Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá dư lượng DDT và một số sản phẩm chuyển hóa của DDT trong môi trường đất (khảo sát một số vùng tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
lượt xem 14
download
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Phân tích, đánh giá dư lượng của DDT và sản phẩm chuyển hóa của DDT (DDD, DDE) trong môi trường đất tại vùng chọn nghiên cứu thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; cùng với việc xác định độ ẩm, độ pH, lượng cacbon hữu cơ và các thành phần khoáng sét trong đất của vùng nghiên cứu và lượng DDT, DDD, DDE đánh giá ảnh hưởng của tính chất vật lý của đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá dư lượng DDT và một số sản phẩm chuyển hóa của DDT trong môi trường đất (khảo sát một số vùng tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng LỜI CẢM ƠN! Víi lßng kÝnh träng vµ biÕt ¬n s©u s¾c, em xin bµy tá lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi PGS.TS. §ç Quang Huy, gi¶ng viªn khoa M«i trêng, §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. ThÇy ®· giao ®Ò tµi vµ híng dÉn em tËn t×nh, cho em nh÷ng kiÕn thøc vµ kinh nghiÖm quÝ b¸u, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho em trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn vµ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Em xin göi lêi c¶m ¬n tíi c¸c thÇy c« gi¸o khoa M«i trêng ®· nhiÖt t×nh truyÒn thô cho em nh÷ng kiÕn thøc bæ Ých trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp t¹i trêng. Bªn c¹nh ®ã còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù céng t¸c nhiÖt t×nh cña Cö nh©n NguyÔn ThÞ Hång Linh – K 51 C«ng nghÖ M«i trêng – §¹i häc Khoa häc Tù Nhiªn. Em còng xin ®îc göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi Ban l·nh ®¹o vµ c¸n bé c«ng nh©n viªn Trung t©m Gi¸o dôc vµ Ph¸t triÓn s¾c kÝ khÝ – §¹i häc B¸ch Khoa Hµ Néi, Trung t©m Ph©n tÝch ThÝ nghiÖm §Þa chÊt – Bé Tµi nguyªn vµ M«i trêng ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho em cã c¬ héi ®îc häc hái vµ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Xin bµy tá lßng biÕt ¬n v« h¹n tíi gia ®×nh vµ c¸c b¹n bÌ ®· lu«n lµ chç dùa tinh thÇn vµ lµ nguån ®éng viªn to lín ®èi víi t«i trong cuéc sèng vµ trong qu¸ tr×nh häc tËp. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n! K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng Hµ Néi, th¸ng 12 n¨m 2010 Häc viªn T¹ ThÞ Hång DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DDT : Diclodiphenyltricloetan DDD : Diclodiphenyldicloetan DDE : Diclodiphenydicloetylen ECD : Đetectơ cộng kết điện tử (Electron Capture Detector) EPA : Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency) FAO : Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization) FID : Đetectơ ion hóa ngọn lửa (Flame Ionization Detector) GC : Sắc kí khí (Gas Chromatography) HCBVTV: Hóa chất bảo vệ thực vật IARC : Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu ung thư (International Agency for Reseach on Cancer) IUPAC : Hiệp hội quốc tế các nhà hóa học thuần túy và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemists) LD50 : Liều gây chết 50% vật thí nghiệm (Lethal Dose) K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng POPs : Hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Persistant Oganic Pollutants) ppb : Phần tỉ (part per billion) ppm : Phần triệu (part per million) WWF : Quỹ động vật hoang dã thế giới (World Wildlife Fund) DANH MUC B ̣ ẢNG MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN ............................................................................................................ 3 1.1. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật...................................... 3 1.2. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của chất nghiên cứu ........6 1.3. Ứng dụng của DDT.................................................................. 11 1.4. Hiệu ứng sinh học của DDT .................................................... 14 1.5. Sự tồn lưu của DDT trong môi trường đất............................... 16 1.6. Độc tính của DDT và các sản phẩm chuyển hóa của chúng ....20 1.7. Tình hình sử dụng DDT ở Việt Nam và trên thế giới ................29 1.8. Đặc trưng vùng lấy mẫu nghiên cứu ....................................... 34 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 40 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 40 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu........................................... 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................ 45 2.3. Thực nghiệm............................................................................ 51 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 62 K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................... 62 3.1. Đường chuẩn của DDT, DDE và DDD..................................... 62 3.2. Độ thu hồi các chất của phương pháp chuẩn bị mẫu và phương pháp phân tích................................................................................. 65 3.3. Phân tích DDT và chất chuyển hóa của DDT trong các mẫu thực tế............................................................................................. 66 3.4. So sánh sự tồn lưu của DDT và các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong các khu vực nghiên cứu.............................................. 76 3.5. Sự biến đổi của DDT trong đất tại Bắc Ninh ............................79 3.6. Đề xuất phương pháp sinh học để cải tạo đất bị ô nhiễm DDT 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 82 Kết luận........................................................................................... 82 Khuyến nghị.................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 88 DANH MUC HINH ̣ ̀ MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN ............................................................................................................ 3 1.1. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật...................................... 3 1.2. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của chất nghiên cứu ........6 1.3. Ứng dụng của DDT.................................................................. 11 1.4. Hiệu ứng sinh học của DDT .................................................... 14 1.5. Sự tồn lưu của DDT trong môi trường đất............................... 16 K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng 1.6. Độc tính của DDT và các sản phẩm chuyển hóa của chúng ....20 1.7. Tình hình sử dụng DDT ở Việt Nam và trên thế giới ................29 1.8. Đặc trưng vùng lấy mẫu nghiên cứu ....................................... 34 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 40 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 40 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu........................................... 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................ 45 2.3. Thực nghiệm............................................................................ 51 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 62 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................... 62 3.1. Đường chuẩn của DDT, DDE và DDD..................................... 62 3.2. Độ thu hồi các chất của phương pháp chuẩn bị mẫu và phương pháp phân tích................................................................................. 65 3.3. Phân tích DDT và chất chuyển hóa của DDT trong các mẫu thực tế............................................................................................. 66 3.4. So sánh sự tồn lưu của DDT và các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong các khu vực nghiên cứu.............................................. 76 3.5. Sự biến đổi của DDT trong đất tại Bắc Ninh ............................79 3.6. Đề xuất phương pháp sinh học để cải tạo đất bị ô nhiễm DDT 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 82 Kết luận........................................................................................... 82 Khuyến nghị.................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 88 K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng MỞ ĐẦU Theo sự phát triển của nhân loại, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng chục nghìn loại hóa chất có giá trị sử dụng trong sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có ích phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Khi tạo ra một loại chất mới nói chung và các loại hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nói riêng, người ta thường xem xét đến tác dụng có ích trong việc chống lại côn trùng, bảo vệ các kho chứa lương thực, chống dịch bệnh, nâng cao năng suất cây trồng,… mà chưa quan tâm đúng mức tới những mặt trái, cũng như hệ lụy mà chúng để lại cho môi trường sống sau này. Vì vậy vấn đề môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, các tổ chức xã hội và các nhà khoa học trên thế giới. Bảo vệ môi trường sống trên trái đất đặt ra trước mắt loài người những thách thức cho cả hiện tại và tương lai. Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang tồn tại các vấn đề về ô nhiễm bởi một số hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm POPs, điển hình là Diclo Diphenyl Tricloroetan (DDT). Ở Việt Nam, DDT được sử dụng với khối lượng lớn, chủ yếu dùng làm thuốc trừ sâu và thuốc diệt muỗi. Theo kết quả từ dự án điều tra của Trung tâm công nghệ xử lý môi trường, thuộc Bộ Tư lệnh Hoá học, kiểm kê ban đầu về tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng, quá hạn cần tiêu huỷ hiện nay trên phạm vi toàn quốc là khoảng 300 tấn, trong đó có khoảng 10 tấn DDT. Lượng hóa chất này đã, đang và sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực gây ảnh hưởng có hại tới sức khỏe của người dân. Ở Bắc Ninh, một lượng đáng kể DDT vẫn còn tồn lưu trong các kho thuốc bảo vệ thực vật trước đây, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đất. DDT tồn tại trong môi trường đất, chuyển hóa thành dạng DDD, DDE và cuối cùng bị trầm tích hóa và tích lũy lâu dài trong môi trường K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng nước. DDD, DDE là các sản phẩm biến đổi từ DDT có độc tính cao hơn, do vậy các chất này luôn được tìm thấy cùng với DDT trong các thành phần của môi trường. Bởi vậy, sinh vật sống thường bị nhiễm độc đồng thời các chất trên. Mỗi chất lại có 3 đồng phân do vị trí liên kết khác nhau của nguyên tử Cl trong phân tử của chúng, trong đó các đồng phân phổ biến nhất là p,p’ DDT, p,p’ DDE và p,p’ DDD. Vì lẽ đó, đánh giá dư lượng DDT thông qua DDT và các sản phẩm chuyển hóa của nó trong môi trường đất là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Từ ý nghĩa đó thực tiễn đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:”Đánh giá dư lượng DDT và một số sản phẩm chuyển hóa của DDT trong môi trường đất (khảo sát một số vùng tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)”. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Phân tích, đánh giá dư lượng của DDT và sản phẩm chuyển hóa của DDT (DDD, DDE) trong môi trường đất tại vùng chọn nghiên cứu thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Cùng với việc xác định độ ẩm, độ pH, lượng cacbon hữu cơ và các thành phần khoáng sét trong đất của vùng nghiên cứu và lượng DDT, DDD, DDE đánh giá ảnh hưởng của tính chất vật lý của đất; Trên cơ sở các số liệu phân tích thu thập và số liệu phân tích xác định được, rút ra mối liên hệ giữa DDT và sự có mặt của DDD, DDE trong môi trường đất; Đề xuất phương pháp sinh học đơn giản, tiết kiệm để cải tạo đất bị ô nhiễm DDT. K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng Phần thực nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Giáo dục và Phát triển sắc ký – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Địa chất – Bộ Tài nguyên Môi trường. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Theo Công ước Stockholm, thông qua ngày 22/5/2001 tại Stockholm, Thụy Điển, có 12 họ chất hữu cơ được xếp vào loại các chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến môi trường. Các chất đó là Aldrin, Cloran, Diclodiphenyl tricloetan, Dieldrin, Endrin, Heptaclo, Mirex, Toxaphen, Hexaclobenzen, Polyclobiphenyl, Dibenzo – p – dioxin và Dibenzofuran. Trong khuôn khổ của luận văn, DDT được lựa chọn để nghiên cứu và đánh giá sự chuyển hóa của chúng trong môi trường đất. 1.1. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA Environmental Protection Agency) định nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật là chất hay hỗn hợp các chất được dùng với mục đích ngăn chặn, tiêu diệt, đẩy lùi, hay làm giảm thiệt hại của bất kì vật gây hại nguy hiểm nào. Theo Bill Freedman (1993), HCBVTV là những chất hay hợp chất được sử dụng để bảo vệ con người khỏi những sinh vật gây bệnh, bảo vệ cây trồng khỏi sự cạnh tranh với những loài cây có hại mọc tràn lan (như cỏ dại), bảo vệ mùa màng và kho dự trữ khỏi sự phá hoại của nấm, côn trùng, ve và các loài gặm nhấm. K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng Theo định nghĩa của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO Food and Agriculture Organization, 1986), HCBVTV là bất kỳ một chất hay một hợp chất có tác dụng dự phòng hoặc tiêu diệt, kiểm soát các sâu bọ gây hại và kiểm soát các vectơ gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác nhau của cộng đồng hay động vật có hại trong quá trình chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm nông nghiệp, gỗ và các sản phẩm, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng ở trong hoặc ngoài cơ thể gia súc. HCBVTV nói chung là các hóa chất độc và được phân loại tùy theo khả năng gây ảnh hưởng của chúng, theo đó HCBVTV có thể phân thành 3 loại sau: Thuốc trừ cỏ dại (Herbicides) Thuốc trừ sâu rầy (Insecticides) Thuốc trừ nấm mốc (Fungicides) Các loại HCBVTV xâm nhập vào cơ thể con người theo nhiều con đường khác nhau: Qua các lỗ chân lông ở ngoài da Qua đường tiêu hóa (theo thức ăn hoặc nước uống) Qua đường hô hấp Trung tâm kiểm định HCBVTV đã báo cáo về tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu rầy ở Việt Nam và chỉ ra rằng dư lượng thuốc trừ sâu Methamidophos (loại HCBVTV cơ photpho) còn lại sau khi rửa sạch rau tươi vẫn vượt quá mức cho phép và có thể gây ngộ độc. Dư lượng thuốc trên trong cải ngọt là 315,3 mg/kg; sau khi rửa sạch và nấu chín loại rau này dư lượng thuốc còn 0,183 mg/kg, vượt quá 46 lần mức cho phép ăn được của một người nặng 50 kg. Kết quả phân tích 256 mẫu rau lấy ở chợ Mai Xuân Thưởng, Cầu Muối, Bà Chiểu K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng năm 1996 cho thấy, 57% số mẫu có dư lượng Methamidophos vượt mức cho phép từ 50 