intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát và đánh giá thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương Trà BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương Trà BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THỊ NGUYỆT NGA Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
  4. LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu khoa học chưa bao giờ là một công việc đơn giản. Để hoàn thành được luận văn này, không chỉ là sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè sự giúp đỡ, động viên tình thần giúp tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Giáo dục Mầm non đã nhiệt tình giảng dạy và Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Tôi xin cám ơn sâu sắc TS. Mai Thị Nguyệt Nga đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô đã không quản ngại thời gian quý báu của mình để hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn đồng môn đã đồng hành giúp tôi vượt qua những khó khăn về mặt chuyên môn cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tôi xin cám ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tinh thần trong những lúc khó khăn để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Chân thành cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020 Học viên cao học Phạm Thị Hương Trà
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan .............................................................................................................. 1 Lời cám ơn .................................................................................................................. 2 Mục lục ....................................................................................................................... 3 Danh mục chữ cái viết tắt ........................................................................................... 5 Danh mục các bảng ..................................................................................................... 6 Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ................................................................. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 9 1.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............................................................................. 12 1.2.1. Kỹ năng và kỹ năng làm việc nhóm ........................................................ 12 1.2.2. Sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............. 19 1.2.3. Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................................................................................. 23 1.2.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................................... 24 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 58 Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. ........................................................... 59 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................... 59 2.1.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 59 2.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................... 59 2.1.3. Thời gian khảo sát .................................................................................... 60 2.1.4. Nội dung khảo sát .................................................................................... 60
  6. 2.1.5. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 60 2.2. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả điều tra thực trạng ............................. 63 2.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ................................................ 63 2.2.2. Thực trạng biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................................... 71 2.2.3. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất của giáo viên về các biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ........ 83 Tiểu kết chương 2: .................................................................................................... 87 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI. .......................................................................... 88 3.1. Cơ sở định hướng cho việc xây dựng các biện pháp ...................................... 88 3.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 88 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 88 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................... 89 3.3. Một số biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................................................................... 90 3.3.1. Biện pháp 1: Giúp trẻ hiểu rõ cấu trúc hoạt động cùng nhau (Làm việc nhóm) ............................................................................................... 90 3.3.2. Biện pháp 2: Dạy phức hợp các kỹ năng cần cho trẻ ở giai đoạn tương tác, đồng thời giúp trẻ lĩnh hội các câu nói cần cho việc thiết lập sự hợp tác với bạn trong làm việc nhóm ...................................................... 92 3.3.3. Biện pháp 3: Để trẻ lĩnh hội các kỹ năng hợp tác cần đặt trẻ vào các tình huống có vấn đề ............................................................................... 97 3.4. Kết quả khảo sát tính khả thi các biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................... 98 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT KNLVN : Kỹ năng làm việc nhóm GVMN : Giáo viên mầm non KN : Kỹ năng MN : Mầm non
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quan niệm của giáo viên về khái niệm KNLVN .................................. 64 Bảng 2.2. Ý kiến của GVMN về sự cần thiết của các KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................... 66 Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá của GVMN về các mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................................. 69 Bảng 2.4. Ý kiến của giáo viên về việc giáo dục kỹ năng làm việc nhóm thông qua những hoạt động ............................................................................. 72 Bảng 2.5. Mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ...................................................... 74 Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của GVMN về thực trạng KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................... 77 Bảng 2.7. Thực trạng KNLVN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..................................... 79 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát KNLVN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong điều kiện hoạt động cùng nhau. ............................................................................ 81 Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của GVMN về những thuận lợi khi giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ............. 83 Bảng 3.1. Tổng gợp ý kiến của giáo viên về mức độ tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đề tài đề xuất [Phụ lục…] ........................................................ 99
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về khái niệm kỹ năng làm việc nhóm ......... 65 Biểu đồ 2.2. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng làm việc nhóm ............................................................................................ 67 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ ý kiến đánh giá của GVMN về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ..................... 70 Biểu đồ 2.4. Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kỹ năng làm việc nhóm thông qua những hoạt động nào .......................................................... 72 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. .... 75 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ kết quả khảo sát KNLVN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong điều kiện hoạt động cùng nhau. .......................................................... 81 Biểu đồ 3.1. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về mức độ tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đề tài đề xuất................................................................ 100
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ đang trở nên ngày càng quan trọng, nhất là khi trẻ không chỉ có một mình nữa mà trong mọi hoạt động của trẻ đều cần có sự hỗ trợ từ mọi người. Trong các hoạt động học tập và hoạt động xã hội hiện nay, vai trò của nhóm chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Người xưa thường nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chính là đánh giá cao vai trò của nhóm trong công việc cũng như trong cuộc sống (Đào Thị Thu Tuyết, 2017). Nhưng hơn thế nữa làm việc nhóm hiệu quả cũng giúp trẻ thuận lợi hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, quan trọng hơn cả là giúp trẻ có thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống, vì đôi khi tình bạn được xây dựng nên từ sự tin tưởng và ăn ý trong công việc với nhau (Đào Thị Thu Tuyết, 2017). Kỹ năng làm việc nhóm cần được rèn luyện và hình thành từ khi trẻ còn nhỏ. Do đó, việc trang bị các kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ là hết sức quan trọng, điều đó chắc chắn sẽ giúp cho trẻ ngày càng tự tin hơn và có tính tự lập. Gần nhất là trẻ bước lên các bậc học tiếp theo thì việc học theo nhóm luôn là hình thức chủ yếu mà bắt buộc trẻ phải tham gia để tự lĩnh hội những kiến thức cần thiết cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc giáo dục kỹ năng làm việc nhóm có thể được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động học, hoạt động tham quan, hoạt động lao động, hoạt động vui chơi. Trong đó hoạt động lao động là hoạt động chiếm nhiều ưu thế trong việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ. Bởi, trong lao động phải có sự phối hợp cùng nhau chặt chẽ, cùng làm việc và cùng chịu trách nhiệm với công việc của mình thì lao động mới đạt hiệu quả cao. Hoạt động lao động là một hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho loài người. Trong hình thức hoạt động lao động có sản phẩm, trẻ mẫu giáo biết thực hiện những hành động nhằm
  11. 2 tạo ra một kết quả nhất định từ đó hình thành nên những kỹ năng cần thiết (Vũ Thị Nhân, 2016). Trong hoạt động lao động, trẻ được trải nghiệm, được thực hiện các nhiệm vụ của mình vì vậy hoạt động lao động tạo nên một đứa trẻ tự tin và linh hoạt, trẻ chủ động và yêu thích những gì mình làm ra (Vũ Hoàng Vân, 2017). Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy: Việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động chưa được các giáo viên đặc biệt quan tâm. Đa số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình luôn xem trọng việc dạy và học hơn là việc cho trẻ tham gia các lao động hằng ngày. Mặc dù, thỉnh thoảng các giáo viên có tổ chức lao động nhưng chỉ là trên hình thức và cũng chưa hề quan tâm đến việc trẻ làm như thế nào, có phối hợp tốt với nhau hay không, từ đó trẻ không coi trọng lao động, không thấy được tầm quan trong của lao động đối với bản thân. Do vậy kỹ năng làm việc nhóm trong lao động của trẻ còn rất hạn chế, thâm chí không có sự thỏa thuận, phân công rõ ràng dẫn đến việc trẻ không hề có trách nhiệm trong việc làm của mình, thiếu quan tâm đến nhau, đôi lúc còn xảy ra mẫu thuẫn trong quá trình làm việc và cuối cùng công việc lao động thường không đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát và đánh giá thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
  12. 3 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 4. Giả thuyết nghiên cứu Việc giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện trong nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó hoạt động lao động chiếm ưu thế và có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên trên thực tế thì trẻ ít được tham gia vào các hoạt động lao động, vì vậy kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động còn rất hạn chế. Việc khảo sát và đánh giá đúng thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là cơ sở để đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2. Khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu giải quyết nhiệm vụ thứ 1 của đề tài : Phân tích, phân loại hệ thống hóa các thông tin khoa học thu thập được từ các văn bản, tài liệu về kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động lao động của trẻ mẫu giáo, từ đó rút ra các kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này
  13. 4 là tìm hiểu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, thu thập thông tin khoa học về đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để điều tra thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động lao động nhằm giải quyết nhiệm vụ thứ 2 của đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát. 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng bảng hỏi cho toàn bộ giáo viên mầm non ở các lớp lá tại 8 trường mầm non tại quận Tân Bình nhằm tìm hiểu thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động lao động. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động lao động. Tiến hành phỏng vấn sâu các GVMN trực tiếp giảng dạy lớp lá (tổ trưởng các lớp lá có 3 năm kinh nghiệm trở lên) và một số trẻ lớp lá tại 8 trường mầm non mà chúng tôi đã điều tra bảng hỏi. 7.2.3. Phương pháp quan sát Tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép quá trình tổ chức hoạt động lao động nhằm giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên mầm non. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các các số liệu tỉ lệ % sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng và khảo sát tính khả thi của biện pháp. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chương 2: Thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chương 3: Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Kết luận và kiến nghị.
  14. 5 9. Đóng góp đề tài 9.1. Về lý luận Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận các khái niệm về biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 9.2. Về thực tiễn Đề tài phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Thông qua đó giúp giáo viên có một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động lao động hiệu quả hơn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
  15. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm: Giữa thế kỉ XVIII, ngay sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đặc biệt là cuối thế kỉ XVIII, việc dạy học theo nhóm khá phổ biến ở các nước tư bản. J.Lancater và A.Bell đã triển khai dạy học nhóm ở các nước Anh và ý tưởng đó được du nhập vào nước Mỹ năm 1806. Sau này, J.Dewey đã tăng cường sử dụng dạy học nhóm như một phần dự án phương pháp dạy học của mình, ông cho rằng: Con người có bản chất sống hợp tác, trẻ cần được biết cảm thông, tôn trọng quyền của người khác, làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề theo lẽ phải và trẻ phải trải nghiệm quá trình sống hợp tác ngay từ trong nhà trường (Unesco, 2005). Năm 1961, Muzafer Sherif đã tiến hành những nghiên cứu nổi tiếng của ông tại ba trại hè trong đó ông đã thiết kế sự tranh đua liên nhóm hết sức sôi nổi và nghiên cứu sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm. Qua hình thức trại hè các em có nhiều cơ hội để cùng hợp tác, giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt. Vào năm 1983, các tác giả R.Johnson và D.Johnson đã đưa ra một số lợi ích của làm việc nhóm: Quá trình trao đổi nhóm làm tăng cường khả năng nhận thức và phát triển tư duy ở mức dộ cao so với thao tác tìm nguyên nhân so với phương pháp “học tranh đua”. Quá trình làm việc nhóm tồn tại những yếu tố: Mâu thuẫn giữa các yếu tố: Mâu thuẫn giữa tư tưởng quan điểm, kết luận, cơ sở lí luận và thông tin tiếp nhận giữa các thành viên trong nhóm. Giải quyết xong những vấn đề này sẽ tạo điều kiện phát triển động cơ học tập, nâng cao kiến thức, hiểu thấu các khái niệm và lưu giữ các kiên thức bền lâu hơn, sự trao đổi của các thành viên trong nhóm làm cho những thông tin được xuất hiện nhiều lần, bởi nó được nói ra, giải thích nhiều lần, lại được tích hợp và cung cấp hợp lí. Những thông tin được nhắc
  16. 7 đi nhắc lại nhiều lần sẽ được lưu giữ trong trí nhớ của học sinh. Sự yêu mến và liên kết với nhau sẽ nâng cao động cơ học tập (D.Johnson - R.Johnson, 1990) Ngoài ra hiệu quả của quá trình làm việc nhóm cũng được R.Johnson và D.Johnson nghiên cứu. Theo tác giả thì sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai không phải do công nhân Nhật Bản có trình độ cao mà là họ có năng lực hợp tác, cộng tác tốt…Trong cuốn “Small group teaching- tutorials, seminars and beyond”, Kate Exley và Reg (D.Johnson - R.Johnson, 1990) Dennick đã chứng minh rõ ràng vì sao phải làm việc nhóm, những điều kiện làm việc nhóm thành công, hình thành một số kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng (KN) đặt câu hỏi, KN giải quyết vấn đề, phương thức hợp tác giữa các thành viên trong nhóm… (D.Johnson - R.Johnson, 1990). Nhà nghiên cứu F.Murray năm 1986 đã tổng hợp 4 lí thuyết làm cơ sở cho quá trình làm việc nhóm gồm: Thuyết học tập xã hội: Lý thuyết này được xây dựng dựa trên nguyên tắc phổ biến. Trẻ nổ lực hoàn thành nhiệm vụ sẽ được khen thưởng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không được khen thưởng hoặc bị chê. Tư tưởng chính của lý thuyết này là khi cá nhân cùng làm việc với nhau để hướng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực hơn, giúp nhóm và bản thân trẻ thành công. Hơn nửa, nhóm thường phải giúp đỡ các thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ mọi người đều có xu hướng vươn tới sự thống nhất nên coi trọng thành viên trong nhóm mình (F. Murray - J. Meised, 1986). Thuyết Piaget về giải quyết mâu thuẫn: Để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ, phải làm xuất hiện tình huống mâu thuẫn về quan điểm với nhau. Giáo viên sắp đặt từng nhóm trẻ có cách giải quyết khác nhau, đối lập nhau vào một nhóm. Sau đó giáo viên yêu cầu hoạt động cùng nhau cho đến khi có câu trả lời chung. Kết quả cho thấy, trẻ lúc đầu còn kém hay chưa biết cách giải quyết, sau đó có thể tự mình giải quyết một cách đúng đắn. (J. Piaget, 1968). Thuyết hợp tác nhóm của L.S.Vygotsky: Mọi chức năng tâm lý cấp cao đều có nguồn gốc xã hội và xuất hiện ở cấp độ liên cá nhân trước khi nó chuyển vào bên trong và tồn tại ở mức độ nội cá nhân. Trong sự phát triển của trẻ mọi chức năng tâm
  17. 8 lý cấp cao đều xuất hiện 2 lần: Lần 1 như là một hoạt động tập thể, một hoạt động xã hội (như một chức năng liên tâm lý), lần 2 là một hoạt động cá nhân như như một chức năng tâm lý bên trong. L.S.Vygotsky đã xây dựng lý thuyết “vùng phát triển gần nhất” phải kích thích trẻ thức tỉnh quá trình vận động chuyển từ bình diện bên ngoài thành bình diện bên trong của trẻ. Quá trình này chỉ diễn ra khi đưa trẻ cùng làm việc, hoạt động với bạn bè, ông đã khẳng định: “điều trẻ em làm cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vào ngày mai” (L.S.Vygotsky, 1931). Arthur Dobrin nhà tâm lý học và chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực giáo dục đạo đức của Mỹ cho rằng: “chúng ta đều mong muốn trở thành một thành viên trong tập thể bởi vì chỉ thông qua hợp tác và nỗ lực chung giữa con người với nhau mới có thể khiến cho người ta chiến thắng hoàn cảnh bên ngoài” (Dobrin,1999). A.Villa cho rằng, có 4 nhóm KN được sắp xếp theo tiến trình phát triển nhóm: Nhóm KN hình thành nhóm (di chuyển vào nhóm; Duy trì trong nhóm; nói đủ nghe; Khuyến khích các thành viên tham gia; Nhìn vào người nói và không làm việc); Nhóm KN thực hiện chức năng nhóm (Định hướng nhiệm vụ của nhóm; Diễn tả đúng nhiệm vụ; Yêu cầu giải thích khi cần thiết; Sẵn sàng giải thích hay làm rõ thêm; Làm sáng tỏ ý kiến của người khác; Làm cho nhóm hào hứng, nhiệt huyết); Nhóm KN hình thành cấu trúc (Mô tả các cảm giác phù hợp; Tóm tắt bằng lời; Phân công nhiệm vụ trong nhóm; Tìm kiếm độ chính xác; Tìm cách thể hiện trau chuốt hơn; Tìm kiếm them các chi tiết; Tìm kiếm các mốc ghi nhớ); Nhóm KN hoàn thiện nhóm (trình bày vấn đề logic; Lập kế hoạch hoạt động; Phê bình, bình luận ý kiến chứ không bình luận cá nhân; Xử lý vấn đề bất đồng trong nhóm hợp lý, tế nhị; Tổng hợp các ý kiến; Lồng ghép các ý kiến vào điểm cụ thể; Thăm dò bằng cách đưa ra các câu hỏi khác nhau; Tìm hiểu thực chất vấn đề bằng cách kiểm tra công việc của nhóm) (Villa R, 2002). Những nghiên cứu về hoạt động lao động của trẻ: Những tư tưởng của L.S.Vygotsky(1986 – 1934) có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý học trẻ em xô viết. Lý luận về sự phát triển chức năng tâm lý bậc cao của ông là một cống hiến quan trọng. Nó được hình thành trong những năm 20 – 30. Vygotsky đã nêu lên tư tưởng cho rằng, lao động, hoạt động có công cụ làm biến đổi kiểu hành
  18. 9 vi của con người, khiến cho con người khác với động vật. Sự khác biệt này thể hiện ở tính chất gián tiếp trong hoạt động lao động của họ. Trong giáo dục mẫu giáo. N.K.Krupkaia nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu giáo những hình thức lao động đơn giản vừa sức trẻ. A.S. Makarenko đã nêu lên vai trò quan trọng của các hình thức lao động đơn giản của trẻ, Ông nhận thấy rằng, trong lao động sẽ hình thành tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, sự tự tổ chức hành vi có mục đích của trẻ. Trẻ biết lao động thì cũng biết giá trị của nổ lực lao động, biết tôn trọng lao động của người khác, chú ý nhiều hơn với những người cần giúp đỡ. Cũng như N.K.Krupkaia, A.S. Makarenko rất chú trọng lao động tập thể của trẻ trong đó xuất hiện ý thức trách nhiệm chung của thành viên. Ông viết: Sự cố gắng lao động chung, công việc trong tập thể, sự giúp đỡ của con người lao động, mối quan hệ phụ thuộc giữa mọi người lao động mới có thể tạo ra thái độ đúng đắn giữa con người với nhau. Thuyết hoạt động cũng dựa trên ý tưởng rằng cách tốt nhất để hiểu một con người là dựa vào hoạt động của người đó: Họ đặt mục đích gì và như thế nào, họ hành xử như thế nào trong quá trình hoạt động của họ, kết quả qua các nỗ lực của họ là gì. Về cơ bản cần lưu ý phát biểu mang tính văn hóa-lịch sử của Engels rằng: “lao động biến con vượn thành con người”, điều này có nghĩa là lao động chính là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của con người. K.D.Usinsky cũng nghiên cứu về khả năng tự lập trong lao động của trẻ và ông đi sâu vào lao động tự phục vụ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Theo ông trước hết cần phải làm sao cho trẻ có niềm say mê với lao động, phải gợi cho trẻ ý thức tích cực về lao động và con người lao động, phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập lao động trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, từ những việc đơn giản tới việc phức tạp hơn trong khả năng có thể của trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm: Tác giả nguyễn Ánh tuyết trong quyển tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, tâm lý học trẻ em 2 cũng đã đề cập đến việc hình thành kỹ năng hợp tác thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tác giả nhấn mạnh đối với vai trò đóng vai, trẻ không thể
  19. 10 chơi một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm chơi với nhau, tức là chơi với bạn. Chính đặc điểm này thúc đẩy, phát triển sự hợp tác của trẻ. (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 1997). Tác giả Nguyễn Thị Hòa, trong quá trình tổ chức học tập cho trẻ có hai hình thức hoạt động đó là hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm (nhóm lớn, nhóm nhỏ) tùy thuộc vào mục đích của giáo viên. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm thì khi giới thiệu các kiến thức sẽ tạo ra được sự ảnh hưởng lẫn nhau của trẻ, đặc biệt là sự trao đổi ý tưởng, ý kiến của chúng với nhau. Mặt khác, khi trẻ làm việc nhóm cho phép trẻ chia sẻ các trải nghiệm và kinh nghiệm, tập cho trẻ kỹ năng hợp tác thực hiện chia sẻ công việc với nhau và hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao. Theo tác giả Phạm Hương Giang, làm việc nhóm là một trong những cách giúp trẻ chia sẻ công việc với người khác. Đồng thời trong quá trình làm việc nhóm sẽ tạo cho trẻ hứng thú hơn trong công việc. Được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có thể hòa nhập với nhiều môi trường khác nhau hơn khi trưởng thành. Theo tác giả Nguyễn Thị Phượng Hoa (khoa sư phạm kỹ thuật- Trường Đại học Hà Nội) cũng đã nghiên cứu và chỉ ra được những lợi ích của làm việc nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, mỗi cá nhân hiểu và tin rằng, việc lập tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Trong khi trẻ làm việc cùng nhau, làm việc nhóm thì có rất nhiều vấn đề nảy sinh, có thể là tổ chức thực hiện, có thể là phân công nhóm, phân công nhiệm vụ hay lập kế hoạch, lựa chọn ý tưởng và không phải lúc nào vấn đề nảy sinh trong lúc làm việc nhóm trẻ cũng đều giải quyết tốt đẹp. Vì vậy làm việc nhóm chính là trẻ phải cùng nhau thống nhất ý tưởng để xây dựng kế hoạch và phải phân công công việc được với nhau (Nguyễn Thị Phương Hoa, 1997). Nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm dưới góc độ kỹ năng xã hội của UNICEF đã xem làm việc nhóm là một kỹ năng cần được phát triển trong mối quan hệ liên nhân cách, trong sự giao tiếp với nhau, nó biểu lộ sự tôn trọng, sự đa dạng phong cách của người khác, đánh giá cao kết quả của toàn nhóm hơn là kết quả riêng lẽ của từng người. Dựa vào sự phân loại cũng như dựa vào các lĩnh vực học tập (theo Bloom) của
  20. 11 UNICEF, các bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cũng đã xây dựng các chỉ số phù hợp làm thang đánh giá cho kỹ năng làm việc nhóm của trẻ. Nguyễn Hữu Châu khái quát quá trình trẻ học, làm việc nhóm là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là kiến thức thông qua tương tác với cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ đó mà quan niệm về học, về phương pháp giảng dạy cũng thay đổi (Nguyễn Hữu Châu, 2005). Tác giả Nguyễn Xuân Yến với bài viết “những kỹ năng cần thiết giúp trẻ 5-6 tuổi làm việc theo nhóm”, tác giả đã khẳng định vai trò của hoạt động nhóm đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, đồng thời tác giả đưa ra một số kỹ năng cần thiết giúp trẻ 5-6 tuổi làm việc theo nhóm (Nguyễn Xuân Yến, 2013). Theo Lê Văn Tạc, cần hình thành cho học sinh ở lớp học hòa nhập có trẻ khiếm thính 4 nhóm KNLVN là: Nhóm KN hình thành và duy trì nhóm; Nhóm KN giao tiếp trong nhóm; Nhóm KN xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau; Nhóm các KN giải quyết mối bất đồng trên tinh thần xây dựng (Lê Văn Tạc, 2003). Theo thông tư số: 23/2010/TT-BGDDT ban hành về quy định bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đưa ra 120 chỉ số trong đó có chuẩn 11 trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh với các chỉ số lắng nghe ý kiến của người khác (chỉ số 48), trao đổi ý kiến của mình với các bạn (chỉ số 49), thể hiện sự thân thiện và đoàn kết với bạn bè (chỉ số 50), chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn (chỉ số 51) và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác (chỉ số 52). Những nghiên cứu về hoạt động lao động: Trong cuốn “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng cho đến 6 tuổi” của Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) có nêu rõ: Nếu công việc của mỗi đứa trẻ được coi là một bộ phận công việc của cả nhóm và kết quả lao động của những đứa trẻ riêng biệt được đánh giá trên cơ sở kết quả chung của toàn nhóm, chất lượng công việc của mỗi đứa trẻ có ý nghĩa quyết định đối với công việc của toàn nhóm thì điều đó sẽ tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm tới công việc chung và đó là những điều cần thiết cho việc hình thành con người lao động kiểu mới sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0