intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

29
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh" là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các hàm ý và kiến nghị để để nâng cao tính hữu hiệu công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THẢO TRINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2022
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THẢO TRINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GVHD: PGS. TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG BÌNH DƯƠNG – NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Thảo Trinh cam đoan rằng đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Những kết quả nghiên cứu của tác giả khác và các số liệu sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Thảo Trinh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các đơn vị, các Anh, Chị, Em đồng nghiệp, cán bộ hướng dẫn, quý Thầy, Cô Trường Đại học Thủ Dầu Một và người thân trong gia đình. Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, giúp tôi có được những kiến thức lý luận để có thể ứng dụng trong công việc. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS TS. Trần Đình Phụng, người hướng dẫn khoa học của luận văn, thầy đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Anh, Chị, Em công chức Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, số liệu và trả lời các câu hỏi khảo sát. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Thảo Trinh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ........................................................................................... ix TÓM TẮT .............................................................................................................. x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 7 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 9 1.3 Nhận xét và xác định vấn đề nghiên cứu ................................................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 14 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 15 2.1 Lý luận chung về kiểm soát nội bộ ........................................................... 15 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển lý luận về kiểm soát nội bộ ........................ 15 2.1.2 Kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2013 ................................................... 20 2.1.3 Ý nghĩa Kiểm soát nội bộ trong một tổ chức hành chính công .............. 29 2.1.4 Sự thành công của INTOSAI .................................................................. 30 2.1.5 Sự hạn chế của kiểm soát nội bộ............................................................. 31 2.2 Giới thiệu tổng quan về thuế và công tác hoàn thuế giá trị gia tăng ......... 32 2.2.1 Giới thiệu chung về thuế ......................................................................... 32 2.2.2 Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng...................................................... 35 iii
  6. 2.2.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và tính hữu hiệu trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng ...................................................................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 39 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 39 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 39 3.1.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu .................................... 40 3.2 Quy trình phân tích dữ liệu ............................................................................ 41 3.2.1 Quy trình phân tích dữ liệu định tính ...................................................... 41 3.2.2 Quy trình phân tích dữ liệu định lượng .................................................. 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................... 55 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 56 4.1 Tổng quan về Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 56 4.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 56 4.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 56 4.1.3 Thực trạng hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................. 57 4.1.4 Thực trạng về kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 59 4.1.5 Đánh giá về thực trạng triển khai kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 63 4.2 Kết quả thống kê mẫu khảo sát ...................................................................... 64 4.3 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................................... 66 4.3.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ..................................................... 66 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................ 71 4.3.3 Kết quả phân tích hồi quy bội ............................................................. 75 4.3.4 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ............................................ 78 4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu...................................................................... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..................................................................................... 84 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 85 iv
  7. 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 85 5.2 Hàm ý quản trị ........................................................................................... 86 5.2.1 Môi trường kiểm soát.............................................................................. 86 5.2.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 89 5.2.3 Hoạt động kiểm soát ............................................................................... 90 5.2.4 Thông tin và truyền thông....................................................................... 91 5.2.5 Hoạt động giám sát ................................................................................. 93 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..................................................................................... 96 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 98 PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................... 1 PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CÔNG CHỨC ĐƯỢC KHẢO SÁT ........................ 6 PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 12 PHỤ LỤC 4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................. 25 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính Uỷ ban các tổ chức bảo trợ thuộc Hội đồng quốc COSO gia Hoa Kỳ về kiểm soát nội bộ. Là một tiêu chuẩn về quản lý công nghệ thông tin COBIT mang tính phổ quát EFA Phân tích nhân tố khám phá Hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp phục vụ cho ERM công tác quản trị ERP Hệ thống giúp hoạch định nguồn lực GTGT Giá trị gia tăng INTOSAI Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao KSNB Kiểm soát nội bộ NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn hợp tác phát triển chính thức SAS Chuẩn mực kiểm toán Hoa kỳ VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu ................................. 44 Bảng 4.1 Số liệu hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2021......................................................................................... 58 Bảng 4.2 Thống kê mẫu khảo sát .......................................................................... 64 Bảng 4.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố môi trường kiểm soát............. 66 Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đánh giá rủi ro........................ 67 Bảng 4.5Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố hoạt động kiểm soát ................ 67 Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố thông tin và truyền thông ...... 68 Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố hoạt động giám sát ................. 69 Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT ....................................................................................... 69 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp mô hình các thang đo và biến bị loại ............................ 70 Bảng 4.10 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các thành phần (biến độc lập) ........ 71 Bảng 4.11 Bảng phương sai trích cho biến độc lập ............................................... 72 Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................ 73 Bảng 4.13 Kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc .................................. 74 Bảng 4.14 Bảng phương sai trích cho biến phụ thuộc........................................... 75 Bảng 4.15 Kết quả phân tích hệ số hồi quy ........................................................... 75 Bảng 4.16 Đánh giá mức độ giải thích của mô hình ............................................. 76 Bảng 4.17 Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình ...................................... 77 Bảng 5.1 Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố ......................................................... 86 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 4 Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện tác động của KSNB ........................................................ 37 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 42 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 53 Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 57 viii
  11. DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy................. 79 Đồ thị 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................ 80 Đồ thị 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .................................... 81 ix
  12. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ kết quả khảo sát 200 Phiếu là trưởng, phó và đại diện công chức đang làm việc tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh; xử lý số liệu bằng phầm mềm SPSS 22.0, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan Pearson để đưa ra mô hình hồi quy phù hợp. Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành mục tiêu là khái quát các khái niệm, lý thuyết liên quan tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh; khảo sát, phân tích, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố tác động với mức độ như sau: Mạnh nhất là nhân tố Thông tin truyền thông, thứ hai là Môi trường kiểm soát, thứ ba là nhân tố Đánh giá rủi ro, thứ tư là nhân tố Hoạt động kiểm soát và thứ năm là nhân tố Hoạt động giám sát. Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố này giải thích 83.5 % cho sự biến động đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với đối tượng liên quan, nhằm nâng cao hoạt động KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. x
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Thuế mang tính chất ổn định, khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này sẽ càng tăng. Bên cạnh đó, thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà còn được xem là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hòa thu nhập trong xã hội góp phần thực hiện bình đẳng và đảm bảo công bằng xã hội, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, điều đó nói lên tầm quan trọng của công tác quản lý thuế đối với sự sống còn của nền tài chính của một quốc gia. Hoàn thuế GTGT là một trong những công tác thuộc hoạt động của ngành Thuế, nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính, vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đầu tư và mở rộng đầu tư vào sản xuất - kinh doanh góp phần giúp nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoặc một số công chức lợi dụng việc hoàn thuế mà có hành vi vi phạm pháp luật thuế nhằm trục lợi cá nhân. Mục đích của KSNB nhằm giải quyết các xung đột lợi ích giữa các bên có liên quan với nhau, do đó, đòi hỏi phải đảm bảo tính tuân thủ từ các quy định của pháp luật và các quy định cơ quan, đơn vị đã ban hành. Với ngành thuế nói chung và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng việc xây dựng và duy trì công tác KSNB là nhu cầu thiết yếu bởi bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế, còn có một số doanh nghiệp không những không tuân thủ pháp luật thuế mà còn có nhiều kỹ xảo, gian lận trong kê khai, nộp thuế, hoàn thuế... . Với mong muốn ngăn chặn, hạn chế các hành vi gian lận thuế khi hoàn thuế GTGT, đồng thời, xây dựng uy tín, hình ảnh ngành thuế trong sạch, vững mạnh đòi hỏi công tác KSNB gồm các hoạt động kiểm soát, cơ chế trao đổi thông tin, và hệ thống thông tin quản lý tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với Hiệp ước Basel. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng 1
  14. đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các hàm ý và kiến nghị để để nâng cao tính hữu hiệu công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. - Mục tiêu cụ thể + Phân tích thực trạng của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này; + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. + Đo lường mức độ ảnh hưởng và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. + Đề xuất một số hàm ý và kiến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của KSNB trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Thực trạng của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? (2) Những nhân tố nào tác động đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh? (3) Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? (4) Những hàm ý và kiến nghị nào để nâng cao tính hữu hiệu của KSNB trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh? 2
  15. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. + Về thời gian: Năm 2019-2021 + Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, cụ thể: + Nghiên cứu định tính: Tác giả thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn chuyên gia là các công chức thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT để đánh giá ưu điểm và tồn tại trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. + Nghiên cứu định lượng: Tác giả thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm đánh giá mức độ quan trọng về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp thu thập số liệu 3
  16. + Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các bảng khảo sát. Thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi của mẫu quan sát là những công chức đang làm việc tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. + Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thuế thu được trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến năm 2021 trong Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời thu thập các dữ liệu có liên quan đến các loại thuế, các tài liệu chính thức khác thông qua các hội nghị, hội thảo, tạp chí thuế, tài chính có liên quan. 6.Ý nghĩa khoa học - Về mặt lý luận Nghiên cứu sử dụng lý thuyết INTOSAI 2013 để xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát. Nghiên cứu góp phần ý nghĩa cho các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực thuế về các yếu tố ảnh hướng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất - Về mặt thực tiễn + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh . 4
  17. + Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. + Qua việc đánh giá thực trạng KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, bài nghiên cứu đề xuất các đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường tính hữu hiệu KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu: Phần này bao gồm vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn và kết cấu của luận văn. Chương I: Tổng quan các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được và nêu ra được khe hổng nghiên cứu cho luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày làm rõ các khái niệm chính yếu và cơ sở lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB trong công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và những luận cứ lý thuyết phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 5
  18. Phân tích về kết quả của nghiên cứu thông qua kết quả của việc phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chương 5: Kết luận – hàm ý quản trị và kiến nghị. Đưa ra các nhận xét và đề xuất một số kiến nghị đối với các nhân tố ảnh hưởng. 6
  19. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Sterck et al. (2005) là một trong những nghiên cứu quốc tế đầu tiên về thực hành KSNB trong khu vực công, và cung cấp những phát hiện thú vị về các khuôn khổ KSNB được sử dụng trong một số quốc gia được coi là người tiên phong vào thời điểm đó. Ví dụ, Úc đã thiết lập một mô hình điều khiển trung tâm một cách rõ ràng đề cập đến năm thành tố của khuôn khổ KSNB. Ở Thụy Điển, hầu hết các tổ chức công cộng sử dụng kết hợp các phương pháp khuyến cáo của chính cùng với các hệ thống và thủ tục cụ thể đã được phát triển có tính đến các yếu tố nội bộ như mô hình tổ chức và loại hình hoạt động thực hiện. Trong chính phủ liên bang của Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn về kiểm soát nội bộ, cung cấp một khuôn khổ kiểm soát nội bộ để xác định và giải quyết các thách thức quản lý hiệu suất lớn và rủi ro nội bộ cao (Sterck et al, 2005). Nghiên cứu của Mongkolsamai et al. (2012) trên 120 công ty Thái Lan được niêm yết. Kết quả cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và thông tin và truyền thông có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hơn nữa, tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, đa dạng giao dịch kinh doanh, và người tham gia cũng cần có một tác động tích cực vào chiến lược KSNB. Nghiên cứu của Shakirat Adepeju Babatunde and Kabiru Isa Dandago (2014) về “Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector”. Nghiên cứu này cho thấy rằng thiếu hụt hệ thống KSNB có tác động tiêu cực đáng kể về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria. Nghiên cứu đề xuất việc tuân thủ nghiêm ngặt với hệ thống KSNB trong các lợi ích tốt nhất của công dân. Cornelius Kipkemboi Lagat (2016), “Effect of internal controls systems on financial management in Baringgo County Government, Kenya”. Nghiên cứu này, nhằm xác định tính hiệu quả của KSNB về quản lý tài chính tại chính quyền Quận Baringo ở Kenya. Nghiên cứu kết luận rằng, trong 5 thành phần của KSNB thì các hoạt động kiểm soát, giám sát có ảnh hưởng đáng kể đến quản lý tài 7
  20. chính. Trong khi môi trường kiểm soát và thông tin và truyền thông không dự đoán được những thay đổi đáng kể trong quản lý tài chính. Daniel Kiplangat Sigilai (2016), “Assessment of internal control systems effects on revenue collection at nakuru level five hospital”. Nghiên cứu này tìm cách xác định ảnh hưởng của KSNB, trong tạo nguồn thu ở Bệnh viện Nakuru cấp 5. Nghiên cứu này thiết lập, nếu sự vắng mặt của các thành phần trên góp phần vào việc kết hợp với gian lận, mất doanh thu và tham ô thu nhập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu ở Bệnh viện cấp 5 Nakuru ở Kenya. Mahmoud Ibrahim (2017), “Internal Control and Public Sector Revenue Generation in Nigeria: an Empirical Analysis”. Các kết quả đã cho thấy rằng, các thành phần của môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến việc tạo nguồn thu khu vực công tăng lên. Người lãnh đạo nên thành lập bộ phận KSBB trong các tổ chức. Nên thiết kế các biện pháp KSNB để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy của báo cáo tài chính cũng như tuân thủ các quy định và pháp luật. Điều này sẽ cải thiện việc tạo doanh thu, sẽ đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của Nigeria. Tác giả Yuniati (2017), “The influence of internal control on the effectiveness of income tax revenue”. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả của doanh thu thuế thu nhập. Những người trả lời của nghiên cứu này lên tới 54 nhân viên thuế tại Văn phòng thuế (KPP) Pratama Bandung Tegallega đã thử nghiệm bằng phương pháp kiểm tra hồi quy tuyến tính bội. Dựa trên dữ liệu đã được thu thập và kiểm tra cho thấy KSNB hiệu quả hơn bao gồm môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và theo dõi, giám sát áp dụng tại cơ quan thuế có thể tăng hiệu quả của thuế thu nhập. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2