Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 18
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tìm hiểu thực trạng xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện Tân Thành; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển TTVH-HTCĐ ở địa phương, góp phần xây dựng XHHT ở huyện Tân Thành trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________________________ ----------------------- NGUYỄN ĐỨC THIỆN XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUNG TÂM XÂY HỌCDỰNG TẬP MÔ CỘNGHÌNH TRUNG ĐỒNG TÂM HỌC Ở HUYỆN TẬP TÂN CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH, HUYỆN TỈNH BÀTÂN THÀNH, TÀU RỊA-VŨNG TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN LUẬN VĂN VĂN THẠC THẠC SĨ SĨ GIÁO GIÁO DỤC DỤC HỌC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS : LÊ XUÂN HỒNG Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008 Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến : - Thầy, Cô trong khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Cán bộ, nhân viên Phòng Khoa học Công nghệ- Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Quý Thầy, Cô đã giảng dạy, tư vấn và cung cấp cho tôi nhiều ý tưởng nghiên cứu và kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc bịệt là Tiến sĩ Lê Xuân Hồng, người Cô đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và các cán bộ quản lý các phòng chức năng thuộc Sở. - Lãnh đạo UBND và các phòng chức năng huyện Tân Thành. - Lãnh đạo UBND và các ban, ngành đoàn thể , tổ chức xã hội thị trấn Phú Mỹ. - Ban Chủ nhiệm các TTVH-HTCĐ xã Hắc Dịch, Phước Hoà, Mỹ Xuân và đặc biệt là Ban Chủ nhiệm TTVH-HTCĐ thị trấn Phú Mỹ. - Gia đình thân yêu và các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bằng hết sự nỗ lực của mình để hoàn thành đề tài đã chọn, nhưng tôi chắc chắn luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Hằng kính mong được tiếp nhận sự góp ý xây dựng chí tình của quý Thầy, Cô, quý bậc đàn anh đi trước và quý đồng nghiệp hầu giúp tôi bổ sung thêm kiến thức bổ ích và sâu sắc hơn nữa về đề tài này. Bà Rịa- Vũng Tàu, tháng 08 năm 2008 Nguyễn Đức Thiện
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nước ta trong những thập niên qua đã đạt được một số thành tựu nhất định nhờ sự chỉ đạo, quan tâm và đầu tư của Đảng và Chính phủ. Tính chất và nguyên lý giáo dục đã được Luật Giáo dục 1998 và 2005 nêu rõ ở Chương I, Điều 3 “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[32.tr 18]. Tuy nhiên nền giáo dục vốn được xem là phúc lợi xã hội với cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa trước đây đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Vấn đề ngân sách trở nên quá tải đối với Nhà nước, không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giáo dục nước nhà. Hơn thế nữa, cơ chế quan liêu bao cấp cũng không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới. Trong bối cảnh đó, chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước càng trở nên đúng đắn và hợp lý hơn bao giờ hết. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một giải pháp thích hợp với thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - thời kỳ mà đất nước ta đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. XHHGD phù hợp với xu thế học tập thường xuyên, cập nhật và suốt đời đang phát triển và thịnh hành trên thế giới. Điều 12 Luật Giáo dục 2005 nêu “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.”[32,tr.22]. Một trong những phương thức XHHGD có hiệu quả chính là mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) phường, xã. TTHTCĐ có thể đáp ứng các cơ hội học tập, sinh hoạt tinh thần cho tất cả mọi người trong cộng đồng; thu hút mọi cá nhân, mọi tổ chức tham gia vào hoạt động văn hóa, giáo dục nhằm thỏa mãn những nhu cầu thay đổi trong đời sống cộng đồng, góp phần đưa cộng đồng trở nên chủ động, tự lực trong giáo dục, trở thành một xã hội học tập (XHHT), góp phần thực hiện chủ trương chiến lược “cả nước trở thành một xã hội học tập” của Đảng và Chính phủ. Những văn bản về xã hội hóa và xây dựng XHHT gần đây đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng
- và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục và chiến lược xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010. Tháng 10/1999 , UNESCO đã chính thức đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội và kể từ đó văn phòng UNESCO Hà Nội đã hỗ trợ phát triển giáo dục nói chung và TTHTCĐ nói riêng. Mô hình TTHTCĐ đã hình thành và phát triển từ năm 1999 đến nay và cũng đã có nhiều địa phương tiêu biểu trong phong trào xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Số lượng các TTHTCĐ trên toàn quốc đã tăng nhanh từ 15 vào năm 1999 đến hơn 5000 vào năm 2006 và dự kiến 7500 đến tháng 08 năm 2008. Những địa phương đi đầu trong quá trình xây dựng và phát triển mạnh mạng lưới TTHTCĐ là tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Kon Tum,… với nhiều phương thức hoạt động khá hiệu qủa. Tuy vậy ở nhiều tỉnh thành, hoạt động của TTHTCĐ còn mang tính hình thức. Mô hình TTHTCĐ còn khá mới mẻ và chưa được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành , các cấp quản lý giáo dục. Thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu cấp nhà nước hoàn chỉnh nào để làm cơ sở lý luận khoa học cho hoạt động của TTHTCĐ. Nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô, Nhà nước cũng chưa hề có sự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm những hoạt động giáo dục cộng đồng mà nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện từ nhiều năm qua để làm cơ sở thực tiễn cho việc tiến hành xây dựng và phát triển TTHTCĐ rộng khắp ở các tỉnh, thành trên toàn quốc. Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập từ năm 1994 trên cơ sở tách từ huyện Châu Thành cũ. Thời điểm đó, kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, văn hóa, giáo dục chưa phát triển chỉ dừng lại ở mức độ học chữ chứ chưa chú trọng học nghề vì người dân có quan điểm làm ruộng, rẫy chỉ cần có sức chứ không cần trí. Từ năm 1995, khi Chính phủ có những dự án xây dựng các khu công nghiệp và các cụm cảng ở địa phương thì cơ cấu kinh tế cũng thay đổi và biến động mạnh mẽ. Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề trở nên bức bách cả trong lĩnh vực nông nghiệp lẫn công nghiệp. Mãi đến lúc này nhận thưc về học tập và giáo dục, đào tạo nói chung mới được đánh thức trong nhân dân. Sau mười năm phát triển, mạng lưới trường lớp ở huyện được xây dựng đều khắp kể cả ở các xã vùng sâu. Công tác xóa mù chữ được thực hiện rất thành công. Tuy nhiên hệ thống giáo dục chủ yếu là hệ thống chính quy bao gồm các trường phổ thông công lập từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện hầu như chỉ để đảm nhận công tác xóa mù chữ, hỗ trợ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và tổ chức các lớp bổ
- túc văn hóa dành cho các đối tượng tại chức cần bổ túc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Các TTHTCĐ chỉ mới được xây dựng ở một số nơi và giao cho cán bộ văn hóa xã quản lý, phụ trách. Nhìn chung các TTHTCĐ này mới có hình thức chứ chưa có nội dung, chương trình hoạt động nên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, cập nhật kiến thức của nhân dân địa phương. Nhận thức của nhân dân, thậm chí của một bộ phận cán bộ lãnh đạo về xã hội học tập còn rất hạn chế, hầu như chỉ khoán trắng cho các trường phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX). Trong khi đó nhu cầu học tập , nhu cầu được đào tạo và tìm việc làm của nhân dân ở từng địa bàn cơ sở là rất lớn và rất đa dạng. Thực tế đó đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đến thực hiện các chủ trương nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng một XHHT ở huyện nhà. Một trong những giải pháp hữu hiệu để xây dựng XHHT theo kinh nghiệm của một số địa phương là mô hình TTHTCĐ ở xã, phường, thị trấn và thậm chí ở thôn ấp. Đây chính là vấn đề bức bách đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền, các cơ quan giáo dục địa phương và cũng chính là đề tài mà người viết quan tâm nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện Tân Thành . - Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển TTVH-HTCĐ ở địa phương, góp phần xây dựng XHHT ở huyện Tân Thành trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu , phân tích , đánh giá thực trạng hoạt động của các TTVH-HTCĐ các xã và thị trấn ở huyện Tân Thành trong thời gian 2005 đến nay. - Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số hoạt động của TTVH-HTCĐ gắn liền với cuộc sống cộng đồng ở các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Thành . - Nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của hoạt động TTVH-HTCĐ ở một xã- thị trấn ( thị trấn Phú Mỹ) 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình TTVH-HTCĐ ở huyện Tân Thành , tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- 4.2. Khách thể nghiên cứu Thực trạng XHHGD và xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCĐ ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Tân Thành. 5 . Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình TTHTCĐ làm định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. 5.2. Phân tích thực trạng các TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện Tân Thành 5.3. Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển mô hình TTVH-HTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở huyện Tân Thành . 6 . Giả thuyết khoa học của đề tài Việc các cấp chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện tốt một số giải pháp phù hợp với thực tiễn mà đề tài nghiên cứu, đề xuất sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động TTVH-HTCĐ ở huyện Tân Thành phát triển có chiều sâu, hiệu quả và thu hút người học hơn . 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận : - Phân tích , tổng hợp tài liệu . 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra bằng phiếu . - Phương pháp phỏng vấn . - Phương pháp chuyên gia . - Xử lý thông tin. - Phương pháp thực nghiệm 8. Cấu trúc của luận văn Luận vn gồm 3 phần : Mở ðầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị Mở ðầu : Một số vấn ðề chung Nội dung : Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương : - Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình hoạt động của TTVH-HTCĐ.
- - Chương 2: Thực trạng hoạt động TTVH-HTCĐ trên địa bàn huyện Tân Thành và thị trấn Phú Mỹ. - Chương 3: Kết quả thử nghiệm ở TTVH-HTCĐ thị trấn Phú Mỹ và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động TTVH-HTCĐ xã . Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài - XHHGD nói chung và giáo dục cộng đồng nói riêng đã được tiến hành một cách hiệu quả và tiến đến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến ở nhiều quốc gia ở Châu Á như Malaixia, Thai lan, Indonexia, Myanma,…. Với sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO họ rất chú trọng xây dựng một xã hội học tập bằng mô hình TTHTCĐ xã, phường. - Ở Việt nam, chủ trương xây dựng cả nước thành một xã hội học tập đã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết TW4 khóa VII “ cần thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, khuyến khích các loại hình giáo dục không chính quy” và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng chỉ rõ “ Xây dựng một XHHT. Giáo dục và đào tạo là nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt nam. Mọi tổ chức chính trị, xã hội, mọi gia đình đều có trách nhiệm chăm lo và quản lý các hoạt động giáo dục” và “ đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập”. Ngày 14/04/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Chỉ thị nêu rõ : Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của mình khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” của Chính phủ, nhất là các chủ trương, chính sách đảm bảo phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, tổ chức dạy nghề ở các quận, huyện, tạo điều kiện cho các hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các TTHTCĐ, phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị. Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào học tập với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào làm kinh tế giỏi, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
- Các viện nghiên cứu khoa học và phát triển giáo dục và các nhà nghiên cứu giáo dục đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu loại hình giáo dục không chính quy này. Tiêu biểu có các tác giả và tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu: * “Xã hội hóa công tác giáo dục” (Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc chủ biên) nêu lên cơ sở lý luận , cơ sở thực tiễn và cách làm XHHGD thông qua Đại hội giáo dục các cấp đồng thời nhấn mạnh XHHGD là động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với các tiêu chí : giáo dục hóa xã hội, dân chủ hóa giáo dục, cộng đồng hóa trách nhiệm, đa dạng hóa loại hình giáo dục, đa phương hóa nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, thể chế hóa sự quản lý của nhà nước về giáo dục. [21] * “ Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI” -cũng do GS.TS.Phạm Minh Hạc chủ biên -tổng hợp kinh nghiệm thế giới về XHHGD. Theo đó XHHGD chính là việc giáo dục phải thích nghi với xã hội, phải phục vụ nền kinh tế xã hội, phục vụ cuộc sống xã hội.[23] * “ Xã hội hóa giáo dục” (PGS. Võ Tấn Quang ) giới thiệu các quan điểm và cách làm XHHGD ở các bậc học, cấp học , XHHGD ở địa bàn nông thôn và đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước trong việc thực hiện XHHGD.[31] Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về mô hình TTHTCĐ, tiêu biểu như : * “ Thực trạng và những giải pháp xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng nhằm góp phần nâng cao dân trí ở thành phố Hải Phòng” của ThS Vũ Thị Thanh Hương.[26] * “Trung tâm học tập cộng đồng- một mô hình cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển ở Việt Nam” của Tạ Văn Sỹ.[33] * “ Trung tâm học tập cộng đồng ở phường xã- hướng đi phù hợp để xây dựng xã hội học tập” của ThS Phạm Quang Huân.[25] * “ Những điều kiện xây dựng xã hội học tập” của PGS.TS.Mạc Văn Trang.[35] Gần đây nhất có loạt bài viết về tiến trình xây dựng XHHT ở tỉnh Thái Bình đăng trên tạp chí Thế giới trong ta. Trên cơ sở lý luận được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, nhiều địa phương đã bắt tay vào nghiên cứu thực hiện chiến lược xây dựng xã hội học tập. Tiêu biểu của phong trào này là một số tỉnh ở phía bắc tổ quốc như Thái Bình, Hải Dương, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và các tỉnh Tiền Giang, Kon Tum ... . Đặc biệt là tỉnh Thái Bình, một tỉnh có phong trào giáo dục cộng đồng bằng mô hình TTHTCĐ được xem là điển hình trên toàn quốc.
- Tỉnh Thái Bình đã thực hiện tiến trình xây dựng xã hội học tập một cách có tổ chức từ lãnh đạo các cấp chính quyền tỉnh, huyện đến xã / phừơng, thôn xóm và thực hiện thông qua các phong trào khuyến học “Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ khuyến học”, “TTHTCĐ đạt chuẩn” với sự tham mưu, góp sức của Hội Khuyến học tỉnh, huyện, xã. Đến đầu năm 2003 , Thái Bình đã trở thành tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành về số lượng và quy mô xây dựng các TTHTCĐ với 284 TTHTCĐ trên 284 xã, phường. Những xã/phường tiêu biểu trong hoạt động này là Việt Thuận, Nguyên Xá, Hồng Phong, Tân Hòa, Song Lãng, Bách Thuận ở huyện Vũ Thư, Thái Hồng ở huyện Thái Thụy,... . Phong trào giáo dục cộng đồng tỉnh Thái Bình đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao như lời phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm : “Đây là một sự kiện thành công, quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trong việc xây dựng XHHT từ cơ sơ, đã đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển chung của cả nước”. Tuy nhiên phong trào xây dựng và phát triển các THHTCĐ tỉnh Thái Bình cũng chưa được đúc kết và nhân rộng. Riêng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ năm học 2000-2001 Sở Giáo dục và Đào tạo đã cử các chuyên viên tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về xây dựng và phát triển các TTHTCĐ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong nội dung học nghiệp vụ hè 2001, 2002, 2003 sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cán bộ, giáo viên các TTGDTX về phương thức tổ chức hoạt động của TTHTCĐ xã, phường và các phương pháp dạy chuyên đề. Năm 2002 Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề án thành lập TTHTCĐ giai đoạn 2002-2005 trình UBND tỉnh phê duyệt và được phép triển khai đề án. Tuy nhiên do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động TTHTCĐ nên địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thực tiễn cho thấy rằng hoạt động của các TTHTCĐ gắn liền với hoạt động của các trung tâm văn hóa xã, phường do đó UBND tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa- Thông tin và Hội Khuyến học tỉnh xây dựng đề án mô hình Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng (TTVH-HTCĐ). Ngày 16/07/2004 UBND tỉnh đã phê duyệt và ban hành “Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng xã, phường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” [37]. Quy chế gồm năm chương, mười một điều quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của TTVH-HTCĐ xã, phường. Những văn bản này chính là hành lang pháp lý và là tiền đề để các cộng đồng xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tiến trình xây dựng và phát triển TTVH-HTCĐ ở
- địa phương. Tuy vậy, vấn đề không dừng lại ở chỗ làm sao để xây dựng một TTVH-HTCĐ khang trang về hình thức mà cốt lõi là việc làm sao để duy trì hoạt động TTVH-HTCĐ một cách hiệu quả vẫn là vấn đề còn bỏ ngõ đối với chính quyền và ban chủ nhiệm các TTVH- HTCĐ địa phương. 1.2. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 1.2.1 Vai trò, vị trí của giáo dục, đào tạo đối với phát triển kinh tế xã hội Từ năm 1945, trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trong thư gởi học sinh, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Sáu mươi hai năm trôi qua, đến nay câu nói đó vẫn nhắc nhở chúng ta không thể coi thường việc học tập của thế hệ trẻ và giờ đây cả người lớn tuổi, cả xã hội đều phải biết nâng cao trình độ của mình để tồn tại và phát triển. Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng lúc phát biểu tại cuộc gặp gỡ các đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo “ Việt Nam trong thế kỷ XX”, vào tháng 09 năm 2000 tại Hà Nội, có nói: “ Dân tộc chúng tôi hiểu đầy đủ rằng dân tộc mình là một dân tộc nghèo, một đất nước tuy đang phát triển nhưng ở mức thấp. Chúng tôi hiểu rõ khoảng cách của nền kinh tế của chúng tôi và nền kinh tế của những nước phát triển trên thế giới. Chúng tôi hiểu rõ khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI sẽ có những bước tiến khổng lồ. Thực hiện tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lấy sức ta mà giải phóng cho ta, chúng tôi phải tri thức hoá Đảng, tri thức hoá dân tộc, tiếp tục tri thức hoá công nông, cả nước là một xã hội học tập, phát huy truyền thống những ngày mới giành được độc lập năm 1945, cả nước học chữ, cả nước diệt giặc dốt, cả nước diệt giặc đói… Phải nắm lấy ngọn cờ khoa học như đã nắm ngọn cờ dân tộc. Một dân tộc dốt, đói nghèo là một dân tộc yếu. Nhân dân Việt Nam ngày nay có câu: đã biết cầm đũa thì biết vót chông, đã biết vót chông thì mười ngón tay ấy sẽ biết học tập, sử dụng máy vi tính, đi vào công nghệ thông tin, cánh cửa của kinh tế tri thức …” ( Thông tin công tác tư tưởng của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Đảng CSVN số 10/2000- trang 3). Hiện tại, chúng ta đang đi vào nền kinh tế tri thức vì ta thừa hiểu rằng thế kỷ XX khoa học kỹ thuật có những bước nhảy vọt và thế kỷ XXI sẽ nhảy vọt cao hơn, sẽ xuất hiện nền kinh tế tri thức và đó là nền kinh tế mà tri thức chiếm ưu thế hơn ba yếu tố vốn, lao động và công nghệ tạo nên sự
- tăng trưởng của nền kinh tế. Khi đi vào nền kinh tế như vậy, yếu tố trí tuệ của con người trở nên cực kỳ quan trọng và giáo dục trở thành một lĩnh vực cơ yếu quyết định đến vấn đề dân trí, dân sinh. Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh- tế xã hội. Theo quan điểm giáo dục thuần túy, giáo dục giúp người học mở mang trí óc, gia tăng kiến thức và khả năng suy nghĩ trừu tượng, hiểu biết sự thật, phát triển đạo đức cá nhân và năng khiếu thưởng thức mỹ thuật, nghệ thuật và biết sống hài hòa với mọi người chung quanh. Thực tiễn hơn, giáo dục được xem là một phương tiện giúp người học tích lũy tri thức, tiếp cận khoa học kỹ thuật, cải thiện khả năng và chất lượng lao động cho tương lai. Mục tiêu giáo dục Việt nam là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hay nói cách khác giáo dục chính là quá trình tích lũy vốn con người (human capital) cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục tác động mạnh mẽ đến cả quá trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia vì chính nền giáo dục quốc dân là chiếc máy cái khổng lồ chịu trách nhiệm đào tạo ra con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong tiến trình xây dựng đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên vị trí “quốc sách hàng đầu” với quan điểm chủ đạo “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” ( văn kiện Đại hội VII (1991), VIII (1996), và IX (2001)) . Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết vấn đề này thành một chân lý : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Với triết lý đó, giáo dục và nền kinh tế-xã hội có mối quan hệ tương tác hai chiều theo tỷ lệ thuận: giáo dục, đào tạo tốt sẽ làm tăng chất lượng vốn con người dẫn đến kết quả tất yếu là tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng , đồng thời khi kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng thêm các nguồn lực đầu tư dành cho giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển. Có thể mượn ý câu nói của Bác để khẳng định vai trò của giáo dục đối với nền kinh tế quốc dân : dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ tầm vóc của nền giáo dục nước nhà. 1.2.2. Quan điểm phát triển giáo dục thế giới trong xu thế hội nhập thế kỷ XXI Trong bối cảnh thế giới đang phát triển như vũ bão về khoa học, kỹ thuật , công nghệ đồng thời cũng đầy những biến động cực kỳ nhanh chóng về chính trị, văn hóa, tôn giáo và lãnh thổ đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng muốn tồn tại và phát triển tốt phải thay đổi tư duy và phải biết cách thích nghi. Trong xu thế đó UNESCO chủ trương phát triển giáo dục theo
- chiến lược bao gồm 21 điểm, trong đó người viết chỉ đề cập đến những điểm quan trọng liên quan đến việc hình thành và xây dựng một xã hội học tập mà giáo dục Việt nam cần vận dụng : (1). Giáo dục thường xuyên phải là nét chủ đạo của mọi chính sách giáo dục. (2). Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời và phải thực sự trở thành phong trào quần chúng. (3). Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau và phải chú trọng đến việc học cái gì và học được cái gì. (4). Giáo dục cơ bản phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách giáo dục. (5). Xóa bỏ sự phân biệt giữa giáo dục phổ thông và khoa học kỹ thuật và công nghệ. Giáo dục phải kết hợp lý thuyết, công nghệ, thực hành và thủ công. (6). Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp; thực hiện đào tạo bổ sung bằng hình thức tu nghiệp và học tập định kỳ. (7). Giáo dục ngoài nhà trường, các xí nghiệp, các ngành kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật. (8). Nhanh chóng phát triển giáo dục cho người lớn. Đây là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển giáo dục. (9). Mọi hoạt động giáo dục cộng đồng đều phải hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. (10). Khi xây dựng các hệ thống giáo dục cần tính đến những khả năng do các kỹ thuật mới đem lại. Các chương trình đào tạo giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp giảng dạy mới nhất. (11). Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức. Tạo điều kiện cho người học biết cách tự học và giúp đỡ người khác học tập. (12). Việc giảng dạy phải thích nghi với nhu cầu người học. Người học và công chúng tham gia nhiều hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giáo dục. Các quan điểm trên rất coi trọng giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời cho mọi người, không phân biệt tuổi tác. Chiến lược xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, trong đó xem trọng giáo dục không chính quy, giáo dục cộng đồng, của Đảng và Chính phủ rất phù hợp với việc xây dựng nền giáo dục với các quan điểm
- mới này. 1.2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược xây dựng cả nước thành một xã hội học tập Thế kỷ XXI được đánh dấu cho một kỷ nguyên khoa học công nghệ phát triển cao, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức và sự hội nhập toàn cầu, và tất yếu nền giáo dục nước ta sẽ được chú trọng đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện “ chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các cấp học, ngành học ...” (Nghị quyết Đại hội Đảng X). Trên quan điểm đó Đảng đã định hướng giáo dục nước ta trong thế kỷ XXI phải phát triển đạt đến mức quán triệt nguyên tắc “ Giáo dục suốt đời” theo mô hình XHHT. Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” nêu rõ: “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập”. “Giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân” được xem là một bộ phận có chức năng quan trọng làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập.[18,tr.146] Các mục tiêu và nhiệm vụ của đề án đã phê duyệt thể hiện sự quyết tâm cao của toàn Đảng toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng cả nước thành một xã hội học tập. Các mục tiêu với những tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo tỷ lệ người biết chữ trong từng độ tuổi và giữa hai giới nam, nữ; tỉ lệ cán bộ xã, phường, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tỷ lệ người lao động được thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng để nâng cao năng lực, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Trong đó, có mục tiêu đạt tỷ lệ 100% quận, huyện có Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; 100% các tỉnh, thành phố có Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và trên 80% các xã, phường, thị trấn trong cả nước xây dựng được Trung tâm học tập cộng đồng. Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Thủ Tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập một lần nữa nhấn mạnh: “ Xây dựng XHHT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục
- tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta. Cần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài gắn với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, học đi đôi với hành”. Thủ Tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các giải pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên, các TTHTCĐ, cơ sở dạy nghề, trong đó tập trung đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân. Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng nêu rõ trách nhiệm của các bộ, các tổ chức liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính phải nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên, các TTHTCĐ.Như vậy, với quan điểm giáo dục cho mọi người và mọi người đều tham gia giáo dục, bên cạnh những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm, đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” đã chú ý việc “phát triển bền vững và nhân rộng mô hình Trung tâm học tập cộng đồng trên các địa bàn xã, phường, thị trấn trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học trong cộng đồng dân cư”.[18, tr.148]. 1.2.4. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của mô hình TTHTCĐ xã, phường - Nguyên lý giáo dục của Đảng ta là giáo dục nhà trường phải gắn liền với xã hội. “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. … . Phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường lớp và tự học suốt đời, người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ” [ 16, tr.11]. Như vậy nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân nên nó phải được triển khai đến tận từng người dân ở từng địa bàn dân cư. Do đó đơn vị xã, phường thậm chí thôn, ấp là đơn vị cơ sở gần gũi người dân nhất và là đơn vị tổ chức học tập theo nhu cầu cộng đồng hợp lý nhất. - Vai trò của nhóm và tập thể trong hoạt động và tổ chức hoạt động đã được nghiên cứu, khẳng định và ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý học quản lý. Trong nhóm nhỏ tần số giao tiếp của các thành viên diễn ra nhiều lần hơn so với nhóm lớn nhờ vậy mới phát huy được tính tích cực hoạt động của mỗi chủ thể trong nhóm hoặc trong một tập thể. Vì vậy “trong bất kỳ tổ chức vĩ mô nào hay trong lĩnh vực hoạt động phức hợp nào, để đảm bảo sự thành công của hoạt động
- quản lý, nhà quản lý phải xác lập được nhóm cơ sở trong tổ chức của mình và phải xác định được thủ lĩnh của nhóm đó. Trong lĩnh vực giáo dục xã hội, nhóm cơ sở chính là làng xã” [33]. - Kinh tế xã hội càng phát triển đòi hỏi giáo dục càng phải phát triển không những tương xứng với nền khoa học công nghệ hiện đại mà còn phải tạo ra những bước nhảy vọt cả về phương thức lẫn nội dung chương trình giáo dục nhằm “đi tắt đón đầu” vận hội mới, tương lai mới của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, giáo dục thường xuyên và giáo dục suốt đời. Các kênh giáo dục đó được triển khai thực hiện bởi nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức xã hội nhưng trong đó các cơ quan quản lý giáo dục cấp cao quản lý chủ yếu hệ thống giáo dục chính quy và một số tổ chức, cơ sở giáo dục không chính quy cấp quận, huyện trở lên mà còn bỏ ngõ việc quản lý giáo dục cộng đồng cấp phường, xã. Tuy nhiên để tạo ra hiệu lực thực sự thì các kênh giáo dục này phải được tổ chức thành một mạng thống nhất trong đó phải có một tổ chức có chức năng tích hợp các loại hình giáo dục một cách đa dạng và cập nhật đồng thời có khả năng tác động trực tiếp đến người dân, làm cầu nối giữa người dân với các tổ chức giáo dục khác cao hơn. Xét về mặt quản lý hành chánh nhà nước thì xã, phường chính là đơn vị cơ sở đủ điều kiện tích hợp các kênh giáo dục nói trên và mô hình giáo dục tích hợp đó hiện nay có lẽ không có mô hình nào hiệu quả bằng TTHTCĐ xã, phường. - Một trong những đặc trưng của nền văn hóa truyền thống nước ta là văn hóa làng, xã. Làng, xã là tổ chức hành chính cơ sở quan trọng , có nhiệm vụ truyền tải và thực thi các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời làng, xã cũng là tổ chức xã hội, nơi đó diễn ra mọi hoạt động của cộng đồng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục ,…. với đặc thù và tập quán địa phương nhằm duy trì và phát triển đời sống của cá nhân và của cộng đồng. Thực tế ở Việt nam có rất nhiều làng nghề truyền thống với những nét văn hóa rất riêng, rất độc đáo. Việc giáo dục người dân nhằm duy trì và phát huy truyền thống làng, xã, tiến tới hội nhập với cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và của mọi người dân trong làng, xã. Chính trên những cơ sở đó, trong Quyết định số 112/2005/QĐ-TTG ngày 18-5-2005 về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ “Phát triển bền vững và nhân rộng mô hình TTHTCĐ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn
- trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trong cộng đồng dân cư” [15, tr.4] 1.3. Các khái niệm 1.3.1. Xã hội hóa giáo dục Từ điển Giáo dục học định nghĩa xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương, biện pháp biến sự nghiệp giáo dục trong nhà trường thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ tùy theo chức năng, điều kiện của mình.[20]. Tư tưởng XHHGD không phải xuất phát từ các khó khăn trước mắt của ngành giáo dục khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, mà là từ bản chất của giáo dục, từ quy luật hình thành nhân cách con người như là một sản phẩm , một chủ thể của xã hội vì môi trường xã hội là một yếu tố khách quan có tác dụng quyết định không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực, nhân tài cho xã hội. Xã hội hóa giáo dục bao gồm các hoạt động hết sức đa dạng của các lực lượng xã hội: đó là việc tuyên truyền, vận động, huy động nhân lực, tài lực của xã hội cùng tham gia sự nghiệp giáo dục thông qua các hình thức như hội bảo trợ, hội khuyến học, quỹ học bỗng, quỹ sáng tạo, nhà tài trợ, cơ sở đỡ đầu, lớp học đầu bờ, … [20,tr. 481]. Khái niệm xã hội hóa giáo dục còn được hiểu trên một số vấn đề cơ bản như : - Làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục, thực trạng của giáo dục địa phương, nhận thức rõ trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục . Giáo dục liên quan đến mọi người, là lợi ích của mọi người, mọi cộng đồng. - Làm cho giáo dục phù hợp với phát triển xã hội, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Tạo ra nhiều nguồn để làm giáo dục, thực hiện việc giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, kết hợp các lực lượng giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục tốt, thuận lợi hơn cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Muốn thưc hiện mục tiêu “giáo dục cho mọi người” thì mọi người phải làm giáo dục chứ không thể coi đây là việc riêng của ngành giáo dục [ 21, tr.17-18]. Do đó XHHGD không chỉ là đa dạng hóa hình thức và các nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo mà quan trọng nhất là đa dạng hóa nội dung hay đa dạng chương trình giáo dục thích ứng với những đòi hỏi của xã hội, phải coi xã hội như một kho tư liệu sống luôn luôn phát triển và biến các vấn đề xã hội thành nội dung giảng dạy.
- Như vậy XHHGD là quá trình làm cho sự nghiệp giáo dục thâm nhập vào các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mỗi cá nhân đồng thời giáo dục phải trở thành hoạt động chung của toàn xã hội, tạo ra một xã hội học tập. Chính vì vậy XHHGD trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng với mục tiêu huy động toàn lực trong xã hội tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển giáo dục nước nhà. Mọi người phải hiểu rằng XHHGD là một giải pháp lâu dài có tính chiến lược và quyết định trong việc làm cho hoạt động giáo dục- với tính chất chuyên ngành- trở thành một hoạt động xã hội gắn liền với nhu cầu thực tế, thâm nhập và tác động tích cực đến mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống , thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ ngày một cao hơn của xã hội. 1.3.2. Xã hội học tập Trong XHHT mỗi con người đều phải được giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời. Đã đến lúc phải thay đổi khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho một đời người” thành “ Đào tạo liên tục trong suốt đời người”. Trong XHHT, các tổ chức, tập thể hoặc cá nhân theo khả năng của mình đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng , mọi người, tùy theo nhu cầu, năng lực và điều kiện của cá nhân, đều có thể tận dụng cơ hội để học tập nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và tham gia phát triển giáo dục cộng đồng. XHHT là một hiện tượng có tính quy luật của sự phát triển, là vấn đề chung của thời đại, là mô hình nền giáo dục tương lai thuộc thời đại kinh tế tri thức trong đó nguyên tắc hàng đầu là “giáo dục suốt đời cho mọi người”. XHHT vận hành với phương châm “ Giáo dục cho mọi người và mọi người cho giáo dục” chính là một hệ thống giáo dục gắn kết và liên thông các hình thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Mục tiêu của người học không phải chỉ để đi làm mà nhằm hoàn thiện nhân cách và cải thiện chất lượng cuộc sống. Xã hội học tập là một xã hội ở đó ai cũng học tập , học ở mọi lứa tuổi, ở mọi nơi, mọi lúc. Xã hội học tập chứa đựng ý tưởng về giáo dục suốt đời, học tập suốt đời . Tùy theo sự quan tâm của người học mà mọi hiện tượng, mọi sự kiện, mọi hoạt động đều có thể trở thành đối tượng hay nội dung học tập. Phương pháp học đa dạng, linh động tùy theo điều kiện cụ thể của từng người : có thể học tập chính quy theo trường lớp hoặc theo những phương thức đa dạng trong cuộc sống như trong lao động, trong giao tiếp, trong giải trí,… và bằng mọi phương tiện thông tin. [ 20, tr.482]
- Để xây dựng một XHHT, giáo dục Việt nam phải thực sự tiến hành nhiều bước thay đổi lớn lao về nhận thức và hành động trong đó thay đổi quan trọng nhất là chú trọng việc học tập của người lớn, chăm lo việc học tập cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi . Mô hình XHHT của đất nước ta phải vừa thể hiện được xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá trong lĩnh vực giáo dục thế kỷ XXI, vừa phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta như các đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hoá, về chính trị xã hội và kinh tế của ta [4.] . Không phải chỉ có nhà nước mới có trách nhiệm tạo điều kiện học tập cho người dân mà mọi người dân phải nhận thức được trách nhiệm học tập, học để khỏi bị thất nghiệp , khỏi bị xã hội đào thải, không bị lạc hậu trong thời đại khoa học công nghệ hiện đại và nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa . Luật Giáo dục 2005 đã thể chế hoá “ Phát triển giáo dục, xây dựng XHHT là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” [32, Điều 12] và “ Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng XHHT” [32, Điều 44]. Một trong những phương thức giáo dục đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người dân trong XHHT là giáo dục phi chính quy. Đó chính là phương thức giáo dục mà cá nhân người học tự đề ra chương trình và tổ chức học tập theo những mục tiêu cụ thể, độc lập với hệ thống giáo dục chính quy ( chương trình quy định bởi các thể chế giáo dục gồm hệ thống các loại hình trường lớp, cấp học, bậc học) và không chính quy ( chương trình, giáo trình học ngoài hệ thống giáo dục chính quy như các lớp tại chức, đào tạo từ xa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,…) . Với phương thức này, cá nhân hoặc một nhóm người học có nhu cầu, tự đề ra mục đích học tập, tự tìm tài liệu học hỏi trao đổi để nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng về lĩnh vực đang có nhu cầu tìm hiểu [28, tr. 130-132]. Để biến mục tiêu “ cả nước trở thành một XHHT” trở thành hiện thực thì Nhà nước và cả xã hội phải huy động được sự tự giác tự nguyện tham gia học tập và học tập suốt đời của mọi người dân. Chúng ta phải nhanh chóng kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn xây dựng mô hình XHHT Việt nam và tạo ra các tiền đề cho XHHT tương lai, thử nghiệm các mô hình cụ thể và tổng kết thực tiễn để đúc kết thành lý luận về mô hình XHHT Việt nam. 1.3.3. Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng a) Khái niệm Trung tâm học tập cộng đồng :
- (1) Theo tổ chức APPEAL (Asia-Pacific Programme of Education for All) của UNESCO , trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là một học viện / cơ sở giáo dục địa phương nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy dành cho các xã, phường hoặc các vùng nông thôn, thường được thành lập và quản lý bởi chính quyền hoặc người dân địa phương , đem đến cơ hội học tập đa dạng cho mọi người dân trong cộng đồng nhằm cải tiến chất lượng cuộc sống của họ đồng thời phục vụ cho sự phát triển cộng đồng và làm thay đổi bộ mặt xã hội. (2) Theo tài liệu của UNESCO Hanoi (Việt nam) thì TTHTCĐ là một học viện giáo dục không chính quy cung cấp nền giáo dục cơ bản cho cộng đồng. Được trực tiếp thành lập và quản lý bởi chính quyền địa phương xã, phường hoặc thị trấn với mục đích cung cấp cơ hội học tập thường xuyên và suốt đời cho mọi người nhằm mở rộng kiến thức, kỹ năng và văn hóa để nâng cao chất lượng cuộc sống. (3) Theo các tác giả quyển Từ điển giáo dục học, “ TTHTCĐ là cơ sở giáo dục bậc tiểu học được cộng đồng làng xã, thôn bản tự đứng ra tổ chức, quản lý, đài thọ nhằm mục đích giúp người lớn, trẻ em tiếp thu kiến thức văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp phổ cập theo chương trình của bậc tiểu học và theo yêu cầu của thực tiễn địa phương”[ 24, tr.432]. Khái niệm TTHTCĐ là khá rõ ràng, tuy nhiên để kết hợp hoạt động văn hóa vốn đã tồn tại trong cộng đồng với nhiệm vụ học tập, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của TTVH-HTCĐ. Để làm rõ khái niệm TTVH-HTCĐ ta cần hiểu khái niệm văn hoá. Văn hoá được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, người viết xin nêu tóm tắt những khái niệm sau b) Khái niệm văn hóa : (1) Tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội để tồn tại và phát triển; những di vật, những tinh hoa trong lịch sử dân tộc và nhân loại cần phải được giữ gìn và phát huy nhằm thúc đẩy xã hội tiếp tục phát triển lên những trình độ cao hơn. (2) Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội nói chung và trong từng mặt cụ thể nói riêng, biểu hiện qua các kỹ năng hoạt động, các hành vi ứng xử và lối sống. Là một mặt quan trọng và tiêu biểu của nhân cách hình thành trong cả ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 702 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 454 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 350 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 338 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 368 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 175 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 47 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 129 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn