intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra cách tiếp cận, khám phá văn bản kịch Bắc Sơn phù hợp với đặc điểm thể loại của vở kịch và phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của bạn đọc là học sinh lớp 9 bậc THCS hiện tại. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÕ ĐỨC TRUNG DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC “BẮC SƠN” Ở LỚP 9 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Chuyên ngành: LL & PP DH Văn - Tiếng Việt Mã ngành: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thể hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hữu Bội. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, tháng năm 2016 Tác giả luận văn Võ Đức Trung XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i
  3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học, tận tình và độ lượng của Thầy giáo . TS.Hoàng Hữu Bội trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Và các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu, đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong những ngày học tập ở trường. Thái Nguyên, tháng năm 2016 Tác giả luận văn Võ Đức Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........ 9 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 9 1.1.1. Loại thể văn học trong văn học ................................................................. 9 1.1.2. Kịch bản văn học - đặc trưng về thể loại ................................................ 11 1.1.3. Phương pháp dạy kịch bản văn học theo thể loại .................................... 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 20 1.2.1. Văn bản kịch Bắc Sơn ............................................................................. 20 1.2.2. Hiện trạng dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở trường THCS ...................... 29 Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VĂN HỌC BẮC SƠN ................................................................................................................... 34 2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn ................... 34 2.1.1. Nhận định của các nhà nghiên cứu văn học về giá trị nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn .................................................................. 34 2.1.2. Nhận định của người làm luận văn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của kịch bản văn học Bắc Sơn .................................................................. 44 2.2. Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn Bắc Sơn .......................... 55 2.2.1. Sách giáo viên .......................................................................................... 55 2.2.2. Sách tham khảo ........................................................................................ 57 2.3. Định hướng dạy học kịch bản Bắc Sơn do luận văn đề xuất ..................... 59 2.3.1. Trước giờ lên lớp ..................................................................................... 59 2.3.2. Tổ chức dạy đọc hiểu kịch bản văn học “Bắc Sơn” trong giờ học ......... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
  5. 2.3.3. Sau giờ học .............................................................................................. 66 2.4. Định hướng về nội dung dạy học ............................................................... 67 2.4.1. Đặc điểm của văn bản và mục tiêu bài học ............................................. 68 2.4.2. Hướng tiếp cận văn bản và nội dung bài học .......................................... 69 2.4.3. Phương pháp dạy học .............................................................................. 71 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 74 3.1. Thiết kế bài dạy .......................................................................................... 74 3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ........................................................................... 82 3.2.1. Mục đích, ý nghĩa thực nghiệm ............................................................... 82 3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .......................................... 83 3.2.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 83 3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 83 3.2.5. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 88 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ, NGỮ VIẾT TẮT TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ 1 GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 LLPT Lập luận phân tích 5 PPDH Phương pháp dạy học 6 SBT Sách bài tập 7 SGK Sách giáo khoa 8 SGV Sách giáo viên 9 THCS Trung học cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do về lí thuyết Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đã có nhiều công trình bàn tới. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của các tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia Cẩn, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971). Cuốn sách góp phần làm rõ nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa loại thể và PPDH Văn.Các tác giả đi sâu vào ba thể loại: tự sự, trữ tình và kịch. Tác giả Trần Thanh Đạm khẳng định “Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng dạy theo loại thể” [5]. Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Huỳnh Lý có bài “Kịch và giảng dạy kịch”, đã đề cập đến nhiều vấn đề khi giảng dạy kịch “Chúng ta không giảng dạy kịch với tính cách là một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bản về phương diện văn học” [dẫn theo 5]. Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể” (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) cũng khẳng định “Việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát triển khoa học phương pháp dạy học tác phẩm văn chương”[4]. Trong bài “Một số vấn đề đọc - hiểu văn bản kịch (trích trong Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8 - Nxb Giáo dục, 2009), tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1
  8. đến khái niệm kịch, những đặc trưng của kịch và khẳng định “Đọc - hiểu văn bản kịch cần chú trọng nhiều phương diện thuộc về đặc trưng của thể loại này: từ loại hình nhân vật, bối cảnh trang trí sân khấu, các hướng dẫn trực tiếp về cử chỉ, hành động, các lớp nghĩa của lời thoại, các yếu tố phụ họa, các yếu tố có tính ước lệ, … Tiếp nhận văn bản kịch bản văn học hết sức yêu tiên tính kịch” [14, tr. 9]. Nhưng vận dụng lí thuyết trên vào việc dạy học các tác phẩm văn học cụ thể thì còn là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài “Dạy và học kịch bản Bắc Sơn ở lớp 9 theo đặc trưng thể loại”, với mong muốn đóng góp thêm một điều gì đó vào phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. 1.2. Lí do về thực tiễn Từ khi vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn ở bận THCS đã có những tài liệu hướng dẫn dạy học văn bản được trích vào sách giáo khoa, nhưng trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông trung học, giáo viên và học sinh vẫn gặp không ít khó khăn khi thực thi đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vậy chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đề xuất một phương án dạy học để khắc phục những khó khăn đó, hướng tới một giờ học có hiệu quả. Sinh năm 1912, mất năm 1940, tính cho đến nay Nguyễn Huy Tưởng đã đi xa 55 năm, nhưng những vấn đề của ông, về con người và tác phẩm của ông thì vẫn còn đó. Văn xuôi và kịch, chất văn trong kịch và chất kịch trong văn. Các giá trị lịch sử và thời sự, các vấn đề về đấu tranh giai cấp và cách mạng, các vấn đề tri thức và văn hóa dân tộc, dường như vẫn còn là những vấn đề để ngỏ. Nói đến Nguyễn Huy Tưởng trong hai thập niên sáng tạo của ông phải tính đến kịch Bắc Sơn. Bắc Sơn đã cảnh tỉnh cho những người còn nghi ngờ kịch cách mạng và xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2
  9. đến nay. Kịch Bắc Sơn đã phản ánh sâu sắc cuộc khởi nghĩa vô cùng anh dũng của nhân dân Bắc Sơn chống lại chế độ thống trị Nhật- Pháp sau những năm dài chịu đựng cuộc đời tăm tối khổ đau. 2. Lịch sử vấn đề Kịch bản văn học “Bắc Sơn” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS từ năm học 2002 - 2003. Tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học bàn tới và cũng đã có nhiều nhà sư phạm đề xuất phương pháp dạy học trích đoạn trong sách giáo khoa. 2.1. Những ý kiến đánh giá về kịch bản văn học Bắc Sơn của các nhà nghiên cứu văn học - Cuốn “Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm” (Nxb Giáo dục, 1999), có một số bài viết nhận xét về kịch bản văn học Bắc Sơn: + Trong bài “Kịch Nguyễn Huy Tưởng”, tác giả Hà Minh Đức nhận xét: “Kịch Bắc Sơn đã phản ánh sâu sắc cuộc khởi nghĩa vô cùng anh dũng của quân dân Bắc Sơn chống lại chế độ thống trị Nhật - Pháp sau những năm dài chịu đựng cuộc đời tăm tối đau khổ. Qua năm màn kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được những ngày vui tươi sôi nổi trong không khí cách mạng khi quân dân ta chiếm được Vũ Lăng. Cuộc đời đổi mới, quần chúng náo nức, hồ hởi trong ngày hội lớn, nhưng rồi giặc trở lại khủng bố, người bị giết, người bị bắt, người trốn chạy lang thang trong rừng. Nhưng tinh thần Bắc Sơn vẫn bất diệt, phong trào lại nhen lên, bùng cháy lên trong một cuộc chiến đấu mới”. [26, tr. 379] + Ở bài “Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng” tác giả Nguyễn Văn Thành nhận xét: “Bắc Sơn, bông hoa đầu rực rỡ của nền kịch nói cách mạng đã ra đời ngay ở buổi bình minh đầy phấn hứng và có phần bỡ ngỡ choáng ngợp ấy của nước Việt Nam vừa mới bước vào kỷ nguyên độc lập. Cái mở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3
  10. đầu bao giờ cũng mang chứa trong nó sự non nớt vụng về, nhưng thật bất ngờ, Bắc Sơn hiện ra, tức khắc được coi là một thành công đột xuất, ghi dấu sự trưởng thành của Nguyễn Huy Tưởng về cả phương diện ý thức tư tưởng lẫn trình độ nghệ thuật”. [26, tr.389] + Trong bài “Bắc Sơn” của hai tác giả Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ có nhận xét “Trong lúc phong trào kịch cách mạng còn bế tắc, lúng túng thì kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ra đời đã gây nên một tiếng vang lớn. Kịch đã được diễn ở Hà Nội, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An… và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Bắc Sơn đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào kịch cách mạng. Mặc dầu còn có những chê bai mặt này mặt khác, nhưng nói chung các báo chí đều ca ngợi Bắc Sơn [26, tr. 483]. Báo Kiến thiết số ra ngày 14-4-1946 cho rằng “Bắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian của những kịch tuyên truyền hạng ba xu. Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới”. Và Nguyễn Huy Tưởng “đã cứu được cả một mùa kịch vừa qua”, “đã cho chúng ta một tin tưởng ở tương lai kịch nước nhà” (Đồng minh số 7-4-1946). Bắc Sơn đã “cảnh tỉnh cho những ai còn nghi ngờ kịch cách mạng” và xứng đáng là “vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay” (Vì nước số 5-4-1946).” - Trong cuốn “Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn” (Nxb Văn hóa thông tin, 2005), có một số bài viết nhận xét về kịch bản văn học Bắc Sơn: + Bài “Các báo phê bình kịch Bắc Sơn”: Báo Kiến thiết số 8, 14-4-1946 có viết: “Bắc Sơn không lấy đề từ ở những cuộc sống cá nhân chật hẹp và phù phiếm. Mà cũng không lấy ở cái quá vãng xã hội và hoang đường. Tác giả nó có tham vọng diễn tả lại một đoạn tranh đấu đau đớn và dũng cảm nhất trong cuộc cách mạng giải phóng mà ta đã sống ròng rã năm năm trời nay. Những nhân vật mang vào trong kịch là những người dân tầm thường, hiền lành, chất phác, sống ở một địa phương hẻo lánh miền rừng núi, mà cách mạng đã gọi đứng dậy…Vai chính không là ai cả; mà chính là dân chúng Bắc Sơn, biểu hiện ra ở một vài nhân vật tiêu biểu…Câu chuyện của kịch cũng vậy. Đây là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4
  11. chuyện của dân chúng một miền hầm hố sôi nổi, kẻ trước, người sau, vùng dậy chống với quân thù…Thật là một đề tài rộng lớn”.Ngoài ra “Kịch Bắc Sơn đã khiến ta sống một phần cái không khí tưng bừng của cuộc cách mạng đang lên (màn I) rồi cái lớn lao đau đớn của cách mạng tan vỡ (màn III) và cái hy vọng của cuộc cách mạng nhóm trở lại (màn IV). Kịch Bắc Sơn đã vẽ được bằng những nét mạnh dạn, linh động, một vài nhân vật cách mạng: người cán bộ, người dân cày, người thanh niên, ông lão, người đàn bà…Kịch Bắc Sơn đã cho ta thấy cả sự tiến triển, biến động trong tâm hồn những nhân vật ấy nhờ cuộc cách mạng như thế nào…” [13, tr.125]. + Trong Bài “Bắc Sơn vở diễn mở màn sân khấu cách mạng” tác giả Phan Kế Hoành nhận xét “Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng muốn phản ánh một hiện tượng quyết liệt của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và qua đó tác giả còn muốn khẳng định ý nghĩa tiền đề của cuộc khởi nghĩa này trong tiến trình cách mạng ngày càng rộng lớn, mãnh liệt hơn để tiến tới Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, đưa dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới của lịch sử”[13, tr. 142]. 2.2. Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn Bắc Sơn 2.2.1. Sách giáo viên “Sách giáo viên” Ngữ văn 9 tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục đã định hướng tìm hiểu trích đoạn Bắc Sơn như sau: - Về nội dung: Sách giáo viên hướng dẫn tìm hiểu văn bản trên bốn nội dung: + Tóm tắt nội dung vở kịch, đọc đoạn trích, tìm hiểu xung đột và tình huống kịch trong đoạn trích. + Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. + Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. + Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của đoạn trích. - Về phương pháp: Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa trên các câu hỏi ở mục “Đọc - hiểu văn bản” trong “sách giáo khoa” Ngữ văn 9 tập 2. Bao gồm 5 câu hỏi dẫn dắt học sinh lần lượt khám phá diễn biến, hành động, tình huống, nhân vật và nghệ thuật viết kịch của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5
  12. 2.2.2. Sách tham khảo • Cuốn “Thiết kế bài giảng” Ngữ văn 9 tập 2 - Nguyễn Văn Đường (chủ biên) - Nhà xuất bản Hà Nội, định hướng tiếp cận trích đoạn Bắc Sơn như sau: - Về nội dung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 3 nội dung: + Tìm hiểu mâu thuẫn - xung đột kịch trong hồi bốn, tình huống kịch trong đoạn trích + Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm + Các nhân vật khác - Về phương pháp: Được thực hiện bằng một hệ thống các câu hỏi gợi dẫn phù hợp với nội dung của bài học. • Cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp” - Hoàng Hữu Bội (NXB giáo dục 2004) đã đưa ra hướng tiếp cận trích đoạn Bắc Sơn như sau: - Về nội dung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 4 nội dung + Giới thiệu về vở kịch, đoạn trích, tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột và tình huống kịch trong lớp II, Lớp III của hồi bốn. + Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. + Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. + Tìm hiểu giá trị tư tưởng của vở kịch - Về phương pháp: Hướng dẫn học sinh thâm nhập vào từng lớp của đoạn trích bằng một hệ thống lời gợi dẫn để khơi gợi và dẫn dắt HS hoạt động một cách đa dạng. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra cách tiếp cận, khám phá văn bản kịch Bắc Sơn phù hợp với đặc điểm thể loại của vở kịch và phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của bạn đọc là học sinh lớp 9 bậc THCS hiện tại. - Tìm ra một định hướng dạy học và một phương án dạy học cụ thể đối với trích đoạn kịch bản Bắc Sơn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (tập 2) nhằm hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu kịch bản văn học nói chung và kịch bản Bắc Sơn nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6
  13. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đặc điểm của kịch bản văn học Bắc Sơn và hoạt động dạy học của thầy và trò theo tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học văn bản Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (tập 2) theo đặc trưng thể loại 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài luận văn đặt ra, có 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau: 5.1 Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết - Các đặc điểm lí thuyết về kịch. - Phương pháp giảng dạy văn học theo đặc trưng thể loại và cách tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo hướng đổi mới về phương pháp dạy học. 5.2 Nghiên cứu thực tiễn - Vị trí của tác phẩm Bắc Sơn trong chương trình ngữ văn cấp trung học. - Hoạt động dạy học (nội dung và phương pháp) của giáo viên về tác phẩm Bắc Sơn. - Hứng thú và sự hiểu biết của học sinh về tác phẩm này. 5.3 Thực nghiệm sư phạm - Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm. - Luận văn sẽ đề xuất phương án dạy học cho tác phẩm này theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của những phương án mà luận văn đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7
  14. - Phương pháp tổng hợp lí luận: Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm đưa ra những đặc trưng của kịch, tìm hiểu đặc điểm cảm thụ của học sinh trung học cơ sở để đưa ra nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể về văn bản kịch Bắc Sơn trong sách giáo khoa lớp 9 tập 2. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để sử lý số liệu thu nhập được trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp này để điều tra khả năng cảm thụ và hứng thú của học sinh đối với việc học văn bản Bắc Sơn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp này trong quá trình thiết kế bài học và dạy thực nghiệm. - Phương pháp miêu tả: Được sử dụng để phân tích, miêu tả các nhân vật, hành động trong tác phẩm Bắc Sơn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Định hướng dạy học kịch bản Bắc Sơn Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Ngoài ra đề tài còn phần phụ lục và tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Loại thể văn học trong văn học Khái niệm “loại thể” cũng như mọi khái niệm khác trong lý luận văn học là kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế cụ thể, sinh động của sáng tác văn học. Nền văn học của mỗi dân tộc cũng như toàn bộ nền văn học thế giới xưa nay là một kho tàng bao gồm rất nhiều tác phẩm văn học cụ thể, con đẻ tinh thần của các nhà văn, nhà thơ thuộc các giai cấp, các dân tộc, các thời đại khác nhau. Mỗi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật. việc nghiên cứu văn học đòi hỏi nhiều cách phân loại khác nhau: phân loại theo thời kỳ, trường phái, trào lưu, phương pháp, phong cách v.v… và phân loại theo loại thể. Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 1996), có viết [12, tr 300]: Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Ví dụ: Loại tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca, ngụ ngôn,… loại kịch có bi kịch, hài kịch, chính kịch,… Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngoài đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn…).Các thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế.” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9
  16. Tất cả những việc phân chia ấy đều dựa theo cách tổ chức kết cấu thể hiện tác phẩm: kể chuyện thuật lại cuộc sống con người trong những biểu hiện ít nhiều phức tạp của nó thì xếp vào loại tự sự. Loại tác phẩm này “tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt, ở bên ngoài, đối với tác giả, thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự phát triển tâm trạng, tính cách, hành động của con người”[5, tr 10].Trong tác phẩm tự sự, tác giả đóng vai người kể chuyện ở dạng tham dự (ngôi thứ nhất), không tham dự (người kể tránh đi), thông suốt (biết tất cả), thông suốt có chọn lựa, khách quan (ống kính)…Tự sự được thể hiện bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhiều loại cấu trúc, tiết tấu…và càng ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. “Miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới là đặc trưng của tự sự… và tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian và thời gian”. “Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt nhất” (so với trữ tình và kịch), lời nói trong tự sự có trực tiếp, có gián tiếp… Tác phẩm biểu hiện một cách ngắn gọn tâm trạng cá biệt của con người, “bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tư, những trạng thái mạnh mẽ xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người” thì thuộc loại trữ tình. Ở loại này thế giới chủ quan của con người được biểu hiện rât rõ qua hình tượng cảm xúc, tâm tư (của tác giả hay nhân vật trữ tình). “Sự rung động, truyền cảm của tác phẩm trữ tình không phải chủ yếu dựa vào sức hấp dẫn của câu truyện về người, về việc mà chủ yếu dựa vào lời nói tràn đầy cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ… thốt ra “tự đáy lòng”[5, tr 13]. “Loại trữ tình biểu hiện ở nhiều dạng cảm hứng: tụng ca, trào phúng, tâm tình tình yêu, tình bạn… trữ tình thiên nhiên phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân… Loại này chủ yếu là thơ, “ngôn ngữ thường bão hòa cảm xúc”, lời thơ trữ tình còn mang tính chất “mê hoặc”, giàu nhạc tính thể hiện qua sự cân đối, trầm bổng, trùng điệp…”[5, tr 13] và vần điệu ở nhiều dạng kiểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10
  17. “Kịch thực ra không phải là một loại thể văn học đơn thuần”. Trong phạm vi nhà trường chủ yếu chúng ta quan tâm tới kịch bản văn học (ít có điều kiện quan tâm tới kịch đram). “Tính chất khách quan của sự phản ánh và biểu hiện ở tác phẩm kịch chặt chẽ, nghiêm khắc… tập trung cao độ của tình huống cuộc sống” với ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật (chủ yếu), và ngôn ngữ gián tiếp của tác giả (hạn chế). “Ngôn ngữ nhân vật trong kịch vừa tất yếu lại vừa tự nhiên, phải vừa điển hình lại vừa mang cá tính nhân vật”. Vấn đề cơ bản của loại này là tình huống xung đột kịch giữa những tính cách và diễn biến theo hành động và cốt truyện. 1.1.2. Kịch bản văn học - đặc trưng về thể loại 1.1.2.1. Kịch bản văn học * Khái niệm về kịch Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dung ở hai cấp độ. • Ở cấp độ loại hình “Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuốc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu vừa để đọc. Vì vậy kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song, nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói. (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời)” [12, tr. 114]. Như vậy, nói đến kịch là nói đến một hình thức nghệ thuật đặc biệt, được biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ và lời nói. Từ đó bộc lộ suy nghĩ, tính cách của nhân vật và qua lời nói của các nhân vật mà thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch. Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại. Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11
  18. nhân vật và theo quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng. Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quy mô của những sự kiện biến cố được phản ánh trong kịch. • Ở cấp độ loại thể “Thuật ngữ kịch được dung để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch còn gọi là chính kịch” [12, tr .115]. Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là để cười nhạo, chễ giễu các thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường. Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Pháp và Đức. Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm hai mươi của thế kỉ XX. Kịch thực ra không phải một thể loại văn học đơn thuần, không nên đánh đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12
  19. chung bao gồm: kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch…Bất cứ loại kịch nào, kể cả kịch câm cũng có kịch bản, nhưng chỉ có kịch hát, nhất là kịch nói mới có kịch bản văn học. * Kịch bản văn học Theo cách chia ba truyền thống, kịch là một thể loại văn học. Nó tồn tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình. Nghĩa là kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Nó giống như có hai cuộc sống. Là vở diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả. Là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả. Vì vậy, kịch bản không chỉ được xem là bản gốc dùng để biểu diễn trên sân khấu mà còn được xem là tác phẩm văn học có thể dung để đọc. Là đối tượng của lí luận văn học, kịch và trữ tình có sự khác nhau rất rõ ràng nhưng giữa kịch với tự sự có nhiều điểm tương đồng. Bêlinxki cho rằng: Tác phẩm kịch là “Sự dung hợp của các yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình”, không phải chỉ trong loại hình kịch mới có sự dung hợp các yếu tố của loại hình khác. Trong thơ, truyện, ký đều có, nhưng kịch có ưu thế trong sự kết hợp khả năng biểu hiện của tự sự và trữ tình. Kịch là một thể loại văn học nhưng lại gắn liền sinh tử với sân diễn, sân khấu, vì thế kịch tất sẽ không bao giờ là một thể loại văn học đơn thuần như tự sự và trữ tình. Kịch bản viết ra vừa để đọc vừa để diễn, do đó đọc kịch bản văn học nếu chúng ta tách hoàn toàn với nghệ thuật sân khấu thì ta không thể nào hiểu được. Như vậy, nhìn từ góc độ nào ta cũng thấy kịch bản văn học là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu. Không phải ngẫu nhiên mà khi sáng tác kịch bản, nhà văn bao giờ cũng tính đến các yếu tố không gian, thời gian, khả năng biểu hiện nghệ thuật của các phương tiện sân khấu nhất là sự diễn xuất của các diễn viên. Nhưng kịch bản văn học không chỉ có đời sống gắn bó với nghệ thuật sân khấu mà nó còn có đời sống độc lập riêng của nghệ thuật ngôn từ. Có thể xem “Kịch”, “Kịch bản văn học” hay “Văn học kịch” như những khái niệm đồng nghĩa chính vì thế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13
  20. 1.1.2.2. Đặc trưng về thể loại Theo cuốn giáo trình “Lí luận văn học” tập II, nhà xuất bản Giáo dục (1996), kịch bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau: a. Xung đột kịch Kịch bắt đầu từ xung đột. "Xung đột là cơ sở của kịch" (Pha đê ép). Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch. Có thể có rất nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện của sự đè nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng...Do tính chất sân khấu qui định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Vì vậy, có thể nói, xung đột là đặc điểm cơ bản của kịch. Hégel cho rằng "tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên cảu nghệ thuật kịch". Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Ơí những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau. Ở thời cổ đại, đó là sự xung đột giữa thế giới quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của con người. Trong xã hội nô lệ, đó là xung đột giữa những người nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô. Trong xã hội phong kiến, đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa, quan lại với người dân bị áp bức và đòi được giải phóng. Trong thời kì hiện đại, các xung đột thưòng xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản cách mạng, cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2