học, diễn đàn toán,… ra đời như: “Toán học và tuổi trẻ, Giaoviên.oni.cc, Giaovien.net, boxtmath.vn…” tạo ra một sân chơi rộng cho những người yêu thích toán mà đối tượng đặc biệt là giáo viên và học sinh. Hiện tại tôi đang giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Trung Trực – Hòa Thành – Tây Ninh, tổ toán – tin trường tôi có tổng cộng là 9 giáo viên trong đó có 3 giáo viên tin học và 6 giáo viên môn toán đa số giáo viên đều ở độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống. Qua một cuộc điều tra nhỏ, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên trong tổ (8/9 giáo viên) đều có kỹ năng tin học (trừ một thầy trong tổ tuổi đã cao) và thường xuyên lên mạng tìm tài liệu và tải giáo án về để sử dụng. Từ đó đặt ra cho chúng tôi một câu hỏi : “Giáo viên trong tổ thường lấy tài liệu, giáo án trên những địa chỉ nào? Sau khi tải về họ sử dụng ra sao? Giáo viên đã biết đến diễn đàn toán học chưa? Có thật sự sử dụng hết chức năng của diễn đàn không?”. Đồng thời, hiện nay trong các nghiên cứu didactic ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các diễn đàn toán học cũng như các môn học khác. Chính điều này đã dẫn chúng tôi đi đến quyết định “Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học trong việc xây dựng giáo án dạy học. ” Từ những ghi nhận ban đầu chúng tôi đặt ra các câu hỏi xuất phát:
  8. 2 - Có những hoạt động nào diễn ra trên diễn đàn? Hoạt động nào là hoạt động chính? Giáo viên tham gia diễn đàn để làm gì? - Giáo viên đã sử dụng chức năng của diễn đàn trong việc xây dựng giáo án như thế nào? - Một tài liệu, giáo án sau khi tải về được giáo viên sử dụng ra sao? II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên. Để làm được điều đó chúng tôi đặt nghiên cứu của mình trong phạm vi của Didactic toán. Cụ thể lý thuyết nhân chủng học của Didactic toán: - Tiếp cận sinh thái; - Mối quan hệ thể chế, quan hệ cá nhân; - Tổ chức toán học. Lý thuyết nhân chủng học Cách tiếp cận sinh thái Theo Chevallard (1989), trong một thể chế đã cho, một đối tượng tri thức O không tồn tại một cách tách rời, mà trong những tác động qua lại với các đối tượng thể chế khác. Những đối tượng này đặt điều kiện và ràng buộc cho sự tồn tại và hoạt động của O trong thể chế. Nói cách khác, chúng hình thành nên môi trường sinh thái của O. Theo quan điểm này, tiếp cận sinh thái học xuất hiện như cách đặt vấn đề về thực tế cuộc sống : Cái gì tồn tại ? vì sao nó tồn tại ? nó tồn tại với những chức năng gì ? cái gì không tồn tại ? vì sao nó không tồn tại ? cái gì có thể tồn tại ? với những điều kiện và ràng buộc nào ? Ngược lại, với một tập hợp các điều kiện xác định : những đối tượng nào có thể sống dưới các điều kiện này ? đời sống của những đối tượng nào bị các điều kiện này ngăn cản ? Cách đặt vấn đề sinh thái học được xem như là sự bổ sung cho sự phân tích những tổ chức praxéologique, và như vậy cho sự phân tích các đối tượng kiến thức toán học. Nó cho phép làm rõ những điều kiện và ràng buộc liên quan tới những đối tượng của thể chế.
  9. 3 Quan hệ thể chế, quan hệ cá nhân Quan hệ thể chế I với tri thức O, R(I,O) là tập hợp các tác động qua lại mà thể chế I có với tri thức O. Nó cho biết O xuất hiện ở đâu, như thế nào? Tồn tại ra sao? Có vai trò gì trong I. Quan hệ cá nhân X với tri thức O, R(O,X) là tập hợp tác động qua lại mà có nhân X có với tri thức O. Nó biết X nghĩ gì? Hiểu như thế nào về O? Có thể thao tác O ra sao? Việc học tập của cá nhân X về đối tượng tri thức O chính là quá trình thiết lập hay điều chỉnh mối quan hệ R(X,O). Hiển nhiên, đối với một tri thức O, quan hệ thể chế I, mà cá nhân X là một thành phần luôn luôn để lại dấu ấn trong quan hệ R(X,O). Muốn nghiên cứu R(X,O) ta cần đặt nó trong R(I,O). Bosch M. và Chevallard Y. (1999) nói rõ: “Mối quan hệ thể chế với một đối tượng, đối với một vị trí thể chế xác định, được định hình và biến đổi bởi một tập hợp những nhiệm vụ mà cá nhân chiếm vị trí này phải thực hiện, nhờ vào những kỹ thuật xác định. Chính việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau mà cá nhân phải làm trong suốt cuộc đời mình trong những thể chế khác nhau, ở đó nó là một chủ thể (lần lượt hay đồng thời), dẫn tới làm nảy sinh mối quan hệ cá nhân của nó với đối tượng nói trên”. Do đó việc phân tích các tổ chức toán học liên quan đến đối tượng tri thức O cho phép ta vạch rõ mối quan hệ R(I,O) của thể chế I đối với O, từ đó hiểu được quan hệ mà cá nhân X (chiếm một vị trí nào đó trong I- giáo viên hay học sinh chẳng hạn) duy trì đối với O. Trong khung lý thuyết tham chiếu đó chúng tôi xin phát biểu lại câu hỏi ban đầu : Q1: Giáo án dạy học trên diễn đàn dạy học có đặc điểm gì? Sự tồn tại và điều kiện ràng buộc về sự tồn tại của chúng trong các thể chế dạy học? Q2: Những ràng buộc trên diễn đàn có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ cá nhân của giáo viên? III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  10. 4 Phương pháp luận nghiên cứu mà chúng tôi áp dụng trong luận văn này là thực hiện nghiên cứu một số diễn đàn dạy học phổ biến ở Việt Nam. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu 2 trang Web: Mathvn. Com và Violet. com có mô hình gần giống diễn đàn vì hiện này ở Việt Nam chưa có diễn đàn nào phục vụ cho việc thiết kế giáo án của giáo viên. Tuy nhiên, theo chúng tôi như thế vẫn chưa đủ , chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm: + Điều tra giáo viên đang trực tiếp giảng dạy (phiếu thăm dò lấy ý kiến) + Phỏng vấn 3- 4 giáo viên đang giảng dạy môn Toán ở các trường THPT + Phân tích việc sử dụng một giáo án được tải từ trên mạng xuống. IV. TỔ CHỨC LUẬN VĂN Luận văn này gồm 5 phần: Phần mở đầu, chương I, chương II, chương III và phần kết luận. Trong phần mở đầu chúng tôi trình bày những ghi nhận ban đầu, lợi ích của đề tài nghiên cứu, mục đích của đề tài, phương pháp và tổ chức nghiên cứu, tổ chức của luận văn. Trong chương I, chúng tôi trình bày về tổ chức didactic; khái niệm, cấu trúc, chức năng của diễn đàn và khái niệm về bài giảng điện tử. Trong chương II, chúng tôi thực hiện phân tích các tài liệu để làm rõ mối quan hệ thể chế với các đối tượng . Trong chương III, chúng tôi trình bày các thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính thỏa đáng của các giả thuyết và những câu hỏi mà chúng tôi đã đặt ra ở chương I,II. Trong phần kết luận chung, chúng tôi tóm tắt những kết quả đạt được ở chương 1, 2, 3 và nêu lên hướng mở ra từ luận văn này.
  11. 5 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Tổ chức didactic Điều mà chúng tôi quan tâm trong luận văn này là giáo viên có sử dụng đầy đủ các chức năng của diễn đàn hay không? Từ các giáo án trên diễn đàn toán học làm thế nào biết được giáo viên dạy học khái niệm như thế nào? Giáo viên chọn cách nào để truyền đạt khái niệm? Nguyên nhân sự lựa chọn đó? Làm thế nào để phân tích tổ chức toán học liên quan đến dạy học khái niệm được xây dựng trong lớp học? Làm thế nào để mô tả và phân tích một tổ chức didactic mà một giáo viên đã triển khai để truyền bá một tổ chức toán học liên quan đến dạy học khái niệm cụ thể trong một lớp học cụ thể? Chúng tôi thấy xuất hiện ở đây thuật ngữ tổ chức didactic. Vậy tổ chức didactic là gì? Theo Chevallard (1999): Một praxéologie sẽ được gọi là praxéologie didactic hay tổ chức didactic với điều kiện là kiểu nhiệm vụ cấu thành nó là kiểu nhiệm vụ thuộc loại nghiên cứu. Cụ thể hơn, một tổ chức didactic là một câu trả lời cho câu hỏi thuộc kiểu nhiệm vụ “Nghiên cứu tác phẩm O như thế nào?” Một công cụ lý thuyết mà Chevallard đưa ra để giải quyết những câu hỏi trên chính là thời điểm nghiên cứu. Theo ông, dù không phải là mọi tổ chức toán học đều được tổ chức tìm hiểu theo một cách thức duy nhất, thì vẫn có những thời điểm mà tất cả các hoạt động nghiên cứu đều phải trải qua. Cụ thể, ông cho rằng một tình huống học tập nói chung bao gồm 6 thời điểm, và ông gọi chúng là các thời điểm nghiên cứu hay thời điểm didactic. Thời điểm thứ nhất: là thời điểm gặp gỡ lần đầu tiên với tổ chức toán học OM được xem là mục tiêu đặt ra cho việc học tập liên quan đến đối tượng O. Sự gặp gỡ như vậy có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có một cách gặp, hay “gặp lại”, hầu như không thể tránh khỏi, trừ khi người ta nghiên cứu O rất hời hợt, là cách gặp thông qua một hay nhiều kiểu nhiệm vụ T i cấu thành nên O. Sự “gặp gỡ lần đầu tiên” với kiểu nhiệm vụ T i có thể xẩy ra qua nhiều lần, tùy vào môi trường toán học và didactic tạo ra sự gặp gỡ này: người ta có thể khám phá lại một
  12. 6 kiểu nhiệm vụ giống như khám phá lại một người mà người ta nghĩ rằng mình đã biết rõ. Với việc nghiên cứu thời điểm thứ nhất đều mà chúng tôi mong muốn là làm sao tìm được câu trả lời cho hai câu hỏi sau: - Cái gì được gặp trong lần gặp đầu tiên với tổ chức toán học liên quan đến dạy học khái niệm - Lần gặp đầu tiên xảy ra dưới hình thức nào? Thời điểm thứ hai: là thời điểm nghiên cứu kiểu nhiệm vụ T i được đặt ra, và xây dựng nên một kỹ thuật τ i cho phép giải quyết kiểu nhiệm vụ này. Thông thường, nghiên cứu một bài toán cá biệt, làm mẫu cho kiểu nhiệm vụ cần nghiên cứu, là một cách thức tiến hành để triển khai việc xây dựng kỹ thuật tương ứng. Kỹ thuật này sau đó sẽ lại là phương tiện để giải quyết mọi bài toán cùng kiểu. Thời điểm thứ ba: là thời điểm xây dựng môi trường công nghệ - lý thuyết [θ/Θ] liên quan đến τ i , nghĩa là tạo ra những yếu tố cho phép giải thích kỹ thuật đã được thiết lập. Thời điểm thứ tư: là thời điểm làm việc với kỹ thuật. Thời điểm này là thời điểm hoàn thiện kỹ thuật bằng cách làm cho nó trở nên hiệu quả nhất, có khả năng vận hành tốt nhất - điều này nói chung thường đòi hỏi chỉnh sửa lại công nghệ đã được xây dựng cho đến lúc đó. Đồng thời đây cũng là thời điểm làm tăng khả năng làm chủ kỹ thuật: thời điểm thử thách kỹ thuật này đòi hỏi phải xét một tập hợp thích đáng cả về số lượng lẫn chất lượng các nhiệm vụ . Thời điểm thứ năm: là thời điểm thể chế hóa. Mục đích của thời điểm này là chỉ ra một cách rõ ràng những yếu tố của tổ chức toán học cần xây dựng. Những yếu tố này có thể là kiểu bài toán liên quan, kỹ thuật được giữ lại để giải, cơ sở công nghệ -lý thuyết của kỹ thuật đó, cách ghi hay ký hiệu mới. Thời điểm thứ sáu: là thời điểm đánh giá. Thời điểm đánh giá nối khớp với thời điểm thể chế hóa. Trong thực tế, việc dạy học phải đi đến một thời điểm mà ở đó người ta phải “điểm lại tình hình”: cái gì có giá trị, cái gì đã học được,…6 thời điểm nghiên cứu nêu trên cho phép mô tả kỹ thuật thực hiện kiểu nhiệm vụ dạy một
  13. 7 tổ chức toán học như thế nào? Phân tích một tổ chức didactic có nghĩa là phân tích cách thức mà sáu thời điểm nghiên cứu trên đã được thực hiện (hay không được thực hiện). Lưu ý rằng Chevallard không áp đặt phải thực hiện các thời điểm theo đúng trình tự đã nêu. Chẳng hạn, có thể đi đến thời điểm thứ tư rồi lại quay trở lại với thời điểm thứ hai. Khái niệm thời điểm nghiên cứu sẽ mang lại cho chúng tôi một mô hình lý thuyết thỏa đáng để quan sát hoạt động của giáo viên nhằm tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Từ những phân tích trên chúng tôi xin phát biểu lại câu hỏi nghiên cứu liên quan đến dạy học khái niệm: - Tổ chức toán học xoay quanh kiểu nhiệm vụ : “dạy học khái niệm” được thể hiện như thế nào trên diễn đàn toán học? - Tổ chức didactic nào cho phép triển khai tổ chức toán học này? - So với sách giáo khoa có sự chênh lệch nào giữa các tổ chức toán học không? 2. Diễn đàn (forum) Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của Công nghệ Thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomester SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet … hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của CNTT – TT mà mọi người đều có trong tay nhiều
  14. 8 công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT – TT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Bên cạnh đó, với sự phát triển của CNTT đã hình thành nên những tài nguyên kỹ thuật số, môi trường công nghệ dành cho cộng đồng giáo viên chia sẽ, trao đổi tài nguyên cho nhau. Hay nói cách khác, hiện nay xuất hiện nhiều diễn đàn, thư viện trực tuyến dành cho giáo viên: violet.vn, vn.math.com, giaovien.net,… 2.1 Định nghĩa Theo tử điển bách khoa toàn thư (Wikipedia), một diễn đàn trên Internet được xem là một trang Web thảo luận trực tuyến, nơi mà mọi người có thể tổ chức cuộc hội thoại trực tuyến dưới dạng hình thức bài viết được đăng. Diễn đàn khác với phòng chat thông thường là các tin nhắn trong diễn đàn được lưu trữ tạm thời. Ngoài ra, khả năng tồn tại của diễn đàn phụ thuộc vào mức độ truy cập của người dùng. Trên diễn đàn, một thông báo, một bài viết phải được sự chấp thuận của người điều hành thì mới được đăng tải trên diễn đàn để mọi người xem.
  15. 9 2.2 Cấu trúc diễn đàn Cấu trúc diễn đàn là cấu trúc cây. Một diễn đàn có chứa nhiều diễn đàn con (Subforum), trong mỗi diễn đàn con có một số chủ đề. Trong mỗi chủ đề của diễn đàn là cuộc thảo luận hay bài viết về chủ đề từ những người yêu thích chủ đề đó. Cụ thể hơn, cấu trúc của diễn đàn giống như cấu trúc cây thư mục trong đó các chủ đề được phân cấp từ cao đến thấp, từ cha đến con. Nội dung bên trong chủ đề cuối cùng thấp nhất là các bài viết (pots) hay là các cuộc thảo luận. Ví dụ như sau: Trang đầu tiên chúng ta nhìn thấy khi chọn diễn đàn là trang chính của diễn đàn ở Menu của Website. Trong trang này chúng ta sẽ nhìn thấy các Rooms, và các Subforum (tập hợp các Rooms có cùng mảng chủ đề). Subforum Sau khi click lên tên một Room ở trong trang Forum ta sẽ đi tới trang Room. Trong trang Room, chúng ta sẽ thấy một danh sách các cuộc thảo luận (Threads) trong Room này.
  16. 10 Trang Threads hiển thị tất cả các bài viết (Posts) trong một Thread. Phía trên là các thông tin (meta-data) của Thread như: mô tả (hay còn gọi là Tóm tắt), người khởi tạo, số Posts trong Thread, v.v…
  17. 11 2.3 Chức năng: là nơi thảo luận và trao đổi về một chủ đề. 2.4 Các hình thức tương tác Theo lịch sử, diễn đàn có nguồn gốc từ bản tin và nó là sự tiến hóa công nghệ của bản tin. Diễn đàn được mô tả như một phiên bản Web của thư điện tử hay bản tin. Vậy có sự khác biệt nào giữ diễn đàn và danh sách các thư điện tử (Electronic mailing lists)? Danh sách thư điện tử các tin nhắn mới sẽ tự cập nhật cho người dùng trong khi đó diễn đàn yêu cầu người dùng tự truy cập vào trang Web và kiểm tra các bài viết mới. Vì vậy, các thành viên có thể bỏ lỡ những câu trả lời cho chủ đề mà họ quan tâm, do đó các diễn đàn hiện đại cung cấp một chức năng là “email thông báo” mọi thành viên có thể chọn để nhận được thông báo về bài viết mới trong chủ đề. Ngoài ra, còn có phần mềm cho phép kết hợp tính năng của diễn đàn và danh sách thư gửi cho phép người dùng có thể gửi bài và đọc bài qua mail của họ. 2.5 Các hình thức đăng kí thành viên, quản lý sự tương tác Diễn đàn được tổ chức thành một tập hợp hữu hạn các chủ đề chung trong đó có một chủ đề chính, được điều khiển và cập nhật bởi nhóm người gọi là thành viên và được quản lý bởi nhóm người gọi là người điều hành hay là quản trị. Tùy thuộc vào quy định của diễn đàn, người dùng có thể ẩn danh hoặc phải đăng kí làm thành viên thì mới được gửi bài hay thảo luận. Thông thường, người dùng không cần đăng kí làm thành viên vẫn có thể đọc đươc nội dung trao đổi của cuộc thảo luận trên diễn đàn nhưng không được quyền thảo luận, đăng bài hay lấy các tài liệu trên diễn đàn về. Từ phân tích trên, chúng tôi đặt ra một số câu hỏi sau đây: - Giáo viên tham gia những hoạt động nào trên diễn đàn? Hoạt động nào là chủ yếu? Tại sao? - Thông qua chức năng thảo luận, trao đổi chia sẽ của diễn đàn thì giáo viên sử dụng chức năng này như thế nào trong việc triển khai dạy học
  18. 12 khái niệm trên lớp cụ thể là thông qua các thảo luận về các giáo án dạy học khái niệm trên diễn đàn? - Giáo viên xây dựng cấu trúc bài giảng như thế nào để đạt được mục tiêu dạy học toán học? 3. Bài giảng điện tử Trong thời đại CNTT hiện nay, việc vận dụng công nghệ trong các lĩnh vực đời sống xã hội không còn xa lạ nữa. Và các giáo viên cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại trong công việc dạy học. Hiện nay việc áp dụng CNTT trong giáo dục hay chính xác hơn là trong giảng dạy thể hiện rõ nét nhất là “giáo án điện tử” hay còn gọi là “bài giảng điện tử”. Dạy học với “Bài giảng điện tử” hiện nay đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường Phổ thông. Vậy bài giảng điện tử là gì? Có lẽ chưa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành Giáo dục cho khái niệm này. Nhưng theo nhận xét của chúng tôi, ở các trường phổ thông, khi nói đến “Bài giảng điện tử” theo tác giả Lê Công Triêm_ Trường ĐH Sư Phạm Huế thì có nghĩa như sau: Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management System -LMS). Hay nói cách khác bài giảng điện tử là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện CNTT. Bài giảng điện tử được chia ra làm 3 mức độ: Bài giảng điện tử mức 1: Là bài giảng được xây dựng dưới dạng trình chiếu (presentation) slide điện tử, có thể tạo từ Powerpoint của Microsoft Office, Impress của Open Office hay một phần mềm trình diễn tương tự với mục đích làm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập trên cơ sở bài giảng hoặc giáo trình đã được đơn vị đào tạo phê chuẩn. Về nội dung khoa học: phải tuân thủ nội dung bài giảng có trong Chương trình, sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT quy định. Về kết cấu: Mỗi bài giảng gồm nhiều bản trình chiếu tương ứng với một mô đun bài giảng.
  19. 13 Bài giảng điện tử mức 2: Là việc xây dựng một bài giảng số hoá với yêu cầu cao hơn mức 1. Giáo viên phải có một cơ sở học liệu số hóa (hình ảnh, âm thanh, video, câu hỏi kiểm tra,…) giúp người học dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ bài giảng. Loại bài giảng này không chỉ hỗ trợ cho giáo viên chuẩn bị và giảng bài mà còn hỗ trợ cho người học một số học liệu điện tử. Tuy nhiên, các học liệu có thể chưa đầy đủ, chi tiết và chưa được tổ chức một cách bài bản đến mức người học có thể tự học. Bài giảng điện tử mức 2 cần được đưa lên mạng cho người học tham khảo. Đối với các tài liệu tự biên soạn như bài giảng toàn văn, slide cần chuyển sang định dạng pdf có chống sửa đổi để bảo vệ quyền tác giả. Bài giảng điện tử mức 3: Là loại bài giảng điện tử hoàn chỉnh về nội dung khoa học, có tính sư phạm và giao diện đẹp được đóng gói theo chuẩn SCORM 1 Yêu cầu về nội dung kiến thức: phải tuân thủ nội dung Chương trình, sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT quy định. Yêu cầu về cấu trúc: khi đóng gói theo Moodle 2 cục bộ (phần mềm tổ chức bài giảng điện tử miễn phí dành cho windows trước khi đưa vào sử dụng trực tuyến), toàn bộ bài giảng và các học liệu sẽ được tích hợp trong một thể thống nhất trong một hệ thống phân cấp như sau: - Cấp thứ nhất gồm đề cương môn học và các khối kiến thức. Đối với đề cương, cần được tách thành hai phần cấp dưới là thông tin về môn học và thông tin về tổ chức giảng dạy. - Cấp thứ hai là các mô đun bài giảng. - Các cấp tiếp theo là các học liệu, gồm các thành phần sau: + Bài giảng đa phương tiện. Khuyến khích bài giảng video có hình ảnh động và âm thanh kết hợp với trình diễn slide. Bài giảng đa phương tiện giúp cho 1 Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model): là chuẩn được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới (là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho các bài giảng điện tử tương tác qua WEB được quy định bởi tổ chức Advanced Distributed Learning của Bộ quốc phòng Mỹ). SCORM có các bản 1 với các phiên bản 1.1, 1.2 và 1.3 và bản SCORM 2.0 (mới công bố tháng 10/2009). Chuẩn theo phiên bản 1.2 là tiêu chuẩn được dùng nhiều nhất hiện nay và được hỗ trợ bởi hầu hết các LMS 2 Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một phần mềm nền cho một hệ quản trị đào tạo (LMS). Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án.
  20. 14 người học có thể tự học một cách tự nhiên nhất. Học liệu đa phương tiện có thể là video Giáo viên giảng trước máy quay, khuyến khích thực hiện trong studio, không khuyến khích quay thầy giảng trực tiếp trên lớp học vì hiệu quả thấp và xử lý video tốn kém, trừ trường hợp phải thực hiện các đặc tả chi tiết trong các hoat động thí nghiệm. Học liệu đa phương tiện có thể là các video clip về tư liệu, về thí nghiệm. Học liệu đa phương tiện đơn giản nhất có thể là âm thanh như bài giảng được ghi âm. Yêu cầu đối với học liệu đa phương tiện là: hình ảnh phải rõ, đẹp, làm nổi bật chủ đề; âm thanh rõ, tròn tiếng, không có tạp âm, có sức cuốn hút; video clip rõ ràng, sinh động, súc tích, phản ảnh đúng nội dung Cấu trúc bài giảng điện tử: Tên bài học Mục 1 Mục 1.1 Lý Thuyết Mục 2 Mục 1.2 Minh họa Bài tập Tóm tắt – ghi nhớ Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy mới là bước đầu chập chững của ngành giáo dục nói chung và của cộng đồng giáo viên nói riêng do đó các bài giảng điện tử hiện nay chỉ thuộc mức 1 nghĩa là bài giảng dưới dạng trình chiếu nhằm mục đích làm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập. Mục đích của luận văn là chúng tôi cần làm sáng tỏ việc giáo viên dạy học khái niệm như thế nào? Tổ chức toán học liên quan đến dạy học khái niệm được triển khai ra sao trong lớp học? Chỉ với bài giảng điện tử không đủ để chứng minh được mục đích này. Do đó trong luận văn này chúng tôi chọn 3 loại giáo án:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0