intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đa dạng di truyền 5 quần thể gà nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:66

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đa dạng di truyền 5 quần thể gà nội", có mục đích góp phần làm sáng tỏ tính đa dạng di truyền, cấu trúc sinh sản và mối quan hệ di truyền giữa các quần thể gà nội kể trên, qua đó cung cấp các thông tin khoa học tin cậy cần thiết cho quá trình bảo tồn nguồn gen gà nội Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đa dạng di truyền 5 quần thể gà nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Lê Quang Nam ĐA DẠNG DI TRUYỀN 5 QUẦN THỂ GÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
  2. Hà Nội ­ Năm 2012
  3. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Lê Quang Nam ĐA DẠNG DI TRUYỀN 5 QUẦN THỂ GÀ NỘI Chuyên ngành:  Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC                                                           NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Văn Mùi
  4. Hà Nội ­ Năm 2012
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 Chương 1 ­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................8 1.1 Nguồn gốc và phân loại gà nhà........................................................................8 1.2 Các kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong nghiên cứu.................8 1.3 Các đặc điểm di truyền quần thể.................................................................10 Chương 2 ­ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................16 2.1 Đối tượng nghiên cưu và đia điêm thu m ́ ̣ ̉ ẫu.................................................16 2.2 Các kỹ thuật thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu......................18 2.3 Phân tích thống kê............................................................................................23 Chương 3 ­ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................29  3.1 Kết quả tách ADN và phân tích đoạn...........................................................29 3.2 Kết quả đánh giá các đặc điểm di truyền....................................................30 KẾT LUẬN.................................................................................................................51 ĐỀ NGHỊ:...................................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................53 Tiếng Việt..............................................................................................................53 Tiếng Anh...............................................................................................................53 Tiếng Pháp.............................................................................................................. 58 ­ 1 ­
  6. DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1. Gà mái Trới...................................................................................................19 Hình 2. Gà trống Trới...............................................................................................19 Hình 3. Đàn gà Móng.................................................................................................19 Hình 4. Đàn gà Tè.......................................................................................................19 Hình 5. Gà mái Tiên Yên...........................................................................................19 Hình 6. Gà trống Tiên Yên........................................................................................19 Hình 7. Gà mái Tò .....................................................................................................20  Hình 8. Gà trống Tò..................................................................................................20 Hình 9. Ảnh điện di ADN trên gel agarose..............................................................29 Hình 10. Ảnh phân tích đoạn sản phẩm mix multiplex PCR 5 mồi.....................29 Hình 11. Tần số alen thuộc locus MCW0295..........................................................34 Hình 12. Tần số alen thuộc locus ADL0112............................................................34 Hình 13. Tần số alen thuộc locus MCW0216 .........................................................34 Hình 14. Tần số alen thuộc locus MCW0014 .........................................................34 Hình 15. Tần số alen thuộc locus MCW0098 .........................................................34 Hình 16. Tần số alen thuộc locus MCW0111..........................................................34 Hình 17. Tần số alen thuộc locus MCW0078 .........................................................35 Hình 18. Tần số alen thuộc locus MCW0222 .........................................................35 Hình 19. Tần số alen thuộc locus LEI0094 ............................................................35 Hình 20. Tần số alen thuộc locus MCW0183 .........................................................35 Hình 21. Tần số alen thuộc locus ADL0278 ...........................................................35 Hình 22. Tần số alen thuộc locus LEI0194 ............................................................35 Hình 23. Tần số alen thuộc locus MCW0069 .........................................................36 Hình 24. Tần số alen thuộc locus MCW0034 .........................................................36 Hình 25. Tần số alen thuộc locus MCW0103 .........................................................36 Hình 26. Tần số alen thuộc locus ADL0268 ...........................................................36 Hình 27. Tần số alen thuộc locus MCW0037 .........................................................36 Hình 28. Tần số alen thuộc locus MCW0067 .........................................................36 Hình 29. Tần số alen thuộc locus MCW0206 .........................................................37 Hình 30. Tần số alen thuộc locus MCW0081 .........................................................37 Hình 31. Tần số alen thuộc locus MCW0248 .........................................................37 Hình 32. Tần số alen thuộc locus LEI0166 ............................................................37 Hình 33. Tần số alen thuộc locus MCW0330 .........................................................37 Hình 34. Cây quan hệ di truyền của 5 giống gà nghiên cứu................................50 ­ 2 ­
  7. DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Các cặp mồi microsatellite được sử dụng trong nghiên cứu.................21 Bảng 2. Giả thiết H0 và đối thiết H1 trong kiểm định cân bằng Hardy ­  Weinberg.....................................................................................................................25 Bảng 3. Giả thiết H0 và đối thiết H1 trong kiểm định sai khác di truyền........25 Bảng 4. Giả thiết H0 và đối thiết H1 trong kiểm định khoảng cách di truyền 26 Bảng 5. Dải alen quan sát ở 5 quần thể gà............................................................30 Bảng 6. Số alen, độ phong phú alen trên mỗi locus ở mỗi quần thể gà.............31 Bảng 7. Giá trị Heobs, Heexp và Fis ở từng locus và từng quần thể gà..............42 Bảng 8. Sai khác di truyền và khoảng cách di truyền giữa các quần thể gà.....48 Bang 9. Kêt qua đo OD dung dich ADN sau khi tach ̉ ́ ̉ ̣ ́ ..............................................59 ­ 3 ­
  8. CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ VIỆT HÓA ADN: deoxyribonucleic acid Allele: alen Allelic richness: độ phong phú (giàu có) alen Bottleneck effect: hiệu ứng thắt cổ chai Gene diversity: độ đa dạng gen, tần số dị hợp tử mong đợi Gene flow: dòng chảy gen Gene pool: vốn gen Genetic distance, DS: khoảng cách di truyền Genetic drift: sự lạc dòng (hoặc phiêu bạt, trôi dạt) di truyền Genetic variation: biến dị di truyền NST: nhiễm sắc thể PCR: polymerase chain reaction Multiplex PCR: PCR đa mồi Phylogenetic tree: cây quan hệ di truyền, hoặc cây phả  hệ, hoặc cây tiến hóa, hoặc  cây phát sinh loài Pivate allele: alen riêng Topology tree: cấu trúc nhánh cây UPGMA: unweighted pair ­ group method with arithmetic mean  ­ 4 ­
  9. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin chân thành cảm  ơn thầy hướng dẫn, PGS. TS Nguyễn Văn  Mùi đã dành nhiều thời gian và công sức tận tình quan tâm  hướng dẫn em trong suốt  quá trình học tập và viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp  thuộc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Tế bào Động vật ­ Viện Chăn nuôi  đã có những nhận xét, góp ý về mặt chuyên môn  trong quá trình hoàn thành luận văn.  Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã   quan tâm, động viên, bố trí công việc và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành   khóa học thạc sỹ này. ­ 5 ­
  10. MỞ ĐẦU Tài nguyên di truyền động vật là vốn sinh học căn bản để  phát triển chăn  nuôi và quan trọng đối với an ninh lương thực và sự phát triển nông thôn bền vững.   Tuy nhiên, các nguồn lực này thường bị bỏ quên và được quản lý kém. Những năm  gần đây đã chứng kiến sự  giảm sút đáng kể  về  đa dạng di truyền ­ một xu hướng   mà có thể bị đẩy nhanh bởi những thay đổi nhanh chóng của môi trường ảnh hưởng  đến ngành chăn nuôi hiện nay. Sự  phát triển chăn nuôi ở  thế kỷ  20 tập trung vào một số lượng rất nhỏ các  giống trên toàn thế  giới, thường xuyên không xem xét cách  ảnh hưởng  của  môi  trường sản xuất đến khả  năng tồn tại, sản xuất và sinh sản của động vật. Nhiều  giống bản địa, mà một số trong đó đang bị đe dọa tuyệt chủng, có các tính trạng như  khả  năng phục hồi trước áp lực khí hậu và khả  năng kháng bệnh và ký sinh trùng,  khiến chúng thích nghi tốt với điều kiện địa phương, và có tầm quan trọng tiềm   năng rất lớn đối với sản xuất chăn nuôi trong tương lai1. Việc bảo tồn nguồn di truyền tự nhiên không chỉ phục vụ cho lý do đạo đức  và mỹ  thuật mà nó còn liên quan tới cuộc sống của con người trên toàn cầu thông  qua việc sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài việc   tạo ra nguồn thực phẩm, thì nguồn tài nguyên động vật còn được ví như  “kho lưu   trữ” các tính trạng quý trong quá trình sản xuất nguồn thực phẩm. Các loài gia cầm  bản địa là một trong những nguồn gen quý đã có sự  thay đổi để  phù hợp với các   điều kiện môi trường. Những giống gà bản địa có thể  có những gen hoặc alen phù  hợp với các điều kiện môi trường sinh ra nó [33]. Việc bảo tồn các giống bản địa  đóng vai trò quan trong đối với công tác chọn và tạo giống hiện tại cũng như  trong  tương lai. Việc đánh giá các  vốn gen sẽ  đóng góp một phần vào công tác bảo tồn các  1  http://www.fao.org/biodiversity/geneticresources/bio­domesticanimals/en/ ­ 6 ­
  11. giống gà địa phương, đặc biệt việc sử dụng các phương pháp sinh học phân tử  làm  công việc đánh giá sự  đa dạng di truyền là rất quan trọng  [32]. Hiện nay có nhiều  loại chỉ thị phân tử được sử dụng trong công tác đánh giá các đặc điểm và mối quan   hệ di truyền của các giống gà, trong đó các microsatellite là một trong những loại chỉ  thị được sử dụng rộng rãi trên thế giới.  Ở nước ta hiện nay tuy có nhiều nghiên cứu tập trung mô tả đặc điểm ngoại  hình, sinh trưởng phát dục và khả năng sinh sản của các giống gà nội nhưng lại có ít  nghiên cứu  sử  dụng các chỉ  thị  phân tử  để  xác định  các đặc điểm di truyền từng  giống, mối quan hệ di truyền giữa các giống, và nguồn gốc, phân loại các giống gà  nội. Việc này làm giảm hiệu quả đầu tư vào c ông tác bảo tồn, khai thác và sử dụng  hiệu quả nguồn gen của các giống gà nội ở nước ta. Từ năm 1990 Bộ Khoa học ­ Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ  Khoa học  và Công nghệ) thay mặt Nhà nước Việt nam đã xây dựng một chương trình Bảo tồn  nguồn gen động ­ thực và vi sinh vật Việt nam. “Đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi  Việt nam” là một hợp phần của chương trình này và được giao cho Viện Chăn Nuôi  thực hiện. Luận văn này là kết quả của một đề tài nhánh thuộc hợp phần trên, được   thực hiện trên 5 giống gà nội Việt nam là gà Trới, gà Móng, gà Tè, gà Tiên Yên và  gà Tò tại các cơ  sở  nuôi dưỡng chúng và tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công  nghệ Tế bào Động vật thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia. Đề  tài chúng tôi thực hiện  có tên là Đa dạng di truyền 5 quần thể gà nội, có mục đích góp phần làm sáng tỏ  tính đa dạng di truyền, cấu trúc sinh sản và mối quan hệ di truyền giữa các quần thể  gà nội kể trên, qua đó cung cấp các thông tin khoa học tin cậy cần thiết cho quá trình   bảo tồn nguồn gen gà nội Việt nam. ­ 7 ­
  12. Chương 1 ­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc và phân loại gà nhà Các giống gà đã được con người thuần hóa từ   gà rừng hơn 2000 năm trước  [11]. Gà rừng thân hình nhỏ, trứng bé, đẻ rộng theo mùa, có thể bay xa. Nhìn chung  gà Châu Á thuộc chủng Gallus gallus, nhưng cũng có thể  từ  gà có dái tai đỏ  Gallus  gallus  murghi  vùng   ven   Ấn   Độ,   từ  Gallus   gallus  của   Mianma,   từ  Gallus   gallus  bankiva rải rác khắp vùng Đông Nam Á; cũng có thể  là sự  phối hợp của cả  3 loại  đó. Chính nguồn gốc đa dạng  ấy tạo nên cho gà bản địa một tiềm năng di truyền  phong phú biểu hiện qua kiểu hình: hình dạng, màu sắc lông, dạng mào, dái tai,   dạng đuôi, kết cấu giữa cổ­ngực [2]. Trong lịch sử sinh học, có một điều khá thú vị  là chính những giống gà Á Đông, Đông Nam Á như gà Brahman, gà Cochinchine, gà   chọi… đã tham gia vào việc hình thành các giống gà công nghiệp hiện nay [2]. 1.2 Các kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong nghiên cứu 1.2.1 PCR PCR là một phương pháp mang tính cách mạng được phát triển bởi Kary  Mullis trong những năm 80. PCR dựa trên việc sử dụng khả năng tổng hợp sợi ADN  mới   bổ   sung   với   sợi   khuôn   sẵn   có.   Do   ADN  polymerase  chỉ   có   thể   thêm   một  nucleotide vào nhóm 3’­OH có trước, nên nó cần mồi để  gắn nucleotide đầu tiên.  Yêu cầu này khiến cho nhà nghiên cứu có thể khuếch đại một vùng trình tự  cụ  thể  mong muốn. Kết thúc phản ứng PCR, trình tự cụ thể sẽ được tích lũy trong hàng tỉ  bản sao2.  Phản  ứng PCR chỉ  đòi hỏi một lượng ADN làm khuôn ban đầu rất nhỏ.   Trong trường hợp ADN genome động vật có vú, 1.0 μg ADN là tối ưu cho mỗi phản  ứng, có chứa xấp xỉ  3x105  bản sao của một gen trên NST. Đối với nấm men, vi  khuẩn và plasmid, lượng ADN tối ưu được sử dụng cho mỗi phản ứng tương ứng là  10 ng, 1 ng và 1 pg [35]. 2  http://www.ncbi.nlm.nih.gov/projects/genome/probe/doc/TechPCR.shtml ­ 8 ­
  13. 1.2.2 Kỹ thuật microsatellite Microsatellite là loại ADN lặp đi lặp lại được tạo thành từ  các đoạn lặp dài   từ 2 đến 8 nucleotide3. Chúng có thể có độ đa hình cao và thường là các chỉ thị phân  tử  trong nghiên cứu di truyền quần thể. Các microsatellite có thể  tìm thấy mọi nơi  trong hệ gen, cả vùng mã hoá và không mã hoá [41]. Các microsatellite được sử dụng  để  lập bản đồ  và nghiên cứu đa dạng di truyền trên gà ngay từ  thời điểm nó được  ứng dụng là do trình tự của chúng có độ đa hình cao, phân bố rải rác toàn bộ hệ gen   [37], và rất nhiều locus microsatellite nghiên cứu trên gà đã được công bố và lập bản  đồ  [12], [21]. Thông tin về các microsatellite gà có thể  dễ  dàng nhận được qua các  trang   web   như  http://www.thearkdb.org/arkdb/,  http://aviandiv.tzv.fal.de/primer_table.html ... 1.2.3 Một số nghiên cứu sử dụng kỹ thuật microsatellite Microsatellite được Tổ  chức Nông Lương Liên Hợp Quốc ­ FAO dùng làm  công  cụ   phân tử  đầu  tiên  cho  dự   án  MoDAD  (Measurement of  Domestic  Animal   Diversity) nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền của động vật bản địa. Hiện nay các   microsatellite là công cụ  tốt nhất cho việc nghiên cứu các locus liên quan đến tính   trạng số lượng và cho việc đánh giá sự đa dạng di truyền của các quần thể vật nuôi. Kết quả  nghiên cứu các giống gà nội địa Trung Quốc cho thấy khi phân tích  bằng microsatellite thì  tần số  dị  hợp tử  quan sát  được là cao nhất (75.91%), tiếp  theo là phương pháp RAPD (Random Amplification of Polymorphic DNA) (26.32%),   cuối cùng là phương pháp phân tích allozyme (22.09%) [44]. Dùng microsatellite khi  nghiên cứu trên quần thể gà có thể thu được hơn 12 alen trên một locus và tần số dị  hợp tử  có thể  lên đến 90%  [40].  Khi sử  dụng  14 locus microsatellite  để  phân tích  mối quan hệ di truyền giữa các quần thể gà bản địa khác nhau (chủ yếu từ Đức và  Ucraina với tổng số 224 cá thể của 20 quần thể) và với gà rừng, việc lập cây quan  3  http://www.nature.com/nrg/journal/v5/n1/glossary/nrg1247_glossary.html ­ 9 ­
  14. hệ   di   truyền  đã  được  tiến   hành   và   thu   được   3   nhóm   chính  [32].  42   chỉ   thị  microsatellite đã được sử  dụng để  phân tích 23 dòng gà cao sản của các giống gà  Leghorn, gà rừng, gà Fayoumi và gà Tây Ban Nha, qua đó tính được được  khoảng   cách di truyền  giữa gà rừng với các dòng gà khác  [45]. 22 chỉ  thị  microsatellite đã  được sử dụng để xác định tần số dị hợp tử và khoảng cách di truyền của các giống  gà: Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Kết quả cho thấy các giống gà có sự  đặc trưng  theo từng khu vực.  29 locus microsatellite đã được dùng để đánh giá sự đa dạng di truyền của gà   H’mông ở Sơn La, với 36 cá thể thu từ 3 làng [13]. Nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác  biệt di truyền giữa 3 nhóm gà theo khoảng cách địa lý, các quần thể gà đều ở trạng  thái cân bằng Hardy ­ Weinberg và không bị   ảnh hưởng bởi giao phối cận huyết.   Việc nghiên cứu quần thể gà Hà Giang đã kết luận rằng, trong sự vắng mặt của bất  cứ  cấu trúc quần thể  gà nào trong phạm vi tỉnh, thì gà H’mong lại chia sẻ   vốn gen  chung với các giống gà khác [8]. Số  lượng lớn alen chung giữa gà Hà Giang và gà  rừng, cũng như các kết quả phân tích cụm Bayes đã đề xuất rằng dòng chảy gen đã  diễn ra từ  gà rừng tới gà Hà Giang  [8]. Việc sử  dụng 29 microsatellite khi nghiên  cứu 9 giống gà nội và 2 giống gà Trung Quốc đã xác định rằng các giống gà Việt   nam tạo nên vốn gen khác với các giống gà Trung Quốc, các giống gà miền Bắc tạo   nên một vốn gen không có cấu trúc  [14]. Sự  khác biệt của các giống gà Việt nam  quan sát được giữa miền Bắc và Duyên hải miền Trung cũng như  đồng bằng Cửu   Long chỉ ra rằng sự phân nhóm các giống gà Việt nam có quan hệ  tới sự phân cách   về địa lý của chúng [14]. 1.3 Các đặc điểm di truyền quần thể 1.3.1 Các đại lượng di truyền đặc trưng cho các quần thể gà ­ 10 ­
  15. Độ phong phú alen ở mỗi locus và mẫu, kí hiệu là Rs, và tổng thể các mẫu kí  hiệu là Rt là một thước đo số  lượng các alen độc lập cỡ  mẫu, do vậy cho phép so   sánh giữa các mẫu có cỡ khác nhau. Do số alen quan sát phụ thuộc cao vào cỡ mẫu   nên Petit và cộng sự  [30] đã đề  ra nguyên tắc  ước tính số  lượng dự  kiến của các  alen trong một phân mẫu 2n gen, dựa trên 2N gen đã được lấy mẫu (N ≥ n), trong đó  N là số nhỏ nhất các cá thể được lập kiểu gen đối với một locus trong một mẫu. Các quần thể trong thực tế thường có sự sai khác giữa tần số dị hợp tử quan   sát và tần số dị hợp tử mong đợi. Tần số dị hợp tử quan sát là tỉ lệ số cá thể dị hợp  thu được trong nghiên cứu và tần số dị hợp tử mong đợi, hay còn được gọi là độ đa   dạng gen, của một locus được tính dựa trên tần số quan sát của các alen thuộc locus  đó, với giả định quần thể nghiên cứu ở trạng thái cân bằng Hardy ­ Weinberg. Hệ số cận huyết (ký hiệu là Fis) xét tại một locus ở một cá thể là xác xuất để  2 alen thuộc locus đó, cùng sinh ra từ một alen tổ tiên, giống hệt nhau4. Giá trị  Fis    [­1; 1]. Fis = 0 phản ánh quần thể giao phối ngẫu nhiên.  Fis > 0, quần thể thiếu hụt dị  hợp tử do giao phối cận huyết hoặc đồng giao, hoặc do sự chọn lọc các cá thể đồng   hợp nếu có sự mất cân bằng liên kết giữa locus được chọn (một alen thích hợp) và   một chỉ thị. Fis 
  16. Định luật cân bằng  Hardy ­ Weinberg  được phát biểu như  sau6:  biến dị  di   truyền trong một quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này đến thế hệ khác nếu  không có các yếu tố gây rối. Khi việc giao phối là ngẫu nhiên trong một quần thể  lớn mà không có các trường hợp gây rối, thì định luật dự  đoán rằng cả  tần số alen   và kiểu gen sẽ duy trì không đổi bởi chúng ở trong trạng thái cân bằng.  Các yếu tố  gây rối bao gồm   đột biến,  chọn lọc tự  nhiên, giao phối không  ngẫu nhiên,  lạc dòng di truyền  và  dòng chảy gen.  Đột biến  phá vỡ  trạng thái cân  bằng tần số alen bằng cách thêm alen mới vào một quần thể. Tương tự, chọn lọc tự   nhiên và giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến các thay đổi trong tần số gen, do một  vài alen trợ giúp hoặc gây hại tới sự thành công sinh sản của các cá thể mang chúng.   Sự lạc dòng di truyền làm tần số của một alen nào đó trở nên lớn hơn hoặc nhỏ hơn   và thường xảy ra  ở  các quần thể  nhỏ.  Dòng chảy gen  giữa 2 quần thể  xảy ra sẽ  chuyển các alen mới vào quần thể. Do các tác động gây rối này thường xảy ra trong  tự  nhiên, nên trạng thái cân bằng Hardy ­ Weinberg hiếm khi xuất hiện  ở các quần  thể  trong thực tế. Do vậy ta có thể  suy đoán được nguyên nhân gây ra hiện tượng   mất cân bằng này. 1.3.2 Mối quan hệ di truyền giữa các quần thể gà Độ sai khác di truyền giữa các quần thể gà được xác định qua giá trị   Fst. Giá  trị Fst  [0; 1]. Theo Wright [43], với giá trị Fst = 0 thì hai quần thể không khác biệt di   truyền. Với giá trị Fst = 1 thì hai quần thể không có alen chung, chúng khác hẳn nhau.  Với giá trị  Fst   [0; 0.05] thì độ khác biệt di truyền nhỏ; giá trị  Fst   [0.05; 0.15] thì  độ khác biệt di truyền trung bình; giá trị  Fst   [0.15; 0.25] thì độ khác biệt di truyền   quan trọng; giá trị Fst   [0.25; 1] thì độ khác biệt di truyền cực kỳ quan trọng.  6  http://www.nature.com/scitable/definition/hardy­weinberg­equilibrium­122 ­ 12 ­
  17. Khoảng cách di truyền (ký hiệu là DS) được định nghĩa7 là mức độ biệt hóa di  truyền giữa 2 quần thể, được đo bằng cách so sánh tần số  alen, hoặc kích thước  alen đối với các marker microsatellite giữa các quần thể. Giá trị   DS = 0 nếu kết quả  phân tích không có sự khác biệt. Giá trị DS tối đa bằng 1 trong trường hợp không có  alen chung ở mỗi locus. Giá trị lý thuyết của DS có thể chỉ ra cấu trúc quần thể hoặc  dưới quần thể  nếu  ở  đó có sự  giao phối ngẫu nhiên và có độ  lạc dòng di truyền  thấp. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử  dụng các locus microsatellite trong việc nghiên  cứu mối quan hệ tiến hóa của các quần thể hoặc các loài quan hệ gần gũi, và vài đã  đề xuất các cách tính khoảng cách di truyền mới cho mục đích này. Tuy nhiên, hiệu  quả  của những cách đo khoảng cách này trong việc thu được   cấu trúc nhánh cây  chính xác trong việc lập cây quan hệ di truyền vẫn còn không rõ ràng. Giá trị DS theo  Cavalli­Sforza và Edwards [9] và Nei [26] thường thể  hiện xác xuất đạt được cấu   trúc nhánh cây chính xác cao hơn các cách tính khoảng cách khác [39]. Trong việc  ước lượng thời gian tiến hóa, giá trị  DS theo Nei [26] và Golstein [19] thích hợp hơn  cách tính DS khác [39]. Giá trị  DS theo Reynolds [31] được thiết kế riêng cho các allozyme. Giá trị DS  theo Nei [26], [27] dựa trên giả định rằng mọi sự khác biệt giữa các quần thể đều do  sự  lạc dòng di truyền  và do  đột biến. Giá trị  DS  được tính theo Cavalli­Sforza và  Edwards  [9] cùng với giá trị  DS được tính theo Golstein [19]  dựa trên giả  định duy  nhất về sự  lạc dòng di truyền. Ngoài ra, cách tính giá trị  DS theo Nei (1978) [27]  ưu  việt hơn cách tính giá trị  DS theo Nei (1972)  [26]  ở  sự  bao hàm việc hiệu chỉnh độ  chệch cỡ mẫu.  Lượng cá thể  và số  locus lấy mẫu có  ảnh hưởng đến kết quả  tính  khoảng   cách di truyền, nên tối thiểu 25 cá thể  mỗi quần thể  phải được sử  dụng và từ  25   7  http://www.nature.com/nrg/journal/v5/n1/glossary/nrg1247_glossary.html ­ 13 ­
  18. đến 30 locus microsatellite với 4 đến 10 alen mỗi locus phải được lập kiểu gen  [7].  Cùng với những điều đã trình bày  ở  trên, và do   5 quần thể  gà nghiên cứu có sự  chênh lệch lớn về  cỡ  mẫu, gà Trới, gà Móng, gà Tè, gà Tiên Yên và gà Tò trong  nghiên cứu có 60, 54, 42, 59 và 35 cá thể  theo thứ  tự, nên cách tính giá trị  DS theo  công bố của Nei năm 1978 [27] là phù hợp nhất cho nghiên cứu này. Cây quan hệ di truyền là sự biểu diễn bằng độ thị mối quan hệ tiến hóa giữa  các sinh vật hoặc các gen8. Takezaki và Nei [39] đã so sánh và xác định được phương  pháp  UPGMA  [38]  và phương pháp  neighbor joining  [34]  thường cho kết quả  tốt  nhất khi lập cây. UPGMA là phương pháp đơn giản nhất, nhưng nhược điểm lớn  của nó là giả  định tốc độ  tiến hoá của tất cả  các quần thể  giống nhau  [28]. Ví dụ  như, tốc độ  đột biến là không đổi theo thời gian và đối với mọi dòng giống  ở  cây  quan hệ di truyền. Điều này có nghĩa rằng mọi lá (nút đầu cuối của cây) đều cùng   khoảng cách từ rễ. Trong thực tế, các nhánh cá thể rất khó có khả năng cùng tốc độ  đột biến, nên UPGMA thường tạo ra  cấu trúc nhánh cây sai. Phương pháp này tạo  ra cây có rễ, nhưng việc tái lập rễ lại không thực hiện được. Việc lập cây dựa vào  phương pháp này sẽ không chính xác khi quần thể gặp hiệu  ứng thắt cổ chai (một  hiện tượng tiến hóa trong đó tỉ  lệ  đáng kể  của quần thể  hoặc loài bị  giết hoặc bị  ngăn chặn sinh sản), hoặc gặp hiện tượng lạc dòng di truyền mạnh. Phương pháp neighbor joining [34] được sử  dụng rộng rãi để  xây dựng cây  quan  hệ   di  truyền  từ   dữ   liệu  khoảng  cách   di   truyền.   Không   như   phương   pháp  UPGMA, phương pháp này không yêu cầu giả  định tốc độ  tiến hóa không đổi nên   không tạo ra cây có rễ. Mục tiêu của phương pháp neighbor joining là tối thiểu hóa  chiều dài nhánh của cây. Khi cho trước khoảng cách chính xác, phương pháp này   đảm bảo sẽ  tạo ra cây đúng so với thực tế. Atteson  [6]  đã chứng minh rằng nếu  khoảng cách di truyền có sai số rất nhỏ, thì vẫn nhận được  cây quan hệ di truyền  8  http://www.nature.com/scitable/definition/phylogenetic­tree­25 ­ 14 ­
  19. đúng, nghĩa là phương pháp neighbor joining có tính nghiêm ngặt, vững chắc. Đây là  một   đặc   điểm   quan   trọng   mà   một   vài   phương   pháp   khác   không   có,   ví   dụ   như  phương pháp UPGMA [38]. Phương pháp neighbor joining còn có ưu điểm là cho giá  trị bootstrap cao hơn [16]. Bootstrap là sự kiểm định đơn giản nhất về độ chính xác của cây quan hệ di   truyền [17]. Lập bootstrap về cơ bản là kiểm tra xem liệu tập dữ liệu có hỗ trợ hay  xác nhận cây ta vừa lập hay không. Việc này được thực hiện bằng cách lấy ngẫu   nhiên các mẫu con trong tập dữ liệu, dựng cây từ  chúng và tính toán tần số  mà các  phần khác nhau của cây được tạo ra trong những mẫu con ngẫu nhiên này. Nếu  nhóm X được tìm thấy ở mọi cây lập từ các mẫu con, thì sự xác nhận  bootstrap của  nó là 100%, và nếu nhóm đó được tìm thấy chỉ 2/3 các cây mẫu con, thì sự xác nhận   bootstrap của nó là 67%. Mỗi mẫu con đều cùng cỡ  với dữ  liệu gốc, được tạo ra   bằng việc lấy mẫu ngẫu nhiên có hoàn lại. Đây là một kiểm định đơn giản, nhưng   các phân tích  bootstrap  của các  cây quan hệ  di truyền  đã biết (các quần thể  virus  tiến hóa trong phòng thí nghiệm) chỉ ra rằng, nói chung bootstrap là một thước đo tin  cậy về  tính chính xác của cây quan hệ  di truyền, và giá trị  70% hoặc cao hơn cho  biết xác suất cây đúng với thực tế là trên 95% [22].   Như  vậy,  dùng phương pháp  neighbor joining  dựng  cây quan hệ  di truyền  dựa trên giá trị DS theo Nei (1978) [27] là phù hợp trong nghiên cứu này. ­ 15 ­
  20. Chương 2 ­ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cưu và đia điêm thu m ́ ̣ ̉ ẫu Đối tượng nghiên cứu gồm 60 cá thể gà Trới và 59 cá thể gà Tiên Yên  lây  ́ tại  Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Hải Ninh, thị xã  Móng  Cái ­ Quảng Ninh; 54 cá thể gà Móng (xuất xứ  từ  tỉnh Hà Nam) và 42 cá thể gà Tè  (xuất xứ từ tỉnh Phú Thọ) đang được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy  Phương thuộc Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, Từ Liêm, Hà nội; và 35 cá thể gà Tò lấy  tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Cac ca thê ga đ ́ ́ ̉ ̀ ược chon theo nguyên t ̣ ắc hạn  chế tối đa mối quan hệ huyết thống giữa chúng. 2.1.1 Gà Trới  Theo Nguyễn Văn Tòng và Nguyễn Đình Duẩn [3], gà Trới (hình 1, 2) có các  màu vàng, vàng đen, xám tro, thân hình bình thường mình dài cổ  chân cao, có con  chỏm lông đầu, có con chỏm lông dưới cằm. Một số con không có lông đầu, cằm   nhưng vẫn thể  hiện thân hình ngực nở  thăn chắc đặc trưng của giống. Tỷ  lệ  nuôi   sống qua các giai đoạn cao 90­95%. Khối luợng cơ thể  ổn định. Tuổi thành thục là   23 tuần tuổi. Năng suất trứng/mái/năm là 90 ­ 120 quả. Tỷ lệ thịt cao, thịt thơm ngon  giàu a xít amin. 2.1.2 Gà Móng   Theo Hồ Xuân Tùng và cộng sự [4], gà Móng (hình 3) trống có màu lông nâu   đỏ, đỏ tía; con mái có lông màu đất thó, màu bạc. Cả gà trống và gà mái đều có mào   nụ, chân vàng, mỏ vàng, thân hình chắc chắn. Giai đoạn từ 9 đến 20 tuần tuổi tỷ lệ  nuôi sống của gà Móng con trống đạt 94%, con mái đạt 98%. Tuổi thành thục sinh  dục trung bình của gà Móng là 161 ngày, sản lượng trứng/mái/năm đạt 83.6 quả.   Khối lượng trứng bình quân của gà Móng lúc 38 tuần tuổi là 48 gam. Tỷ lệ trứng có   phôi khá cao, đạt 87.2%; tỷ lệ nở/trứng có phôi khá thấp, đạt 82.1%. ­ 16 ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0