intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực phần Hóa học vô cơ lớp 11 ban Cơ bản trường THPT

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

119
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực phần Hóa học vô cơ lớp 11 ban Cơ bản trường THPT đưa ra một số nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập, quy trình xây dựng hệ thống bài tập, hệ thống bài tập thuộc chương trình hóa vô cơ lớp 11 ban cơ bản,... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực phần Hóa học vô cơ lớp 11 ban Cơ bản trường THPT

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM -------------  ------------- VÕ NGUYỄN HOÀNG TRANG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN TRƯỜNG THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Tp.HCM, tháng 8 năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM -------------  ------------- VÕ NGUYỄN HOÀNG TRANG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN TRƯỜNG THPT Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường Tp.HCM, tháng 8 năm 2011
  3. LỜI CẢM ƠN B 0 Luận văn thạc sĩ này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối với bản thân tôi vì trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi có điều kiện tổng hợp và củng cố lại những kiến thức đã được học cũng như đúc kết lại một số kinh nghiệm tôi đã có trong quá trình giảng dạy. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các học sinh và của người thân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến : - PGS.Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường, thầy hướng dẫn của tôi, thầy đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quí báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài. - PGS.Tiến sĩ Trịnh Văn Biều, thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi gặp trở ngại trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. - Tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. - Đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, góp ý cho tôi khi tiến hành thực nghiệm và cả khi tôi gặp khó khăn về thời gian trong quá trình vừa đi dạy vừa đi học. - Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa của trường THPT Phú Xuân – TP. Buôn Ma Thuột, trường THPT Phan Châu Trinh – TP. HCM, đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia học sau đại học và hoàn thành luận văn này. - Quý thầy cô cùng các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành tốt phần thực nghiệm sư phạm. - Và cuối cùng là đại gia đình của tôi, những người luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần, về vật chất, về thời gian… luôn bên tôi trong suốt quãng đường tôi thực hiện ước mơ của mình. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Võ Nguyễn Hoàng Trang
  4. MỤC LỤC B 1 LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... 3 3T T 3 MỤC LỤC ................................................................................................................................ 4 3T T 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................10 3T 3T MỞ ĐẦU .................................................................................................................................11 3T T 3 1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................... 11 3T 3T 2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................................ 11 3T 3T 3.Nhiệm vụ của đề tài.................................................................................................................................. 11 3T 3T 4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................................................... 12 3T 3T 5.Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................................. 12 3T 3T 6.Giả thuyết khoa học.................................................................................................................................. 12 3T 3T 7.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................................... 13 3T 3T 8.Điểm mới của đề tài ................................................................................................................................ 13 3T 3T Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................14 3T T 3 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................................................... 14 3T 3T 1.2.Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [32] ................................................................ 16 3T T 3 1.2.1.Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hóa học ..................................................................... 16 T 3 T 3 1.2.2.Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ............................................................................. 17 T 3 T 3 1.3.Dạy và học tích cực [9, 35, 52] .............................................................................................................. 17 3T 3T 1.3.1.Tính tích cực trong học tập............................................................................................................. 18 T 3 3T 1.3.1.1. Khái niệm tính tích cực .......................................................................................................... 18 T 3 3T 1.3.1.2. Vai trò của tính tích cực trong học tập ................................................................................... 19 T 3 T 3 1.3.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực........................................................................................ 19 T 3 T 3 1.3.1.4. Những biểu hiện của tính tích cực .......................................................................................... 20 T 3 T 3 1.3.2.Quan niệm phương pháp dạy học tích cực [35] .............................................................................. 21 T 3 T 3 1.3.3.Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực [9, 35, 52] .......................................................... 21 T 3 T 3
  5. 1.3.3.1.Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho HS .................................................. 21 T 3 T 3 1.3.3.2.Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học............................................................... 22 T 3 T 3 1.3.3.3.Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác ........................................................ 22 T 3 T 3 1.3.3.4.Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò ................................................................... 23 T 3 T 3 1.3.3.5.Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế................................................ 23 T 3 T 3 1.3.3.6. Đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh .................................................... 23 T 3 T 3 1.3.4.Một số phương pháp phát huy tính tích cực của người học [13, 31, 32, 39] .................................... 23 T 3 T 3 1.3.4.1.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 24 T 3 3T 1.3.4.2. Phương pháp trực quan .......................................................................................................... 24 T 3 3T 1.3.4.3. Phương pháp sử dụng bài tập ................................................................................................. 24 T 3 T 3 1.3.4.4. Phương pháp đàm thoại orixtic .............................................................................................. 26 T 3 T 3 1.3.4.5. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề........................................................................................... 26 T 3 T 3 1.3.4.6. Phương pháp grap dạy học..................................................................................................... 27 T 3 3T 1.3.4.7.Algorit dạy học ....................................................................................................................... 27 T 3 3T 1.3.4.8.Dạy học theo hoạt động .......................................................................................................... 28 T 3 3T 1.3.4.9.Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ........................................................................................... 29 T 3 T 3 1.3.4.10.Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH hóa học .......................................... 30 T 3 T 3 1.4.Bài tập hóa học [7, 31, 32, 38, 39] ......................................................................................................... 30 3T 3T 1.4.1.Khái niệm bài tập hóa học .............................................................................................................. 30 T 3 3T 1.4.2.Tác dụng của bài tập hóa học ......................................................................................................... 31 T 3 3T 1.4.3.Phân loại bài tập hóa học................................................................................................................ 32 T 3 3T 1.4.4.Những yêu cầu cơ bản đối với bài tập hóa học ............................................................................... 35 T 3 T 3 1.4.4.1Xây dựng hệ thống bài tập hóa học đa cấp ............................................................................... 36 T 3 T 3 1.4.4.2.Biên soạn bài tập mới tùy theo yêu cầu sư phạm định trước ................................................... 36 T 3 T 3 1.4.4.3.Bảo đảm các yêu cầu cơ bản trong việc dạy học bằng bài tập .................................................. 36 T 3 T 3 1.4.5.Quy trình giải bài tập hóa học ........................................................................................................ 37 T 3 3T 1.5.Thực trạng sử dụng bài tập hóa học ở trường THPT .............................................................................. 38 3T T 3
  6. 1.5.1.Mục đích điều tra ........................................................................................................................... 38 T 3 3T 1.5.2.Phương pháp điều tra ..................................................................................................................... 38 T 3 3T 1.5.3.Đối tượng điều tra .......................................................................................................................... 39 T 3 3T 1.5.4.Kết quả điều tra.............................................................................................................................. 39 T 3 3T 1.5.4.1.Ý kiến giáo viên ..................................................................................................................... 39 T 3 3T 1.5.4.2.Ý kiến học sinh....................................................................................................................... 42 T 3 3T Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỒNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG DẠY 3T HỌC TÍCH CỰC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN ................................46 T 3 2.1. Tổng quan về phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản [53] ..................................................................... 46 3T T 3 2.1.1.Mục tiêu dạy học ........................................................................................................................... 46 T 3 3T 2.1.2.Dàn ý nội dung phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản ................................................................... 47 T 3 T 3 2.2. Một số nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập ................................................................................. 48 3T T 3 2.2.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học ......................................................... 48 T 3 T 3 2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học ............................................................... 49 T 3 T 3 2.2.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, kế thừa, đa dạng...................................................... 49 T 3 T 3 2.2.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính sư phạm ................................................................................. 49 T 3 T 3 2.2.5. Hệ thống bài tập phải góp phần giúp học sinh củng cố kiến thức ................................................... 49 T 3 T 3 2.2.6. Hệ thống bài tập đảm bảo tính kỹ thuật tổng hợp ........................................................................... 50 T 3 T 3 2.2.7. Hệ thống bài tập phải góp phần phát huy tính tích cực, gây hứng thú học tập và phát triển tư duy T 3 cho học sinh ........................................................................................................................................... 50 T 3 2.3.Quy trình xây dựng hệ thống bài tập ...................................................................................................... 50 3T 3T 2.3.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập ........................................................................................ 50 T 3 T 3 2.3.2. Xác định nội dung của hệ thống bài tập ......................................................................................... 51 T 3 T 3 2.3.3. Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình, phân loại, xây dựng thành hệ thống bài tập đa cấp ......... 51 T 3 T 3 2.3.4. Biên soạn bài tập hóa học mới theo các yêu cầu sư phạm định trước ............................................. 51 T 3 T 3 2.3.5. Thử nghiệm và trao đổi với đồng nghiệp để chỉnh sửa, bổ sung ..................................................... 52 T 3 T 3 2.4.Hệ thống bài tập thuộc chương trình hóa vô cơ lớp 11 ban cơ bản ......................................................... 52 3T T 3
  7. 2.4.1. Các bài tập chương Sự điện li........................................................................................................ 53 T 3 3T 2.4.1.1. Các bài tập trắc nghiệm tự luận .............................................................................................. 53 T 3 T 3 2.4.1.2. Các bài tập trắc nghiệm khách quan ....................................................................................... 69 T 3 T 3 2.4.2.Hệ thống bài tập chương 2 – Nitơ – photpho .................................................................................. 78 T 3 T 3 2.4.2.1.Hệ thống bài tập trắc nghiệm tự luận ...................................................................................... 78 T 3 T 3 2.4.2.2.Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan................................................................................ 95 T 3 T 3 2.4.3.Hệ thống bài tập chương cacbon – silic ........................................................................................ 105 T 3 T 3 2.4.4.Hệ thống bài tập chương cacbon – silic ........................................................................................ 105 T 3 T 3 2.4.4.1.Hệ thống bài tập trắc nghiệm tự luận .................................................................................... 105 T 3 T 3 2.4.4.2.Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan.............................................................................. 115 T 3 T 3 2.4.5. Sử dụng bài tập để tạo hứng thú học tập và kích thích hoạt động nhận thức của học sinh............. 121 T 3 T 3 2.4.5.1. Sử dụng đồ thị, sơ đồ, biểu bảng trong giải bài tập hóa học .................................................. 121 T 3 T 3 2.4.5.2. Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ trong bài tập hóa học ................................................................. 121 T 3 T 3 2.4.5.3.Sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn để rèn khả năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện T 3 tượng thực tế trong cuộc sống .......................................................................................................... 122 3T 2.4.5.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm ............................................................................................... 122 T 3 3T 2.4.5.5. Sử dụng bài tập hóa học dưới hình thức trò chơi .................................................................. 123 T 3 T 3 2.4.6. Củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức thông qua HTBT ............................................................... 124 T 3 T 3 2.4.7. Sử dụng bài tập để rèn kỹ năng giải bài tập cho học sinh ............................................................. 125 T 3 T 3 2.4.8. Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề .......................................... 126 T 3 T 3 2.4.9. Rèn luyện khả năng phân tích và phát triển tư duy cho học sinh bằng BT có nhiều cách giải ...... 128 T 3 T 3 2.4.10. Rèn trí thông minh cho học sinh qua BT có cách giải nhanh, đặc biệt ....................................... 128 T 3 T 3 2.4.11. Hình thành cho HS thói quen tư duy và hành động theo kiểu algorit .......................................... 129 T 3 T 3 2.4.12. Hình thành cho HS phương pháp tự học qua hệ thống bài tập .................................................... 131 T 3 T 3 2.4.13. Phối hợp các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức day học khi sử dụng bài tập ........ 133 T 3 T 3 2.5.Sử dụng bài tập hóa học trong các kiểu bài lên lớp .............................................................................. 135 3T T 3 2.5.1. Sử dụng bài tập trong bài truyền thụ kiến thức mới ..................................................................... 135 T 3 T 3
  8. 2.5.1.1. Sử dụng bài tập trong bài dạy hình thành khái niệm ............................................................. 135 T 3 T 3 2.5.1.2. Sử dụng bài tập trong bài dạy về lý thuyết phản ứng ............................................................ 136 T 3 T 3 2.5.1.3. Sử dụng bài tập trong bài dạy về chất .................................................................................. 136 T 3 T 3 2.5.2. Sử dụng bài tập trong bài luyện tập – ôn tập ................................................................................ 137 T 3 T 3 2.5.3. Sử dụng bài tập trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành .............................................................. 138 T 3 T 3 2.5.4. Sử dụng bài tập trong kiểm tra - đánh giá .................................................................................... 140 T 3 T 3 2.5.4.1.Kiểm tra miệng đầu giờ ........................................................................................................ 141 T 3 3T 2.5.4.2.Kiểm tra 15 phút ................................................................................................................... 141 T 3 3T 2.5.4.3.Kiểm tra 45 phút ................................................................................................................... 141 T 3 3T 2.6.Một số giáo án sử dụng bài tập mới xây dựng theo hướng DHTC ........................................................ 141 3T T 3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................171 3T 3T Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................172 3T T 3 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................................................ 172 3T 3T 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................................................................... 172 3T 3T 3.3. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................................................... 172 3T 3T 3.4. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................................................... 173 3T 3T 3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................................................... 175 3T 3T 3.5.1. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ........................................................................................ 175 T 3 T 3 3.5.2. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ....................................................................................... 177 T 3 T 3 3.5.3. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 3 ........................................................................................ 179 T 3 T 3 3.5.4. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 4 .................................................................................... 181 T 3 T 3 3.5.5. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 5 .................................................................................... 183 T 3 T 3 3.5.6. Bài thực nghiệm số 6 .............................................................................................................. 185 T 3 3T 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................................................ 187 3T 3T 3.6.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ................................................................................... 187 T 3 T 3 3.6.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 188 T 3 T 3
  9. 3.6.3. Ý kiến của GV và HS về hệ thống bài tập hóa học 11 ban cơ bản và việc sử dụng hệ thống bài tập T 3 đó theo hướng DHTC ........................................................................................................................... 188 3T 3.6.3.1. Ý kiến GV : ......................................................................................................................... 188 T 3 3T 3.6.3.2. Ý kiến HS ............................................................................................................................ 189 T 3 3T TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................191 3T 3T KẾT LUẬN ...........................................................................................................................192 3T T 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................196 3T 3T
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2B BT : bài tập BTHH : bài tập hóa học CB : cơ bản dd : dung dịch DHTC : dạy học tích cực ĐC : đối chứng G : giỏi GV : giáo viên GS : giáo sư HS : học sinh K : khá KT : kiểm tra NXB : nhà xuất bản NXBGD: nhà xuất bản giáo dục PPDH : phương pháp dạy học pt : phương trình pthh : phương trình hóa học SGK : sách giáo khoa TB : trung bình TH : trường hợp THPT : trung học phổ thông TN : thực nghiệm YK : yếu kém
  11. MỞ ĐẦU B 3 1.Lý do chọn đề tài 1B Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành Giáo dục – Đào tạo nước ta từ những năm 1960. Trong cuộc cải cách giáo dục lần hai, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng sự cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà cũng là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Giải bài tập hóa học là phương pháp học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói chung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Vấn đề ở chỗ, người giáo viên khi xây dựng các dạng bài tập hóa học cần phải làm cho các bài tập hóa học này có tác dụng tích cực hóa hoạt động tư duy, giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản trường THPT”. 2.Mục đích nghiên cứu 12B Xây dựng, hệ thống hóa các dạng bài tập hoá học vô cơ lớp 11 ban cơ bản và sử dụng hệ thống bài tập đó theo hướng dạy học tích cực. 3.Nhiệm vụ của đề tài 13B - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
  12. - Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực ở trường THPT. - Đề xuất các nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan thuộc chương trình hoá học vô cơ lớp 11 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực. - Nghiên cứu phương pháp sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực. - Vận dụng phương pháp đo lường, đánh giá kết quả học tập và thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. 4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 14B - Đối tượng nghiên cứu : Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản theo hướng DHTC. - Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT. 5.Phạm vi nghiên cứu 15B - Các bài tập thuộc chương trình hóa học vô cơ lớp 11 ban CB. - Địa bàn nghiên cứu : Một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Đăklăk. - Thời gian thực hiện đề tài : từ 01/06/2010 đến 30/07/2011. 6.Giả thuyết khoa học 16B Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên biết lựa chọn, xây dựng được một hệ thống bài tập đa dạng, khai thác được mọi khía cạnh của kiến thức cơ bản ở các mức độ nhận thức khác nhau và sử dụng bài tập hóa học một cách hợp lý, hiệu quả theo hướng DHTC, phù hợp với từng đối tượng học sinh thì sẽ có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tích cực chủ động và phát triển tư duy cho học sinh, đồng thời giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học, từ đó nâng cao chất lượng của quá trình dạy học hóa học.
  13. 7.Phương pháp nghiên cứu 17B 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tính tích cực và phương pháp DHTC (trong các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học...), các vấn đề về bài tập hoá học, hoá học đại cương, vô cơ, phân tích. - Nghiên cứu nội dung chương trình, các chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Hoá học THPT. - Tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm về bài tập hoá học trong các sách báo tham khảo và trên mạng internet. - Phân tích và tổng hợp. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu thực trạng về tính tích cực của học sinh trong quá trình giải BT và tình hình sử dụng BTHH theo hướng DHTC của GV ở trường THPT. - Tìm hiểu cách biên soạn và xây dựng HTBT của một số GV. - Học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có nhiều năm giảng dạy. - Thực nghiệm sư phạm. 7.3. Sử dụng thống kê toán học và các phần mềm Excel, Medcalc để xử lý số liệu. 8.Điểm mới của đề tài 18B - Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản được sắp xếp theo từng chương, bài; trình bày phân dạng theo chủ để, theo trình tự từ cơ bản đến phức tạp, có nhiều bài tập tương tự. Hệ thống bài tập có nội dung phủ kín chương trình, các dạng bài tập phong phú, phù hợp nhiều đối tượng học sinh và có sự nhấn mạnh những nội dung trọng tâm trọng điểm. Ngoài ra, các dạng bài tập thực nghiệm hay bài tập gắn với thực tiễn cũng được chú ý xây dựng để không những rèn các kỹ năng làm bài tập lý thuyết mà còn phục vụ mục tiêu vận dụng kiến thức vào thực tế và rèn kỹ năng thực hành cho học sinh. Đây là một hệ thống bài tập đa dạng, đa cấp, có tính kế thừa, đáp ứng yêu cầu của ba loại trình độ học sinh trong một lớp học, rất tiện dụng cho cả giáo viên và học sinh. Hệ thống bài tập có tác phục vụ đắc lực cho việc dạy và học. - Đề ra những cách sử dụng BTHH theo hướng DHTC. - Sử dụng bài tập theo hướng DHTC trong các kiểu bài lên lớp. - Thiết kế một số bài lên lớp có sử dụng BTHH theo hướng DHTC.
  14. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4B 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 19B Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005) và được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4/1999). Giáo dục ngày nay đang đứng trước yêu cầu lớn lao của xã hội hiện đại. Việc học tập của học sinh không thể là thụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên mà phải là sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Vì vậy cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Đã có nhiều tác giả viết và nghiên cứu về các phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh đạt được mục đích trên như : - Bài tập hóa học thực nghiệm định lượng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học hóa học - Nguyễn Xuân Trường, 1985 - Luận án tiến sĩ. - Tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS miền núi tỉnh Thanh Hóa qua giảng dạy hóa học- Lê Như Xuyên – ĐHSP Hà Nội, 1997 - Luận văn thạc sĩ. - Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh qua hệ thống bài tập lý thuyết phần hoá vô cơ lớp 11 ban KHTN– Đinh Thị Lan – ĐHSP Hà Nội, 1998 - Luận văn thạc sĩ . - Bài tập hóa học với việc nâng cao tính tích cực nhận thức kiến thức hoá học cơ bản cho học sinh PTTH – Đặng Công Thiệu – ĐHSP Vinh, 1998 - Luận văn thạc sĩ. - Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các nguyên tố phi kim ở trường THPT – Ngô Đức Thức – ĐHSP Huế, 2002 - Luận văn thạc sĩ. - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao chất lượng bài lên lớp hoá học ở trường trung học phổ thông Hà Nội - Trần Thị Thu Huệ - ĐHSPHN, 2002 - Luận văn thạc sĩ. - Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hoá học lớp 10, lớp 11 trường trung học phổ thông ở Hà Nội - Nguyễn Thị Hoa - ĐHSPHN, 2003 - Luận văn thạc sĩ. - Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao về hợp chất hữu cơ có nhóm chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học ở trường THPT - Nguyễn Thị Hà - ĐHSPHN, 2005 - Luận văn thạc sĩ.
  15. - Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh THPT qua bài tập hóa học vô cơ - Nguyễn Thị Thanh Thủy – ĐHSP Hà Nội, 2006 - Luận văn thạc sĩ. - Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần các nguyên tố phi kim lớp 11 – Ban nâng cao theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh - Bùi Thị Hằng – ĐHSP Hà Nội, 2007 - Luận văn thạc sĩ. - Sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học chương halogen lớp 10 chương trình chuẩn – Nguyễn Cẩm Hường – ĐHSP TPHCM, 2007 - Luận văn cử nhân. - Tìm hiểu chương trình đổi mới và sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học hóa học chương oxi-lưu huỳnh lớp 10 ban cơ bản – Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo - ĐHSP TPHCM, 2007 - Luận văn cử nhân. - Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh – Thái Hải Hà – ĐHSP TP HCM, 2008 - Luận văn thạc sĩ. - Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực - Nguyễn Hoàng Uyên - ĐHSP Tp.HCM, 2008 -Luận văn thạc sĩ. - Thiết kế giáo án điện tử môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực - Hà Tú Vân - ĐHSP Tp.HCM, 2008 - Luận văn thạc sĩ. - Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 trung học phổ thông (nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học - Đỗ Thanh Mai - ĐHSP Tp.HCM, 2009 - Luận văn thạc sĩ. - Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy bài luyện tập, ôn tập phần hữu cơ lớp 11– Đinh Thị Thu Hiền – ĐHSP TP HCM, 2010 - Luận văn thạc sĩ. - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan phần vô cơ lớp 11 – chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT– Tống Đức Huy – ĐHSP TP HCM, 2010 - Luận văn thạc sĩ. - Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực cho HS trong dạy và học bộ môn hóa học lớp 12 THPT – Hùynh Thị Mai – ĐHSP TP. HCM, 2010 - Luận văn thạc sĩ. - Thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực phần hóa học lớp 10 – Trung học phổ thông – Nguyễn Thị Thái Thủy – ĐHSP TP HCM, 2010 - Luận văn thạc sĩ. Việc tiếp xúc, tìm hiểu các luận văn có cùng hướng nghiên cứu đã giúp tác giả có nhiều bài học bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Và tác giả nhận thấy rằng, đề tài tìm hiểu về DHTC được khá nhiều người quan tâm, nhất là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu và vận dụng vào dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ cũng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu. Và đặc biệt, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cớ lớp 11 ban cơ bản cho phù phù hợp, kích
  16. thích được sự đam mê, hứng thú của các HS góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng DHTC ít được các tác giả lựa chọn. 1.2.Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [32] 20B 1.2.1.Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hóa học 36B Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả của quá trình dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều một cách thụ động sang dạy học theo phương pháp DHTC nhằm phát huy khả năng tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; luyện cho học sinh có kỹ năng tự học; tinh thần hợp tác; kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn. Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập của học sinh. Học sinh say mê tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác, xử lí thông tin…Và thông qua các hoạt động đó học sinh sẽ hình thành kiến thức, năng lực và phẩm chất. Việc đổi mới phương pháp dạy học chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác,…); dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học sinh học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống trong tương lai nên những kiến thức cung cấp cho học sinh phải cần thiết và bổ ích . Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học. Tuy nhiên cách học thụ động của học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách dạy của thầy. Do đó giáo viên cần được bồi dưỡng và phải kiên trì thực hiện theo các phương pháp DHTC, tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Trong đổi mới phương pháp phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy và trò, phải có sự phối hợp hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò thì quá trình dạy học mới có kết quả.
  17. 1.2.2.Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 37B - Hướng 1 : Tăng cường tính tích cực, tìm tòi sáng tạo, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung ở người học, khả năng thích ứng với thực tiễn cuộc sống luôn đổi mới. - Hướng 2 : Tăng cường khả năng tự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn luôn biến đổi. - Hướng 3 : Chuyển dần trọng tâm của phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hoá cá thể cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. Hướng 1, 2, 3 để hoàn thiện chất lượng các phương pháp dạy học hiện có. - Hướng 4 : Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng rẽ thành tổ hợp phương pháp dạy học phức hợp. - Hướng 5 : Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính,…) tạo ra các tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kỹ thuật. - Hướng 6 : Chuyển hoá phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù của môn học. - Hướng 7 : Đa dạng hoá các phương pháp dạy học, cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học. Hướng 4, 5, 6, 7 để sáng tạo những phương pháp dạy học mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học hoá học cũng theo 7 hướng nói chung nhưng trước mắt tập trung vào 2 hướng : * Hướng 1 : Phương pháp dạy học hoá học phải đặt người học vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện học sinh tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo. * Hướng 2 : Hoá học là một môn học thực nghiệm, phương pháp dạy học hoá học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hoá, giải thích chứng minh các quá trình hoá học. 1.3.Dạy và học tích cực [9, 35, 52] 21B
  18. 1.3.1.Tính tích cực trong học tập 38B 1.3.1.1. Khái niệm tính tích cực B 8 Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách, nó có liên quan và phụ thuộc vào các thuộc tính khác đặc biệt là thái độ, nhu cầu, hứng thú và động cơ của chủ thể. Tính tích cực nằm trong hoạt động, biểu hiện qua hành động và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động. Nó làm cho quá trình học tập, tìm tòi, sáng tạo có tính định hướng cao hơn, từ đó con người dễ làm chủ và điều khiển hoạt động của mình. Theo I.U.C Babanxki, tính tích cực trong học tập được hiểu là : “sự phản ánh vai trò tích cực của cá nhân học sinh trong quá trình học, nhấn mạnh rằng, học sinh là chủ thể của quá trình học chứ không phải là đối tượng thụ động. Tính tích cực của học sinh không chỉ tập trung vào việc ghi chép, ghi nhớ đơn giản hay thể hiện sự chú ý mà còn hướng học sinh tự lĩnh hội các tri thức mới, tự nghiên cứu các sự kiện, tự rút ra kết luận và tự khái quát sao cho dễ hiểu, tự cụ thể kiến thức mới nhằm tiếp thu kiến thức mới”. Theo GS. Hà Thế Ngữ thì tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là sự ý thức được nhiệm vụ học tập từng bộ môn, từng bài nói riêng thông qua việc học sinh hăng say học tập, từ đó tự mình ra sức hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự mình khắc phục khó khăn để nắm vững tri thức, kỹ năng mới và nắm tài liệu một cách tự giác. Tự giác nắm kiến thức nghĩa là với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự nắm bản chất của sự vật, hiện tượng mà tri thức đó phản ánh, biến tri thức thành vốn riêng của mình, thành một bộ phận của thuộc tính nhân cách. Như vậy ta thấy rõ tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Tính tích cực trong học tập là sự tự giác tìm tòi, nắm vững tri thức và vận dụng tri thức ấy một cách thành thạo, sáng tạo vào thực tiễn. Học sinh có đạt được kết quả cao trong học tập hay không phụ thuộc rất lớn vào tính tích cực trong hoạt động nhận thức của các em. Vì vậy giáo viên nên cố gắng
  19. phát huy tối đa khả năng tích cực của học sinh trong quá trình dạy-học để học sinh chủ động, sáng tạo, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng. 1.3.1.2. Vai trò của tính tích cực trong học tập B 9 8 Tính tích cực là một trong những điều kiện rất quan trọng để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập. Tính tích cực giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn. Và các em sẽ vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức vững chắc thu được qua quá trình học tập tích cực vào thực tiễn cuộc sống. Tính tích cực của học sinh là một động lực của quá trình dạy học. Học sinh năng động, tích cực tham gia các hoạt động của giáo viên thiết kế sẽ giúp quá trình dạy-học đạt được mục tiêu quan trọng nhất là đào tạo những con người năng động sáng tạo cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 1.3.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực B 0 9 Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập ở học sinh như thái độ, nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí, sức khoẻ, môi trường,…Trong đó yếu tố nhu cầu, động cơ và hứng thú có ảnh hưởng rất sớm đến tính tích cực của học sinh. Theo tâm lý học, sự phản ánh thế giới khách quan dưới lăng kính chủ quan của chủ thể phụ thuộc vào các thuộc tính của nhân cách, trước hết là về mặt tình cảm. Đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, sở thích, chủ thể sẽ hình thành niềm tin, ý chí hành động. Đây là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người có hành động tích cực, giúp họ vượt qua tất cả khó khăn trở ngại để đạt được mục đích đề ra. Khi niềm tin, ý chí chi phối được hành động thì cũng là lúc chủ thể xác định được động cơ thúc đẩy hoạt động. Tính tích cực trong học tập của học sinh đòi hỏi phải có động cơ từ bên trong. Động cơ bên ngoài không bền vững bằng động cơ bên trong và các động cơ bên ngoài dạng tiêu cực nếu không được kiểm soát sẽ dễ tạo ra sự căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành nhân cách. Động cơ và hứng thú học tập là một điều kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh. Việc học tập nhất định phải có động cơ đúng đắn nhưng nếu không có hứng thú học tập thì động cơ đó sẽ dễ dàng bị dập tắt. Hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng kích thích được sự tích cực học tập của học sinh. Khi hứng thú chuyển động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong thì con đường nhận thức sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng sự tập
  20. trung chú ý, sự say mê học tập, hình thành cho học sinh ý chí và quyết tâm khắc phục khó khăn và vươn lên. 1.3.1.4. Những biểu hiện của tính tích cực B 1 9 * Sự chuyên cần Tính tích cực học tập, trước hết thể hiện ở sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết vấn đề nhận thức. Đối với học sinh phổ thông, tính tích cực trong học tập thể hiện qua sự chuyên cần của các em. Các em chịu khó học bài, làm thêm bài tập, đọc thêm tư liệu có liên quan đến bài giảng. * Sự hăng hái Bên cạnh sự chuyên cần trong học tập thì tính tích cực của học sinh còn thể hiện qua sự hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập mà giáo viên thiết kế trong quá trình dạy-học. Sự hăng hái của học sinh thể hiện không những qua hoạt động tích cực tìm kiếm, xử lý thông tin, vận dụng các kiến thức thu được để giải quyết nhiệm vụ học tập, thực tiễn cuộc sống mà sự hăng hái còn được thể hiện qua sự tìm tòi khám phá vấn đề mới, óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, tính tò mò trong khoa học,… * Sự tự giác Sự tự giác là dấu hiệu cơ bản nhất thể hiện tính tích cực. Học sinh tự giác học bài, làm bài tập, đọc thêm tư liệu hỗ trợ kiến thức cho bản thân một cách tự nguyện không chờ đợi sự nhắc nhở của gia đình và thầy cô. * Sự chú ý trong học tập Học sinh chú ý nghe giảng, học bài và làm bài đầy đủ, quan tâm các vấn đề thầy cô truyền đạt cũng là những biểu hiện dễ phát hiện của tính tích cực. Tính tích cực trong học tập sẽ giúp học sinh kéo dài sự chú ý trong quá trình lĩnh hội kiến thức. * Sự quyết tâm trong học tập Tính tích cực trong học tập còn được thể hiện qua hành động kiên trì, nỗ lực, quyết tâm vượt qua các khó khăn. Để xác định mức độ tính quyết tâm của học sinh người ta có thể dựa vào thời gian tích cực trong hoạt động, cường độ hoạt động tích cực,… * Kết quả học tập Kết quả học tập thể hiện rõ ràng nhất, có tính thuyết phục nhất về tính tích cực trong học tập của học sinh. Học sinh nắm vững các tri thức, hoàn thành tốt những bài tập được giao, vận dụng tốt các kiến thức lĩnh hội được vào thực tế là nhờ quá trình học tập năng động, tự giác, sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2