Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Củ Chi
lượt xem 10
download
Trên cơ sở nghiên lý luận và đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Củ Chi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Hoa ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Hoa ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CỦ CHI Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim Hoa
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – quý thầy, cô trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, giáo viên và phụ huynh của các trường mầm non tại Củ Chi đã cung cấp thông tin cũng như tạo điều kiện cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hỗ trợ tác giả hoàn thành đề tài luận văn. Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng chấm đề cương và luận văn đã dành thời gian đọc và đưa ra những ý kiến, nhận xét để giúp tác giả càng hiểu rõ và điều chỉnh luận văn hoàn chỉnh hơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim Hoa
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM ......................................................... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ................................................................ 8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 14 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ................................................................... 21 1.2.1. Đánh giá ................................................................................................... 21 1.2.2. Trường mầm non...................................................................................... 22 1.2.3. Cha mẹ trẻ ................................................................................................ 24 1.2.4. Hợp tác ..................................................................................................... 26 1.3. Lý luận về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .................................... 27 1.3.1. Khái quát về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trên thế giới và ở Việt Nam ......................................................................................... 27 1.3.2. Giới thiệu bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm........................................................................................... 32 1.4. Lý luận về sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ...................... 33
- 1.4.1. Khái niệm ................................................................................................. 33 1.4.2. Hình thức hợp tác giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ...................... 37 1.5. Lý luận về hoạt động đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ....................................................................................................... 41 1.5.1. Mục đích đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ ...... 41 1.5.2. Mục đích đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................................... 43 1.5.3. Hình thức đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ....................................................... 44 1.5.4. Công cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................................. 45 1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................................. 49 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 53 Chương 2. ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ Ở CỦ CHI THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM VÀ ĐỀ XUẤT KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ TRONG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ ........................................................ 54 2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................. 54 2.1.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu ................................................... 54 2.1.2. Khái quát chung về khách thể nghiên cứu ............................................... 57 2.2. Công cụ và thang đo để đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ
- trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường MN tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ........... 62 2.2.1. Mô hình công cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................................. 63 2.2.2. Thang đo đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................................. 64 2.3. Kết quả đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường MN tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 70 2.3.1. Đánh giá công tác thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở trường mầm non .................................................................................................. 70 2.3.2. Đánh giá kỹ năng giao tiếp với cha mẹ trẻ .............................................. 76 2.3.3. Đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống ........................................... 86 2.3.4. Đánh giá việc CBQL, GV hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ ...................................................................................................... 93 2.3.5. Đánh giá việc thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha mẹ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Củ Chi ......................................................................................... 106 2.3.6. Đánh giá công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ........................................ 111 2.3.7. Đánh giá công tác thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp giáo dục LTLTT .................................................................................... 115 2.4. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ trong CSGD trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT .................................................. 121 2.4.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .................................... 121 2.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa trường
- mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ............. 123 2.4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất ...................................... 130 2.4.4. Khảo nghiệm sự nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. ..................................................................... 132 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 138 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT MN Mầm non MNTT Mầm non tư thục MNCL Mầm non công lập CSGD Chăm sóc giáo dục LTLTT Lấy trẻ làm trung tâm GV Giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CMT Cha mẹ trẻ TMN Trường mầm non
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh ............................................................... 58 Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh ngoài công lập/Tổng số học sinh ................................... 58 Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình khảo sát qua phiếu khảo sát................................... 59 Bảng 2.4. Thông tin về các khách thể tham gia trả lời phiếu khảo sát .................. 60 Bảng 2.5. Thang đo đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo công cụ đánh giá Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ........................................................................................ 64 Bảng 2.6. Đánh giá công tác thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở 4 trường MN ............................................................................................. 73 Bảng 2.7. Đánh giá biểu hiện giao tiếp tốt của CBQL, GV với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT ở Củ Chi ................................................................................................... 80 Bảng 2.8. Đánh giá tổ chức đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................................................................................... 84 Bảng 2.9. Đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống của 4 trường MN ............ 92 Bảng 2.10. Đánh giá việc hướng dẫn cha mẹ CSGD trẻ tại gia đình. ..................... 96 Bảng 2.11. Đánh giá việc hướng dẫn cha mẹ trẻ giao tiếp với trẻ tại gia đình ..... 101 Bảng 2.12. Đánh giá việc hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ kỹ năng/thói quen vệ sinh tại gia đình và nơi công cộng .................................................. 103 Bảng 2.13. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT. ................................................................................. 105 Bảng 2.14. Bảng đánh giá việc thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha mẹ trẻ ................................................................................................... 110 Bảng 2.15. Bảng đánh giá chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................. 114 Bảng 2.16. Đánh giá việc thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp giáo dục LTLTT .......................................................................................... 119
- Bảng 2.17. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ................... 133 Bảng 2.18. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ........................... 133 Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mực độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................................... 134
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ mô hình công cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT ................................................................................................ 63
- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá chỉ số 1 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................70 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ đánh giá chỉ số 2 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................71 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ đánh giá chỉ số 3 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................72 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ đánh giá chỉ số 4 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................76 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ đánh giá chỉ số 5 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................77 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ đánh giá chỉ số 6 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................78 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ đánh giá chỉ số 7 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................79 Biểu đồ 2.8. Biểu đồ đánh giá chỉ số 8 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................82 Biểu đồ 2.9. Biểu đồ đánh giá chỉ số 9 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................83 Biểu đồ 2.10. Biểu đồ đánh giá chỉ số 10 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............87 Biểu đồ 2.11. Biểu đồ đánh giá chỉ số 11 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............88 Biểu đồ 2.12. Biểu đồ đánh giá chỉ số 12 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............89 Biểu đồ 2.13. Biểu đồ đánh giá chỉ số 13 của trường MNCL và MNTT ..............................90 Biểu đồ 2.14. Biểu đồ đánh giá chỉ số 14 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............94 Biểu đồ 2.15. Biểu đồ đánh giá chỉ số 15 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............95 Biểu đồ 2.16. Biểu đồ đánh giá chỉ số 16 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............99 Biểu đồ 2.17. Biểu đồ đánh giá chỉ số 17 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............100 Biểu đồ 2.18. Biểu đồ đánh giá chỉ số 18 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............102 Biểu đồ 2.19. Biểu đồ đánh giá chỉ số 19 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............106 Biểu đồ 2.20. Biểu đồ đánh giá chỉ số 20 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............108 Biểu đồ 2.21. Biểu đồ đánh giá chỉ số 21 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............109 Biểu đồ 2.22. Biểu đồ đánh giá chỉ số 22 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............111 Biểu đồ 2.23. Biểu đồ đánh giá chỉ số 23 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............112 Biểu đồ 2.24. Biểu đồ đánh giá chỉ số 24 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............115 Biểu đồ 2.25. Biểu đồ đánh giá chỉ số 25 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............116 Biểu đồ 2.26. Biểu đồ đánh giá chỉ số 26 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............117 Biểu đồ 2.27. Biểu đồ đánh giá chỉ số 27 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............118 Biểu đồ 2.28. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất .........................................................................................136
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tầm nhìn giáo dục phát triển bền vững cho mọi người (EFA) được UNESCO cùng các tổ chức của Liên Hiệp quốc và các quốc gia trên thế giới đề xuất năm 1990 ở Thái Lan đã cho thấy sự ghi nhận về tầm quan trọng và trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Trong đó cha mẹ trẻ được xem là những người chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn đầu đời. Nhà sư phạm A.S. Makarenko cho rằng “Những nền tảng cơ bản của việc giáo dục trẻ em đã được hình thành từ trước 5 tuổi. Về sau việc giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng lúc đó là lúc đã bắt đầu nếm quả còn những nụ hoa thì đã được vun trồng trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời....”(Nguyễn Thị Hòa, 2009). Điều này cho thấy giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ em, hay nói cách khác độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng của sự phát triển về tất cả mọi mặt mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ độ tuổi nào trong cuộc đời của con người. Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục mầm non đã nêu rõ mục tiêu giáo dục mầm non: Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017b). Điều đó cho thấy giáo dục “hướng vào đứa trẻ”, “tập trung vào đứa trẻ” được đặt lên hàng đầu. Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em, vai trò của giáo viên và của cha mẹ trẻ. Việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non là một quá trình lâu dài, liên tục và cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ.
- 2 Theo UNICEF và OECD, khi trường mầm non, cha mẹ trẻ và trẻ em cùng nhau xây dựng mối quan hệ tốt, cùng hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục, cụ thể là chăm sóc và giáo dục trẻ hiệu quả, thì trẻ em có nhiều cơ hội được phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, ngôn ngữ. Sự tham gia của cha mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường giúp cha mẹ khám phá tiềm năng của con trẻ, và vì thế họ có thể thúc đẩy các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu. Nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngày 25 tháng 01 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch số 56/KH-BGDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 đã đề ra “Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” được ban hành kèm theo kế hoạch với 5 nội dung trong đó sự hợp tác với phụ huynh được đề cập trong nội dung 5: Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Và điều này đã được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vận dụng xây dựng kế hoạch 493/GDĐT-MN về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 vào ngày 20 tháng 2 năm 2017. Tháng 6 năm 2017 Tài liệu Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non được xuất bản với 6 nội dung, trong đó có nội dung 5: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ gồm 12 tiêu chí và 27 chỉ số (Hoàng Thị Dinh et al., 2017). Năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện chương trình hỗ trợ cha mẹ trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng, triển khai các mô hình phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn cha mẹ trẻ còn hạn chế về nhận thức, kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Một số cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường mầm non, cha mẹ trẻ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác để xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh,
- 3 thân thiện và sự dân chủ trong trường mầm non. Việc xây dựng kế hoạch phối hợp giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ để xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non chưa theo quy trình nên tính khả thi chưa cao. Nội dung, hình thức, phương pháp hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ còn hạn chế, đơn điệu. Tính chủ động trong hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ chưa đồng bộ, mang nặng tính hình thức. Các văn bản, nội quy, cơ chế cho sự hợp tác này chưa đầy đủ, thiếu tính cụ thể nên hiệu quả trong triển khai thực thi chưa cao. Bên cạnh đó, huyện Củ Chi là địa bàn được chọn trong đề tài để đánh giá thực trạng sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh với phần lớn cha mẹ trẻ là nông dân hoặc công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn huyện chỉ gửi con để trường mầm non để có thời gian làm việc, phó mặc cho các giáo viên mà quên đi một phần trách nhiệm của mình trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong bối cảnh đó việc đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ là một việc làm cấp thiết và quan trọng bởi lẽ khi đánh giá được thực trạng về những khó khăn hạn chế trong sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ thì mới đề xuất và khảo nghiệm những biện pháp cải thiện, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ, từ đó giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trên bình diện khoa học và thực tiễn có một số công cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nhưng trong phạm vi đề tài luận văn này chúng tôi đã vận dụng tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để làm công cụ đánh giá. Xuất phát từ những yêu cầu mang tính lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Củ Chi”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên lý luận và đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất và khảo nghiệm
- 4 một số biện pháp hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống lý luận về đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường mầm non tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình đánh giá trong giáo dục mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 5. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ ở các trường mầm non ở Củ Chi đã và đang được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, thiếu tính thường xuyên và chưa hiệu quả. Nếu đánh giá đúng thực trạng về sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ tại một số trường mầm non ở Củ Chi bằng công cụ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung hệ thống hóa lý luận và đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ ở một số trường mầm non tại Củ Chi bằng công cụ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- 5 6.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu 70 giáo viên mầm non và cán bộ quản lý; 100 cha mẹ trẻ. 6.3. Phạm vi khảo sát 4 trường mầm non ở Củ Chi: - Trường MN A - Trường công lập đạt chuẩn quốc gia. - Trường MN B: Trường công lập đạt chuẩn quốc gia. - Trường MN C: Trường tư thục có sỉ số hơn 300 trẻ. - Trường MN D: Trường tư thục có sỉ số ít hơn 300 trẻ. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ và tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu từ những bài báo khoa học, các trang web về giáo dục, sách có nội dung về đánh giá, quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm, tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu: Từ các tài liệu đã thu thập, tiến hành tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các nội dung có liên quan đến đề tài, từ đó xác lập cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Thu thập thông tin để đánh giá về sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non dựa trên tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau: - Đánh giá nhận thức của giáo viên, cha mẹ trẻ về sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ.
- 6 - Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở 4 trường mầm non tại Củ Chi theo 7 tiêu chuẩn, 12 tiêu chí và 27 chỉ số. Cách thức thực hiện: + Bước 1: Xây dựng bảng hỏi theo mục đích và nội dung đã đề ra. + Bước 2: Phát bảng hỏi cho 70 giáo viên mầm non và cán bộ quản lý; 100 phụ huynh tại 4 trường mầm non ở Củ Chi: Trường MN A; Trường MN B; Trường MN C; Trường MN D. + Bước 3: Thu bảng hỏi và xử lý số liệu. + Bước 4: Phân tích định lượng và định tính . Công cụ khảo sát: Sử dụng hai mẫu phiếu. + Mẫu số 01: Dành cho 10 CBQL, 60 GV. + Mẫu số 02: Dành cho 100 phụ huynh ở 4 trường mầm non tại Củ Chi. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Nhằm thu thập thông tin trực tiếp, bổ sung cứ liệu cho phương pháp quan sát và dùng để so sánh đối chiếu với thông tin trả lời trong phiếu khảo sát ý kiến. Nội dung: Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 20 phụ huynh ở 4 trường mầm non ở Củ Chi để: + Tìm hiểu rõ hơn về việc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, trường MN với cha mẹ trẻ. + Tìm hiểu những kỹ năng giải quyết các tình huống trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giữa trường MN với cha mẹ trẻ. + Tìm hiểu cách thức trường MN, giáo viên hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cách thức thực hiện + Bước 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn. + Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh. + Bước 3: Xử lý và phân tích thông tin thu được.
- 7 7.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm Mục đích: Quan sát các biểu hiện giao tiếp, hình thức giao tiếp giữa giáo viên, cán bộ quản lý với cha mẹ trẻ. Quan sát cách tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ, cách giải quyết các vấn đề xảy ra giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ để bổ sung minh chứng trong đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ ở 4 trường mầm non tại Củ Chi. Nội dung quan sát: - Quan sát các biểu hiện giao tiếp, hình thức giao tiếp giữa giáo viên, cán bộ quản lý với cha mẹ trẻ trong giờ đón, trả trẻ. - Quan sát cách tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ, cách giải quyết các vấn đề xảy ra giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ. Cách thức thực hiện: - Ghi chép vào bảng quan sát kết quả về các biểu hiện giao tiếp, hình thức giao tiếp giữa giáo viên, cán bộ quản lý với cha mẹ trẻ trong giờ đón, trả trẻ. - Ghi chép cách tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ, cách giải quyết các vấn đề xảy ra giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS, excel nhằm xử lý, phân tích, mô tả và so sánh số liệu thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn