Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà
lượt xem 33
download
Nội dung nghiên cứu: Mức độ và tầm quan trọng của du lịch tại các VQG nói chung và VQG Cát Bà nói riêng; tài nguyên Du lịch VQG Cát Bà; ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đối với VQG Cát Bà; hiện trạng quản lý MTDL tại VQG Cát Bà; nguyên nhân gây suy thoái MTDL VQG Cát Bà; đề xuất giải pháp quản lý MTDL tại VQG Cát Bà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG ------------***------------ NGÔ THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Luận văn thạc sĩ Khoa học Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG ------------***------------ NGÔ THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Mã số: Chuyên ngành: Khoa học môi trường LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Hòe Hà Nội – 2015
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên và hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Đình Hòe. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy vì sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học bổ ích trong chương trình đào tạo thạc sỹ suốt 2 năm qua. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại Vườn quốc gia Cát Bà, sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ tôi trong chuyến đi thực tế cũng như tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho bài luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp vừa qua. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Hằng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Tổng quan về Môi trường du lịch và quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch ....................................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về môi trường du lịch ................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm Bảo vệ Môi trường Du lịch .......................................................... 4 1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch ....................................... 4 1.2. Tổng quan vấn đề phát triển du lịch tại các VQG Việt Nam ............................ 15 1.3. Lịch sử nghiên cứu về MTDL tại VQG Cát Bà................................................. 18 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................... 19 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 19 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa ............................................................. 23 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 33 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 33 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 33 2.2. Phương pháp luận ............................................................................................... 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33
- 2.3.1. Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phương nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ cấp, thừa kế tài liệu ..................................................................................... 33 2.3.2. Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa. Dự kiến 2 đợt bằng phương pháp đánh giá nhanh ............................................................................................ 33 2.3.3. Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức).............. 33 2.3.4. Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response) (Động lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện trạng MTDL ................................................................................................ 35 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38 3.1. Tài nguyên du lịch VQG Cát Bà ....................................................................... 38 3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................ 38 3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................... 38 3.2. Phân tích, đánh giá và định hướng vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà theo hướng phát triển bền vững ................................................................................. 40 3.2.1. Phân tích lực điều khiển vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà (D – Driving Forces) trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và quy hoạch ngành du lịch nói riêng của thành phố Hải Phòng ........................... 40 3.2.2. Phân tích sức ép (P – Pressure) lên hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà ..................................................................................................................... 45 3.2.3. Phân tích hiện trạng (S – State) hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà .... 49 3.2.4. Tác động (I – Impact) của các hoạt động QL MTDL đối với ĐDSH và bảo tồn tài nguyên tại VQG Cát Bà ................................................................... 68 3.2.5. Đề xuất giải pháp (R – Response) QL MTDL tại VQG Cát Bà ................. 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 82
- Khuyến nghị ................................................................................................................... 83 Đối với UBND thành phố Hải Phòng: ......................................................................... 83 Đối với Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng: ...................................................... 84 Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng: .................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 88
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu BPI (Biodiversity Priortiy Index): Chỉ số ưu tiên Đa dạng sinh học BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường DLST: Du lịch sinh thái ĐDSH: Đa dạng sinh học HST: Hệ sinh thái INDP (United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên hợp quốc IUCN (International Union for Conservation of Nature): Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên MCD (Centre for Marinelife Conservation and Community Development): Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MTDL: Môi trường du lịch NGO (Non-governmental organization): Tổ chức phi chính phủ PTNT: Phát triển nông thôn QCCP: Quy chuẩn cho phép QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QL MTDL: Quản lý môi trường du lịch TB: Trung bình TN & MT: Tài nguyên và môi trường UBND: Ủy ban nhân dân VQG: Vườn quốc gia WWF (World Wide Fund For Nature): Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng tổng hợp chỉ số BVI của 51 khu BTTN trên đất liền Việt Nam Bảng 2: Số lượt khách du lịch đến Cát Bà (2009 – 2015) Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà năm 2014. Bảng 4: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà năm 2015 Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu đất tại một số điểm tại Cát Bà năm 2014 - 2015 Bảng 6: Bảng kết quả phân tích mẫu nước mặt tại thị trấn Cát Bà Bảng 7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm Bảng 8: Kết quả phân tích mẫu nước biển Bảng 9: Thành phần rác thải sinh hoạt
- DANH MỤC HÌNH Hình 1: Dự án trồng rau sạch tại xã Xuân Đán, Cát Bà Hình 2: Đường rìa xung quanh đảo Cát Bà Hình 3: Trung tâm dịch vụ, DLST và giáo dục môi trường được xây tại gần cổng vào VQG Cát Bà Hình 4: Mô hình DPSIR Hình 5: Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long, Cát Bà tháng 8, 2014 Hình 6: Lễ hội đình Phù Long, Cát Bà tháng 7, 2014 Hình 7: Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều loại côn trùng, mật/sáp ong rừng cho du khách Hình 8: Trên tuyến đường du lịch tại VQG rất dễ dàng bắt gặp các loại rác thải do khách du lịch để lại Hình 9: Màn bắn pháo hoa vào một số dịp cuối tuần trong mùa du lịch tại Cát Bà rất thu hút khách du lịch tuy nhiên gây tiếng nổ lớn ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật tại VQG Hình 10: Hình ảnh chen lấn của khách du lịch tại bến phà Tuần Châu vào mỗi dịp cuối tuần vào mùa du lịch tại Cát Bà Hình 11: Poster giới thiệu các hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà Hình 12: Hình ảnh giới thiệu một số tuyến/điểm du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà Hình 13: Một vài hình ảnh bên trong VQG Cát Bà Hình 14: Con đường lên đình Ngự Lâm Hình 15: Sơ đồ cấp độ quản lý dựa vào cộng đồng
- Hình 16: Một trong những buổi tập huấn cho các bác các bộ địa phương về tầm quan trọng của MTDL và các giải pháp khuyến khích người dân phát triển các sinh kế thích ứng với BĐKH và BVMT tháng 11, 2013 Hình 17: Các bạn thực tập sinh, cán bộ truyền thông của MCD đến từng hộ dân để phổ biến kiến thức về môi trường, các giải phát phát triển đời sống xã hội và bảo vệ môi trường VQG Cát Bà, 2014 Hình 18: Cuộc thi vẽ tranh về MTDL tại trường tiểu học thị trấn Cát Bà và hội thi tìm hiểu các quy định bảo vệ môi trường cho các em học sinh tại Cát Bà, Tháng 11, 2014 Hình 19: Một trong những chiến dịch truyền thông về môi trường đối với các xã vùng đệm VQG Cát Bà của tổ chức MCD năm 2014 mà tác giả được tham gia Hình 20: UBND huyện Cát Hải kết hợp với một số tổ chức NGO (MCD, CR) thực hiện chương trình truyền thông về môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, ngày đại dương thế giới 8/6, tuần lễ biển và hải đảo năm 2013
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao nhất thế giới với nhiều rừng, cây cối, rạn san hô,... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu. Tổ chức bảo tồn chim thế giới (Birdlife International) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật [32]. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái ĐDSH ngày càng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái ĐDSH là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động. VQG Cát Bà là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực với 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ. Với kiểu rừng nhiệt đới thưòng xanh mưa mùa ở đai thấp.Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá vôi, rừng trên đỉnh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nằm ở phía tây Bắc đảo với chủ yêu các loài họ đước, O zô, ráng, cỏ roi ngựa, thầu dầu, trang, sú... [33]. Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài quý hiếm Voọc đầu trắng, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen. Đặc biệt voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi polyocephalus) là loài đặc hữu ở Cát Bà. Bên cạnh thú nhiều loài chim quý cũng được ghi nhân như chim Sâm cầm, Khướu, chim Cu xanh, Cu gáy. [33]. Một vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên ếch, bò sát nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do các hoạt động nhân tác mà cụ thể là do sự phát triển chóng mặt của hoạt động du 1
- lịch trên đảo Cát Bà trong những năm gần đây. [34]. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu quả Quản lý môi trƣờng du lịch vƣờn quốc gia Cát Bà” nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH. 2. Mục tiêu đề tài Góp phần nâng cao hiệu quả QL MTDL tại VQG Cát Bà. 3. Nội dung nghiên cứu Mức độ và tầm quan trọng của du lịch tại các VQG nói chung và VQG Cát Bà nói riêng. Tài nguyên Du lịch VQG Cát Bà. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đối với VQG Cát Bà. Hiện trạng quản lý MTDL tại VQG Cát Bà. Nguyên nhân gây suy thoái MTDL VQG Cát Bà Đề xuất giải pháp quản lý MTDL tại VQG Cát Bà. 4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển của VQG). Đối tƣợng nghiên cứu: MTDL tại VQG Cát Bà ; Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà ; Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận: Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào 2
- cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường du lịch tại VQG Cát Bà. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phương nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ cấp, thừa kế tài liệu; Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phương pháp.đánh giá nhanh (Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa để kiểm chứng và bổ sung tài liệu); Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức); Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response) (Động lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện trạng MTDL. 5. Bố cục luận văn Bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về Môi trƣờng du lịch và quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển du lịch 1.1.1. Khái niệm về môi trƣờng du lịch Có nhiều khái niệm liên quan đến MTDL. Ví dụ như, Theo Phạm Trung Lương, Môi trường Du lịch là: “Theo nghĩa rộng, Môi trường Du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó, hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.[8] Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài tác giả sẽ phân tích MTDL theo khái niệm MTDL tại Điều 2, Quy chế Bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực Du lịch năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ không gian lãnh thổ, đất, nước, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động động du lịch”. [1] 1.1.2. Khái niệm Bảo vệ Môi trƣờng Du lịch “Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch, phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [5] 1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển du lịch 1.1.3.1. Tác động của du lịch đến môi trường Bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển Du lịch gây ra cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - nhân văn. a. Tác động của du lịch đến môi trƣờng tự nhiên Tác động tích cực Bảo tồn thiên nhiên Du lịch góp phần rất lớn vào việc khẳng định giá trị, góp phần bảo tồn các loài động – thực vật hoang dại và diện tích tự nhiên qua việc bảo vệ và qui hoạch các VQG, 4
- Khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ sự chiêm ngưỡng của du khách. [ 9, tr.21] Nguồn thu nhập từ vé vào cổng tham quan, hoặc thuế doanh thu các cơ sở nghỉ ngơi du lịch, thuế thu nhập du lịch… được sử dụng cho các chương trình và hoạt động bảo tồn hoặc chi trả cho bảo vệ môi trường. [16, tr.42] Tăng cường chất lượng môi trường Thông qua các chương trình và luật bảo vệ môi trường du lịch nhằm kiểm soát chất lượng không khí, đất, nước, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải; các chương trình quy hoạch cảnh quan, quy hoạch sử dụng đất và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.[ 9, tr.21] Đề cao môi trường Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao các giá trị cảnh quan. [9, tr.21]. Cải thiện cơ sở hạ tầng Du lịch phát triển sẽ kéo theo cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương: Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc.[9 tr.21] Tăng cường hiểu biết về môi trường Đối với cộng đồng địa phương: Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường. Ví dụ như học sinh Honduran từ Thủ đô Tegucigalpa thường được đưa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa dạng của rừng mưa. [16, tr.43] Đối với khách du lịch: Du lịch cung cấp thông tin và làm tăng nhận thức về những hậu quả mà họ có thể gây ra cho môi trường. Định hướng cho du khách sử dụng những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất theo nguyên tắc và hoạt động tiêu dùng bền vững: sản xuất bằng công nghệ sạch, giảm thiểu tác động vào môi trường. [16, tr.43] 5
- Tác động tiêu cực Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nguồn nước rất nhiều, thậm chí tiêu hao hơn cả sinh hoạt của người dân địa phương. Một du khách trung bình ở Barbados tiêu thụ lượng nước gấp 8 lần một người địa phương. [9, tr.22] Nước thải Nước thải thường được tính bằng 75% lượng nước cấp. Lượng nước thải nếu chưa được xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước: ô nhiễm sông, hồ xung quanh các khu du lịch; đe dọa sức khỏe con người và động – thực vật: lan truyền các dịch bệnh như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt; gây ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản… Xử lý nước thải cần phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường: tiêu chuẩn sinh thái và tiêu chuẩn sức khỏe. Khi xử lý nước thải cần chú ý những vấn đề sau đây: - Lượng nước sinh hoạt ít sẽ làm cho lượng nước thải bẩn hơn. - Thói quen ẩm thực khác nhau tạo ra nước thải có nồng độ chất bẩn khác nhau. [9, tr.22] Du lịch làm tăng lượng nước thải gây ô nhiễm đất và nguồn nước sạch thông qua các hoạt động: - Trong quá trình xây dựng: xả thải bừa bãi các vật liệu xây dựng vào nguồn nước: đất đá và các chất nạo vét; lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển các vật tư xây dựng… ảnh hưởng đến nước ngầm và nước mặt. - Trong quá trình hoạt động: sự hoạt động của các cơ sở lưu trú, các khu nghỉ mát, hoạt động của du khách: xả rác bừa bãi xuống sông khi qua phà, trên tàu thuyền.[16,tr.46]. Rác thải 6
- Xử lý rác thải là một vấn đề rất quan trọng tại các khu du lịch. Nếu việc xử lý chất thải rắn không phù hợp sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan: thay đổi hướng dòng chảy, biến đổi đường bờ… vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng và xung đột xã hội [9, tr.23]. Ô nhiễm khí Ô nhiễm khí trong hoạt động Du lịch do các phương tiện vận chuyển hành khách: xe ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay… thải ra chất carbon dioxide góp phần gây hại cho môi trường toàn cầu, ô nhiễm không khí môi trường địa phương. [9, tr.23]. Năng lượng Tiêu thụ năng lượng đáp ứng các nhu cầu cho du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch: đốt củi, than, dầu, điện, gas… thường không hiệu quả và lãng phí. Ví dụ như ở các nước rất nóng hay rất lạnh, các xe buýt chở du khách trong các tour vẫn để động cơ nổ nhiều giờ trong khi du khách đã ra khỏi xe đi tham quan vì họ muốn sau khi tham quan xong sẽ được vào trong một chiếc xe có điều hoà không khí. [16, tr. 45] Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển giao thông, phương tiện giải trí, phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động của du khách có thể gây khó chịu, phiền toái, stress, thậm chí là mất thính giác đối với con người và còn làm suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm. [16,tr.46]. Làm xấu cảnh quan Làm xấu cảnh quan được gây ra do các nguyên nhân sau: - Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch hoặc xa lạ với cảnh quan địa phương. - Sử dụng các vật liệu ốp lát không phù hợp. - Bố trí các công trình dịch vụ kém khoa học. - Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém. 7
- - Sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là phương tiện xấu xí. - Dây điện, cột điện tràn lan. - Bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động tệ nhất gây suy thoái môi trường và cảnh quan. [9, tr.23] Làm nhiễu loạn sinh thái Phát triển du lịch thiếu kiểm soát gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sinh thái: tác động lên đất gây xói mòn, trượt lở…, làm biến động habitat, đe dọa các loài động vật hoang dại. Xây dựng các đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở các loài động vật hoang dại tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản. [9, tr.24] b. Tác động của du lịch lên xã hội – nhân văn Tác động tích cực Lợi ích về kinh tế Du lịch góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế… đóng góp GDP góp phần phát triển kinh tế địa phương, vùng và cả nước. Du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển: xây dựng, dịch vụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… [9, tr.25] Góp phần bảo tồn di tích, di sản, lịch sử - văn hóa Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là di tích ở những đất nước nghèo không đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ. Du lịch góp phần bảo tồn hay khôi phục: - Các di sản kiến trúc. - Nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống. - Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp (thông qua ngân sách) cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả 8
- văn hóa ẩm thực. - Góp phần khôi phục niềm tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hóa, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, do việc người địa phương thấy du khách, nhất là khách ngoại quốc thích chiêm ngưỡng và tôn trọng các đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. [9, tr.25] Giao lưu trao đổi văn hóa giữa du khách và người địa phương góp phần phong phú thêm bản sắc văn hóa của cả hai phía cũng như sự hiểu biết, hợp tác trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội. Du lịch củng cố cộng đồng, tăng cường mức sống cho cộng đồng bằng nhiều cách: góp phần giảm sự di cư từ vùng nông thôn lên thành thị, tăng cường mức sống cho người dân địa phương qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao thông, xây dựng, cơ sở vui chơi giải trí…[16,tr.54]. Du lịch cổ vũ cho lòng tự hào và quan hệ cộng đồng: Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự nhiên và văn hóa và qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng. Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh ... người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. [9,tr.55] Trên đây là các ảnh hưởng tích cực của du lịch đối với môi trường xã hội - nhân văn mà trong đó, thái độ người dân địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, khi muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng đó là phát triển cộng đồng. Tác động tiêu cực Dịch bệnh Nhiều loại dịch bệnh sinh ra do lượng nước - rác thải quá nhiều mà chưa được xử 9
- lý tốt từ các khu du lịch lan truyền trong nước: các bệnh đường ruột, viêm gan, bệnh thương hàn, bệnh ngoài da; bệnh xã hội, bệnh hô hấp, lao, cúm… Để phòng tránh và ngăn ngừa dịch bệnh biện pháp tốt nhất là đảm bảo đủ nước sạch và điều kiện cư trú hợp vệ sinh bằng cách: - Kiểm soát vi trùng gây bệnh (tẩy uế). - Phun thuốc muỗi. - Biện pháp chống ruồi. - Kiểm soát chất lượng thực phẩm. - Tăng cường dịch vụ y tế, cấp cứu. [9, tr.26]. Suy giảm nguồn lợi kinh tế tiềm năng địa phương Do sự cạnh tranh du lịch từ các chủ doanh nghiệp vùng khác. Theo Ngân hàng Thế giới (1992) tính rằng các nước phát triển thu khoảng 55% doanh thu từ tổng doanh thu du lịch tại các nước đang phát triển.[9,tr.26] Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm Sự rối loạn kinh tế có thể xảy ra khi hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối tương xứng với các vùng khác. Điều này sẽ dẫn đến sự bùng phát giá đất, hàng hóa, dịch vụ trong vùng, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng. [9,tr.27]. Quá tải dân số và các tiện nghi môi trường Xảy ra khi khách du lịch quá đông, người dân địa phương sẽ bị tranh giành các dịch vụ công: tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa và xuất hiện cảm giác bực bội vì mất chủ quyền. [9,tr.27]. Tác động văn hóa Trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn bản sắc văn hóa, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của bản sắc văn hóa ngoại lai du khách mang đến so với nền văn hóa bản 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn