Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương của dự án thủy điện Nam Theun 2, Lào
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương từ dự án thủy điện Nam Theun 2, từ đó đề xuất các kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức thực hiện dự án thủy điện nhằm đạt được mục tiêu sinh kế bền vững cho người dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương của dự án thủy điện Nam Theun 2, Lào
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHOUKHAO INPHIDAN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TỚI SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NAM THEUN 2, LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHOUKHAO INPHIDAN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TỚI SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NAM THEUN 2, LÀO Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Lưu Đức Hải Hà Nội - Năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ Quý Thầy, Cô và sự động viên của các anh, chị, em, bạn bè trong thời gian qua. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Lưu Đức Hải, công tác tại Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô công tác trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên thực hiện Phoukhao INPHIDAN
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 1 MỤC LỤC.................................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 4 DANH MỤC HÌNH................................................................................................... 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 7 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 5 1.1. Tình hình phát triển thủy điện tại nước CHDCND Lào ...................................... 5 1.1.1. Tiềm năng phát triển thủy điện .............................................................. 5 1.1.2. Lợi ích kinh tế của việc phát triển thủy điện ......................................... 6 1.1.3. Tác động tiêu cực của việc phát triển thủy điện .................................... 8 1.2. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khammouan-nơi đặt dự án thủy điện Nam Theun 2............................................................................................................... 9 1.2.1. Dân số .................................................................................................. 10 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 10 1.3. Mô tả sơ lược dự án thủy điện Nam Theun 2 .................................................... 15 1.4. Tổng quan về sinh kế bền vững ......................................................................... 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 24 2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 24 2.3. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 24 2.4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 25 2.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu ................................................ 25 2.4.2. Phương pháp điều tra ........................................................................... 25 2.4.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 27 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 27 2.4.5. Phương pháp đánh giá và dự báo tác động .......................................... 27 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 28 3.1. Thực trạng sinh kế của người dân trong khu vực hoạt động dự án Nam Theun 2................................................................................................................................. 28
- 3.1.1. Vốn nhân lực ........................................................................................ 28 3.1.2. Vốn tài chính ........................................................................................ 32 3.1.3. Vốn tự nhiên ........................................................................................ 35 3.1.4. Vốn vật chất ......................................................................................... 38 3.1.5. Vốn xã hội ............................................................................................ 42 3.2. Tác động của dự án thủy điện đến sinh kế của người dân trong khu vực hoạt động dự án Nam Theun 2 ................................................................................................... 44 3.2.1. Vốn nhân lực ........................................................................................ 44 3.2.2. Vốn tài chính ........................................................................................ 47 3.2.3. Vốn tự nhiên ........................................................................................ 50 3.2.4. Vốn vật chất ......................................................................................... 58 3.2.5. Vốn xã hội ............................................................................................ 61 3.3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân ............ 65 3.3.1. Giải pháp về nhân lực .......................................................................... 66 3.3.2 Giải pháp về tài chính ........................................................................... 67 3.3.3. Giải pháp liên quan đến vốn tự nhiên .................................................. 68 3.3.4. Giải pháp liên quan đến vốn vật chất................................................... 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê dân số các huyện trên địa bàn tỉnh Khammouan ........................ 10 Bảng 2: Tổng sản lượng các loại cây trồng tại tỉnh Khammounan .......................... 11 Bảng 3: Số lượng học sinh và các trường tại tỉnh Khammounan ............................. 14 Bảng 4: Quy mô hộ gia đình, giới tính và tuổi ở vùng nghiên cứu .......................... 28 Bảng 5: Trình độ học vấn của người dân ở vùng nghiên cứu(%) ............................. 29 Bảng 6: Tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn theo giới tính (%) ................................. 30 Bảng 7: Cơ cấu ghề nghiệp của người dân vùng nghiên cứu. .................................. 31 Bảng 8: Thu nhập trung bình hàng năm (%) ............................................................ 34 Bảng 9: Cách tích lũy tiền của người dân địa phương (%)....................................... 35 Bảng 10: Nguồn nước dùng của người dân khu vực nghiên cứu (%) ...................... 36 Bảng 11: Kết quả điều tra việc sử dụng đất đai của người dân vùng nghiên cứu .... 37 Bảng 12: Các tài sản cộng đồng ở các làng vùng nghiên cứu .................................. 39 Bảng 13: Loại nhà ở của người dân vùng nghiên cứu (%) ....................................... 40 Bảng 14: Các tài sản hộ gia đình phục vụ sản xuất, sinh hoạt (%) ........................... 41 Bảng 15: Các nguồn năng lượng được sử dụng trong khu vực nghiên cứu (%) ...... 42 Bảng 16: Việc tham gia các hoạt động trong xã hội của người dân (%) .................. 43 Bảng 17: Hình thức hợp tác của người dân với người hàng xóm (%) ...................... 43 Bảng 18: Kết quả việc làm của các thành viên trong gia đình từ dự án NT 2 .......... 49 Bảng 19: Khoảng cách đến nguồn thực phẩm, thuận lợi và khó khăn của người dân vùng nghiên cứu ........................................................................................................ 51 Bảng 20: Khoảng cách đến nguồn nước của người dân vùng nghiên cứu ............... 53
- DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tiêu thụ điện năng các khu vực tại Lào ......................................................... 2 Hình 2: Vị trí xây dựng đập thủy điện Nam Theun 2 ............................................... 16 Hình 3: Sơ đồ hoạt động thủy điện Nam Theun 2 .................................................... 17 Hình 4: Nhà máy điện Nam Theun 2 ........................................................................ 18 Hình 5: Khung phân tích sinh kế bền vững .............................................................. 22 Hình 6: Bản đồ khu vực dự án .................................................................................. 24 Hình 7: Hình ảnh tiến hành điều tra tại làng Tha lang .............................................. 26 Hình 8: Hình ảnh tiến hành điều tra tại làng Phon phun peak .................................. 26 Hình 9: Cơ cấu nghề nghiệp của người dân trước và sau khi có dự án .................... 32 Hình 10: Số lượng nguồn thu nhập hộ gia đình của người dân vùng nghiên cứu .... 33 Hình 11: Nguồn thu nhập hộ gia đình của người dân vùng nghiên cứu ................... 33 Hình 12: Mức độ thân thiết trong mối quan hệ với người hàng xóm ....................... 44 Hình 13: Ý kiến của người dân về tác động của dự án Nam Theun 2 đến việc tiếp cận giáo dục .............................................................................................................. 45 Hình 14: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến sức khỏe .................................................................................................................... 47 Hình 15: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến việc làm ..................................................................................................................... 48 Hình 16: Sự thay đổi thu nhập hộ gia đình của người dân ởvùng nghiên cứu ......... 50 Hình 17: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến việc tiếp cận thực phẩm ............................................................................................ 52 Hình 18: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến chất lượng nước ........................................................................................................ 55 Hình 19: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến tài nguyên rừng ......................................................................................................... 56 Hình 20: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến động thực vật ............................................................................................................. 57 Hình 21: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến nguồn lợi thủy sản ..................................................................................................... 58
- Hình 22: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến đường giao thông ...................................................................................................... 59 Hình 23: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến việc phát triển thủy lợi .............................................................................................. 60 Hình 24: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến việc phát triển cộng đồng .......................................................................................... 61 Hình 25: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến việc nâng cao cuộc sống ........................................................................................... 62 Hình 26: Ý kiến của người dân về sự thay đổi văn hóa xã hội nói chung ................ 63 Hình 27: Ý kiến của người dân về tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 đến hoạt động văn hóa xã hội .......................................................................................... 64
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân DFID Bộ phát triển quốc tế Anh EDL Công ty điện quốc gia Lào FSL Mực nước dâng cao nhất IPP Nhà máy điện độc lập MOL Mực nước tối thiểu NT2 Nam Theun 2 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc WB Ngân hàng thế giới WCD Ủy ban đập thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang đối mặt với một thách thức lớn để cung cấp năng lượng cho dân số ngày càng tăng mà không ảnh hưởng đến môi trường. Gia tăng dân số, lối sống hiện đại và mở rộng công nghiệp là một số yếu tố làm tăng nhu cầu điện toàn cầu (Altinbilek 2002; Kaldellis 2008; King, Bird & Haas 2007; Yüksel 2009) Thủy điện là một trong các lựa chọn để đáp ứng thách thức này. Thủy điện là nguồn năng lượng rẻ và sạch hơn nguồn năng lượng khác (Jusi 2010), dẫn đến sự bùng nổ lớn trong phát triển thủy điện trên toàn cầu những năm gần đây. Tổng công suất lắp đặt đã tăng 39% từ năm 2005 đến năm 2015, với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 4% trên năm. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo hàng đầu cho sản xuất điện toàn cầu. Năm 2016, năng lượng tái tạo bao gồm 30% công suất phát điện của thế giới - đủ để cung cấp 24.5% điện năng toàn cầu, trong đó thủy điện cung cấp khoảng 16.6%. Xây dựng đập thủy điện đã được coi là một phần quan trọng để đáp ứng nhu cầu về nước và năng lượng và là một chiến lược đầu tư dài hạn. ngoài ra, còn có nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực như: phát triển khu vực, tạo việc làm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi và giải trí. Có nhiều quan điểm trong việc phát triển các đập lớn. Một mặt, thủy điện là năng lượng thay thế sạch và được đánh giá là một phần quan trọng cho việc bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (McCully 1996), nhưng mặt khác con đập có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sinh kế của người dân địa phương vùng đặt dự án (WCD 2000). Tuy nhiên, việc xây dựng các đập lớn trong thế kỷ qua đã tăng lên đáng kể. Năm 1949, khoảng 5,000 đập được xây dựng trên khắp thế giới, ba phần tư của tất cả các đập này được xây dựng ở các nước phát triển. Đến cuối thế kỷ 20, có hơn 45,000 đập lớn được xây dựng tại hơn 140 quốc gia (WCD 2000). Hiện tại, hơn một phần ba các đập thủy điện mới đã được vận hành tại Trung Quốc. Từ Trung Quốc, các quốc gia có tiềm năng lớn nhất trong năm 2016 là: Brazil, Ecuador, Ethiopia, Việt Nam, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Lào, Malaysia và Ấn Độ. 1
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là một quốc gia không giáp biển được bao quanh bởi những ngọn núi, nằm ở Đông Nam Á. Có biên giới với Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Lào có một mạng lưới các con sông lớn có chiều dài từ 90 km trở lên bắt nguồn từ vùng núi, đặc biệt là từ dãy núi phía tây của đất nước, gần như tất cả những con sông trong nước đều là nhánh của sông Mê Công. Với nguồn tài nguyên nước dồi dào, Lào trở thành quốc gia phát triển thủy điện với tiềm năng xây dựng hơn 70 đập thủy điện và có tổng công suất lắp đặt khoảng 28,000 MW. Nhu cầu tiêu thụ điện năng trong nước đã tăng lên do sự tăng trưởng kinh tế liên tục và tiến bộ trong phát triển khu công nghiệp và đô thị. Năm 2016, tổng mức tiêu thụ điện trong nước là 4,660,108.88 mwh/năm, tăng 62.13% so với năm 2012, trong đó khu vực công nghiệp chiếm 41.12%, khu dân cư chiếm 37.23% (Công ty Điện Quốc gia Lào 2017). Việc tiêu thụ điện năng của các khu vực trong Lào được thể hiện trong Hình 1. Hình 1: Tiêu thụ điện năng các khu vực tại Lào Để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước ngày càng tăng và để xuất khẩu thủy điện ra nước ngoài, Chính phủ Lào đã ban hành các chính sách để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào năng lượng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy điện. Hiện tại, Lào đã xây dựng 17 nhà máy thủy điện quy mô lớn có thể sản xuất điện lên tới 3,300 MW. Ngoài ra, còn có 40-50 dự án thủy điện đang được xây dựng (Thoummavongsa & Bounsou 2013; Boer et al. 2015). 2
- Tại CHDCND Lào, ngành phát triển thủy điện là một động lực quan trọng để đạt được Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sản xuất và xuất khẩu thủy điện có thể tạo thu nhập cho đất nước thông qua thuế và cổ tức như: trong giai đoạn 2005-2008, chính phủ Lào đã nhận được 190 triệu đô la từ các dự án thủy điện (MacGeorge et al. 2010). Doanh thu từ các dự án thủy điện có thể được sử dụng để tài trợ cho các mục tiêu phát triển xã hội của đất nước như: cải thiện giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Phomsoupha 2009; Tshering & Tamang 2004). Ngoài ra, qúa trình xây dựng và vận hành dự án thủy điện còn tạo cơ hội việc làm cho người dân trong khu vực xung quanh dự án (NLPC 2007; NTPC 2004). Dự án thủy điện Nam theun 2 (NT2) được xây dựng ở trung tâm của nước CHDCND Lào, ở tỉnh Khammoune. NT2 có khả năng tạo ra 1,080 MW điện bằng cách chuyển nước từ hồ chứa Nakai qua một đường hầm dài đến nhà máy nằm ở cao nguyên Nakai gần huyện Gnommalat. NT2 là dự án thủy điện lớn nhất trong nước Lào được Ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển châu á (ADB) tài trợ, doanh thu từ dự án NT2 sẽ đóng góp đáng kể để giúp chính phủ Lào đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội và WB cũng cho rằng dự án NT2 là một mô hình thành công cho việc phát triển thủy điện trong tương lai, không chỉ ở Lào, mà còn trong khu vực nữa. Mặc dù các dự án thủy điện quy mô lớn sẽ có nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng việc xây dựng và vận hành các dự án thủy điện cũng có nhiều tác động tiêu cực đến người dân và cộng đồng địa phương ở nơi đặt dự án, ví dụ như: ảnh hưởng đến hệ sinh thái dòng sông, mất đất canh tác và đất ở. Trong nhiều trường hợp, người dân phải di chuyển từ nơi ở cũ, không được khai thác các nguồn tài nguyên, làm thay đổi sinh kế của người dân. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của dự án thủy điện thường được các nhà ra quyết định xem xét là chấp nhận được khi so với lợi ích kinh tế mà các dự án này mang lại. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu về tác động của việc xây dựng đập thủy điện, nhưng kết qủa của từng nơi lại khác nhau do điều kiện môi trường, thực trạng sinh kế của người dân và các thành phần của từng dự án khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu 3
- thực trạng sinh kế của người dân để điều tra tác động thực sự của dự án thủy điện Nam Theun 2 tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương. Các kết quả từ nghiên cứu này sẽ có lợi cho nhiều lĩnh vực bao gồm cả các cơ quan nhà nước, các nhà phát triển thủy điện, các cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Kết qua từ nghiên cứu này sẽ nâng cao hiệu quả của việc quản lý các dự án đầu tư trong tương lai ở Lào, đặc biệt là các dự án thủy điện. Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương của dự án thủy điện Nam Theun 2, Lào” cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư địa phương từ dự án thủy điện Nam Theun 2, từ đó đề xuất các kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức thực hiện dự án thủy điện nhằm đạt được mục tiêu sinh kế bền vững cho người dân. 3. Nội dung nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Điều tra thực trạng sinh kế của người dân trong khu vực hoạt động dự án Nam Theun 2 - Xác định tác động của dự án thủy điện đến sinh kế của người dân trong khu vực hoạt động dự án Nam Theun 2 - Đưa ra các phương hướng và giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Nam Theun 2 4
- Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình phát triển thủy điện tại nước CHDCND Lào 1.1.1. Tiềm năng phát triển thủy điện CHDCND Lào là một quốc gia không giáp biển ở Đông Nam Á, có biên giới với Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Dân số khoảng 6.5 triệu người và tổng diện tích 236,800 km2, Lào có mật độ dân số thấp nhất ở châu Á. Phần lớn người dân Lào sống ở khu vực nông thôn và sinh kế của họ phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Lào được đánh giá là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á do sự phát triển kinh tế và con người thấp (Rigg 2007). Khoảng 70% dân số của Lào sống với ít hơn 2 USD/ngày (UNDP 2007). Mặc dù mức độ nghèo đói ở Lào đã giảm nhiều kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986, nhưng vẫn tồn tại ở các khu vực ngoại vi (Andriesse & Phommalath 2012). Để cải thiện đời sống của người dân và phát triển đất nước, Chính phủ Lào nhờ cậy sự phong phú của tài nguyên trong nước như tài nguyên rừng, khoáng sản, đất ngập nước và đa dạng sinh học. Đặc biệt, việc phát triển tài nguyên nước để sản xuất và xuất khẩu thủy điện là một động lực quan trọng để đạt được Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế (Jusi 2010). Thủy điện Lào có thể chia nhóm thành hai loại: các dự án thủy điện để sản xuất năng lượng cho thị trường nội địa và xuất khẩu (Virtanen 2006). Các dự án thủy điện để sản xuất năng lượng cho thị trường nội địa thuộc sở hữu của Công ty Điện Quốc gia Lào (Electricite du Laos “EDL”) và có công suất phát điện lên tới 100 MW. Các dự án thủy điện để xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi IPP, bao gồm các nhà đầu tư tư nhân, các công ty và tổ chức nước ngoài. Các dự án thủy điện để xuất khẩu sẽ có quy mô lớn và công suất phát điện hơn 100 MW (Pholsena & Phonekeo 2004). CHDCND Lào là một quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các công trình thủy điện vì sự phong phú của tài nguyên nước và địa hình phù hợp cho việc phát triển các công trình thủy điện nằm ở trung tâm lưu vực sông Mê Công. Sông Mê Công là con sông dài thứ 12 và lớn thứ 8 trên thế giới (Snidvongs et al. 2003). Bắt nguồn từ dãy núi Himalaya ở Tây Tạng. Có chiều dài khoảng 4,300 km và có lưu lượng trung bình 15,000 m3/giây. Sông Mê Công chảy qua Lào 1,900 km từ bắc đến 5
- nam với 919 km là biên giới giữa Lào và Thái Lan (Barney 2012; Bộ kế hoạch và đầu tư 2012). Hầu như tất cả của hệ thống sông phong phú và có tiềm năng để xây dựng đập thủy điện ở Lào đều là nhánh của sông Mê Công. Lào có tiềm năng sản xuất thủy điện khoảng 30,653 MW. Hiện tại, Lào đã xây dựng 17 nhà máy thủy điện quy mô lớn có thể sản xuất điện lên tới 3,300 MW vàcòn có 40-50 dự án thủy điện đang được xây dựng (Boer et al. 2015). Ngoài ra, Lào là quốc gia đầu tiên đã bắt đầu xây dựng đập thủy điển trên hạ nguồn dòng chính sông Mê Công. Xayaburi là đập thủy điển đầu tiên trong tổng số 12 sẽ được xây dựng trên hạ nguồn dòng chính của sông Mê Công. Trong khi Lào đang cố gắng biến đất nước trở thành "nguồn năng lượng của châu Á", ngành năng lượng của lào cũng đang được quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngòai. Do nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng của các nước láng giềng như: Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đã kích thích sự tăng trưởng của ngành năng lượng của Lào, Chính phủ Lào đã ký kết hợp tác trong việc sản xuất điện để xuất khẩu cho Thái Lan 7,000 MW, Việt Nam 5,000 MW và Campuchia 1,500 MW (Phomsoupha 2009; Porter & Shivakumar 2011; Watcharejyothin & Shrestha 2009). 1.1.2. Lợi ích kinh tế của việc phát triển thủy điện Thủy điện là một nguồn năng lượng rẻ, có thể tái tạo và sạch hơn các nguồn năng lượng khác như nhiên liệu hóa thạch hay năng lượng nguyên tử. Năm 2011, thủy điện đóng góp 19% tổng lượng cung cấp điện toàn cầu (IEA 2013). Lào là một trong số ít các quốc gia ở Đông Nam Á có thu nhập thấp, nguồn nhân lực thấp và thiếu đa dạng hóa về các ngành kinh tế. Dân cư tại Lào sống hầu hết ở các vùng nông thôn và hai phần ba sống với thu nhập ít hơn 2 USD/ngày (UNDP 2007). Năm 2003, Chính phủ Lào thông qua Chiến lược xóa nghèo và phát triển quốc gia nhằm loại bỏ sự nghèo đói bằng cách phát triển kinh tế theo hướng phù hợp và cân bằng (CHDCND Lào 2003). Với các điều kiện thuận lợi về thủy văn, địa hình phù hợp cho việc xây dựng đập thủy điện và khả năng thương mại hóa điện với các đối tác là Trung Quốc và Thái Lan; thủy điện được xem như một ý tưởng đưa đến con đường phát triển kinh tế nhanh chóng cho Lào (Pholsena& Phonekeo 2004; Phomsoupha 2009). Từ đó, thủy điện 6
- được khuyến khích khai thác với ý nghĩa giúp Chính phủ Lào có thể xóa nghèo với doanh thu tăng đáng kể giúp sử dụng cho các mục tiêu xã hội. Có xấp xỉ 100 vị trí khai thác thủy điện có tiềm năng kinh tế ở Lào dọc theo sông Mê Công và phụ lưu của sông Mê Công, tổng sản lượng điện tạo ra là 26,000 MWt (Phomsoupha 2009; Sadettanh 2004; Susanto & Stamp 2012). Tính đến năm 2015, có 17 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 3,000 MWt được khai thác ở hạ lưu (Bộ năng lượng và mỏ 2016). Hơn 60 dự án thủy điện đã được quy hoạch hoặc đang trong quá trình xây dựng, gồm 9 dự án trên dòng chính sông Mê Công (Grumbine & Xu 2011). Thủy điện là nguồn cung cấp điện chính trong nước và là nguồn cung có thể mở rộng hơn. Có 99% tổng lượng điện lắp đặt là thủy điện, còn lại là từ diesel (pholsena & phonekeo 2004). Từ năm 1970, dự án thủy điện lớn tầm cỡ quốc gia là Nam Ngum 1, đã sản xuất điện và bán cho Thái Lan; trong 25 năm đầu tiên kể từ khi vận hành dự án này, Chính phủ Lào đã nhận được hơn 2 tỷ USD từ thuế và phí bản quyền. Kể từ đó, nhiều đập thủy điện cỡ lớn được xây dựng với mục đích xuất khẩu điện cho các nước láng giềng của Lào. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, Chính phủ Lào nhận được tổng cộng 190 triệu USD từ các dự án thủy điện (MacGeorge et al. 2010). Số tiền này tương đương khoảng 3% GDP của Lào (5.4 tỷ USD). Từ đó, việc sản xuất và xuất khẩu thủy điện gắn liền chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của Lào (Jusi 2010; Pholsena & Phonekeo 2004; Phomsoupha 2009; Smits & Bush 2010), doanh thu mà Chính phủ Lào nhận được từ việc xuất khẩu năng lượng đã tăng từ 17 triệu đô la năm 2009 lên 100 triệu đô la vào năm 2012 và GDP của Lào đã tăng từ 5.8 tỷ đô la năm 2009 lên 9.1 tỷ đô la vào năm 2012, với xuất khẩu thủy điện là nguồn thu nhập lớn đứng thứ 3 (MacGeorge et al. 2010). Nguồn thu từ thủy điện có thể được sử dụng cho các hoạt động phát triển xã hội của đất nước như là cải thiện giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các dự án thủy điện cũng tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động địa phương trong suốt quá trình xây dựng và vận hành. Khi các dự án thủy điện này được xây dựng sẽ kéo theo sự phát triển chung, nguồn thu nhập tăng lên giúp các thế hệ người dân phát triển, sự đầu tư của nước ngoài cũng tăng lên (CHDCND Lào 2006). 7
- Các công trình thủy điện thông thường có hiệu quả cao và tuổi thọ lên đến 100 năm hoặc nhiều hơn, các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp so với các nhà máy sản xuất điện không phải thủy điện. Vì vậy, xét trên góc độ lâu dài, thủy điện có chi phí rẻ, từ đó thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế của đất nước. Các ngành chính phát triển kinh tế Lào bao gồm: khai thác khoáng sản; chế biến nông nghiệp, xây dựng, hàng may mặc, xi măng, du lịch… tất cả đều phải sử dụng đến điện. 1.1.3. Tác động tiêu cực của việc phát triển thủy điện Trong khi việc xây dựng các đập thủy điện lớn đang được cân nhắc trọng điểm để phát triển kinh tế đất nước; các chuyên gia độc lập, các nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ lo lắng về mối quan ngại của tác động xã hội và môi trường của việc xây đập thủy điện đến người dân địa phương. Bao gồm các tác động đến hệ sinh thái sông và nguồn sinh kế của hàng triệu người dân địa phương. Có thể chia dân địa phương chịu ảnh hưởng bởi dự án thủy điện thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người phải di chuyển nơi sống, cơ sở hạ tầng của họ hoặc nguồn sinh kế của họ; nhóm thứ hai gồm những hộ dân sống ở phía hạ nguồn của đập thủy điện. Họ có thể vẫn còn nhà những sinh kế đã bị tác động, thay đổi môi trường và xã hội (Amphone Sivongxay 2015). 1.1.3.1. Tác động tiêu cực về xã hội Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ trong các đập thủy điện tương đối phức tạp, ảnh hưởng đến nhu cầu tưới tiêu. Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối do mức bổ sung nước không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nước bổ sung tối thiểu không đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất của nhà máy. Việc xây dựng thủy điện, đặc biệt là những thủy điện lớn thường phải di dời một số lượng lớn những người dân sống trong khu vực thuộc lòng hồ thủy điện. Việc tái định cư cho những cộng đồng này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy không tốt đối với sinh kế, việc làm và đời sống sinh hoạt của người dân tái định cư. Tái định cư là một trong những vấn đề phức tạp và có ảnh hưởng lâu dài tới những hộ dân thuộc diện di dời, nhường đất cho việc xây dựng các thủy điện. 8
- Sinh kế của người dân sau khi tái định cư gặp nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề như chưa có đất sản xuất, đất sản xuất được giao nhưng không thể canh tác được. 1.1.3.2. Tác động tiêu cực tới môi trường Hệ sinh thái ở sông Mê Công được mệnh danh là “Amazon của Châu Á” vì sự đa dạng sinh học (ABC 2010). Với 1,200 loài sông Mê Công xếp thứ 2 trên thế giời về sự đa dạng các loài cá, nhờ đó những ngư dân đánh bắt cá với sản lượng chiếm khoảng 22% (2.1 triệu tấn) tổng sản lượng toàn cầu (Hortle 2007; Pech 2013). Tổng giá trị kinh tế từ đánh bắt cá khoảng 6 đến 9 tỷ USD/năm (Dugan 2008). Tại Lào, cá đánh bắt tự nhiên là nguồn protein quan trọng cho nhiều cộng đồng, đặc biệt là người dân nghèo vùng nông thôn, cá là nguồn thứ ăn rất tốt giàu dinh dưỡng. Hầu hết những người dân sông ở ven sông, việc bắt cá trở thành sinh kế truyền thống vừa cung cấp thức ăn và cả thu nhập. Tại vùng nông thôn của Lào, khoảng 24.5 kg cá nước ngọt được tiêu thụ trên 1 người trong 1 năm. Khi các đập thủy điện xây dựng, ngư dân mất dần nguồn sinh kế của họ, đồng thời ảnh hưởng đến lượng cá được tiêu thụ, chế độ dinh dưỡng của người dân ảnh hưởng. Người dân ở vùng nông thôn bị giảm giá trị dinh dưỡng thấp hơn tiêu chuẩn. 1.2. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khammouan-nơi đặt dự án thủy điện Nam Theun 2 Tỉnh Khammouan có 10 huyện và tổng diện tích 16,315 km2, hầu hết là địa hình rừng mọc trên các dãy núi. Tỉnh có biên giới với tỉnh Bolikhamxay ở phía Bắc và phía Tây Bắc, Việt Nam ở phía đông, tỉnh Savannakhet về phía nam và Thái Lan về phía tây. Nhiều suối chảy qua tỉnh rồi đổ ra sông Mê Công. Các khu rừng rộng lớn thuộc khu bảo tồn đa dạng sinh học Nakai-Nam Theun là những khu trữ nước quan trọng của các nhánh sông Mê Công cũng như hình thành hồ dự trữ cho Nam Theun 2, công trình thủy điện lớn nhất tại Lào. Sông Xe Bang Fai, Nam Hinboun và sông Nam Theun là những con sông chính của tỉnh. Tỉnh Khammouan có thể chia thành 3 vùng chính như: Vùng núi chiếm 35% diện tích tỉnh, vùng cao nguyên chiếm 20% diện tích tỉnh và vùng đông bằng chiếm 45% diện tích tỉnh. 9
- 1.2.1. Dân số Tỉnh Khammouan có tổng gia đình là 74,182 gia đình với dân số 394,931 người, trong đó phụ nữ 199,384 người và tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 2.2% trên năm, mật độ trung bình 23 người/km2. Dân số sống ở vùng nông thôn chiếm 79% tổng dân số. Tỉnh Khammouan có 3 dân tộc chính là: Lao Lùm 69%, Ma Kong 13%, Phù Thai 12% và các dân tộc khác 6%. Bảng 1: Thống kê dân số các huyện trên địa bàn tỉnh Khammouan TT Huyện Số lượng gia Dân số đình Tổng Nam Nữ 1 Thakheak 17,153 91,771 45,254 46,517 2 Mahaxay 7,031 35,784 17,715 18,069 3 Nongbok 8,881 49,229 24,124 25,105 4 Hinboun 9,430 51,252 25,752 25,500 5 Gnommalat 6,682 32,681 16,162 16,519 6 Bualapha 5,900 31,681 15,500 16,181 7 Nakai 4,826 21,731 9,311 12,420 8 Xebangfai 5,361 29,692 14,648 15,044 9 Xaybuathong 4,599 25,586 12,787 12,799 10 Khounkham 4,337 22,582 11,422 11,160 Tổng 74,182 394,931 195,547 199,384 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tưtỉnh Khammouan, 2015) 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển dịch đáng kể và đúng hướng chung của tỉnh, sự tăng trưởng kinh tế ở mức 12%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 5,413.32 tỷ kip, thu nhập trung bình là 1,857/người/ năm. Trong đó: - Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 24% - Ngành công nghiệp chiếm 40.6%. - Ngành dịch vụ chiếm 35.4% 10
- a. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp * Trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh. Tỉnh Khammouan có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 300,000 ha, hiện đã có khoảng 117,018 ha đưa vào sử dụng và các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh là lúa. Ngoài trồng lúa, thổ nhưỡng của tỉnh phù hợp với một số loài cây như: ngô ngọt, khoai môn, sắn, mía, thuốc lá và rau. Bảng 2: Tổng sản lượng các loại cây trồng tại tỉnh Khammounan TT Loài cây trồng Tổng sản lượng (tấn) 1 Lúa 328,620 2 Ngô ngọt 8,791 3 Khoai môn 2,071 4 Sắn 28,502 5 Mía 5,883 6 Thuốc lá 3,458 7 Rau 17,038 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khammouan, 2015) * Chăn nuôi Trong tỉnh, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, cừu, dê, lợn) đều chủ yếu phát triển theo hộ gia đình, chưa có các trang trại chăn nuôi lớn. Số lượng đàn gia súc nhìn chung tăng dần qua các năm. - Đàn bò của tỉnh năm 2011 có 94,447 con, năm 2014 đạt 105,314 con, tăng 11.5%. - Đàn trâu tăng 9.17% trong vòng 4 năm 2011 có 61,707 con năm 2014 là 67,368 con. - Đàn lợn năm 2011 có 44,685 con đến năm 2014 tăng đến 66,289 con, tăng 48.34% - Đàn dê năm 2011 có 39,372 con, năm 2014 là 46,360 con, tăng 17.74%. - Đàn gia gầm năm 2011 có 507,372 đến năm 2014 tăng 550,853, tăng 8.56% 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn