Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài THVN (2001 – 2006)
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu: Đưa ra giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả của chuyên mục Người đương thời nhằm thoả mãn nhu cầu xem và khám phá của khán giả. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài THVN (2001 – 2006)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TRƯƠNG THỊ DIỆU THUÝ KINH NGHIỆM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÝ CHÂN DUNG QUA CHUYÊN MỤC NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (2001 – 2006) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC MÃ SỐ: 60.32.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang CHƢƠNG 1: KÝ CHÂN DUNG BÁO IN – CƠ SỞ VĂN BẢN CỦA KÝ CHÂN DUNG TRUYỀN HÌNH 1.1. Ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí...............................................10 1.2. Ký chân dung báo chí - bộ phận quan trọng của thể loại Ký báo chí:..15 1.2.1 . Ký chân dung báo chí là gì?................................................................. 15 1.2.2. Ký chân dung báo chí hình thành và phát triển như thế nào?............... 17 1.3. Ký chân dung báo in - cơ sở văn bản của Ký chân dung truyền hình:.21 1.3.1. Ký chân dung báo in và những đặc điểm nổi trội:.................................21 1.3.2. Ký chân dung báo in là cơ sở văn bản của Ký chân dung truyền hình:.26 Tiểu kết chƣơng 1:........................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: CHUYÊN MỤC NGƢỜI ĐƢƠNG THỜI - MỘT THÀNH CÔNG VỀ KÝ CHÂN DUNG TRUYỀN HÌNH 2.1. Tổng quan về chuyên mục Ngƣời đƣơng thời.........................................37 2.1.1. Người đương thời ra đời trong không khí đổi mới của Đài THVN:....37 2.1.2. Sự phát triển của chuyên mục Người đương thời................................39 2.1.3. Tiêu chí của chuyên mục Người đương thời.......................................42 2.1.4. Mục đích xây dựng chuyên mục Người đương thời............................43 2.1.5. Tên gọi chuyên mục Người đương thời...............................................45 2.1.6. Đối tượng khán giả của chuyên mục Người đương thời......................46 2.2. Nội dung cốt lõi và thành công của 30 chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời tiêu biểu từ năm 2001 – 2006............................................................................48 2.2.1. Nội dung cốt lõi của 30 chương trình Người đương thời.....................49 2.3. Thành công của chuyên mục Ngƣời đƣơng thời......................................76 2.3.1 Tìm kiếm và lựa chọn đề tài:.................................................................76
- 2.3.2. Tìm kiếm và lựa chọn nhân vật:...........................................................81 2.3.3. Xây dựng kịch bản:..............................................................................83 2.3.4. Người dẫn chương trình:......................................................................84 2.4. Thành công về mỹ học hình ảnh của Ký chân dung truyền hình Ngƣời đƣơng thời..........................................................................................................88 2.4.1. Một số vấn đề cơ bản về mỹ học hình ảnh của báo hình:...................88 2.4.2. Mỹ học hình ảnh của Ký chân dung truyền hình Người đương thời...90 Tiểu kết chƣơng 2:.......................................................................................... 106 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU NGƢỜI ĐƢƠNG THỜI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP TỪ GÓC NHÌN PR 3.1.Bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng thƣơng hiệu Ngƣời đƣơng thời:.110 3.1.1. Nhân vật - mấu chốt tạo nên thành công thương hiệu Người đương thời..110 3.1.2. Thương hiệu Người đương thời gắn liền với chất lượng chương trình......112 3.1.3. Nghệ thuật sử dụng con người trong êkíp chương trình............................117 3.1.4. Công tác tạo dựng, duy trì và quảng bá thương hiệu Người đương thời...124 3.2. Giải pháp duy trì và phát triển thƣơng hiệu Ngƣời đƣơng thời.............127 3.2.1. Nâng cao chất lượng và giá trị thông tin - cốt lõi của việc phát triển bền vững thương hiệu...............................................................................................127 3.2.2. Coi công tác quảng bá là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên..................131 3.2.3. Luôn tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa chương trình và khán giả........132 Tiểu kết chƣơng 3:.......................................................................................... 133 KẾT LUẬN:.................................................................................................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................ 138
- MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, người thầy, người cha kính yêu của dân tộc Việt Nam từng nói: “Mỗi người tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Người tốt - đó chính là bộ phận tinh tuý nhất của xã hội. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia, dân tộc, vùng đất, thời đại nào, trong cuộc vận hành văn hoá của mình, cũng đều tồn tại những con người tiêu biểu, tiên tiến. Họ là kết tinh, niềm tự hào của dân tộc mình. Họ trở thành những hình mẫu, tấm gương điển hình trong xã hội. Từ lâu, người tốt đã trở thành đề tài, nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Rất nhiều bức tranh, bản nhạc, pho tượng, tiểu thuyết, truyện ngắn,...đều lấy nguồn cảm hứng từ những Người tốt - Việc tốt có thật trong đời sống. Ở Việt Nam, việc thông tin, phản ánh về những tấm gương tiêu biểu trên mọi lĩnh vực đã có truyền thống từ xa xưa. Trước đây, giai cấp phong kiến thống trị thường đưa ra những hình mẫu để khuyến khích nhân dân làm theo. Đó là những câu chuyện kể về những chuẩn mực trong các quan hệ gia đình và xã hội như: “tam cương ngũ thường”, “tam tòng tứ đức”...Trong xã hội phong kiến Trung Hoa và Việt Nam nhiều thế kỷ trước lưu truyền sách “Nhị thập tứ hiếu” (nêu gương 24 người con hiếu nghĩa nổi tiếng trong thiên hạ). Thời nhà Nguyễn còn có sắc phong “Tiết hạnh khả 1
- phong” cho những người phụ nữ mất chồng sớm mà không tái giá. Người nông dân chân lấm tay bùn cũng tìm ra những hình mẫu thể hiện mơ ước của mình như hình ảnh cô Tấm, chàng Thạch Sanh, ông Trạng, ông Nghè,...Như vậy, việc phản ánh những hình mẫu lý tưởng là một trong những nhu cầu tinh thần có tính quy luật của con người trong xã hội, và nhu cầu này xuất hiện từ lâu trước khi báo chí ra đời. [5, 126]. Sau này, khi Việt Nam bước sang trang sử mới, để tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ những tác động tích cực của việc nêu gương Người tốt - Việc tốt trong phong trào cách mạng toàn dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nói: “Lấy gương người tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục lớn” [13, 12]. Về thuật ngữ, cụm từ “Người tốt - Việc tốt” bao hàm ba ý nghĩa khác nhau: Một là, cụm từ này chỉ một chủ đề, đề tài tuyên truyền; Hai là, cụm từ này chỉ một chuyên mục khá phổ biến trên báo chí Việt Nam; Ba là, cụm từ này chỉ một dạng bài thuộc thể loại Ký chân dung [ 5, 142]. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử dụng cụm từ “Người tốt - Việc tốt” với ý nghĩa thứ ba. Có thể nói trong nhiều thập kỷ qua, dạng bài Người tốt - Việc tốt đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua trong các phong trào cách mạng đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH. Ngày nay, dạng bài Người tốt - Việc tốt xuất hiện khá thường xuyên trên nhiều tờ báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Ví dụ: báo Lao động có mục: Cảnh đời, Nhân vật, Thời gian tạo nên giá trị; Báo Thanh niên có mục: Thanh niên & Cuộc sống, Gặp gỡ đầu tuần; Báo Sinh viên Việt Nam có mục: Thủ lĩnh số, Khách mời trong tuần, Câu 2
- chuyện doanh nhân; Báo An ninh thế giới có mục: Tin tức-Sự kiện-Nhân vật, Thủ lĩnh cảnh sát – An ninh các nước, Tình báo qua các thời đại; Báo Tiền phong có mục: Gặp gỡ chủ nhật, Câu chuyện doanh nhân;... Trên các kênh truyền hình của nhiều đài truyền hình ở nước ta, dạng bài Người tốt - Việc tốt xuất hiện khá nhiều, đan xen trong nhiều chuyên mục truyền hình. Đài TH TPHCM có chuyên mục: Trò chuyện cuối tuần, Bé khoẻ bé ngoan, Chân dung nhà vô địch; Đài truyền hình kỹ thuật số VTC có chuyên mục: Chuyện doanh nhân, Sao online, Doanh nhân cuối tuần, Chat với 8X; Và đặc biệt, Đài THVN có hàng loạt các chuyên mục: Người đương thời, Văn hoá- Sự kiện-Nhân vật, Trò chuyện với người nổi tiếng, Tác giả - tác phẩm, Người xây tổ ấm, Gõ cửa ngày mới,... Trong đó, Người đương thời được nhìn nhận là một trong những tác phẩm Ký chân dung Người tốt - Việc tốt có thương hiệu tốt nhất. Những chân dung được khắc hoạ trong Người đương thời có tác động mạnh mẽ đến công chúng. Chính thức phát sóng năm 2001, tính đến nay, Người đương thời mới tồn tại được 7 năm nhưng sức ảnh hưởng và lan toả của nó trong xã hội rất lớn. Sau mỗi lần phát sóng, những người làm chương trình nhận được rất nhiều hồi âm của công chúng nghe nhìn (bằng điện thoại, thư giấy, thư điện tử email,...). Tuy vậy, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau đánh giá về Người đương thời: tên gọi chuyên mục, một vài chương trình cụ thể, nội dung, mỹ học hình ảnh,...(điều này sẽ được trình bày kỹ hơn ở Chương 2 của Luận văn)... Về cách thức thể hiện, Người đương thời lựa chọn cách đối thoại giữa MC với nhân vật. Điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tìm hiểu: đối thoại như thế nào để có được thông tin tốt nhất; đối thoại cách gì để nêu bật được phẩm chất của nhân vật giúp khán giả chỉ qua chương trình cũng có thể 3
- hiểu được con người, tính cách, việc làm của nhân vật ấy; đối thoại như thế nào để tạo nên một cuộc trò chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn;…Thực tế không phải cuộc đối thoại nào cũng đạt tiêu chuẩn, trong cuộc đối thoại còn tồn tại khá những lỗi giao tiếp, lỗi văn hoá,…Và qua tìm hiểu chuyên mục Người đương thời, chúng tôi mong muốn rút ra những kinh nghiệm tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đối thoại của MC và nhân vật trên truyền hình nói riêng cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung. Việc nghiên cứu chuyên mục Người đương thời với tư cách là một hệ thống các tác phẩm Ký chân dung Người tốt - Việc tốt trên truyền hình cũng phần nào đóng góp những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về thể loại Ký chân dung - một thể loại không thể thiếu của các nền báo chí. Về cá nhân người làm luận văn, Người đương thời là một chuyên mục để lại ấn tượng rất sâu sắc. Với tư cách khán giả xem truyền hình, gần 60 phút của chuyên mục là những giây phút người xem được hoà cùng số phận của nhân vật, bị cuốn vào những đam mê cháy bỏng, ý chí và nghị lực phi thường của con người để rồi sung sướng thán phục và âm thầm rút ra cho mình nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Với tư cách nhà báo, tham gia trực tiếp vào ê kíp sản xuất, tác giả luận văn hiểu rõ việc xây dựng một chuyên mục Người tốt - Việc tốt nói riêng, quy trình sản xuất một chương trình truyền hình nói chung, thấm thía hết sự say mê tìm tòi, đổi mới không ngừng trong nội dung cũng như trong cách thức thể hiện chương trình của các PV, BTV. Đây cũng là lý do thôi thúc tác giả luận văn nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy hứng khởi để hoàn thành đề tài này. Như vậy, với đóng góp đặc sắc của Người đương thời trong hệ thống các tác phẩm Ký chân dung, với vị trí được khẳng định trong hệ thống các chuyên mục của Đài THVN, với những ấn tượng khó phai trong lòng công chúng; với nội dung và cách thức thể hiện riêng biệt, độc đáo, việc nghiên cứu 4
- chuyên mục Người đương thời có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc về thể loại Ký chân dung trên truyền hình, rất khác biệt với ký chân dung báo in, báo nói, báo điện tử. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Ngƣời đƣơng thời của Đài THVN (2001 – 2006)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ khoa học báo chí. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này như: 1/ Bùi Thị Thuỷ, Phim tài liệu chân dung truyền hình (TFS) – Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát qua hàng phim truyền hình (TFS) – Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh từ 1991 đến 2006), Luận văn thạc sỹ khoa Báo Chí - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp.Hồ Chí Minh, 2006. 2/ Tạ Thị Minh Phương, Phân tích hoạt động sáng tạo chương trình gặp gỡ truyền hình, Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2002. 3/ Lê Thanh Tùng, Kỹ năng phỏng vấn trong chương trình “Người đương thời” (khảo sát từ đầu năm 2001 đến 2002), Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2002. 4/ Trần Thị Thanh Nga, Vấn đề quan hệ công chúng trong chương trình Người đương thời, Khoá luận tốt nghiệp ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006. 5/ Hoàng Việt Tân, Mỹ học của hình ảnh trên báo hình qua một số chương trình ca nhạc của Ban Văn nghệ - Đài THVN, Khoá luận tốt nghiệp ngành 5
- Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuyên mục Người đương thời phát sóng trên kênh VTV1 của Đài THVN từ năm 2001 đến năm 2006 với 30 chương trình tiêu biểu nhất. Để phục vụ cho đối tượng nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu và so sánh tác phẩm Ký chân dung ở các loại hình báo chí khác: - Một số tác phẩm Ký chân dung truyền hình tương tự Người đương thời. - Một số phim tài liệu chân dung của Đài THVN, Đài TH TPHCM. - Một số tác phẩm Ký chân dung báo in. - Những nhân vật trong chuyên mục Người đương thời và những nhân chứng liên quan. - Khán giả của Người đương thời. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chọn nghiên cứu 30 chương trình tiêu biểu nhất trong số 254 chương trình Người đương thời đã phát sóng trong 6 năm (từ năm 2001 đến năm 2006) . 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích nghiên cứu: - Đưa ra giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả của chuyên mục Người đương thời nhằm thoả mãn nhu cầu XEM và KHÁM PHÁ của khán giả. 6
- - Từ việc nghiên cứu chuyên mục Người đương thời, tác giả luận văn muốn tìm ra cách thức thực hiện một tác phẩm Ký chân dung truyền hình đạt chất lượng cao và tác động sâu sắc đến công chúng nghe nhìn. - Tác giả luận văn mong muốn cung cấp một số kiến thức nhất định về Ký chân dung truyền hình (lý luận và thực tiễn) cho sinh viên ở các cơ sở đào tạo nghề truyền hình trên cả nước. - Luận văn mong muốn hiểu được nhu cầu nghe - nhìn của công chúng về chuyên mục Người đương thời để đáp ứng nhu cầu này ngày càng tốt hơn. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua phân tích, nghiên cứu, luận văn đánh giá điểm độc đáo riêng biệt của 30 chương trình Người đương thời tiêu biểu để đúc rút những kinh nghiệm lý luận, thực tiễn cũng như bài học kinh nghiệm và giải pháp xây dựng thành công thương hiệu của Ký chân dung truyền hình Người đương thời. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. * Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lô-gic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực 7
- tiễn. Vì nghiên cứu theo phương pháp này, đề tài không chỉ dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí đã được học trong chương trình đào tạo Đại học và Cao học của khoa Báo chí, không chỉ dựa trên những vấn đề đặc trưng thể loại và phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, liên ngành, đối chiếu, so sánh,…mà còn tìm hiểu, nghiên cứu chính trong thực tiễn các đài truyền hình - cơ quan chức năng sản xuất ra các tác phẩm truyền hình và công chúng - những người trực tiếp được thừa hưởng những giá trị do những tác phẩm Ký chân dung mang lại. Luận văn thực hiện phương pháp điều tra xã hội học đối với công chúng nghe nhìn của Người đương thời, thu thập, nghiên cứu, đối chiếu, so sánh, tổng hợp ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng của chuyên mục Người đương thời nói riêng cũng như các tác phẩm truyền hình nói chung. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: * Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã cung cấp một số lý luận về báo hình: đặc trưng, quy trình sản xuất chương trình truyền hình,...Luận văn cũng chỉ ra cách thức xây dựng tác phẩm Ký chân dung truyền hình. Luận văn đã giúp những người quan tâm đến chuyên mục Người đương thời hiểu thêm về sự ra đời, nội dung, cách thức thực hiện, ý nghĩa xã hội, những thành công, hạn chế,... Việc nghiên cứu những thành công của Người đương thời sẽ là cơ sở cho sinh viên báo chí tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm, tính chất của thể loại Ký chân dung truyền hình. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã chỉ ra quá trình tác nghiệp của PV, BTV, MC,...trong việc tổ chức cụ thể những tác phẩm Ký chân dung truyền hình 8
- Luận văn đã điều tra xã hội học về nhu cầu của công chúng nghe nhìn để phần nào đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đó trong tương lai. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp tích cực, mới mẻ từ góc nhìn PR để nâng cao chất lượng chuyên mục Người đương thời, hiệu quả của tác phẩm Ký chân dung truyền hình và sự thành công về thương hiệu của các chương trình truyền hình. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Ký chân dung báo in – cơ sở văn bản của Ký chân dung truyền hình Chƣơng 2: Chuyên mục Ngƣời đƣơng thời - một thành công về Ký chân dung truyền hình Chƣơng 3: Xây dựng thƣơng hiệu Ngƣời đƣơng thời: bài học kinh nghiệm và giải pháp từ góc nhìn PR 9
- CHƢƠNG 1 KÝ CHÂN DUNG BÁO IN – CƠ SỞ VĂN BẢN CỦA KÝ CHÂN DUNG TRUYỀN HÌNH 1.1. Ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí: Để có cái nhìn toàn diện, chúng tôi đặt Ký báo chí trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống thể loại báo chí. Thể loại báo chí là một trong những hiện tượng rất phức tạp của hoạt động báo chí và hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Đối với công chúng, họ quan tâm nhiều đến chất lượng tin bài, hiệu quả tác động của tin bài đó, họ không mấy quan tâm đến vấn đề thể loại của bài báo. Tuy nhiên, đã là nhà báo chuyên nghiệp cũng như muốn tìm hiểu về một vấn đề thuộc về hoạt động báo chí thì chắc chắn phải có những hiểu biết về thể loại báo chí. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô (năm 1985) thì “Thể loại là khái quát hoá những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”. [2, 10] Từ điển tiếng Việt (năm 1992) coi thể loại là “ khuôn khổ, lối viết và hình thức viết” [2, 10] Tác giả Đinh Hường, trong bài Một số vấn đề thể loại báo chí quan niệm: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tư tưởng nhất định” [10, 402]. Tác giả Đức Dũng trong cuốn Các thể ký báo chí nhấn mạnh rằng: “Thể loại báo chí là cách thức tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống 10
- hiện thực, một phạm vi nội dung xác định ứng với một hình thức tương đối ổn định” [5, 61]. Các thể loại báo chí ra đời, hình thành và phát triển gắn chặt với những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Khi đất nước còn chiến tranh, một số thể loại chiếm vị trí độc tôn trên báo chí. Ví như thể loại Tin với những tin tức nóng bỏng hàng ngày hàng giờ về tình hình chiến sự được truyền tới từng làng xóm, từng gia đình. Thể loại Bình luận, Xã luận, Chuyên luận với ngôn từ đanh thép, lập luận sắc sảo, chứng cớ rõ ràng đã thuyết phục công chúng tin tưởng hoàn toàn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH. Ngày nay, khi đất nước đã hoàn toàn yên tiếng súng, tình hình chính trị, kinh tế đất nước đang dần ổn định và phát triển, người dân tập trung chăm lo sản xuất, làm giàu, báo chí - phương tiện phản ánh cuộc sống cũng vì thế có điều kiện phát triển hơn. Các tin bài ngày càng phong phú, đa dạng. Các thể loại báo chí cũng không ngừng vận động, biến đổi. Phù hợp với sự phát triển chung của báo chí, một vài thể loại mất đi (thể văn đả kích, châm biếm, biếm hoạ chân dung chính trị,....), thay vào đó là sự xuất hiện của hàng loạt các thể loại,dạng bài mới (đối thoại trực tuyến, nhật ký cá nhân blog,...). Các thể loại, dạng bài này cũng được phân chia thành từng nhóm phù hợp với sự kiện, vấn đề, nhân vật cũng như ý định, mục đích của người thể hiện hoặc cơ quan báo chí, thậm chí phù hợp với lối nghĩ, phong tục tập quán của từng dân tộc, quốc gia. Chính điều này đã tạo nên sự phong phú về cách hiểu, các phân chia các thể loại báo chí của nhiều nền báo chí trên thế giới. Theo PGS. TS Đinh Hường, các thể loại báo chí hiện nay được phân chia làm 3 nhóm sau: - Nhóm các thể loại báo chí thông tấn (gồm Tin, Phỏng vấn, Tường thuật) với tính trội của nhóm là thông tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ. 11
- - Nhóm các thể loại báo chí chính luận (gồm Xã luận, Bình luận, Chuyên luận, Điều tra, Bài phê bình,...) với tính trội của nhóm là thông tin lý lẽ. - Nhóm các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật (gồm Phóng sự báo chí, Ký báo chí, Tiểu phẩm báo chí, Câu chuyện báo chí, Ghi nhanh,...) với tính trội của nhóm là thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ. Việc phân chia các thể loại báo chí theo ba nhóm như trên chủ yếu dựa vào đặc điểm và tính trội của từng thể loại. Cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối bởi các thể loại luôn có sự giao thoa, chuyển hoá, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. C.Mác đã nói rằng: “cũng như cuộc sống, báo chí luôn nằm trong sự vận động, phát triển và không bao giờ có kết thúc” [4, 18] Với tư cách là một thể loại thuộc nhóm thể loại chính luận - nghệ thuật, Ký báo chí mang những đặc điểm chung nhất của nhóm. Đó là sự kết hợp giữa yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân vật có thật, chất lý luận, hùng biện,...) với các yếu tố của văn học nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, thái độ, các thủ pháp so sánh,...) giúp tác phẩm vừa thuyết phục công chúng vừa sinh động, mềm mại, hấp dẫn. Ký báo chí đã tạo ra một “không gian sáng tạo giúp tác giả có thể thông tin thời sự một cách sinh động, hấp dẫn”. Một điểm đặc biệt của Ký báo chí là sự xuất hiện của cái Tôi trần thuật - tác giả - nhân chứng. Chính điểm này đã giúp Ký báo chí có nhiều lợi thế hơn các thể loại báo chí khác trong việc phản ánh hiện thực. Không chỉ là người thông tin khách quan, “tác giả còn có quyền độc thoại, đối thoại với công chúng với tư cách là một nhân chứng bình đẳng đối với cả nhân vật được phản ánh và những người tiếp nhận sự phản ánh đó”. Ngoài những đặc điểm bao trùm của nhóm các thể loại chính luận - nghệ thuật trên, Ký báo chí có những nét đặc trưng riêng biệt đó là: 12
- Thứ nhất, Ký báo chí phản ánh sự thật (thời sự, điển hình,...) thông qua cái Tôi trần thuật - nhân chứng khách quan. Thứ hai, Ký báo chí có kết cấu co giãn linh hoạt, bút pháp giàu chất văn học trong việc phản ánh và thẩm định hiện thực. Thứ ba, ngôn ngữ của Ký báo chí vừa là ngôn ngữ thông tin thời sự, đồng thời giàu hình ảnh, có khả năng biểu cảm cao. Do có sự tương đồng nên trong một thời gian dài tồn tại nhiều tranh luận về Ký văn học và Ký báo chí. Việc phân biệt giữa Ký văn học và Ký báo chí là việc làm cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thể loại Ký báo chí. * Phân biệt Ký văn học và Ký báo chí: Sự tương đồng giữa Ký văn học và Ký báo chí có thể được xác định ở những điểm sau: 1/ Ký văn học và Ký báo chí đều viết về những người thật việc thật trong cuộc sống. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục của Ký văn học và Ký báo chí. 2/ Ký văn học và Ký báo chí đều sử dụng bút pháp, ngôn ngữ giàu chất văn học trong việc phản ánh hiện thực. Bởi thế Ký văn học và Ký báo chí đều mang đến cho công chúng cái nhìn hiện thực rất tươi mới, sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên một loại xuất phát từ văn học (Ký văn học), một loại xuất phát từ báo chí (Ký báo chí) với những đặc điểm rất khác nhau do đó giữa Ký văn học và Ký báo chí có sự phân biệt cơ bản sau đây: 13
- Tiêu chí Ký văn học Ký báo chí phân biệt - Xây dựng những hình tượng nghệ - Phản ánh những con thuật. người thật bằng xương - Tác giả luôn có xu hướng muốn bằng thịt. Mục đích vĩnh viễn hoá tác phẩm của mình. - Các tác phẩm mang tính thời điểm và có giá trị về tính thời sự. - Tái hiện cuộc sống thông qua - Phản ánh hiện thực với Phương thức những cảm xúc thẩm mỹ. độ chính xác tối đa và phản ánh hiện lập luận xuất phát từ lô thực gíc của sự thật. - Cái Tôi thẩm mỹ - Cái Tôi trần thuật - Chủ thể nhân chứng khách quan, tỉnh táo, lý trí. - Không yêu cầu quá cao về tính - Yêu cầu gắt gao về tính Tính thời sự thời sự. thời sự. - Sử dụng tổng hợp nhiều cách thức - Không chấp nhận hư của văn học để tạo ra một giọng cấu dưới bất kỳ một hình điệu phong phú, sinh động. thức nào. - Thủ pháp hư cấu: lựa chọn, sắp - Chấp nhận cảm xúc Bút pháp xếp, tổ chức các tư liệu, chi tiết, dữ nhưng phải là cảm xúc kiện + có sáng tạo thêm chi tiết mới trước sự thật để phản ánh để thể hiện rõ bản chất sự việc, con sự thật. người hơn và tăng tính hấp dẫn. - Thường sử dụng hồi tưởng hay trí tưởng tượng để tái tạo hiện thực. 14
- 1.2. Ký chân dung báo chí - bộ phận quan trọng của thể loại Ký báo chí: 1.2.1 . Ký chân dung báo chí là gì? Trong các tài liệu hiện có về Ký chân dung, Ký chân dung được định nghĩa là “một thể loại thuộc thể ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thể người có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con người hay tập thể người có hành động, việc làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Ký chân dung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học” [8, 84]. Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy có một số điểm đáng lưu ý: Một là, đối tượng phản ánh trong Ký chân dung là con người. Về số lượng, đối tượng phản ánh này có thể là một người hoặc một tập thể người. Nhưng điều quan trọng hơn đây là những con người có thật, tiêu biểu, điển hình trong những thời điểm nhất định. Trong tác phẩm, những con người này luôn gắn với những việc làm, hành động, sự kiện cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể, điển hình. Qua đó phẩm chất của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét, chân thực, sâu sắc nhất. Con người trong ký chân dung là con người hành động. Hai là, đặc tả được coi là bút pháp chủ yếu trong Ký chân dung. Mặc dù không phải là bút pháp duy nhất trong một tác phẩm Ký chân dung nhưng đặc tả là bút pháp cơ bản, quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất và phát huy tác dụng rõ rệt nhất. Đối tượng phản ánh của Ký chân dung là những con người có thật trong cuộc sống với những nét tiêu biểu, điển hình cho một vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó. Những con người này luôn gắn với những hoạt động, hành động, sự việc cụ thể - đây chính là bối cảnh để con người đó bộc lộ những phẩm chất, cá tính, suy nghĩ của mình. Trong khuôn khổ có hạn của 15
- bài báo (đối với báo viết) hoặc thời lượng phát sóng (đối với phát thanh, truyền hình) thì việc phác hoạ, làm nổi bật hình ảnh một con người rất cần đến việc lựa chọn những chi tiết điển hình, đắt giá, những việc làm, hành động tiêu biểu, gây ấn tượng nhất trong những hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể, điển hình. Đó là khi bút pháp đặc tả phát huy tác dụng. Nếu không có bút pháp này, tác phẩm Ký chân dung báo chí sẽ trở nên lan man, dài dòng, không có điểm nhấn. Nhân vật trong tác phẩm Ký đó cũng theo đó mà nhạt nhoà, chìm lấp trong vô vàn con người khác. Điều đó cũng có nghĩa là tác phẩm Ký chân dung đó đã thất bại. Ba là, những tác phẩm Ký chân dung có rất nhiều giọng điệu khác nhau: khi nghiêm túc, hào sảng, đĩnh đạc; khi hài hước nhẹ nhàng, khi châm biếm sâu cay,...Những sắc thái này phụ thuộc vào nhân vật được nhắc tới là ai với hoạt động gì, phụ thuộc vào khả năng của nhà báo cũng như mục đích thông tin mà nhà báo muốn gửi tới công chúng. Thái độ thẩm định của tác giả được đặc biệt coi trọng. Vì thế, tác giả Đức Dũng trong cuốn sách Các thể ký báo chí đã định nghĩa về Ký chân dung như sau: “Ký chân dung là một thể ký báo chí mà đối tượng phản ánh là những con người thật, tiêu biểu cho một vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó mang tính thời sự, gắn với những hành động, việc làm cụ thể trong những tình huống hoặc hoàn cảnh điển hình với bút pháp đặc tả và thái độ thẩm định dứt khoát của tác giả” [5, 154]. Thái độ thẩm định này của nhà báo bộc lộ qua nhiều yếu tố trong tác phẩm như: giọng điệu, cách lựa chọn, sắp xếp, nhấn mạnh chi tiết, lời bình trực tiếp của tác giả, sự liên tưởng, so sánh, đặt nhân vật trong mối tương quan với những người xung quanh và với môi trường. Bốn là, đối tượng được phản ánh trong Ký chân dung không chỉ được khắc hoạ về diện mạo, hành động, suy nghĩ mà còn được nhấn mạnh ở bề dày 16
- và chiều sâu. Tác giả có thể lục tìm lại quá khứ và rất nhiều mối quan hệ xung quanh nhân vật để minh chứng cho phẩm chất của đối tượng được phản ánh. Năm là, trong Ký chân dung không chấp nhận những con người có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn nhau, điều mà trong chân dung văn học vẫn thường thấy. Với những đặc điểm của mình, Ký chân dung báo chí có nhiều yếu tố phân biệt với chân dung văn học và một số thể loại khác cùng nhóm thể loại chính luận - nghệ thuật. Khác với chân dung văn học, Ký chân dung báo chí không bó hẹp về phạm vi đối tượng phản ánh ở những con người nổi tiếng mà chấp nhận một đối tượng rộng rãi hơn, đa dạng hơn. Đó là những con người, những tập thể người được coi là tiêu biểu, gắn với một bối cảnh cụ thể nào đó đáp ứng yêu cầu tuyên truyền thời sự. Hơn nữa, đối tượng của tác phẩm Ký chân dung báo chí thường có những hành động, việc làm suy nghĩ gắn liền với yêu cầu thời sự. Tuy nhiên yêu cầu thời sự trong tác phẩm Ký chân dung không gấp gáp, cập nhật như đối với tin hay ghi nhanh. Thời sự của Ký chân dung là thời sự của từng giai đoạn, từng thời kỳ có một khoảng thời gian tương đối dài. Đó cũng là điểm nhận dạng Ký chân dung giữa các thể loại báo chí khác. 1.2.2. Ký chân dung báo chí hình thành và phát triển nhƣ thế nào? Do những hạn chế về tư liệu, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể xác định chính xác thể Ký chân dung báo chí đã xuất hiện lần đầu tiên ở tờ báo nào. Tuy nhiên theo các tài liệu nghiên cứu văn học, từ những năm hoạt động ở nước ngoài, nhà báo cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm thuộc Ký báo chí, trong đó có nhiều bài là Ký chân dung. Trong các tác phẩm Ký chân dung của Người, hình ảnh con người hiện lên rất phong phú, đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, từ những tên thực dân tàn ác, vô nhân tính, bỉ ổi, tàn nhẫn đến những con người nô lệ khốn khổ, bị 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 333 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 377 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 529 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 348 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 337 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 270 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 240 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 195 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn