Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
lượt xem 39
download
Luận văn nhằm đánh giá công nghệ xử lý nước thải đã và đang áp dụng tại một số làng nghề chế biến bún ở Việt Nam dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho công nghệ được khuyến cáo để hoàn thiện và áp dụng cho các làng nghề chế biến bún khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRẦN THỊ HỒNG GẤM ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN BÚN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ Khoa học “Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Cô GS.TS Đặng Kim Chi – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong Luận văn là do tôi điều tra, trích dẫn, tính toán và đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong Luận văn này Hà Nội, ngày tháng năm 2013 H ỌC VIÊN Tr ần Th ị H ồng G ấm ii Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 iii Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đặng Kim Chi, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này, người luôn quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Công nghệ Môi trường trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng như những sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong 2 năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Môi trường, Phòng Thí nghiệm Tổng hợp Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi sự biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm Luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 H ỌC VIÊN Tr ần Th ị H ồng G ấm iv Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 MỤC LỤC Bảng 1.4: Các thông số ô nhiễm trong nước thải làng bún Phú Đô........................................................11 v Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân bố làng nghề CBLTTP trên cả nước...................................................4 Bảng 1.2. Nguyên liệu đầu vào, đầu ra để sản xuất được 1 tạ bún ............................8 Bảng 1.3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải một số làng nghề bún...........9 Bảng 1.4: Các thông số ô nhiễm làng bún Phú Đô...................................................10 Bang 1.5. Đăc tr ̉ ̣ ưng cua n ̉ ươc thai san xuât bun t ́ ̉ ̉ ́ ́ ại hệ thống cống chung cuối làng Phú Đô.......................................................................................................................11 Bảng 1.6: Đặc điểm thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu làng bún Khắc Niệm............12 Bảng 3.1 : Bảng lượng hóa đánh giá công nghệ theo tiêu chí tối đa.........................41 Bảng 3.2 : Tình hình chế biến bún tại Khắc Niệm....................................................44 Bảng 3.3 : Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng bún Khắc Niệm.................46 Bảng 3.4. Thông số của các hạng mục chính trong sơ đồ xử lý như sau..................48 Bảng 3.5. Chi phí cho khu xử lý............................................................................... 49 vi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 Bảng 3.6: Kinh phí vận hành bảo dưỡng công trình xử lý nước thải làng bún xã Khắc Niệm ................................................................................................................5 0 Bảng 3.7 : Kết quả phân tích nước thải qua từng công đoạn xử lý...........................50 Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề bún Khắc Niệm T5 2013...........................................................................................................................5 1 Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề bún Khắc Niệm T6 2013...........................................................................................................................5 1 Bảng 3.10. Bảng điểm đánh giá thử nghiệm công nghệ xử lý nước thải của làng nghề CB bún Khắc Niệm..........................................................................................5 4 Bảng 3.11. : Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng bún Phú Đô....................6 0 Bảng 3.12: Chi phí xây dựng cho khu xử lý nước thải bún Phú Đô (năm 1995)......6 1 Bảng 3.13: Chi phí vận hành, bảo dưỡng cho khu xử lý nước thải bún PĐ (1995)..6 1 Bảng 3.14: Quy đổi chi phí xây dựng theo chỉ số giá tiêu dùng năm 2011..............6 2 Bảng 3.15: Quy đổi chi phí vận hành theo chỉ số giá tiêu dùng năm 2011...............6 2 Bảng 3.16: Kết quả chất lượng nước thải làng nghề chế biến bún Phú Đô năm 1996...........................................................................................................................6 2 vii Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 Bảng 3.17. Bảng điểm đánh giá thử nghiệm công nghệ xử lý nước thải của làng nghề CB bún Phú Đô.................................................................................................6 4 Bảng 3.18: Bảng tóm tắt đánh giá bằng điểm theo tiêu chí chính............................ 67 Bảng 3.19: Hiệu quả xử lý nước thải làng bún Khắc Niệm qua từng công đoạn.....7 1 viii Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực.....................................4 Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ chế biến bún công nghệ cải tiến......................................8 Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng kỹ thuật bùn hoạt tính ....................16 Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ứng dụng bể UASB.................................17 Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt....18 Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ứng dụng bể ABR...................................20 Hình 1. 7 . Các module c ủa DEWATS .......................................................................2 2 Hình 1. 8 . Ý nghĩa c ủa hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải ......................2 4 Hình 3.1: Quy trình sản xuất bún làng nghề bún Khắc Niệm – Bắc Ninh ................4 5 Hình 3. 2 ơ đồ công nghệ xử lý nước thải áp dụng tại làng nghề bún Khắc S Niệm .. 47 Hình 3. 3 Quy trình s ản xuất bún tại làng bún Phú Đô . .............................................58 Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải áp dụng tại làng bún Phú Đô.................60 ix Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD5 Biochemical Oxygen Nhu cầu oxy sinh hóa (mg/l) Demand Bộ TN&MT, Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ KH&CN Bộ Khoa học và công nghệ BF Baffle Reactor bể phản ứng kị khí có các vách ngăn CBLTTP Chế biến lương thực thực phẩm COD Chemical Oxygen Nhu cầu oxy hóa học (mg/l) Demand CPI: chỉ số giá người tiêu dùng CB Chế biến CTR Chất thải rắn DEWATS Decentralized Wastewater Treatment System ETV Environment Đánh giá công nghệ Môi trường technology Validation KLN Kim loại nặng NĐCP Nghị định – Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam TP Thành phố TCCP Tiêu chuẩn cho phép SS Suspended Solids Chất rắn lơ lửng (mg/l) UBND Ủy ban nhân dân Viện KH&CNMT Viện Khoa học và công nghệ môi trường VSV Vi sinh vật x Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp nặng, vừa và nhẹ thì các làng nghề nông thôn cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Vượt lên trên những nhu cầu nông nghiệp, các làng nghề điển hình ở đồng bằng sông Hồng đã sản xuất ra nhiều mặt hàng với chất lượng cao hơn, không chỉ có giá trị trong nước mà còn có thể sánh ngang với các mặt hàng thủ công trên thế giới. Hiện nay, cả nước có trên 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề trong đó làng nghề lương thực thực phẩm khoảng 11,9%. Hoạt động sản xuất trong các làng nghề đã và đang có nhiều đóng góp vào ổn định đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trong cả nước [21]. Với việc ban hành nghị định số 134/2004/NĐCP ngày 9/6/2004 về việc khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ thì tốc độ phát triển mở rộng của các làng nghề truyền thống diễn ra khá mạnh. Phần lớn các làng nghề chưa có quy hoạch hợp lý, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu dân cư, công nghệ lạc hậu và thiếu ổn định, đã và đang gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất cũng như tác động trực tiếp tới sức khỏe của dân cư tại làng nghề [24]. Đối với môi trường nước, nhóm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm là nhóm làng nghề đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nhóm làng nghề này sử dụng một lượng lớn nước cho quá trình chế biến và thải ra một lượng lớn chất hữu cơ (ví dụ tinh bột của quá trình chế biến bún, miến...). Do vậy, nước thải từ các làng nghề nói trên không những có lưu lượng lớn mà còn có nồng độ ô nhiễm khá cao (trong đó chủ yếu là chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng) [12]. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cũng như dự án xử lý chất thải cho các làng nghề chế biến lương thực thực 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 phẩm, sử dụng lại chất thải làm thức ăn gia súc, tận dụng khí gas cho sinh hoạt và và sử dụng các chế phẩm vi sinh trong công nghệ xử lý [19]. Tuy nhiên, các công trình này còn mang tính chất đơn lẻ, tách rời từng khâu mà chưa liên hoàn đồng bộ từ quy hoạch, xử lý đến sử dụng chất thải và quản lý tổng hợp nguồn thải. Một số giải pháp công nghệ được đề xuất quá phức tạp, giá thành xử lý cao, thiếu tính ổn định, bền vững nên ngay sau khi xây dựng, hệ thống đã không phát huy được tác dụng [20].Các chuyên gia nhận định rằng, hạn chế của công nghệ hiện hành và các hoạt động có liên quan như cơ chế chính sách hiện hành, vấn đề quản lý, kiểm soát, đầu tư và vận hành công nghệ... chính là các nguyên nhân then chốt, đang tạo ra các rào cản lớn đối với công tác QLMT nói chung và XLNT tập trung tại các làng nghề [6]. Làng nghề chế biến bún rất phát triển đại diện cho các vùng làng nghề chế biến lương thực thực phẩm về hình thức tổ chức sản xuất chế biến, sản xuất nông nghiệp. Công nghệ xử lý nước thải hiện có tại một số làng nghề đang từng bước đem lại hiệu quả nhất định, giảm bớt những vấn đề bức xúc về môi trường. Tuy nhiên, theo thời gian số hộ tham gia làm bún ngày một tăng, hệ thống thu gom nước thải chưa đồng bộ, nước thải không chỉ đơn thuần là của riêng làng nghề bún, dẫn đến lưu lượng nước thải tăng theo vượt quá công suất thiết kế của hệ thống xử lý, các quy trình quản lý, chế độ vận hành, bảo dưỡng chưa được thực hiện đúng kỹ thuật. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau khi xử lý [25]. Từ những bất cập trên, để góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư, hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường và đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải làng nghề bún, trong luận văn này học viên thực hiện đề tài: “Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý”. 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 2. Mục tiêu của Đề tài: Đánh giá công nghệ xử lý nước thải đã và đang áp dụng tại một số làng nghề chế biến bún ở Việt Nam dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho công nghệ được khuyến cáo để hoàn thiện và áp dụng cho các làng nghề chế biến bún khác 3. Nội dung nghiên cứu Xây dựng bộ tiêu chí phù hợp đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún Việt Nam. Khảo sát hiện trạng sản xuất bún, lưu lượng nước thải tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm và làng nghề chế biến bún Phú Đô. Khảo sát công nghệ, hiện trạng xử lý nước thải đã và đang áp dụng tại làng nghề chế biến bún Khắc NiệmBắc Ninh và làng nghề chế biến bún Phú ĐôMễ Trì Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải đã và đang áp dụng tại 2 làng nghề. Lựa chọn công nghệ có điểm lượng hóa cao và đủ điều kiện áp dụng. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của công nghệ được khuyến khích để cải thiện hiệu quả xử lý, nhân rộng cho những làng nghề chế biến bún khác 3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan làng nghề lương thực thực phẩm Việt Nam 1.1.1. Tình hình phát triển chung: Sự phát triển của làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề lương thực hực phẩm nói riêng đã thể hiện những cung bậc thăng trầm trong mỗi giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ những năm đổi mới đến nay, dưới tác động của những biến đổi to lớn về kinh tế chính trị xã hội ở trong nước. Hiện nay, cả nước có trên 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau. Hoạt động sản xuất trong các làng nghề đã và đang có nhiều đóng góp vào ổn định đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trong cả nước [21] . Sự phân bố và phát triển các làng nghề CBLTTP không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề CBLTTP ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề [7]. Hình 1.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực Bảng 1.1. Phân bố làng nghề CBLTTP trên cả nước [4] Số Số Số TT Tỉnh lượn TT Tỉnh lượn TT Tỉnh lượn g g g I Miền Bắc 145 II Miền Trung 42 III Miền Nam 10 1 TP Hà Nội 14 1 Thanh Hóa 19 1 TP Hồ Chí 3 4 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 Minh 2 Vĩnh Phúc 3 2 Nghệ An 2 2 Ninh Thuận 1 3 Hà Tây cũ 34 3 Hà Tĩnh 1 3 Bình Dương 1 4 Bắc Ninh 15 4 Quảng Trị 6 4 Đồng Nai 1 Hải Thừa Thiên 5 8 5 2 5 An Giang 1 Dương Huế 6 Hưng Yên 13 6 TP Đà Nẵng 4 6 Tiền Giang 1 7 Hà Nam 2 7 Quảng Nam 1 7 Bến Tre 2 8 Nam Định 21 8 Bình Định 5 9 Thái Bình 22 9 Khánh Hòa 2 10 Ninh Bình 11 11 Hà Giang 1 12 Hòa Bình 1 Tổng số (I+II+III)= 197 1.1.2. Tình hình ô nhiễm tại một số làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Làng nghề Việt Nam được cảnh báo với 100% mẫu nước thải có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề [4]. Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề Việt Nam", Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa 5 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”[18]. Vấn đề ô nhiễm nước: Ở Việt Nam, rất ít các làng nghề lương thực thực phẩm có hệ thống xử lý nước thải, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nưa la s ̃ ̀ ự vượt quá ́ ơi cac ham l TCCP đôi v ́ ́ ̀ ượng BOD, COD, SS, tổng Nito va coliform…[ ̀ 26] ở cả nươc măt va n ́ ̣ ̀ ươc ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ưa cac mâm bênh nguy ́ ngâm, lam chêt cac sinh vât thuy sinh va ch ́ ́ ̀ ̣ ̣ hai cho con ngươi.̀ Vấn đề ô nhiễm không khí: Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, CH4, NH3... Ngoài ra, các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm cũng sử dụng một lượng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than, củi) cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm (mạch nha, tráng miến, bún…) thải vào không khí các chất như CO, CO 2, SO2, NO2… Do khí thải được phát tán nên hầu hết các chỉ tiêu này tại các làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, song vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng lân cận [15]. Ô nhiễm chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu là các đầu vỏ nguyên liệu đầu vào như vỏ sắn, đầu thừa củ dong, .... và xỉ than 1.1.3. Một số thách thức chủ yếu đối với các làng nghề LTTP hiện nay Sự phát triển làng nghề và các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Sản xuất tại các làng nghề 6 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 đã tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu và vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các làng nghề hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, nhiều làng nghề còn phát triển nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ sản xuất thủ công, thiết bị cũ lạc hậu. Tại các làng nghề chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu nên sản phẩm của một số làng nghề truyền thống chưa có tính cạnh tranh trên thị trường, một số còn có nguy cơ bị nhái hàng gây ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của sản phẩm. Một số khó khăn mà làng nghề gặp phải như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chật hẹp, khó mở rộng và phát triển sản xuất. Làng nghề hầu hết nằm trong khu dân cư, nhiều hộ sản xuất tại nhà. Người lao động chủ yếu vẫn là người dân địa phương, một số ít là người có kinh nghiệm, có tuổi trong làng. Nội lực sản xuất còn thấp và các khâu bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kém hiệu quả, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh yếu kém. Một số mặt hàng còn bị nhái dẫn đến cạnh tranh về giá thành, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động Nhiều làng nghề hoạt động gây ô nhiễm môi trường, một số làng nghề có hệ thống xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên xét về nhiều khía cạnh thì hoạt động phát triển làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cả ở môi trường nước, rác thải sản xuất và ô nhiễm không khí Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và làng nghề đã từng bước được xây dựng nhưng thường ban hành chậm, còn thiếu, chưa đồng bộ, có những quy định chồng chéo, khó triển khai thực hiện. Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đã được ban hành nhưng chậm được áp dụng, tính khả thi thấp, nhất là đối với các làng nghề Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp, nhằm tận dụng được những nguyên liệu đầu vào ưu thế của địa phương, nâng 7 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 cao thu nhập cho người dân. Đồng thời quan tâm đến việc xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả. 1.2. Tổng quan làng nghề chế biến bún 1.2.1. Quy mô sản xuất: Theo số liệu thống kê, không có số liệu riêng về các làng nghề chế biến bún mà làng nghề chế biến bún nằm trong nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm theo quy định tại Nghị định 66/2006/NĐCP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Quy trình chế biến bún Gạo Nước Ngâm Gạo Nước thải Nước Xay Bột Ủ chua (48h) Tách nước chua Nước thải Nước Thấu bột sôi Vắt bún và làm chín Nước thải Làm lạnh và vớt bún Nước thải Bún thành phẩm 8 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ chế biến bún công nghệ cải tiến [4] Nguyên liệu và nguồn thải Bảng 1.2. Nguyên liệu đầu vào, đầu ra để sản xuất được 1 tấn bún [4] Đầu vào Đầu ra Lượng thải Các công TT Lượn Sản Lượn Chất đoạn Nguyên liệu Nước thải g phẩm g thải Gạo 450 kg Gạo 1 Đãi gạo 450 kg 3m3 Nước 3 m3 sạch Ngâm Gạo sạch 450 kg Gạo 2 500 kg 0,95 m3 gạo Nước 1 m3 ướt Gạo ướt 500 kg Bột 3 Xay bột 0 Nước, điện 3 m3 lỏng 4 Ủ chua Tách Bột lắng Bột có 5 nước 850kg 2,6 m3 chua W=50% chua Bột 850 kg Bột sơ 1100 6 Nấu bột (W=50%) 0 0,25m3 chín kg Nước sôi 1100 Bột sơ chín 0,5 m3 kg Bún 1000 Xỉ than 7 Làm chín Than (mang theo 5,2 kg chín kg 11 kg Nước sôi bột hòa tan) 0,5 m3 1000 Bún chín Bún 1000k 1,5 m3 8 Rửa bún kg Nước nguội g (bột hòa tan) 1,5 m3 Rửa thiết 9 Nước 1 m3 1 m3 bị, sàn Như vậy để chế biến được 1 tấn bún cần có 450 kg gạo, 10,25 m3 nước, 52 kg than và điện năng, và sẽ thải ra môi trường 9,55 m3 nước thải, 11 kg xỉ than 1.2.2. Một số vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề chế biến bún Vấn đề ô nhiễm nước Chế biến bún là một ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước thải không nhỏ, giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo nguyên 9 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý – Trần Thị Hồng Gấm – Cao học KHMT K19 liệu đầu vào có thể có BOD lên đến gần 5.500 mg/l, COD có thể lên đến 8.000 mg/l [20]. Hầu hết nước thải có pH thấp, chất rắn lơ lửng khá cao, bên cạnh đó nếu vào mùa hè thời tiết nóng nước thải có mùi hôi thối gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Bảng 1.3: Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải một số làng nghề bún [4] Lưu lượng NT COD BOD5 SS TT Làng nghề (m3/ ngày) kg/ngày kg/ngày kg/ngày 1 Bún Phú Đô 920 2.700 1.220 1.080 2 Bún Vũ Hội 3.600 6.766 3.740 2.706 Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ các công đoạn vo gạo, ép bột và từ công đoạn cắt bún (đối với quy trình sản xuất bún tươi). Nước thải sản xuất cùng với nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi (chất thải chăn nuôi không được xử lý được bơm rửa, xả ra rãnh thoát nước) được tiêu thoát chung ra mương rãnh quanh làng rồi đổ ra ao hồ, đồng ruộng và sông ngòi gây tác động xấu tới sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng như sản lượng hoa màu. Do nước thải với lưu lượng lớn lại không được bảo dưỡng thường xuyên nên có nhiều đoạn mương rãnh vốn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước thải và nước mưa bị bồi lắng do hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải cao, dòng chảy không lưu thông được bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, đây là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải do nước thải lâu ngày, gây ô nhiễm môi trường không khí của làng nghề. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây ra dịch bệnh cho người dân sinh sống ở đây. Mặt khác, nước thải từ hoạt động chăn nuôi không được xử lý dưới bất kỳ một hình thức nào (chẳng hạn như biogas) nên các chất thải và nước thải từ hoạt động chăn nuôi cũng xả thẳng vào hệ thống tiêu thoát nước trong làng và các ao hồ nhỏ trong làng gây bồi lắng làm tắc nghẽn dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường hệ thống ao hồ nhỏ và khu vực xung quanh. 10 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ khoa học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn