BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
--------------------------------------DƯƠNG MINH TUẤN<br />
<br />
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ<br />
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHẠM HÙNG TIẾN<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2012<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Tài chính – ngân hàng là một ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền<br />
kinh tế của một quốc gia, kích thích, ổn định, duy trì sự phát triển của toàn bộ nền<br />
kinh tế. Sau hơn 20 năm cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống các ngân hàng<br />
thương mại ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt<br />
cả về số lượng, quy mô, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đã có những đóng góp xứng<br />
đáng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt<br />
động ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc huy động vốn, mở rộng đầu tư cho<br />
lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài, tăng trưởng kinh<br />
tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho Đất<br />
nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả.<br />
Nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đã mang đến cho các ngân hàng rất<br />
nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời nó cũng đặt các ngân hàng vào thế cạnh tranh khốc<br />
liệt không chỉ với các ngân hàng trong cùng quốc gia mà còn cả với các ngân hàng<br />
ở các quốc gia, các khu vực khác trên toàn cầu. Nhận thức được điều đó, hiện nay<br />
các Ngân hàng ở Việt Nam đều đã có những biện pháp tích cực của riêng mình để<br />
phát triển như tăng quy mô, tăng số lượng chi nhánh ở các địa phương, tăng chất<br />
lượng dịch vụ..... Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên là một trong những<br />
ngân hàng chiếm được thị phần lớn trên địa bàn nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt<br />
như hiện nay thì để có thể đứng vững trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với<br />
các ngân hàng khác thì nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là một vấn đề đặc<br />
biệt quan trọng, mang tính cấp thiết.<br />
Đề tài: “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và<br />
phát triển Thái Nguyên” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Đề tài được lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích phát triển sản phẩm dịch vụ<br />
tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên; qua đó nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh của Ngân hàng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay.<br />
<br />
Dương Minh Tuấn<br />
<br />
1<br />
<br />
Lớp CH QTKD - 2009<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau:<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ trong các ngân hàng thương<br />
mại;<br />
- Vận dụng cơ sở lý luận để phân tích thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ<br />
tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên ;<br />
- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư<br />
và phát triển Thái Nguyên.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát<br />
triển Thái Nguyên.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu sản phẩm dịch<br />
vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên trong 03 năm gần đây.<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Luận văn được hoàn thành thông qua việc thực hiện kết hợp các phương pháp:<br />
-<br />
<br />
Phương pháp thu thập thông tin<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp thống kê, tổng hợp<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp phân tích, so sánh<br />
<br />
5. TÊN VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Tên đề tài: “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư<br />
và phát triển Thái Nguyên”<br />
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Phụ lục và Danh mục tài<br />
liệu tham khảo; Đề tài gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và<br />
phát triển Thái Nguyên.<br />
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng<br />
Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.<br />
<br />
Dương Minh Tuấn<br />
<br />
2<br />
<br />
Lớp CH QTKD - 2009<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh<br />
<br />
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại<br />
Nguồn gốc ra đời của ngân hàng thương mại (NHTM) là từ những người thợ<br />
kim hoàn ở London (Anh) thế kỉ XVII. Do lợi thế của công việc chế tác vàng những<br />
người thợ này có điều kiện về cất giữ vàng tốt hơn ai hết. Họ là những người đầu<br />
tiên nhận kí gửi vàng và giao cho người gửi vàng giấy biên nhận. Người gửi vàng<br />
có thể rút vàng theo thời gian và địa điểm ghi trên giấy. Do việc rút vàng của những<br />
người gửi vàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với số vàng họ đã gửi, làm cho những<br />
người thợ vàng này nghĩ ra cách kiếm lời bằng việc cho vay số vàng của những<br />
khách hàng chưa rút. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng: nhận gửi và cho vay<br />
đã ra đời như vậy. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các nghiệp vụ khác<br />
dần ra đời: Tài khoản kí gửi chiết khấu thương phiếu trước hạn, thanh toán, mua<br />
bán vàng nén, ngoại tệ… và định nghĩa về NHTM cũng ngày càng hoàn thiện và<br />
được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.<br />
Ở góc độ rộng, theo sách Quản trị ngân hàng thương mại của Peter.S.Rose<br />
định nghĩa ngân hàng nói chung như sau: “Ngân hàng là một tổ chức tài chính cung<br />
cấp các danh mục tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ<br />
thanh toán, đồng thời thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì tổ chức<br />
kinh doanh nào trong nền kinh tế ” .<br />
Căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động, Luật ngân hàng của Pháp năm<br />
1941 định nghĩa: “ Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường<br />
xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kí thác số tiền mà họ dùng cho chính họ<br />
vào các nghiệp vụ chứng khoán, tín dụng hay dịch vụ tài chính ”. Hay như Luật<br />
ngân hàng của Ấn Độ năm 1950 được bổ sung vào năm 1959 đã nêu: “ Ngân hàng<br />
là cơ sở nhận các khoản tiền kí thác, để cho vay hay tài trợ đầu tư”.<br />
<br />
Dương Minh Tuấn<br />
<br />
3<br />
<br />
Lớp CH QTKD - 2009<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Theo Luật tổ chức tín dụng, điều 20 chương 1 định nghĩa “Tổ chức tín dụng<br />
phi ngân hàng là loại hình tổ chức được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như<br />
là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ<br />
hạn, không làm dịch vụ thanh toán”.<br />
Nghị định 59/2009/NĐ – CP ngày 16/07/2009 quy định: “Ngân hàng thương<br />
mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động<br />
kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ<br />
chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”.<br />
1.1.2. Cơ sở về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại<br />
1.1.2.1. Khái niệm về sản phẩm dịch vụ<br />
Ngành ngân hàng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nên<br />
được xếp vào ngành dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng được chia làm hai<br />
loại có tính chất khác nhau là: Hoạt động nghiệp vụ (hoạt động kinh doanh tiền tệ)<br />
và dịch vụ ngân hàng. Những hoạt động mà ngân hàng đi tìm kiếm vốn hoặc cung<br />
ứng vốn cho khách hàng gọi chung là hoạt động kinh doanh tiền tệ và gọi tắt là<br />
nghiệp vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng là những dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính,<br />
do ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình, bao gồm các nhân tố hiện hữu,<br />
giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với<br />
người cung cấp, mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.<br />
1.1.2.2. Cấu trúc của sản phẩm dịch vụ ngân hàng<br />
Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là một tập hợp các đặc điểm, tính năng,<br />
công dụng do ngân hàng tạo ra và cung cấp cho khách hàng để thỏa mãn những nhu<br />
cầu, mong muốn nhất định nào đó của khách hàng trên thị trường tài chính.<br />
Mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi 3 cấp độ : Phần sản<br />
phẩm cốt lõi, phần sản phẩm hữu hình và phần sản phẩm bổ sung.<br />
- Cấp độ thứ nhất: Phần sản phẩm cốt lõi<br />
Là phần thường đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng, là giá trị<br />
thiết yếu mà ngân hàng bán cho khách hàng. Nhiệm vụ của các nhà thiết kế sản<br />
phẩm dịch vụ của ngân hàng là phải xác định được nhu cầu thiết yếu của khách<br />
<br />
Dương Minh Tuấn<br />
<br />
4<br />
<br />
Lớp CH QTKD - 2009<br />
<br />