intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:128

62
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên; dự báo khả năng thu gom, từ đó đề xuất được giải pháp nhằm cải thiện mạng lưới thu gom, xử lý nước thải cho khu vực, định hướng đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

  1. MỤC LỤC  CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU                                                                      ..................................................................      3 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                                                                                                                    46 .................................................................................................................................      CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN                                    ................................      55 i
  2. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước chung............................................................3 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng..............................................................5 Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống thoát nước nửa riêng......................................................6 Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải đô thị..............................12 Hình 1.5. Sơ đồ chung của một trạm xử lý nước thải..........................................13 Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại, quy mô 10 người sử dụng...........................13 Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo giếng thấm.....................................................................14 Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo bãi lọc ngầm...................................................................15 Hình 1.9. Sơ đồ quá trình xử lý nước thải trong đất.............................................17  Hình 1.10. Cơ chế quá trình xử lý nước thải trong hồ sinh vật...........................19 Hình 1.11. Nguyên lý quá trình XLNT bằng phương pháp bùn hoạt tính..............20 Hình 1.12. Các kiểu dòng chảy trong bể aeroten...................................................21 Hình 1.13. Sơ đồ hoạt động của hệ thống aeroten SBR.......................................21 Hình 1.14. Sơ đồ hệ thống aeroten Bardenpho......................................................22 Hình 1.15. Sơ đồ XLNT theo nguyên tắc thổi khí kéo dài.....................................23 Hình 1.16. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của kênh ôxy hoá tuần hoàn..................24 Hình 1.17. Sơ đồ nguyên lý lọc dính bám..............................................................25 Hình 1.18. Sơ đồ hệ thống đĩa lọc sinh học...........................................................26 Hình 1.19. Sơ đồ cấu tạo bể lắng hai vỏ..............................................................29 Hình 1.20. Sơ đồ cấu tạo bể lắng trong kết hợp ngăn lên men............................30 Hình 1.21. Sơ đồ cấu tạo bể lọc kỵ khí................................................................31 Hình 1.22. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bể UASB......................32 Hình 2.23. Các khối xử lý chính của mô hình SWMM..........................................49 Hình 2.24. Sơ đồ mô phỏng mạng lưới thoát nước trong SWMM........................50 Hình 2.25. Giao diện làm việc của mô hình Steady...............................................51 Hình 2.26. Giao diện tính toán cân bằng vật chất trên mô hình Steady.................52 Hình 2.27. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ tổng thể thành phố  Thái Nguyên............................................................................................................54 Hình 3.28. Sơ đồ thu gom nước trước nhà – Kiểu K1...........................................78 Hình 3.29. Sơ đồ thu gom nước sau nhà – Kiểu K2..............................................79 Hình 3.30. Sơ đồ thu nước thải sau nhà có bơm – Kiểu K3..................................79 Hình 3.31. Sơ đồ thu nước thải với ga tách ­ Kiểu K4..........................................80 Hình 3.32. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo phương án 1...........................90  Hình 3.33. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo phương án 2..........................92 Hình 3.34. Sơ đồ công nghệ theo phương án chọn thiết lập trên Steady..............94 Hình 3.35. Giao diện nhập các thông số cho nguồn đầu vào................................95 Hình 3.36. Nhập các thông số cho công trình tiền xử lý........................................95 Hình 3.37.  Nhập các thông số cho công trình xử lý sinh học................................96 Hình 3.38. Kết quả tính toán cân bằng chất hệ thống xử lý nước thải bằng mô  hình Steady..............................................................................................................97 ii
  3. Hình 3.39. Sơ đồ mô phỏng mạng thoát nước khu vực nghiên cứu....................101 Hình 3.40. Giao diện nhập dữ liệu cho tiểu lưu vực...........................................102 Hình 3.41. Giao diện khai báo thông số mưa.......................................................103 Hình 3.42. Chuỗi thời gian mưa...........................................................................104 Hình 3.43. Đường đặc tính của trận mưa............................................................104 Hình 3.44. Sơ đồ chôn cống.................................................................................105 Hình 3.45. Giao diện nhập dữ liệu cho nút..........................................................105 Hình 3.46. Giao diện nhập dữ liệu cho cống.......................................................105 Hình 3.47. Giao diện khai báo hồ điều hòa..........................................................106 Hình 3.48. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nước  tại thời điểm đầu trận mưa..................................................................................108 Hình 3.49. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nước  tại thời điểm kết thúc trận mưa...........................................................................108 Hình 3.50. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nước  tại thời điểm đầu trận mưa .................................................................................109 Hình 3.51. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nước  tại thời điểm trận mưa kết thúc ..........................................................................109 Hình 3.52. Khai báo mức nước dâng trên sông Cầu và đường cong đại diện.....111 Hình 3.53. Mực nước thải trong cống khi có nước dâng.....................................112 Hình 3.54. Giao diện nhập thông số cửa van.......................................................113 Hình 3.55. Giao diện khai báo đối tượng bơm.....................................................114 Hình 3.56. Diễn biến của dòng chảy trong cống khi có bơm..............................114 Hình 3.57. Kiểu A ­ Trạm bơm trong điều kiện bình thường.............................117 Hình 3.58. Kiểu B ­ Trạm bơm trong điều kiện lũ và Trạm xử lý nước  thải vẫn  làm việc................................................................................................................. 118 Hình 3.59. Kiểu C ­ Trạm bơm trong điều kiện lũ và Trạm xử lý nước  thải  không làm việc......................................................................................................119 iii
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các công trình xử lý nước thải [5] ...............................36 Bảng 1.2. Mực nước sông Cầu (m) ứng với tần suất lũ [14]...............................40 Bảng 1.3. Tài liệu quan sát mưa lũ của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên...40 Bảng 1.4. Gia tri san xuât công nghiêp trên đia ban thành ph ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ố Thái Nguyên.........43 Bảng 1.5. Hoat đông phat thanh, truyên hinh [4] ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ....................................................44 Bảng 1.6. Sô giao viên va phô thông trên đ ́ ́ ̀ ̉ ịa bàn (năm 2010)................................45 Bảng 3.7. Hiện trạng các tuyến đường (năm 2010) [14].......................................55  Bảng 3.8. Thống kê dân số trong khu vực nghiên cứu đến năm 2011..................56 Bảng 3.9. Chất lượng môi trường nước mặt (trên các tuyến suối đổ ra sông Cầu)  khu vực nghiên cứu, năm 2010...............................................................................64 Bảng 3.10. Quy hoạch các khu dân cư phường Đồng Quang................................67  Bảng 3.11. Quy hoạch khu dân cư hồ điều hòa Xương Rồng.............................67 Bảng 3.12. Quy hoạch khu dân cư số 2 phường Hoàng Văn Thụ.........................67 Bảng 3.13. Quy hoạch khu dân cư số 4 phường Túc Duyên.................................68 Bảng 3.14. Quy hoạch khu dân cư số 7 phường Túc Duyên.................................68 Bảng 3.15. Quy hoạch khu dân cư số 2 phường Quang Trung.............................69  Bảng 3.16. Tính toán số lượng dân trong khu vực nghiên cứu ............................69  Bảng 3.17. Dân số khu vực nghiên cứu theo quy hoạch phát triển......................70 Bảng 3.18. Thống kê tải trọng thuỷ lực yêu cầu của Trạm xử lý nước thải.......83 Bảng 3.19. Tải trọng chất ô nhiễm cần xử lý ......................................................84 Bảng 3.20. Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm..............................84 Bảng 3.21. Thông số kỹ thuật cơ bản các công trình trong trạm xử lý nước thải ................................................................................................................................. 98 Bảng 3.22. Phân chia số lượng tiểu lưu vực ......................................................100 Bảng 3.23. Bảng kết quả tính toán đối với hồ điều hòa.....................................110 Bảng 3.24. Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thoát nước đề xuất..........115 iv
  5. KÍ HIỆU VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên kí hiệu 1 BOD (Biochemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh học 2 COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học 3 DO (Dissolve oxygen) Oxy hòa tan 4 EPA (The US Environment Protection  Cơ quan bảo vệ môi trường  Agency) Hoa Kỳ 5 MPN (Most Probable Number) Số vi khuẩn có thể lớn nhất 6 TSS (Total Suspended Solid) Tổng chất rắn lơ lửng 7 TCVN  Tiêu chuẩn Việt Nam 8 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 9 UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) Bể lọc ngược qua tầng bùn kị  khí 10 SBR (Sequencing Batch Reactor) Bể phản ứng theo mẻ 11 SWMM (Storm Water Management Model)  Mô hình quản lý nước mưa 12 XLNT Xử lý nước thải v
  6. MỞ ĐẦU Cùng với chất  thải rắn, nước thải là vấn đề gây bức xúc tại hầu hết các đô  thị Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, với hơn 250 ngàn dân cũng   đang đứng trước thách thức của sự  mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế  xã hội và   các vấn đề ô nhiễm môi trường. Thành phố Thái Nguyên có số dân lớn, mỗi ngày   ước tính có khoảng 20 – 30 ngàn mét khối nước thải chưa được xử lý/hoặc xử lý   chưa đạt tiêu chuẩn, chứa một lượng rất lớn các chất ô nhiễm trong đó có các   chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi khuẩn đổ  vào nguồn tiếp nhận môi trường xung  quanh. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây suy thoái chất lượng  nước sông Cầu ­  một trong 3 con sông hiện đang được quan tâm do môi trường  tại lưu vực đã và đang chịu tác động xấu từ  các quá trình hoạt động phát triển  kinh tế xã hội gây nên. Thực tế  cho thấy, hiện nay, hệ thống thoát nước của hầu hết các khu vực   thành phố Thái Nguyên đã xuống cấp, không còn khả năng đáp ứng được với nhu  cầu tiêu thoát nước cho thành phố (đặc biệt là vào mùa mưa lũ) [14], quan trọng   hơn là hàng ngày vẫn có hàng nghìn mét khối nước thải sinh hoạt của người dân  sau khi xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại đổ  trực tiếp ra sông Cầu, gây ảnh hưởng  nghiêm trọng đến chất nước nước sông. Đây cũng chính là một trong thách thức   đặt ra cần giải quyết trong đó có lĩnh vực môi trường, khi thành phố Thái Nguyên   đã là đô thị loại I vào năm 2010. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn nêu trên, luận văn lựa chọn đề  tài: “Định   hướng nâng cao hiệu quả  thu gom và xử  ký nước thải đô thị  khu vực phía   Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm 2020”. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được hiện trạng thu gom và  xử lý nước thải của khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên; dự báo khả 
  7. năng thu gom, từ đó đề xuất được giải pháp nhằm cải thiện mạng lưới thu gom,   xử lý nước thải cho khu vực, định hướng đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu: Khu vực phía Bắc thành phố  Thái Nguyên thuộc địa bàn của 09 phường:   Quang Trung, Quán Triều, Quang Vinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng  Vương, Gia Sàng, Đồng Quang, Túc Duyên.  Tổng diện tích lưu vực nghiên cứu là khoảng 1200 ha.
  8. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về  hệ  thống thoát nước và các vấn đề  cơ  bản trong  thiết kế hệ thống thoát nước 1.1.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước Hệ  thống thoát nước là tổ  hợp các công trình, thiết bị  và các giải pháp kỹ  thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước thải ra khỏi khu vực. Phân loại hệ  thống thoát nước thải: tùy thuộc vào phương thức thu gom,   vận chuyển, mục đích và yêu cầu cần xử lý mà phân chia thành: ­ Hệ thống thoát nước chung; ­ Hệ thống thoát nước riêng: bao gồm hệ thống riêng hoàn toàn và hệ thống   riêng không hoàn toàn. ­ Hệ thống thoát nước nửa riêng; ­ Hệ thống thoát nước hỗn hợp. * Hệ thống thoát nước chung Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước chung 1. Mạng lưới đường phố 6. Mương rãnh thu nước mưa 2. Giếng thu nước mưa 7. Mạng lưới thoát nước xí nghiệp 3. Cống góp chính 8. Trạm xử lý nước thải 4. Giếng tách nước mưa 9. Cống xả 5. Cống xả nước mưa
  9. Hệ thống thoát nước chung là hệ thống, trong đó mọi loại nước thải (nước   mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) được dẫn – vận chuyển trong   cùng một mạng lưới cống tới trạm xử lý nước thải hoặc vào nguồn tiếp nhận.  Nhiều trường hợp người ta xây dựng những giếng tràn tách nước mưa tại những  điểm cuối của đoạn cống góp nhánh và đầu các cống góp chính để xả  phần lớn  lượng nước mưa của các trận mưa lớn đổ  ra nguồn nước gần đó để  giảm bớt  kích thước cống, giảm lưu lượng nước mưa tới trạm bơm, lên công trình xử  lý   và thu hồi toàn bộ nước thải khi trời không mưa và cả nước mưa đầu trận để xử  lý [15]. ­ Ưu điểm của hệ thống: + Tốt nhất về mặt vệ sinh vì toàn bộ nước thải đều được xử lý (nếu không  tách nước mưa); + Kinh tế đối với các khu nhà cao tầng vì tổng chiều dài của mạng tiểu khu  và mạng đường phố  giảm (30 – 40%) so với hệ  thống thoát nước riêng hoàn  toàn. Chi phí quản lý mạng giảm từ 15 đến 20%. ­ Nhược điểm của hệ thống: Đối với các khu nhà thấp tầng thì: + Chế độ thủy lực trong ống dẫn và các công trình không điều hòa, nhất là  trong điều kiện mưa lớn như  ở nước ta (Khi lưu lượng nhỏ bùn cát có thể  lắng   đọng, còn khi mưa lớn có thể gây ngập úng cục bộ). Quản lý vận hành rất phức   tạp. + Vốn đầu tư  ban đầu cao do không có sự   ưu tiên đối với từng loại nước   thải. ­ Điều kiện áp dụng: + Giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước riêng; + Những đô thị hoặc khu đô thị nhà cao tầng, trong nhà có bể tự hoại; + Nguồn tiếp nhận lớn, cho phép xả nước thải với mức độ xử lý thấp;
  10. + Địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng thiết bị và cột  nước bơm (hạn chế vốn đầu tư ban đầu); + Cường độ mưa khu vực nhỏ. * Hệ thống thoát nước riêng 1. Mạng thoát nước sinh hoạt 2. Mạng thoát nước mưa 3. Đường ống có áp 4. Cống xả nước thải đã xử lý 5. Cống xả nước mưa và nước thải  đã xử lý quy ước sạch Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng Hệ  thống thoát nước riêng là hệ  thống có hai hay nhiều mạng lưới: một   mạng lưới dùng để thoát nước thải bẩn (như nước thải sinh hoạt), trước khi xả  ra nguồn tiếp nhận bắt buộc  phải xử  lý; một mạng lưới khác dùng để  vận   chuyển nước thải quy  ước là sạch (như  nước mưa) có thể  xả  thẳng vào nguồn   tiếp   nhận.   Tùy   vào  mức   độ   ô   nhiễm,   nước   thải   sản   xuất   có   thể   được   vận  chuyển chung với nước thải sinh hoạt (nếu độ  nhiễm bẩn cao) hoặc chung với  nước mưa (nếu độ  nhiễm bẩn thấp). Nước thải sản xuất có chứa các chất bẩn   tương tự  như  nước thải sinh hoạt thì được dẫn chung với nước thải sinh hoạt  trong cùng một mạng lưới. Nếu nước thải sản xuất có chứa các chất khác với   nước thải sinh hoạt và không thể xử lý chung hoặc có chứa các chất độc (kiềm,  axit,...) thì nhất thiết phải vận chuyển trong một mạng lưới riêng biệt [15]. ­ Ưu điểm: + Chỉ  phải làm sạch nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất nên khối   lượng các công trình đầu tư nhỏ, giá thành xử lý thấp; + Giảm được vốn đầu tư xây dựng;
  11. + Chế độ thủy lực của hệ thống ổn định, thuận lợi trong công tác vận hành. ­ Nhược điểm: + Tổng chiều dài hệ thống đường ống lớn (tăng 30 – 40% so với hệ thống   thoát nước thải chung); + Tồn tại song song nhiều hệ thống công trình, mạng trong đô thị; + Điều kiện vệ sinh kém hơn vì chất bẩn trong nước mưa không được xử  lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường (nhất là khi nguồn nước ít, khả năng pha  loãng kém). ­ Điều kiện ứng dụng: + Đô thị lớn, tiện nghi; + Địa hình không thuận lợi, đòi hỏi xây dựng nhiều trạm bơm, cột nước   bơm lớn; + Cường độ mưa lớn; + Nước thải đòi hỏi phải xử lý sinh hóa; + Hệ  thống  thoát nước riêng hoàn toàn không phù hợp với những vùng  ngoại ô, hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của đô thị. * Hệ thống thoát nước nửa riêng Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống thoát nước nửa riêng
  12. Hệ  thống thoát nước nửa riêng là hệ  thống trong đó  ở  những điểm giao   nhau giữa hai mạng lưới độc lập người ta xây dựng giếng tràn (hố  ga tách) tách  nước mưa. Tại những giếng này, khi lưu lượng nước mưa ít (giai đoạn đầu của   trận mưa) chất lượng nước mưa bẩn, nước mưa sẽ chảy vào mạng lưới thoát  nước sinh hoạt, theo cống góp chung đến dẫn đến trạm xử  lý; khi lưu lượng  nước mưa lớn (các trận mưa kéo dài, ví dụ, sau 20 phút đầu của trận mưa lớn),  chất lượng nước tương đối sạch, nước mưa sẽ tràn qua giếng tách theo cống xả  ra nguồn tiếp nhận [17]. ­ Ưu điểm: + Về vệ sinh thì tốt hơn hệ  thống thoát nước riêng vì trong thời gian mưa   (ban đầu), các chất bẩn không theo nước mưa xả trực tiếp vào nguồn; + Phối hợp được ưu điểm của cả hai loại hệ thống trên. ­ Nhược điểm: + Vốn đầu tư ban đầu khá cao vì phải xây dựng đồng thời hai hệ thống; + Những chỗ  giao nhau của hai mạng phải xây giếng (hố  ga tách) nước   mưa, thường không đạt hiệu quả mong muốn về vệ sinh. ­ Điều kiện ứng dụng: + Ứng dụng tốt tại các đô thị có dân số >50.000 người; + Yêu cầu mức độ xử lý cao khi: + Nguồn tiếp nhận trong đô thị nhỏ, không có dòng chảy; + Những nơi có nguồn nước sử dụng mục đích tắm, thể thao; + Nguồn tiếp nhận yêu cầu chất lượng nước thải tốt khi xả vào. 1.1.2. Các vấn đề cơ bản trong lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị Tùy theo điều kiện cụ  thể  mà có thể  lựa chọn loại sơ  đồ  hệ  thống thoát  nước phù hợp trên cơ sở so sánh các yếu tố kinh tế ­ kỹ thuật – môi trường. Không   được   xả   nước   thải   vào   kênh   hở,   nếu   trong   kênh   v
  13. Thoát nước thải cho các nhà máy xí nghiệp, cơ  sở  sản xuất kinh doanh  thường theo nguyên tắc riêng hoàn toàn. Trong các đô thị  lớn (dân số  > 50.000 người) với mức độ  tiện nghi khác  nhau có thể áp dụng hệ thống thoát nước nửa riêng (trên thế giới có khoảng 33%  áp dụng hệ thống thoát nước loại này) [12]. Quy hoạch thoát nước phải tính đến điều kiện của địa phương và khả năng  phát triển kinh tế, xây dựng công trình mới phải kết hợp hiệu quả của công trình  sẵn có. Khi quy hoạch hệ thống thoát nước cần tính đến: ­ Lưu lượng và nồng độ các loại nước thải ở các giai đoạn khác nhau; ­ Khả  năng giảm lưu lượng và nồng độ  chất ô nhiễm của nước thải công   nghiệp bằng việc áp dụng công nghệ hợp lý với hệ thống thoát nước tuần hoàn  hay nối tiếp trong các khu công nghiệp; ­ Cần xem xét lợi ích xử  lý chung nước thải sinh hoạt và nước thải sản   xuất công nghiệp; ­ Khái quát về chất lượng nước thải tại điểm sử  dụng và tại các điểm xả  vào nguồn tiếp nhận. 1.2. Hệ thống và tổ chức thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam 1.2.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam Hiện nay hệ thống thoát nước của các đô thị  Việt Nam chủ yếu vẫn là hệ  thống cống chung giữa nước mưa và nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt   chưa được xử lý. Do đặc điểm hình thành và phát triển thoát nước đô thị  Việt Nam là trong   điều kiện tài chính hạn chế do đó mạng lưới thoát nước vừa thiếu vừa chắp vá,   mạng lưới cống chung chưa đem lại hiệu quả trong việc thoát nước thải. Cống thoát nước thường có độ dốc nhỏ, chất lượng thấp, nước ngầm thấm   vào cống nhiều, về  mùa khô nước chảy chậm gây hiện tượng lắng đọng cặn   trong cống.
  14. Hệ  thống cống thoát nước không kín  ảnh hưởng tới các yêu cầu về  cảnh   quan môi trường [10]. 1.2.2. Định hướng hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam Theo tài liệu [3] việc lựa chọn hệ thống thoát nước phải đảm bảo các mục  tiêu như: giá thành thấp, tôn trọng các điều kiện vệ sinh môi trường...  Các căn cứ chính để lựa chọn là:  ­ Các điều kiện kỹ  thuật, điều kiện cụ  thể  của từng đô thị  (địa hình, khí  tượng, thuỷ văn, mạng lưới thoát nước hiện có, mật độ dân cư...) ­ Những điều kiện kinh tế: chi phí đầu tư, chi phí bảo trì, khai thác, vận   hành thiết bị... ­ Quy hoạch phát triển đô thị... Ngoài ra còn có các căn cứ khác như: Mục tiêu chủ yếu của việc thoát nước trong giai đoạn đầu: Nếu lấy nhiệm vụ chống ngập úng do mưa làm trọng thì tất yếu phải lựa  chọn kiểu hệ  thống mà trong đó phải thoả  mãn yêu cầu trước hết là để  thoát  nước mưa, còn nhiệm vụ thoát nước thải chỉ là kết hợp. Trong trường hợp này ở  nước ta thường áp dụng phổ biến kiểu cống chung trong đó nước thải phải được   xử  lý cục bộ  bằng bể  tự  hoại. Tuy nhiên cần phải xem xét đến điều kiện khi   đầu tư  giai đoạn tiếp theo thì có thể  từng bước chuyển đổi dần thành hệ  thống   cống riêng. Dự án thoát nước Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL­TN­1999) là ví dụ.  Ngược lại nếu dự án nhằm mục tiêu chính là thu gom và xử lí nước thải thì  việc lựa chọn kiểu hệ thống nào cần phải được so sánh dựa trên những căn cứ  khoa học và những điều kiện cụ thể của từng đô thị nhưng nên thiên về việc áp  dụng hệ  thống cống riêng để  đảm bảo lợi ích lâu dài. Dự  án thoát nước Thành  phố Huế là một ví dụ. Khả năng của nguồn vốn đầu tư:  Cụ  thể  hơn là liệu có bao nhiêu tiền để  thực hiện dự  án đó. Đôi khi chính  yếu tố này quyết định việc lựa chọn phương án.
  15. Trình độ dân trí: Việc lựa chọn hệ thống thoát nước phải cân nhắc sự phù hợp với tập quán  xã hội của đa số người dân trong đô thị đó. 1.2.3. Tổ chức hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam Đối với nước thải đô thị tổ chức thoát nước có thể theo hình thức tập trung,  phân tán và thoát nước cục bộ. Khi thoát nước tập trung, nước thải từ các tuyến cống cấp II (tuyến cống   lưu vực) đưa về tuyến cống cấp I (tuyến cống chính) sau đó được bơm về trạm  xử  lý nước thải tập trung. Như vậy nước thải sẽ được dẫn ra khỏi đô thị  xử  lý   đến mức độ yêu cầu và xả ra nguồn nước mặt có khả năng tự làm sạch lớn (đối  tượng sông hồ ngoại thành).  Dạng thoát nước tập trung đảm bảo cho môi trường có độ an toàn cao, ít bị  ô nhiễm. Xử lý nước thải tập trung dễ kiểm soát và quản lý. Tuy nhiên việc đầu   tư  thoát nước thải tập trung rất tốn kém do việc xây dựng tuyến cống chính dài  và sâu, số  lượng trạm bơm chuyển tiếp nhiều... Mặt khác khi đô thị  phát triển  không đồng bộ theo không gian và thời gian việc xây dựng trạm xử  lý tập trung   và tuyến cống chính là không phù hợp. Việc đầu tư  kinh phí lớn cho các công  trình này ngay từ đầu rất khó khăn. Do khó khăn và không kinh tế khi xây dựng các tuyến cống thoát nước quá   dài trên địa hình bằng phẳng và mực nước ngầm cao, người ta thường dùng hệ  thống thoát nước phân tán theo các lưu vực sông hồ. Do đặc điểm địa hình và sự  hình thành các đô thị  nước ta, hệ  thống thoát nước thường phân ra các lưu vực  nhỏ  và độc lập. Trạm xử  lý nước thải phân tán thường là loại quy mô nhỏ  và  vừa. Xây dựng các trạm xử lý nhỏ và vừa sẽ tận dụng được điều kiện tự  nhiên   cũng như khả năng làm sạch của các sông hồ đô thị để phân huỷ chất bẩn.  Việc xây dựng hệ  thống thoát nước dạng phân tán cũng phù hợp với điều  kiện kinh tế hạn hẹp và sự  phát triển đô thị. Tổng giá thành xây dựng hệ thống  thoát nước phân tán giảm đáng kể do không phải xây dựng các tuyến thoát nước 
  16. thải tập trung, các khu vực đô thị trong cùng một lưu vực thường được phát triển  đồng thời, do đó việc xây dựng hệ  thống thoát nước phân tán sẽ  không bị  lãng  phí. Các công trình xử lý phân tán thường được bố trí hợp khối, dễ  vận hành và   quản lý. Nhược điểm chính của hệ  thống thoát nước phân tán là dễ  làm mất cảnh  quan do việc xây dựng trạm xử  lý bên trong đô thị. Nếu thiết kế  và vận hành   không đúng kỹ  thuật có thể  gây ra mùi hôi thối khó chịu  ảnh hưởng đến môi  trường khu đô thị xung quanh. Nếu trong nước thải sau khi xử lý hàm lượng nitơ  (N) và phốtpho (P) còn cao có thể gây nhiễm bẩn thứ  cấp cho sông hồ đô thị  do  hiện tượng phú dưỡng. Trạm xử lý nước thải phân tán có quy mô, công nghệ và  mức độ xử lý rất khác nhau, do đó việc quản lý và vận hành chúng rất phức tạp.  Việc tìm vị trí đặt các trạm xử lý phân tán trong đô thị cũng có thể gặp nhiều khó  khăn. Hệ  thống thoát nước phân tán thích hợp cho các đô thị  có dạng hệ  thống   thoát nước riêng hoặc nửa riêng, nằm trong vùng địa hình bằng phẳng nhiều sông   hồ... Các ví dụ  điển hình cho hệ  thống thoát nước phân tán là: hệ  thống thoát  nước Hà Nội với 7 vùng, hệ thống thoát nước thành phố Đà Lạt với 5 khu vực... [7]. Trong trường hợp các đối tượng thoát nước nằm  ở  vị  trí riêng rẽ, độc lập   hoặc cách xa hệ thống thoát nước tập trung, người ta thường sử dụng hệ thống   thoát nước thải cục bộ  kết hợp với xử  lý tại chỗ. Nước thải sau khi xử  lý đạt  các tiêu chuẩn vệ  sinh  được  cho thấm vào đất hoặc thải trực tiếp vào sông   hồ...Ví dụ điển hình cho thoát nước cục bộ là ở khu vực Linh Đàm ­ Định Công ­  Pháp  Vân thuộc   phía  Nam Hà  Nội.  Mạng lưới  thoát  nước   cục bộ   có  thể   có  đường cống hoặc không có đường cống, trạm xử  lý có hiệu quả  xử  lý khá cao,   quản lý và vận hành đơn giản. Tuy nhiên do các công trình của trạm xử lý bố trí  gần nhà ở và khu dân cư nên điều kiện vệ sinh còn hạn chế.
  17. CÊp n ­ í c c « n g n g h iÖp CÊp n ­ í c s inh h o ¹ t CÊp n ­ í c s in h h o ¹ t N­ í c m­ a t u Çn h o µ n CÊp n ­ í c Nhµ m¸ y , x Ýn g h iÖp Kh u d ©n c ­ 1 Kh u d ©n c ­ 2 §« t hÞ N­ í c m­ a ®î t ®Çu 1 t ¹ i c hç t ¹ i c hç Xö l ý Xö l ý 2 2 T¸ i s ö d ô n g T¸ i sö d ô ng 3 Ng u å n t iÕp n h Ën n ­ í c t h ¶ i 1. Vị trí đặt trạm xử lý nước thải công nghiệp 2. Vị trí đặt trạm xử lý nước thải sinh hoạt phân tán 3. Vị trí đặt trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải đô thị 1.3. Tổng quan về công nghệ và công trình xử lý nước thải đô thị 1.3.1. Sơ lược về dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn cho mỗi trường hợp cụ thể phụ  thuộc vào hai yếu tố chính: thành phần, tính chất và các điều kiện đầu vào khác  của nước thải, tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra… Trong nội dung xử  lý  nước thải luôn bao gồm hai phần chính: xử lý nước thải và xử lý bùn cặn [5] [6].  Nội dung chính của quá trình xử lý nước thải bao gồm: ­ Xử lý các vật chất lơ lửng vào keo; ­ Xử lý các vật chất tan (chủ yếu là các chất hữu cơ); ­ Xử lý các chất dinh dưỡng (N,P...); ­ Xử lý các vi sinh vật gây bệnh... Nội dung chủ yếu của quá trình xử lý bùn bao gồm: ­ Bằng các biện pháp hoá học, sinh học, nhiệt học... để làm cho bùn không  còn lên men, đảm bảo vệ sinh môi trường (quá trình ổn định bùn); ­ Làm khô bùn bằng phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo; ­ Vận chuyển bùn đến nơi sử dụng hoặc nơi thải bỏ.
  18. Sơ đồ chung của một trạm xử lý nước thải có thể biểu diễn thông qua Hình 1.5 dưới đây: N­ í c th¶i M«i tr­ êng Xö lý n­ í c th¶i tiÕp nhËn CÆn l¾ng cña n­ í c th¶i N¬i sö dông Xö lý bï n cÆn hoÆc th¶i bá Hình 1.5. Sơ đồ chung của một trạm xử lý nước thải 1.3.2. Các công trình xử lý nước thải và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 1.3.2.1. Các công trình xử lý tại chỗ a/. Bể tự hoại Cơ  chế  hoạt động:  Bể  tự  hoại là công trình xử  lý nước thải sơ  bộ  đồng  thời thực hiện hai chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng. Do vận tốc   nước trong bể nhỏ phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Sau đó cặn lắng lên men  yếm khí (lên men axit) tạo ra các chất khí. Một số trường hợp bể được xây dựng  thêm ngăn lọc kị khí theo nguyên lý lọc ngược từ dưới lên [8]. Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại, quy mô 10 người sử dụng Hiệu quả xử lý: Hiệu quả lắng cặn (SS) đạt từ 40% ­ 60%. Khi ra khỏi bể  tự hoại COD của nước thải giảm 25 ­ 30%.
  19. Phạm vi  ứng dụng: Bể tự  hoại có cấu tạo đơn giản, dễ  vận hành quản lý   thường dùng để  xử  lý nước thải tại chỗ  cho các ngôi nhà tập thể, cụm dân cư  dưới 500 người hoặc lưu lượng nước thải dưới 50 m3/ngày. b/. Giếng thấm Cơ chế hoạt động: Giếng thấm là công trình xử lý nước thải bằng phương   pháp lọc qua các lớp cát, sỏi và ôxy hoá kỵ  khí các chất hữu cơ  được hấp phụ  trên lớp cát sỏi đó. >=300 A­A A A lí p n­ í c 0 = 150 200 sái xØ d¨ m d Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo giếng thấm Hiệu quả  xử  lý:  Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh bị  tiêu diệt do thời gian   nước lưu lại trong đất lâu.  Phạm vi  ứng dụng: Giếng thấm thường được sử  dụng sau bể  tự  hoại hay  bể lắng hai vỏ. Giếng thấm được sử dụng ở những nơi đất dễ thấm nước, mực   nước ngầm thấp... c/. Bãi lọc ngầm Cơ chế hoạt động: Khi đi qua bãi lọc ngầm các chất bẩn sẽ được hấp phụ  theo con đường thấm lọc sau đó chúng bị  ôxy hoá sinh hoá (hiếu khí và kỵ  khí)   [9].
  20. A A­A 600­900 0.20~0.25% >=50 0 100 500 A Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo bãi lọc ngầm Hiệu quả  xử  lý:  Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh bị  tiêu diệt do thời gian   nước lưu lại trong đất lâu. Phạm vi ứng dụng: Bãi lọc ngầm thường được sử dụng sau bể tự hoại hay  bể  lắng hai vỏ. Bãi lọc ngầm được sử  dụng  ở  những nơi nước ngầm gần mặt   đất và không thể xây dựng giếng thấm. 1.3.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học Một số  các công trình xử  lý cơ  học như  thiết bị  chắn rác, bể  lắng cát ...   được coi là công trình xử lý sơ bộ nước thải trước khi đưa vào dây chuyền công   nghệ  xử  lý vì vậy các công trình loại này không được xét đến trong nghiên cứu   này. Công trình xử lý bằng phương pháp cơ học được dùng đến nhiều nhất trong  các quy trình xử lý nước thải chính là các bể lắng. Các loại bể lắng thường được  dùng trước và sau công trình xử  lý sinh học nhân tạo. Bể  lắng dùng trước công  trình xử  lý sinh học còn gọi là bể  lắng đợt một, bể  lắng đợt một có nhiệm vụ  giảm bớt lượng cặn lơ  lửng và một phần BOD để  đảm bảo cho hoạt động ổn   định của công trình xử  lý sinh học phía sau. Bể  lắng dùng sau công trình xử  lý  sinh học gọi là bể lắng đợt hai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2