intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung và tổng kết thực tiễn công tác thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới và nâng cao công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN. Đồng thời luận văn cũng nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của đồng bào. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TRƢƠNG VĂN QUÂN CÁC ẤN PHẨM BÁO CHÍ CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Khảo sát 2 ấn phẩm: Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi; Chuyên đề Dân tộc và Miền núi - TTXVN từ năm 2001 đến 2007) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐINH VĂN HƢỜNG 1 HÀ NỘI - 2008
  2. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu ........................................................................................................1 1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài ...................................................................1 2. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................4 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ..................................................................................5 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ..................................................................6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................7 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................8 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .........................................................8 8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................9 Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ........................................................10 1.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ................................................................................10 1.1.1. Khái niệm về dân tộc ......................................................................10 1.1.2. Vị trí ................................................................................................13 1.1.3 Mục tiêu ...........................................................................................17 1.1.4. Nhiệm vụ .........................................................................................21 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ..................................................26 1.2.1. Thông tin chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi .........................................26 1.2.2. Thành tựu chủ yếu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thông tin, tuyên truyền .................................................35 5
  3. 1.3. Yêu cầu của thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ........43 1.3.1. Yêu cầu chung .................................................................................43 1.3.2. Nội dung thông tin ..........................................................................44 Chƣơng 2: Đổi mới, nâng cao chất lƣợng các ấn phẩm báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN ..................47 2.1. Khái quát về TTXVN và Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi .........47 2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của TTXVN ...................47 2.1.2. Khái quát về Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi ...............50 2.2. Thực trạng Bản tin ảnh và Chuyên đề Dân tộc và Miền núi từ năm 2001 đến 2007 .........................................................................................53 2.2.1. Về nội dung và hình thức ................................................................53 2.2.2. Về lực lượng và cơ sở vật chất ........................................................63 2.3. Những đóng góp của hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ............................................................................................65 2.4. Những khó khăn, hạn chế của hai ấn phẩm ..................................................74 2.4.1. Những khó khăn, hạn chế ...............................................................74 2.4.2. Nguyên nhân của những khó khăn ..................................................76 2.5. Tình hình tiếp nhận hai ấn phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số .................77 Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lƣợng hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới ....................................................83 3.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay ......................................................................84 3.1.1. Tình hình dân tộc thiểu số trước tình hình mới ..............................84 3.1.2. Tình hình quốc tế ............................................................................86 3.1.3. Vai trò của truyền thông đối với đồng bào dân tộc thiểu số ...........87 6
  4. 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị ..........................................................................89 3.2.1. Đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của TTXVN ......................................89 3.2.2. Đối với Ban lãnh đạo Toà soạn .......................................................92 3.2.3. Đối với các ban, ngành địa phương ................................................94 3.2.4. Về tổ chức lực lượng .......................................................................95 3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin ..............................103 3.2.6. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đội ngũ phóng viên, biên tập ........................................................106 3.2.7. Nâng cao chất lượng trình bày và in .............................................108 Kết luận ............................................................................................................111 7
  5. BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CHND: Cộng hoà nhân dân HTX: Hợp tác xã THPT: Trung học phổ thông TTXGP: Thông tấn xã giải phóng TTX: Thông tấn xã TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam PTDTNT: Phổ thông dân tộc nội trú VNTTX: Việt Nam Thông tấn xã VAC: Vườn ao chuồng VACR: Vườn ao chuồng rừng WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN: Xã hội chủ nghĩa 4
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH THỜI SỰ VÀ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hơn 20 năm đổi mới ở nước ta, báo chí đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ đông đảo nhân dân tích cực thi đua sản xuất từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, tuyên truyền đường lối đối ngoại nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế... đều có sự đóng góp của báo chí. Thời gian qua, nước ta đã chủ động tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế, các diễn đàn khu vực và quốc tế như gia nhập ASEAN, APEC, tổ chức thành công các hội nghị lớn như: Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp (1997), tổ chức thành công Hội nghị ASEM 5 (2004), và gần đây nhất chúng ta tổ chức rất thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC lần thứ 14, đồng thời với việc nước ta là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... đã khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bạn bè các nước đặt niềm tin rất lớn vào chúng ta. Niềm tin đó thể hiện qua việc năm nguyên thủ quốc gia thăm chính thức nước ta nhân sự kiện APEC, đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa; Tổng thống Mỹ; Tổng thống Nga; Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Chi Lê; thể hiện qua việc chúng ta được bầu là Uỷ viên không thường Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; thể hiện qua con số đầu tư nước ngoài năm 2007 đạt hơn 20 tỷ USD... Những thành tựu chung của báo chí Việt Nam có sự đóng góp của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Là cơ quan thông tấn nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo 8
  7. trực tiếp của Đảng, TTXVN có vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin báo chí quốc gia. TTXVN là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong và ngoài nước. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; trước đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ tuyên truyền sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, yêu cầu thông tin đặt ra đối với cơ quan thông tấn nhà nước rất cao. TTXVN đã nỗ lực phấn đấu để thông tin của TTXVN thực sự trở thành nguồn thông tin chính thống của quốc gia, giữ vai trò định hướng và chi phối thông tin, trở thành một trong những mũi nhọn xung kích trên mặt trận đấu tranh tư tưởng chống các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam... Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống TTXVN (15/9/1945 – 15/9/2006), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa nhấn mạnh: “Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, TTXVN luôn giữ vững định hướng chính trị, là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền và phản ánh việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống tiêu cực, chống các luận điệu thù địch chống phá Nhà nước ta. Thông tin trong nước, thông tin quốc tế, thông tin đối ngoại và các ấn phẩm báo chí của TTXVN đã có những bước phát triển mới, với chất lượng không ngừng được nâng cao theo hướng đa dạng, hiện đại, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. 9
  8. Tuy nhiên, hiện nay, trước sự bùng nổ thông tin toàn cầu, nước ta đang đổi mới và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, nên thông tin và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng phong phú và đa dạng. Trong dòng chảy thông tin đó, bên cạnh những thông tin tốt, thì cũng có không ít thông tin xấu, thông tin không có lợi cho sự phát triển của đất nước, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc... Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức chính trị của người làm báo và sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin là yêu cầu cấp bách đối với báo chí nói chung và đối với thông tin của TTXVN nói riêng. Tại Hội nghị toàn ngành TTXVN tháng 9/2006, đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: “Trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng từ rất nhiều kênh khác nhau, có thông tin tốt, có thông tin xấu. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, không làm chủ được thông tin đồng nghĩa với việc chúng ta để tuột khỏi tay một vũ khí cực kỳ sắc bén”. Thời gian qua, thông tin báo chí nói chung và thông tin của TTXVN nói riêng đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thông tin của nhân dân. Tuy nhiên, công tác thông tin và thông tin của TTXVN vẫn chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tế đời sống. Thông tin đôi khi vẫn còn chậm, bỏ sót sự kiện, thậm chí còn để xảy ra sai sót, một số sự kiện vẫn còn bị động trong việc xử lý thông tin. Đặc biệt, thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn chưa nhanh, chưa đều, thậm chí chưa đến với đồng bào... Vì vậy, đổi mới và tăng cường thông tin phục vụ đồng bào là việc làm cần thiết và luôn có tính thời sự. 10
  9. 2. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Trước bối cảnh hội nhập và phát triển chung của đất nước, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền và bình đẳng trong thụ hưởng văn hoá và thông tin... là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta phấn đấu. Tuy nhiên, việc thông tin tuyên truyền chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ. Bên cạnh đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn có những khó khăn về địa hình, về điều kiện kinh tế, về trình độ nhận thức... do đó, đồng bào ta hiện nay ở một số nơi bị kẻ xấu lợi dụng, lừa bịp, xúi giục vượt biên trái phép, mê tín dị đoan, tệ hơn chúng còn truyền đạo trái phép, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo... Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới, tăng cường đại đoàn kết dân tộc... thì báo chí còn có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là giúp đồng bào nâng cao ý thức cảnh giác với kẻ xấu, không nghe theo chúng làm những điều trái pháp luật. Vì vậy, việc đổi mới thông tin nói chung và đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với TTXVN nhằm đánh giá đúng thực trạng; tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và đề ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của thông tin tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi 11
  10. mới” làm luận văn Thạc sỹ khoa học báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Việc đưa tin, nghiên cứu về thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hoặc nghiên cứu về các ấn phẩm báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN đã xuất hiện trên một số báo, tạp chí. Các ý kiến này thường tập trung vào từng khía cạnh, từng vấn đề riêng rẽ chưa có tính xâu chuỗi. Trong danh mục nhóm đề tài về cơ quan TTXVN tại Phòng tư liệu, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có một số khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về một số lĩnh vực, khía cạnh của hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN là Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi và Chuyên đề Dân tộc và Miền núi. Ví dụ như: “Tin ảnh dân tộc và miền núi với vấn đề bảo lưu và phát triển vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số” của Âu Văn Vượng (K36); Phương pháp thể hiện tin trên “Tin ảnh Dân tộc và Miền núi” - TTXVN của Phạm Phương Thảo (K37); “Báo chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ đồng bào dân tộc miền núi” của Trần Thị Minh (1997), (khảo sát trên báo Nhân Dân 1995-1996 và Tin ảnh Dân tộc và Miền núi 1994-1996); “Thông tin kinh tế của Tin ảnh Dân tộc và Miền núi với việc góp phần phát triển kinh tế của đồng bào miền núi” của Nguyễn Thị Thu Hương; “Sự phản ánh công tác xoá đói giảm nghèo trên Chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của TTXVN từ năm 1998 đến nay của Nguyễn Thu Hiền (K41); “Phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số trên tin ảnh Dân tộc và Miền núi của TTXVN” của Đậu Văn Minh (Ngắn hạn 3). Tuy nhiên, các luận văn, khoá luận trên đây chỉ nghiên 12
  11. cứu những lĩnh vực riêng lẻ, chưa có luận văn nào nghiên cứu một cách tổng thể các lĩnh vực mà hai ấn phẩm “Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi” và “Chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của TTXVN đã thể hiện. Kế thừa kết quả của các tác giả nghiên cứu đi trước, luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở đó có cách nhìn tổng quát hơn về hoạt động thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN; làm rõ thực trạng, những ưu điểm và nhược điểm; đề xuất những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thông tin phục vụ đồng bào, nơi còn nhiều khó khăn, nơi mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đầu tư rất lớn để đồng bào ngày càng có cuộc sống tốt hơn. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 4.1. Mục đích của luận văn Luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung và tổng kết thực tiễn công tác thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới và nâng cao công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN. Đồng thời luận văn cũng nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của đồng bào. 4.2. Nhiệm vụ của luận văn Xác định những nội dung cơ bản của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung, lực lượng, đối 13
  12. tượng, địa bàn, đường lối, quan điểm trong việc đưa tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Khảo sát, phân tích thực trạng công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi và Chuyên đề Dân tộc và Miền núi của TTXVN từ năm 2001 đến năm 2007 để tìm ra những ưu điểm và những hạn chế trong việc thông tin về lĩnh vực đặc thù này. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho công tác này ở TTXVN. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này bao gồm: một số văn kiện của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành về đồng bào dân tộc thiểu số và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công tác chỉ đạo và đưa tin về lĩnh vực này của TTXVN; các ấn phẩm báo chí: Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi và Chuyên đề Dân tộc và Miền núi của TTXVN - đây là hai đối tượng chính mà tác giả khảo sát, nghiên cứu trong luận văn này. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: TTXVN có nhiều ấn phẩm báo chí khác nhau. Tuy nhiên hiện nay chỉ có hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi và Chuyên đề Dân tộc và Miền núi. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát trên hai ấn phẩm: Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi và Chuyên đề Dân tộc và Miền núi (từ đây gọi là Bản tin ảnh và Chuyên đề) của TTXVN từ năm 2001 đến năm 2007. 14
  13. 6. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; về phát triển và quản lý sự nghiệp thông tin báo chí, văn hoá, văn nghệ nói chung. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn được hoàn thành với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê qua việc đọc, phân tích, rút ra những kết quả trong công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN. Phương pháp phỏng vấn, tư vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này. Phương pháp phân tích, tổng hợp: thực hiện trên các ấn phẩm báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN, qua đó, tìm ra những điểm nổi bật về nội dung, hình thức, thế mạnh của thông tin trên hai ấn phẩm của TTXVN phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phương pháp đối chiếu, so sánh: để rút ra những ưu, nhược điểm của thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số so với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Từ đó, xác định rõ vai trò, đặc điểm của thông tin phục vụ đồng bào trong hệ thống báo chí. 7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Luận văn hoàn thành sẽ góp phần nhỏ vào việc tổng kết thực tiễn và lý luận về thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là việc 15
  14. nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin phục vụ đồng bào. Đồng thời, luận văn cũng có thể là tài liệu để cán bộ, phóng viên trực tiếp làm công tác thông tin về lĩnh vực này tham khảo, vận dụng. Luận văn còn có thể là tài liệu cho các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục - đào tạo, những ai quan tâm tham khảo. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chƣơng 2: Đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN. Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới. Nội dung của luận văn được trình bày theo thứ tự các chương trên. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI 1.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 1.1.1. Khái niệm về dân tộc: Cho đến nay, khái niệm dân tộc còn có những ý kiến khác nhau. Điều đó, một phần là do vấn đề dân tộc được xem xét từ nhiều quan điểm, lập trường và giác độ khác nhau; phần khác là do hiện thực phong phú, phức tạp của các loại hình dân tộc đang tồn tại ở các quốc gia, khu vực trên thế giới. Sự phong phú, 16
  15. phức tạp đó làm cho nhiều định nghĩa được nêu ra, cho đến nay, chưa diễn đạt được đầy đủ, trọn vẹn các thuộc tính của các loại hình dân tộc đã xuất hiện trên thế giới. Việc tìm kiếm một định nghĩa về dân tộc đang là đòi hỏi cấp bách của lý luận và thực tiễn, cần được quan tâm. Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “1. Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người (ethnie) của bộ phận tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau... 2. Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người... Cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, và nhất là ý thức tự giác tộc người”.1 Cuốn Từ điển tiếng Việt nêu định nghĩa dân tộc như sau: “1. Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hoá và tính cách... 2. Tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hoá, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc... 3... 1 . Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, t.I, tr.655 17
  16. 4. Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung”.2 Và định nghĩa dân tộc thiểu số như sau: “Dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc”. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ sách khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xuất bản, có nói về khái niệm dân tộc như sau: “Khái niệm dân tộc thông thường được dùng để chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, dân tộc). Cần phân biệt “dân tộc” theo nghĩa rộng trên đây với “dân tộc” theo nghĩa khoa học: đó là hình thức cộng đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kể cả bộ tộc. Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước và các thể chế chính trị. Dân tộc có thể từ một bộ tộc phát triển lên, song, đa số trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người hợp nhất lại. Từ hình thức cộng đồng trước dân tộc phát triển lên dân tộc là một quá trình vừa có tính liên tục vừa là bước nhảy vọt lớn”.3 Khái quát những nội dung nêu trên có thể nói, dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính: hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia, hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một tộc người. Sự liên kết cộng đồng dân tộc được tạo nên từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện thành ý thức tự giác tộc người. Xét đến cùng, nền tảng của sự liên kết mà các 2 . Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992, tr.255 3 . Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.475-476 18
  17. yếu tố trên tạo nên là trình độ phát triển kinh tế, bởi vì, tính chất của dân tộc bao giờ cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất. Hơn thế nữa nhiều người còn nhấn mạnh rằng, dù hiểu theo nghĩa nào thì dân tộc cũng vừa là một cộng đồng tộc người, vừa là một cộng đồng chính trị - xã hội. Có thể định nghĩa khái quát: dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội - tộc người. Quan niệm này tạo nên một ranh giới rõ rệt để phân biệt khái niệm dân tộc với khái niệm sắc tộc, bởi vì khái niệm sắc tộc thường dùng để chỉ các tộc người da màu.4 Quan niệm này cũng cho phép phân biệt khái niệm dân tộc với khái niệm chủng tộc, bởi vì khái niệm chủng tộc thường dùng để chỉ sự khác nhau về cấu tạo tự nhiên của con người.5 Mối quan hệ giữa cái chung - quốc gia và cái riêng - từng dân tộc là mối quan hệ nổi bật trong chính sách dân tộc. Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã khẳng định: “Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc”.6 1.1.2. Vị trí Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc. Trong suốt quá trình lịch sử, các dân tộc Việt Nam luôn kề vai, sát cánh bên nhau trong các cuộc đấu tranh sinh tồn, chống lại thách thức khắc nghiệt của thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, tương trợ giúp nhau cùng đi lên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. 4 . Đặng Nghiêm Vạn: Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 5 . Từ điển Bách khoa Việt Nam, Sđd, tr. 529 6 . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.98 19
  18. Nhận thức được sức mạnh to lớn của việc đoàn kết các dân tộc ở nước ta, ngay từ khi mới ra đời, vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc đã được nhà nước ta đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra chính sách dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước. Cùng với sự phát triển của cách mạng, báo chí nước ta ngày càng khẳng định được vai trò là cầu nối tin cậy giữa Đảng với dân, dân với Đảng. Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số sống trải đều từ Bắc vào Nam. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi miền núi và dân tộc thiểu số có tầm quan trọng chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì thế dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong mọi thời điểm phát triển, Đảng và Nhà nước vẫn tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Chín tháng sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ, trong đó, Nha Thông tin Tuyên truyền: thu thập và truyền bá các tin tức trong nước; Nha Dân tộc thiểu số: xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước, và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam.(7) Chiểu theo Sắc lệnh số 58, ngày 3 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký Nghị định số 359, ngày 9 tháng 9 năm 1946 quy định 7 60 năm công tác dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 20
  19. chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Nha Dân tộc. Nghị định cho phép Nha Dân tộc có 6 ban, trong đó có Ban Tuyên truyền. Nghị định nêu rõ: Một ban tuyên truyền có nhiệm vụ củng cố tinh thần đoàn kết và tình thân ái giữa các dân tộc và chống mọi mưu mô chia rẽ. Ban tuyên truyền sẽ liên lạc với Nha Thông tin Tuyên truyền toàn quốc để thực hiện chương trình tuyên truyền chung trong phạm vi dân tộc thiểu số.(8) Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện môi trường, hoàn cảnh sống đã dẫn đến đặc điểm sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc, các vùng ở nước ta. Do vậy, cùng với thành lập Nha Dân tộc thiểu số, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập “Ban tuyên truyền” để thực hiện công tác dân tộc. Đến nay công tác tuyên truyền luôn được coi trọng như một đặc trưng của công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Phải sát dân, sát cơ sở, hiểu đúng dân thì mới nói cho dân hiểu đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách mạng xã hội, đó là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy về cơ bản mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các vùng và đồng bào các dân tộc là nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc phát huy được nội lực, phấn đấu vượt qua đói nghèo, vươn lên từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước. Nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/1989 “Về chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước. Để thể chế hoá Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định số 72/QĐ-HĐBT, 8 60 năm công tác dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 21
  20. ngày 13/3/1990 “Về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi” quy định rõ những nội dung đổi mới cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất ở miền núi theo hướng chuyển sang kinh tế hàng hoá phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng tiểu vùng, từng dân tộc. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và củng cố an ninh, quốc phòng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngày 31 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1637/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, có 20 loại báo, tạp chí của 17 toà soạn báo được Chính phủ cấp kinh phí xuất bản để phát không thu tiền đến với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngày 20 tháng 7 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg thay thế Quyết định 1637 nhưng nội dung không thay đổi. Đến nay, các báo, tạp chí phục vụ riêng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện thụ hưởng của Quyết định 975 đang phát huy hiệu quả tuyên truyền, được đồng bào đón nhận. Như vậy, việc tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bên cạnh nhiệm vụ chung của các phương tiện truyền thông đại chúng thì còn có một đội ngũ riêng các nhà báo, các tờ báo tuyên truyền cho các đối tượng thuộc khu vực này. Đối với TTXVN, tuyên truyền phục vụ miền núi và vùng dân tộc thiểu số từ lâu đã được xác định là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ thông tin của ngành. Ngay từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, rồi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phóng viên TTXVN đã có mặt tại chiến khu Việt Bắc và Tây Bắc. Phóng viên TTXVN đã bám sát các chiến dịch đi theo bộ đội, hoà mình với đồng bào dân tộc thiểu số để cổ vũ tinh 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2