intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi rác Đá Mài - thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:107

138
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác Đá Mài và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hạn chế các tác động của bãi rác này tới môi trường. Trên cơ sở phân tích về vị trí bãi rác, thiết kế xây dựng, hiện trạng môi trường trong quá trình hoạt động của bãi rác Đá Mài sẽ đánh giá hiện trạng môi trường của bãi rác này. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế các tác động của bãi rác tới môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng dân cư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi rác Đá Mài - thành phố Thái Nguyên

  1. ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI ̣ ̣ ́ ̀ ̣ TRƯƠNG ĐAI HOC KHOA HOC T ̀ ̣ ̣ ̣ Ự NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Phạm Thị Bích Thu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI BÃI RÁC ĐÁ MÀI  THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ̣ ̣ ̣ LUÂN VĂN THAC SI KHOA HOC ̃ 1
  2. ̀ ̣ Ha Nôi ­ 2012 2
  3. ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI ̣ ̣ ́ ̀ ̣ TRƯƠNG ĐAI HOC KHOA HOC T ̀ ̣ ̣ ̣ Ự NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Phạm Thị Bích Thu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI BÃI RÁC ĐÁ MÀI  THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KHẮC HIỆP 3
  4. ̀ ̣ Ha Nôi ­ 2012 Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự   dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động   viên to lớn của gia đình và những người thân. V ớ i   lòng   kính   tr ọ ng   và   bi ế t   ơ n   sâu   s ắ c,   tôi   xin   chân   thành  cảm   ơn   PGS.TS Trần Khắc Hiệp cùng những thầy, cô trong Khoa Môi trườ ng đã tận   tâm hướ ng dẫn, giúp đỡ  độ ng viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực   hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bướ c tr ưở ng thành trong chuyên môn cũng   như trong cuộc s ống. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung Tâm quan trắc và Công nghệ Môi   trường, cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp   tôi hoàn thành luận văn  này.                                                                         Hà Nội, tháng        năm 2012                                                                     Ph ạm Th ị Bích Thu 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BOD:            Nhu cầu oxy hóa sinh học COD:                 Nhu cầu oxy hóa học DO Oxy hòa tan CTR Chất thải rắn KT – XH:  Kinh tế ­ Xã hội QCVN:  Quy chuẩn Việt Nam TSS Tổng chất rắn lơ lửng UBND: Ủy ban nhân dân 5
  6. DANH MỤC HÌNH STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Phân loại chất thải rắn 5 2 Hình 1.2 Cơ cấu thành phần chất thải rắn của Việt Nam 6 3 Hình 1.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 7 4 Hình 1.4 Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp 8 5 Hình 1.5 Hệ thống thiêu đốt chất thải 10 6 Hình 1.6 Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện 12 7 Hình 1.7 Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex 13 8 Hình 1.8 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên 15 9 Hình 3.1 Vị trí bãi rác Đá Mài 46 10 Hình 3.2 Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải bãi rác Đá Mài 54 Nước thải bãi rác Đá Mài (Nước thải sau xử lý, tại cửa  11 Hình 3.3  59 xả ra suối Đá Mài) 12 Hình 3.4  Biểu đồ biến động TSS trong nước thải 59 13 Hình 3.5  Biểu đồ biến động BOD5 trong nước thải 60 14 Hình 3.6  Biểu đồ biến động COD  trong nước thải 60 15 Hình 3.7  Biểu đồ biến động amoni  trong nước thải 61 16 Hình 3.8  Biểu đồ biến động Nitơ trong nước thải 62 17 Hình 3.9 Biểu đồ biến động BOD5 trong nước mặt  66 18 Hình 3.10 Biểu đồ biến động COD trong nước mặt  67 19 Hình 3.11 Rãnh thoát nước bãi rác Đá Mài 73 20 Hình 3.12 Trạm rửa xe 74 21 Hình 3.13 Đường nội bộ bãi rác Đá Mài 75 22 Hình 3.14 Ô chôn lấp bãi rác Đá Mài 75 23 Hình 3.15 Hồ sinh học 75 6
  7. DANH MỤC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom ở cấp  1 Bảng 1.1 16 huyện Hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt  2 Bảng 1.2 19 cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Kết quả phân tích nồng độ các chất trong nước rỉ rác  3 Bảng 1.3 23 tại hai bãi rác Medellin và Pereira (Colombia) 4 Bảng 1.4 Thành phần nước rác từ bãi chôn lấp Tây Mỗ 24 5 Bảng 3.1  Kết quả phân tích nước thải bãi rác Đá Mài 56 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên sông  6 Bảng 3.2 Công (trước điểm tiếp nhận nước thải của bãi rác Đá  63 Mài) Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 64 Kết quả phân tích môi trường không khí  xung quanh  7 Bảng 3.4 67 bãi rác Đá Mài Khoảng cách an toàn môi trường khi lựa chọn bãi  8 Bảng 3.5 69 chôn lấp Tổng hợp thông tin từ phiếu điều tra về môi trường  9 Bảng 3.6 70 nước khu vực dân cư sinh sống gần bãi rác Đá Mài Đối chiếu các hạng mục công trình của bãi rác Đá  10 Bảng 3.7 72 Mài với yêu cầu theo TCVN 6696:2000  Các thông số chỉ thị cho chương trình quan trắc bảo  11 Bảng 3.8 77 vệ nước ngầm khu vực bãi chôn lấp 7
  8. MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                                        ....................................................................................................................      1  MỞ ĐẦU                                                                                                                           .......................................................................................................................      2 1
  9. MỞ ĐẦU Tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác trên thế giới, chính phủ  và cộng  đồng dân cư  ngày càng quan tâm đến chất thải và các vấn đề  liên quan đến chất  thải. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế  xã hội, vấn đề  môi trường được đưa ra   để   cân  nhắc,   lựa   chọn   các   chính   sách,   mục   tiêu   phát  triển.   Trong   số   rất  nhiều  phương pháp xử  lý chất thải rắn, phương pháp chôn lấp là một phương pháp đơn   giản, chi phí thấp được áp dụng khá phổ  biến tại Việt Nam cũng như  tại các nước  đang phát triển khác. Bên cạnh vấn đề về thiết kế, thi công, công nghệ chôn lấp thì  việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp có vai trò khá quan trọng quyết định những tác động  lâu dài của bãi chôn lấp tới môi trường. Trong   cuốn   Environmental   guidelines:   Solid   waste   landfills   ­   Chỉ   dẫn   môi  trường về các bãi chôn lấp chất thải rắn của Chi nhánh quản lý chất thải – Cơ quan   bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã nghiên cứu các vấn đề về môi trường của bãi chôn  lấp chất thải bao gồm vấn đề  ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất.   Nghiên cứu cũng chỉ ra 5 nguyên tắc có tính kỹ thuật cần phải cân nhắc để đảm bảo   môi trường cho các bãi chôn lấp bao gồm [14]: + Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp + Thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp + Quan trắc môi trường + Quản lý quá trình hoạt động + Quản lý, sửa chữa trước khi đóng cửa bãi chôn lấp Rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay được thu gom  và   chôn   lấp   tại   bãi   rác   Đá   Mài   thuộc   địa   phận   xã   Tân  Cương,   thành   phố   Thái  Nguyên. Bãi rác do Công ty CP môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên quản lý  vận hành. Bãi rác này là bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã được thiết kế và chính thức đi   2
  10. vào vận hành từ  năm 2002, tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bãi rác, nhiều   vấn đề môi trường đã nảy sinh cần được quan tâm giải quyết. Đề  tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề  xuất giải pháp kiểm soát ô   nhiễm tại bãi rác Đá Mài – thành phố  Thái Nguyên”  là đề  tài được thực hiện  nhằm đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác Đá Mài và đề xuất các biện pháp kiểm   soát ô nhiễm hạn chế các tác động của bãi rác này tới môi trường. Trên cơ  sở phân   tích về vị  trí bãi rác, thiết kế xây dựng, hiện trạng môi trường trong quá trình hoạt   động của bãi rác Đá Mài sẽ đánh giá hiện trạng môi trường của bãi rác này. Từ  đó,   đề xuất các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế các tác động của bãi rác tới môi   trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng dân cư. Đề tài mang tính thực tiễn, kết quả của đề  tài sẽ giúp Công ty CP môi trường  và Công trình đô thị Thái Nguyên nắm được các vấn đề về môi trường của bãi chôn  lấp này và có quyết định phù hợp để tu sửa, quản lý, giám sát nhằm hạn chế các tác  động của bãi rác Đá Mài tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. 3
  11. Chương 1­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải rắn  Theo Luật Bảo vệ môi trường, chất thải là chất được loại bỏ trong sinh hoạt,   sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể   ở  dạng rắn, khí, lỏng   hoặc các dạng khác. Chất thải rắn (CTR) được hiểu là chất thải phát sinh từ  các   hoạt động  ở  nông thôn và đô thị  bao gồm: chất thải từ  khu dân cư, hoạt động   thương mại, dịch vụ, khách sạn, khu vui chơi giải trí, bệnh viện; từ  các quá trình  sản xuất, bao gồm hoạt động công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp, xây dựng công   trình… Hiện nay, song song với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá là vấn đề xử lý  các chất thải rắn từ công nghiệp và sinh hoạt. Hàng năm, khối lượng các chất thải  rắn tạo ra từ các ngành công nghiệp và sinh hoạt khá nhiều. Chất thải rắn bao gồm  nhiều loại và được chia thành các loại sau (theo H. Fred Waller, “Use of waste  materials in hot mix asphalt”, ASTM, 1993): CHẤT THẢI  RẮ N CHẤT THẢI  CHẤT THẢI RẮN  CHẤT THẢI RẮN  CÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ NÔNG NGHIỆP Tro đáy  Tro bay Bụi  Xỉ luyện  Vật liệu  Vỏ  Vỏ cà phê,  Sơ dừa trong lò ximăng thép cellulose trấu vỏ lạc Bùn  Phế thải  Chất thải  Chất  Tro lò  Cao su  thải xây dựng rắn sinh  thải y tế đốt rác phế thải hoạt Hình 1.1: Phân loại chất thải rắn 4
  12. Khối lượng các chất thải rắn  ở  các nhà máy và các khu đô thị  Việt Nam (bao   gồm chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải phá dỡ  công trình xây  dựng, …) tạo ra ngày càng nhiều. Theo thống kê của Viện chiến lược chính sách tài  nguyên và môi trường (Bộ  Tài nguyên ­ Môi trường) hàng năm cả  nước thải ra   khoảng hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó 80% chất thải sinh hoạt (12 triệu  tấn) và 20% chất thải công nghiệp (3 triệu tấn). 50% chất thải rắn  ở các đô thị  là   rác thải sinh hoạt của các hộ  gia đình. Khoảng 70% lượng rác thải đô thị  đã được  thu gom.  Chất thải độc  hại 1% Chất thải khác Chất thải công  2% nghi ệp Chất thải độc hại 17% Chất thải khác Chất thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp Chất thải sinh  ho ạt 80% Hình 1.2: Cơ cấu thành phần chất thải rắn của Việt Nam Dự báo đến năm 2020 lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 50 triệu tấn 1  năm [6]. Trong đó chỉ có 15 – 20% lượng chất thải rắn được phân loại và tái chế thủ  công tại các làng nghề, số còn lại được chôn lấp. Nguồn phát sinh chất thải rắn tập  trung chủ  yếu  ở  các khu đô thị  lớn. Hiện nay, khoảng 80% chất thải công nghiệp  5
  13. phát sinh mỗi năm là từ  các trung tâm công nghiệp lớn  ở  miền Bắc và miền Nam.   Trong đó, 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ  Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và   Bắc Trung Bộ. Thêm vào đó, gần 1500 làng nghề tập trung chủ yếu ở các vùng nông  thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải công nghiệp. 1.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên Thế giới 1.2.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn  Các phương pháp xử lý chất thải rắn cơ bản được phân thành ba phương pháp: ­ Phương pháp cơ  học  bao gồm: Tách kim loại, thuỷ  tinh; nhựa ra khỏi chất   thải; sơ chế, đốt chất thải không có thu hồi nhiệt; lọc tạo rắn đối với các chất thải  bán lỏng. ­ Phương pháp cơ  ­ lý: phân loại vật liệu; thuỷ  phân; sử  dụng chất thải như  nhiên liệu; đúc ép các chất thải, sử dụng làm vật liệu xây dựng. ­ Phương pháp sinh học: chế  biến  ủ  sinh học; xử  lý bằng công nghệ  tạo khí  đốt sinh học. Các phương pháp xử lý chất thải có thể khái quát theo sơ đồ sau: Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải Xử lý chất thải Thiêu đốt Ủ sinh học làm phân  Các phương pháp  Compost khác Tiêu hủy tại bãi chôn  lấp Hình 1.3: Các phương pháp xử lý chất thải rắn [9] 6
  14. Cụ thể các phương pháp này như sau: a/ Phương pháp ủ sinh học làm phân compost Phương pháp này áp dụng với loại chất thải rắn có nguồn gốc sinh học như  đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein. Quá trình phân huỷ  các chất hữu cơ  dạng này  thường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ  hiếu khí) hay không có  không khí (phân huỷ  yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra xen k Phân tươi ẽ, háo khí  trước và y ất th Chế ải rắn  m khí sau. Ph ương pháp  ủ  sinh học làm phân compost được thể  hiện ở  hữu cơ hình 1.4. Cân điện tử Sàn tập kết Bể chứa Tái chế Băng phân loại Nghiền Trộn Cung cấp độ ẩm Kiểm soát  Lên men Bổ sung thêm một số  nhiệt tự động chất dinh dưỡng N,  P Thổi khí cưỡng bức Ủ chín Sàng Vê viên Tinh chế Đóng bao Trộn thêm N.P.K 7 Hình 1.4: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp [9]
  15. b/ Phương pháp thiêu đốt Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu   chất thải cho khâu xử  lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ  tiên tiến sẽ  mang lại  nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử  lý tốn kém nhất so   với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10   lần. Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền   kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ  phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều   chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là   rất nguy hiểm tới sức khoẻ. Năng lượng phát sinh có thể  tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành  công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị  một hệ  thống xử  lý  khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra. Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt các  vấn đề  kinh tế  cũng như  môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải   thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác  thải công nghiệp vì các phương pháp xử  lý khác không thể  xử  lý triệt để  được.   Phương pháp thiêu đốt được thể hiện ở hình 1.5. 8
  16. Rác thải sinh  Chất thải công  Chất thải đường  Dầu cũ Bùn cống hoạt nghiệp phố Kho chứa Chôn rác nguy hại Ủ sinh học làm phân  Phân loại compost Gia công nghiền  Dầu cũ nhỏ Trộn Bùn Nước Bunke Cặn, chất không  Sản xuất hơi cháy Thiết bị đốt Nhiệt Khí thải Bunke Xử lý khí Xử lý hoàn thiện Ép sắt vụn Ống khói Hình 1.5: Hệ thống thiêu đốt chất thải [9] 9
  17. c/ Phương pháp chôn lấp Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát   triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới   các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ  xuống, dùng xe  ủi san bằng, đầm  nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi  bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích   của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ  rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển   sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ  vẫn  được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm   ngặt về  bảo vệ  môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến   tới chấm dứt  ở  các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt  cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác  nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ  một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở  các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi   thải ra môi trường. Việc thu khí gas để  biến đổi thành năng lượng là một trong   những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác. Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song  nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được  sự  đồng tình của dân cư  xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là  khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ. Bên cạnh các phương pháp trên còn một số phương pháp xử  lý chất thải rắn  khác như  xử  lý chất thải bằng công nghệ  ép kiện. Các chất trơ và các chất có thể  tận dụng được như  : Kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa… được thu hồi để  tái  chế. Những chất còn lại sẽ  được băng tải chuyển qua hệ  thống ép nén rác bằng  thủy lực với mục đích giảm tối đa thể  tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ  số  10
  18. nén cao (hình 1.6). Các khối rác ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn   các vùng đất trũng. Kim loại Thủy tinh Rác thải Phễu nạp  Băng tải  Phân loại rác rác Giấy Nhựa Các khối kiện  Băng tải thải  sau khi ép vật liệu Máy ép rác Hình 1.6:  Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện [5] ­ Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex Công nghệ  Hydromex (hình 1.7) nhằm xử  lý rác đô thị  thành các sản phẩm  phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích. 11
  19. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử  dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển   về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua  băng tải chuyển đến các thiết bị trộn. Chất thải rắn chưa  Kiểm tra bằng mắt phân loại Cắt xé hoặc nghiền  nhỏ Chất thải lỏng hỗn  Làm ẩm hợp Thành phần Polyme  Trộn đều hóa Ép hoặc đùn Sản phẩm mới Hình 1.7:  Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex [9] 1.2.2. Tổng quan về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên  a/ Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái  Nguyên  12
  20. Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích  đất tự nhiên 3.541.50km2, dân số khoảng 1.124.786 người [3]. Tỉnh Thái Nguyên có  01 thành phố, 01 thị  xã và 07 huyện là: Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ,   Đại Từ, Phú Bình và huyện Phổ  Yên. Tổng số  xã trong tỉnh là 180 xã, trong đó có  125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày hiện nay là  trên 400 tấn. Lượng chất thải này đang trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với thiên nhiên   và con người từ thành thị tới nông thôn trong toàn tỉnh. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa tại tỉnh   Thái Nguyên đã kéo theo tình trạng không xử  lý kịp lượng chất thải rắn sinh hoạt.   Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường của Sở  Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái  Nguyên năm 2010, lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trung   bình là 404 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ  ba nguồn chính: các yếu tố  nội sinh, các  hoạt động dịch vụ du lịch và các yếu tố ngoại sinh khác. Trên quy mô dân số và đặc  điểm phân bố dân cư, các địa phương có khối lượng CTRSH phát sinh có tỷ  lệ  lớn   so với toàn tỉnh là TP. Thái Nguyên 34%, huyện Đại Từ  12%, Phú Bình 10%, Phổ  Yên 11% [11].  Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ  hoạt động dịch vụ  du lịch trên địa bàn  tỉnh  ước tính khoảng 0,54 tấn/ngày. Mặc dù chỉ  chiếm một lượng nhỏ so với toàn  bộ  khối lượng CTRSH toàn tỉnh và chỉ  tập trung  ở  một số  khu vực song đây là   những vùng nhạy cảm về  sinh thái (trong và ven khu vực Hồ  Núi Cốc, khu ATK   Định Hóa) và trung tâm đô thị  (TP. Thái Nguyên) nên lượng CTR này sẽ  là nguồn   gây tác động môi trường nghiêm trọng.  Là tỉnh trung tâm của vùng Trung du miền núi phía Bắc, hàng năm tỉnh Thái  Nguyên có khoảng gần 100.000 người đến sinh sống, học tập và lao động, tập trung   13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2