lần trở lên (Thông tấn xã Việt Nam 7/98). Tùy theo vùng sinh sống con người có thể bị nhiễm độc trực tiếp hay gián tiếp các HCBVTV theo các con đường khác nhau; người dân sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa thường bị nhiễm độc qua đường nước; người dân sống ở vùng chuyên canh về thực phẩm xanh, như các loại hoa màu, thường bị nhiễm qua đường hô hấp nhiều nhất; người dân sử dụng các thực phẩm đã bị nhiễm độc thường bị nhiễm thông qua chuỗi thức ăn. Theo thống kê bảng 1, Việt Nam đã sử dụng khoảng 200 loại thuốc trừ sâu, 83 loại thuốc trừ bệnh, 52 loại thuốc trừ cỏ, 8 loại thuốc diệt chu ột và 9 loại thuốc kích thích sinh trưởng, ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ các loại HCBVTV khác đã được nhập trái phép vào nước ta [2]. Bảng 1. Khối lượng HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ 19911994 Khối lượng thuốc sử dụng qua các năm (tấn) Chủng 1991 1992 1993 1994 loại Khối Khối Khối Khối % % % % lượng lượng lượng lượng Thuốc 17590 82,20 18100 74,13 17700 69,15 20500 68,33 trừ sâu Thuốc 2700 12,60 2800 11,50 3800 14,84 4650 15,50 trừ bệnh Thuốc 500 3,30 2600 10,65 3050 11,91 3500 11,70 diệt cỏ K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng Thuốc 410 1,90 915 3,75 1050 4,10 1350 4,50 khác Tổng số 21400 100 24415 100 25600 100 30 100 Do tính độc hại, bền vững, khó bị phân huỷ trong môi trường và khả năng tích tụ trong môi trường đất, nước nên hậu quả của HCBVTV gây ra đối với con người rất lớn: nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, các bệnh sinh ra do biến đổi gen có thể di truyền cho các thế hệ sau. Vì vậy kiểm soát các loại HCBVTV là vấn đề cần được quan tâm đúng mức và phải thực hiện thường xuyên. 1.2. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của chất nghiên cứu 1.2.1. Tên gọi của DDT DDT được tổng hợp vào năm 1874, nhưng mãi đến năm 1939, bác sĩ Paul Hermann Muller (Thụy Sỹ) mới xác nhận DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc trừ sâu rầy; khi đó DDT được xem như là một thần dược và không có ảnh hưởng nguy hại đến con người. Khám phá trên mang lại cho ông giải Nobel về y khoa năm 1948 và từ đó DDT đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới cho việc khử trùng và kiểm soát mầm mống gây bệnh sốt rét. ● Công thức phân tử của DDT: C14H9Cl5; khối lượng phân tử: 354,5 đvC; ● Công thức cấu tạo: Cl Cl C Cl Cl C Cl H K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng + Danh pháp Tên hóa học thường gọi: Diclodiphenyltricloetan (DDT) Tên theo Liên hiệp hội hóa học và ứng dụng quốc tế (IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry): 1,1,1trichloro2,2bis(pchlorophenyl)ethane Tên thương mại: Intox, Esxit, Dicophane, Neocid... DDT gồm có các đồng phân o,p’DDT (hoặc 2,4DDT) chiếm 2425%, p,p’DDT (hoặc 4,4DDT) chiếm 7576%; và o,o'DDT (lượng vết). Trong số này chỉ có p,p’DDT là có tác dụng diệt trừ sâu bệnh [18]. H Cl H Cl C Cl C Cl Cl C Cl Cl C Cl Cl Cl o,p’-DDT p,p’-DDT Ngoài ra DDT có thể chuyển hóa thành DDD và DDE là các chất có hoạt tính sinh học cao 1.2.2. Tính chất lý, hóa của DDT DDT có dạng tinh thể màu trắng, nhiệt hoá lỏng: 108,5 109 0C; nhiệt hoá hơi: 189,5 190 0C. K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng DDT ít tan trong nước, khoảng 0,31.102 0,34.102 mg/l ở 250C; tan tốt trong các dung môi hữu cơ, hydrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, xeton, este, axit cacboxylic,...; tan kém trong các dung môi hydrocacbon mạch thẳng và mạch vòng no. DDT có thể cháy trong không khí sinh ra khí cay mắt và độc. DDT có thể tác dụng với chất ôxi hoá mạnh và các chất kiềm, đặc biệt có thể bị khử mạnh bởi Fe. DDT bền dưới tác dụng của nhiệt độ, khi duy trì ở 100 0C trong vài giờ DDT cũng không bị phân huỷ. DDT thuộc nhóm độc loại II (IARA), mức dư lượng tối đa cho phép đối với đất là 0,5 mg/kg (tức 0,5 ppm theo tiêu chuẩn của Liên Xô trước đây). DDT bị khử clo, biến thành DDD (Diclodiphenyldicloetan), bị khử clo và hydro, biến thành DDE (Diclodiphenyldicloetylen). DDE tồn tại lâu hơn, bền hơn và thường có nồng độ cao hơn DDT, DDD trong môi trường. DDT chuyển hóa thành DDD, DDE nhờ khả năng phân hủy của vi sinh vật. Bởi vậy sinh vật sống thường bị nhiễm độc đồng thời các chất trên. Mỗi chất lại có 3 đồng phân do vị trí khác nhau của nguyên tử Cl trong công thức cấu tạo, trong đó các đồng phân phổ biến nhất là p,p’ – DDT; p,p’ – DDE; p,p’ – DDD. Sự phân huỷ DDT trong đất có thể mô tả theo sơ đồ sau: R C =CCl2 R ức cấu tạo của DDE, DDD Công th R CH (DDE H R CCl3 R ) Cl C Cl Cl C Cl (DDT) CH – CHCl2 R Cl C Cl Cl C Cl (DDD) H K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng DDE DDD Thương phẩm DDT dùng để diệt côn trùng bao gồm hỗn hợp các chất, trong đó từ 65 80% là p,p’ – DDT, từ 15 – 21% là o,p’ – DDT, tối đa 4% p,p’ – DDD và tối đa 1,5% là 1 – (p – clophenyl) – 2,2,2 – triclo etanol. Trong các đồng phân của DDT, chỉ có p,p’ – DDT có khả năng diệt côn trùng. Tính chất hóa lý chung của DDT, DDD, DDE được chỉ ra trong bảng 2 [24] dưới đây: Bảng 2. Một số thông số vật lý, hóa học của p,p’ – DDT; p,p’ – DDE và p,p’ – DDD Tính chất p,p’ – DDT p,p’ – DDE p,p’ – DDD Nhiệt độ nóng chảy (0 C) 109 89 109 110 Tỷ trọng (g/cm3) 0,98 – 0,99 1,385 Ngưỡng gây mùi 0,35 trong dung môi nước (ppm) Độ tan ở 250C 0,025 0,12 0,09 trong dung môi nước (ppm) Hệ số phân bố K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng lg Kow 6,91 6,51 6,02 lg Koc 5,18 4,70 5,18 Áp suất hơi bão hòa 1,6.107 6,0.106 1,35.106 (mmHg) ở 200C ở 250C ở 250C Hằng số Henry (at.m3/mol) 8,3.106 2,1.105 4,0.106 Trong đó: K ow: hệ số phân bố của chất nghiên cứu giữa hai pha n – octanol và nước. K oc: hệ số phân bố cacbon hữu cơ. K oc đặc trưng cho tỷ số nồng độ chất phân bố giữa pha cacbon hữu cơ trong đất với pha lỏng trong đất. K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng 1.2.3. Điều chế Trong công nghiệp DDT được điều chế theo phản ứng giữa cloral (CCl3CHO) và clobenzen (C6H5Cl) trong môi trường axit H2SO4 đặc [18]. Cl Cl Cl C Cl H+ 2 + Cl C Cl + H2O Cl3CCHO H Trong đó Cl3CCHO thường gọi là cloral hay triclorandehyd axetic chất này lần đầu tiên được xác định bởi Justus von Liebig vào năm 1832 dựa vào phản ứng clo hóa rượu etylic theo phương trình phản ứng sau: 4Cl2 + C2 H5 OH → Cl3CCHO + 5HCl 1.3. Ứng dụng của DDT DDT được Othmar Zeidler tổng hợp lần đầu tiên tại Đức năm 1874 nhưng đến năm 1939, tính diệt côn trùng của nó mới được tìm ra bởi nhà hóa học người Thụy Sỹ Paul Muler. Nó được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 để bảo vệ quân đội và người dân khỏi bệnh sốt rét, sốt phát ban. Sau chiến tranh, DDT được sử dụng rộng rãi làm thuốc trừ sâu trên đồng ruộng và kiểm soát một số bệnh từ côn trùng. Do các ảnh hưởng xấu đến môi trường, DDT bị hạn chế và cấm sử dụng từ năm 1970. DDT ít tan trong nước, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ, dễ bay hơi, tích tụ trong bụi lơ lửng và trong mỡ của sinh vật. DDT dung để diệt côn trùng ở cây bông chiếm hơn 80% lượng DDT đã sử dụng ở Mỹ. Nhiều nước trên thế giới dùng DDT để diệt muỗi nhằm kiểm soát bệnh sốt rét. K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng Hiệu quả của DDT trong việc trừ muỗi được áp dụng ở các nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, và Ấn Độ, Sri Lanka, và Nam Mỹ. Khi xịt DDT trong nhà (thường là trên tường nhà), số lượng muỗi giảm một cách rõ rệt. Hiệu quả của DDT trong việc diệt muỗi và giảm tỷ lệ tử vong vì bệnh sốt rét một cách triệt để. Điều quan trọng là khi DDT ngưng dùng, hay được thay thế bằng một hóa chất khác, thì số người bị sốt rét và chết vì sốt rét lại tăng lên một cách rõ rệt. Một số trường hợp tiêu biểu về hiệu quả của DDT được thể hiện rõ ở các nước như sau: • Ấn Độ: Trước thập niên những năm 1960, cả nước có khoảng 800 nghìn người chết vì sốt rét hàng năm. Sau khi có chương trình dùng DDT, số lượng người chết vì sốt rét giảm xuống còn 100 nghìn người. Năm 19992000, khi giảm dùng DDT, có 3 triệu người bị sốt rét. • Sri Lanka: Trong thời gian từ 1934 1935, có khoảng 2 đến 3 triệu người bị sốt rét, và 80 nghìn người chết vì bệnh này hàng năm. Năm 1963, khi DDT được đưa vào sử dụng phòng chống muỗi, số người bị sốt rét giảm xuống chỉ còn 17 trường hợp. Đến năm 1994, khi DDT được thay thế bằng organophosphates và pyrethroids, số người bị sốt rét tăng lên 360 nghìn người. • Italia: Năm 1939, có 55 nghìn người bị sốt rét. Năm 1940, khi DDT được dùng, không có trường hợp sốt rét nào được ghi nhận. • Nga và Liên Xô cũ: Năm 1940, có 3 triệu trường hợp bị sốt rét ở bắc Moscow và Siberia. Đến năm 1950 – 1960, khi DDT được đưa vào phòng chống muỗi, sốt rét hầu như bị xóa khỏi danh sách bệnh tật. Nhưng năm 1996 khi DDT không còn dùng, số người bị sốt rét tăng lên 15 nghìn trường hợp. • Nam Phi: Năm 1931 1932, có 22 nghìn người chết vì sốt rét. Trong thập niên những năm 1940 và 1950, khi DDT được đưa vào chương trình phòng chống sốt rét, bệnh này hầu như không còn. Nhưng đến thập niên những năm K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng 1990, khi DDT được thay thế bằng organophosphates và pyrethroids, số người bị sốt rét là khoảng 7 nghìn người. Sản phẩm DDT có nhiều dạng: dạng bột, dạng hạt và dạng sol khí. Chúng có nhiều tên thương mại tùy vào từng quốc gia sử dụng. Các tên thương mại phổ biến gồm Agritan, Anofex, Arkotine, Clorophenotoxum, Citox, Clofnotane, Delelo, Deoval, Detox, Detoxan, Dibovan, Dicophane, Didigam, Didimac, Dodat, Dykol, Estonate, Genitox, Gesafid, Gesarex, Gesarol, Guesapon, Gyron, Haveroextra, Ivotan, Ixodex, Koposol, Mutoxin, Neocid, Parachlorocidum, Pentachlorin, Pentech, Pzeidan, Rudseam, Santobane, Zeidane và Zerdane. * Tình hình chung trên thế giới Hiện chưa có số liệu chính xác về tổng lượng DDT đã sản xuất trên thế giới. Các số liệu của nhiều báo cáo không giống nhau. Theo Fiedler và các cộng sự (2003), lượng tiêu thụ DDT của thế giới từ năm 1971 đến năm 1981 là 68.000 tấn [19]. Năm 1970, lượng DDT sử dụng tại Châu Âu là khoảng 28.000 tấn. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất và sử dụng DDT nhiều nhất trên thế giới [15]. Trung Quốc sản xuất và sử dụng DDT từ năm 1950. Lượng DDT sản xuất chiếm khoảng 20% tổng lượng DDT trên toàn thế giới [21]. Tại Thái Lan, trong thời gian từ năm 1988 đến 1997, trung bình có 23 tấn DDT được sản xuất hàng năm tại Costa Rica, 128 tấn DDT và 147 tấn hỗn hợp DDT và toxaphen được nhập khẩu từ năm 1977 đến 1985. Trong thời gian từ năm 1950 đến năm 1970, Liên Xô cũ đã sử dụng khoảng 10.000 tấn DDT hàng năm và giảm xuống 300 tấn vào năm 1980 [20]. Hiện tại, DDT đã bị cấm sử dụng ở 57 nước trong tổng số 102 nước đã cấm nhập khẩu DDT. Tại các nước vẫn cho phép hạn chế sử dụng DDT, chất này chủ yếu được dùng để diệt muỗi và cấm sử dụng như thuốc trừ sâu trên đồng ruộng. Hiệu quả của lệnh cấm và lệnh hạn chế phụ thuộc vào từng quốc gia [15]. K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng 1.4. Hiệu ứng sinh học của DDT DDT được dùng để diệt sâu bông, đậu, lúa. Ngoài ra nó còn có tác dụng diệt bọ gậy, muỗi. Tuy nhiên thực tế nó không có tác dụng đối với các con ve cây và châu chấu. Loại hợp chất này rất bền trong cơ thể sống, trong môi trường và các sản phẩm động, thực vật. Ngày nay kết quả của việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ côn trùng là hình thành trong vòng tuần hoàn sinh học có tới gần 1 triệu tấn DDT. DDT và các sản phẩm chuyển hóa của nó có độ bền cao trong hệ sinh thái thời gian bán hủy của chúng có thể là 10 tới 30 năm hoặc lâu hơn nữa (phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau). Nếu phun DDT từ máy bay lên mặt nước thì mấy ngày sau sẽ không tìm thấy sự hiện diện của DDT trong nước. Vì trong thời gian này nó đã kịp chuyển từ nước vào các tổ chức vi sinh (các loại vi khuẩn, sinh vật thủy sinh,...) hoặc đã bị trầm tích hóa và lắng xuống đáy. DDT có mặt trong các mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn và tích tụ DDT theo thời gian. Chuỗi thức ăn là một trong những hình thức cơ bản của mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật khác nhau theo hình thức sinh vật bậc thấp là thức ăn cho sinh vật bậc cao. Ví dụ về sự xâm nhập DDT vào chuỗi thức ăn trong môi trường nước: Các chất hòa tan → thực vật nổi → tôm, cua → cá bé → cá lớn →…. Trong chuỗi thức ăn diễn ra quá trình tập trung hóa các thuốc trừ sâu, những mắt xích đầu tiên thường có lượng chất độc nhỏ, càng về cuối chuỗi lượng chất độc càng tăng và có thể gây ngộ độc. Sinh khối ít ở sinh vật tiêu thụ là do chúng chỉ sử dụng một phần để phát triển cơ thể, phần còn lại tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng. Giá trị tích lũy của các chất độc khó phân hủy (đặc biệt các thuốc trừ sinh vật hại) có hệ số xấp xỉ bằng 10 ở mỗi bậc của chuỗi thức ăn. Như vậy cá có thể chứa nhiều chất độc gấp hàng nghìn lần so với môi trường nước mà nó sống. Cũng như vậy sự tích tụ độc chất trong chuỗi thức ăn thường tăng lên do phản ứng chậm chạp và những chuyển động hạn K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Luận văn thạc sĩ, 2010 T ạ Th ị Hồng chế của động vật mang trong mình những độc tố vì các con vật ngộ độc nặng dễ làm mồi cho lũ ăn thịt hơn các con vật khác. Do đó trong chuỗi thức ăn có ở môi trường nước hàm lượng các chất độc cao nhất thường thấy trong cơ thể các loài cá ăn thịt. Sau đó các chất độc này có thể từ cá chuyển sang các loài chim ăn cá hoặc trực tiếp sang cơ thể người do ăn thịt chim, cá [3]. Khi phun rải DDT thì một phần DDT đã phát tán vào không khí. Quá trình phát tán này không chỉ tồn tại trong phạm vi khu vực được phun mà còn có thể lan truyền đi xa hơn từ vùng này sang vùng khác, thậm chí từ quốc gia này sang quốc gia khác (DDT đính kèm cùng các hạt nhỏ và được gió đem theo). DDT có thể bay hơi từ đất vào không khí và bị phân hủy thông qua quá trình quang hóa hoặc do các hoạt động của vi sinh vật. Sự chuyển hóa sinh học thường là bước đầu tiên trước khi bài tiết rất nhiều chất độc hòa tan trong chất béo, vì thế DDT có thể được hấp thụ lại ở thận sau khi lọc qua tiểu cầu. Sau khi qua quá trình chuyển hóa sinh học các dạng trao đổi chất của DDT được đưa vào mật. Khả năng tồn lưu của các chất trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm hóa học, cấu trúc phân tử và tính chất vật lý của chúng; thể trạng và các đặc điểm riêng của cơ thể sinh vật hay người bị nhiễm độc. Do đặc tính tích luỹ lâu trong cơ thể, nếu dùng DDT với liều lượng thấp, dài ngày cũng có thể gây ngộ độc và tử vong. Liều lượng này rất gần với dư lượng DDT còn lại trong lương thực, thực phẩm đã được phun DDT 5,5%; chúng ta có thể thấy rõ điều này trong bảng 3. Bảng 3. Dư lượng DDT trong thực phẩm Dư lượng DDT Thực phẩm có phun DDT 5,5% (mg/kg) Táo 0,5 1 K16, Khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn