Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
lượt xem 11
download
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệui – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Bộ phận Sau Đại học -Phòng đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệuii– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON ................ 5 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ............................................................... 6 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ............................................................ 9 1.2.1. Khái niệm giáo dục ................................................................................ 9 1.2.2. Hành vi văn hóa vệ sinh ...................................................................... 10 1.2.3. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh........................................................ 11 1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường ở mầm non ...................................................................... 12 1.3.1. Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo bé .................................. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non ......................................................................... 18 1.3.3. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non ............................................................................................. 19 1.3.4. Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non......................................................................................... 23 1.3.5. Con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non......................................................................................... 30 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 37 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..................................................................... 38 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 38 2.1.1. Vài nét về các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên .................. 38 2.1.2. Tổ chức khảo sát .................................................................................. 39 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên ........... 40 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về hành vi văn hóa vệ sinh và giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ ......................................................................... 40 2.2.2. Nhận thức của giáo viên về mục đích, vai trò của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ............................................................. 42 2.3. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên ......................................................... 44 2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ........................................................................................................ 44 2.3.2. Thực trạng các phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ............................................................................................ 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.3.3. Thực trạng các con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé................................................................................................... 48 2.4. Kết quả việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé ........ 50 2.4.1. Thực trạng nhận thức của trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên về các hành vi văn hóa vệ sinh ................................... 52 2.4.2. Thực trạng thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non TP. Thái Nguyên......................................................... 57 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ........................................................................................................ 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 63 Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..................................................................... 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non ........................ 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ thể tích cực tự giác và độc lập của trẻ với vai trò chủ đạo của GV ................... 64 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính biện chứng trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ........................................................................ 65 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa GV và gia đình trong việc tổ chức hoạt động giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên ...................................... 65 3.2. Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên ......................................................... 65 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé .............................................. 65 3.2.2. Thiết kế một số hoạt động chuyên biệt để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác thực hiện của trẻ................................................................................................................. 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệuv– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.3. Tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ........................ 75 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ ................................................................................................. 81 3.4.5. Tăng cường phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ .................................................................................. 84 3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 85 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 85 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................... 85 3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................ 85 3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................. 86 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 91 1. Kết luận .......................................................................................................... 91 2. Khuyến nghị................................................................................................... 92 2.1. Đối với Phòng giáo dục Mầm non TP Thái Nguyên .................................. 92 2.2. Đối với Ban Giám hiệu các Trường Mầm non TP. Thái Nguyên .............. 93 2.3. Đối với giáo viên mầm non ........................................................................ 93 2.4. Đối với phụ huynh học sinh ....................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HVVHVS Hành vi văn hóa vệ sinh 5 NXB Nhà xuất bản 6 SL Số liệu 7 TB Trung bình 8 TB Trung bình 9 TL Tỷ lệ 10 TP Thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về khái niệm hành vi văn hóa vệ sinh ....... 40 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh ......... 41 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mục đích của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ........................................................ 42 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ................................................. 43 Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh .................... 44 Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng phương pháp trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ........................................................ 47 Bảng 2.7: Thực trạng con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh ................. 49 Bảng 2.8: Đánh giá của GV về mức độ nhận thức của trẻ trong thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh ..................................................................... 52 Bảng 2.9: Đánh giá của GV về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé ............................................................................ 57 Bảng 2.10: Điều kiện ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé .................................................................... 61 Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé .................................................................... 61 Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết các biện pháp giáo dục giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên ............................................................. 86 Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên .................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệuv– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ ......................................................................... 45 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá của GV về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé .................................................... 57 Biểu đồ 2.3: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé .................................................... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp ủy đảng, chính quyền, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trẻ em được tiếp cận với giáo dục sớm sẽ thúc đẩy quá trình học tập, phát triển về thể chất, nhân cách, trí tuệ trong giai đoạn tiếp theo, nhất là trẻ mẫu giáo - thời kỳ có tính quyết định để tạo tiền đề phát triển toàn diện trong tương lai. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý, yếu tố chăm sóc vệ sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức và thói quen vệ sinh giúp trẻ sống khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh hành vi văn hóa, văn minh phòng chống bệnh tật là việc làm rất quan trọng, đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh, bởi không phải trẻ nào cũng có thói quen vệ sinh thường xuyên và đúng quy trình. Để tạo được thói quen cho trẻ thì cô giáo, phụ huynh phải thường xuyên rèn luyện, nhắc nhở bằng nhiều cách thức khác nhau, giúp trẻ dễ hiểu, để trẻ đi đến việc hình thành thói quen văn hóa vệ sinh bằng con đường ngắn nhất. Trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có 45 trường mầm non (trong đó: 38 trường công lập, 01 trường dân lập, 06 trường tư thục), 20 nhóm trẻ tư thục, 20 lớp mẫu giáo tư thục với 439 lớp, 15.830 trẻ. Đa số các trường đều thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, vì thế 100% trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và học 2 buổi/ngày có ăn bán trú tại trường, được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 4%, tỷ lệ trẻ phát triển đạt yêu cầu: 98%. Tuy nhiên hiệu quả của quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ ở một số trường còn hạn chế, điều này do nhiều nguyên nhân, nếu nghiên cứu được thực trạng giáo dục hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu1– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân và đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài “Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên” cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học Công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên trong những năm qua đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số những tồn tại nhất định. Nếu nghiên cứu đề xuất được những biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường mầm non thành phố Thái Nguyên thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu2– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường Mầm non. 5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên gồm các nội dung: giáo dục hành vi vệ sinh thân thể, hành vi ăn uống có văn hóa, hoạt động có văn hóa và giao tiếp có văn hóa. - Phạm vi khảo sát: Khảo sát trên 120 cán bộ quản lý, giáo viên và mẫu giáo bé thuộc 04 trường mầm non: Trường mầm non Quang Trung, Trường mầm non 19/5, Trường mầm non Thái Hải, Trường mầm non PDA. Số liệu khảo sát trong năm học 2014 - 2015. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Quan sát sư phạm - Quan sát cách tổ chức tiến hành các hoạt động giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ của giáo viên. - Quan sát trẻ trong các giờ hoạt động, giờ chơi, giờ ăn,…để thấy được biểu hiện hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ. 7.2.2. Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non, nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục hành vi văn hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu3– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vệ sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. - Trò chuyện, trao đổi với giáo viên, cha mẹ trẻ về vấn đề giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé. - Trò chuyện đàm thoại với từng trẻ và nhóm trẻ để tìm hiểu nhận thức của trẻ về các hành vi văn hóa vệ sinh và mức độ hình thành các hành vi này ở trẻ. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Khảo sát giáo viên về thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. 7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia các lĩnh vực: giáo dục học, tâm lý học, nhà quản lý và giáo viên có kinh nghiệm ở trường mầm non nhằm xác định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê và một số phần mềm tin học để xử lý kết quả điều tra, khảo sát. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương chính và các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục. Ba chương chính của luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu4– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em. Vì thế từ lâu nó đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ những năm 70 trở lại đây đi sâu nghiên cứu và công bố các tài liệu nói về vấn đề này có một số tác giả A.P.Traboxkaia, L.Nhicaganhen, E.L.Simbireva, H.L.Grigorev…Trong tác phẩm của mình, các tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ [1][2]. Các tác giả đã phân tích mối liên hệ giữa giáo dục vệ sinh và giáo dục kỉ luật tự giác cho trẻ, chỉ ra con đường cơ bản để giáo dục vệ sinh trên cơ sở phân tích đặc điểm lứa tuổi và nhiệm vụ giáo dục vệ sinh cho trẻ. A.P.Traboxkaia trong “Những cơ sở lý luận về vệ sinh trẻ em” NXB Giáo dục, 1971 cho rằng, “Những thói quen văn hóa vệ sinh phải bắt buộc giáo dục cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Kĩ năng vệ sinh hình thành cho trẻ trong quá trình giáo dục dần dần sẽ trở thành kỹ xảo, thói quen của trẻ”. Tác giả đã nêu ra điều kiện để hình thành thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ và đưa ra quan điểm: “Phải dạy trẻ tỉ mỉ cách tiến hành các hành động vệ sinh và cần phải sử dụng các biện pháp phù hợp với chúng” [2]. Quan niệm của Platon (427-348 TrCN) cho rằng: Quá trình đào tạo con người tự do theo nhiều giai đoạn. Thời kỳ “giáo dục mẫu giáo” được tiến hành trong gia đình và do người mẹ đảm nhiệm. Nội dung giáo dục bao gồm văn hoá, thể dục, âm nhạc, triết học, pháp luật, nhằm mục đích hiểu biết về Chân, Thiện, Mỹ. Theo J.J.Rutxô (1712 - 1778) thì: Thiên nhiên tạo ra con người có bản chất tốt đẹp, sống tự do, hạnh phúc. Ông khẳng định, đối tượng giáo dục là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu5– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- trẻ em, mục đích giáo dục là hạnh phúc. Về phương pháp giáo dục, ông chủ trương tìm cách ngăn cản thói hư tật xấu đột nhập trái tim con người, cần chuẩn bị cho trẻ em có khả năng đấu tranh loại bỏ thãi hư tật xấu. Do đó, phải thay đổi phương pháp, biện pháp giáo dục theo lứa tuổi. Trong học thuyết của Mác - Lênin khi bàn đến vấn đề chung của giáo dục và giáo dục gia đình cho rằng: Giáo dục con cái là chức năng quan trọng của gia đình, muốn giáo dục thế hệ trẻ, thì ngay từ khi mới ra đời phải củng cố quan hệ gia đình và tổ chức tốt các mối quan hệ gia đình. A.X.Macrenco (1888 - 1939) khi bàn về giáo dục con người ông đã đưa ra các nguyên tắc: Giáo dục trẻ em trước hết là trách nhiệm của cha mẹ, giáo dục trẻ phải chú ý các đặc điểm của trẻ, giáo dục phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình cần có những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức riêng. Nhà giáo dục Nga L.F.Ôxtroxcaia đã dày công nghiên cứu quá trình giáo dục trẻ trong gia đình và khẳng định: Những phẩm chất tốt đẹp và năng lực sáng tạo của con người cần phải xây dựng, rèn luyện, từ rất sớm, trong gia đình. Hành vi của trẻ là kết quả của giáo dục, hành vi tự tiện, bướng bỉnh, nũng nịu của trẻ chứng tỏ sự thiếu uy tín của người lớn trong gia đình. Do đó, giáo dục tính sẵn sàng vâng lời được coi trọng để hình thành ở trẻ những giá trị văn hoá tốt đẹp. Cần lựa chọn các phương pháp sư phạm để tác động đến trẻ tính yêu cầu cao, tính hợp lý của công tác động viên, khuyến khích, nêu gương, lời chỉ bảo và sự giải thích những qui tắc thực hiện hành vi trong giáo dục trẻ. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên qua của các tác giả: Tác giả Hoàng Thị Phương, Trần Trọng Thủy có khá nhiều công trình nghiên cứu về vệ sinh trẻ em nói chung, giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Trong công trình nghiên cứu“Giải phẫu sinh lý và vệ sinh phòng bệnh trẻ em” theo tác giả Trần Trọng Thủy, những thói quen hàng ngày cần giáo dục cho trẻ chỉ là những động tác đơn giản như rửa tay, rửa mặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu6– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy... Nhưng làm thế nào để hình thành được những hành vi, thói quen này cho phù hợp với yêu cầu lứa tuổi của trẻ nhỏ là vấn đề khoa học cần được người lớn quan tâm một cách đúng mức [17]. Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Thị Phương cũng đề cập khá rõ đến nội dung, phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh và cách đánh giá mức độ hình thành thói quen hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ trong giáo trình “Vệ sinh trẻ em” [16]. Tác giả Nguyễn Lân, trong tác phẩm “Con người văn minh sống như thế nào” đã nêu rõ: Con người văn minh trước hết phải coi trọng giá trị của con người nói chung, luôn có ý thức vươn đến cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp thể hiện trong mọi mặt từ lời nói, dáng điệu, cử chỉ, hành vi, cách ăn mặc, cách trang trí nơi ở,… Thực hiện nếp sống văn minh trong gia đình, với xóm làng, trên đường phố. Với cách đánh giá với những giá trị của con người sống trong xã hội hiện đại cần phải làm, chúng ta có thể qua đây sử dụng một số mẫu chuẩn hành vi văn hoá cần giáo dục trẻ trong gia đình [14]. Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Bích Hồng trong tác phẩm “Giáo dục gia đình” đã khái quát một số nội dung cơ bản của giáo dục trong gia đình như: + Giáo dục hành vi đạo đức: Hình thành những quy tắc, chuẩn mực, đạo đức. + Giáo dục thái độ, kỹ năng lao động + Giáo dục thể chất thẩm mỹ [12]. Tác giả Võ Nguyên Du với công trình nghiên cứu “Một số nội dung và biện pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em trong gia đình” đã phân tích rất rõ các nội dung giáo dục hành vi văn hoá, căn cứ theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng, biện pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ cần được tiến hành theo các nhóm biện pháp tác động: Giữa trẻ em với cha mẹ và người lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu7– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- trong gia đình; giữa trẻ em với cộng đồng dân cư trên địa bàn sinh sống. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đưa ra những biện pháp giáo dục cụ thể trong giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ trong gia đình hiện nay [6]. Trong giáo trình “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em như khái niệm chung về hành vi văn hóa, quá trình hình thành phát triển hành vi văn hóa, nội dung, phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi, giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đặc biệt [22]. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình có giá trị thực tiễn đã được các nhà khoa học nghiên cứu như: Tác giả Vũ Văn Dân với công trình nghiên cứu “Lối sống văn hoá và giáo dục lối sống văn hoá cho học sinh” trình bày rất cụ thể các mặt biểu hiện của lối sống văn hoá trên bình diện lý luận và thực tiễn cuộc sống [5]. Tác giả Lưu Thu Thuỷ nghiên cứu về “Quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học” đã chứng minh hiệu quả giáo dục được nâng cao nếu thực hiện theo mét quy trình tác động gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn tác động; Giai đoạn đánh giá [18]. Tác giả Ngô Huyền Nhung với đề cương bài giảng “Vệ sinh trong dạy học ở trường mầm non” đã khái quát một số vấn đề chung về vệ sinh trong dạy học ở trường mầm non, việc tổ chức vệ sinh trong dạy học và một số hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non. [15]. Tác giả Tào Thị Hồng Vân nghiên cứu về vấn đề “Văn hóa học đường dưới góc độ văn hóa vệ sinh của lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non”. Trong bài viết này tác giả đưa ra khái niệm hành vi văn hóa vệ sinh, các nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh và biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non. Tuy nhiên bài viết mới đi nghiên cứu các nội dung về mặt lý luận chưa đề cập đến thực tiễn của công tác giáo dục này [28]. Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy: Việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đã được quan tâm từ rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu8– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- lâu trong gia đình cũng như nhà trường. Cốt lõi là giáo dục cho trẻ nhận thức đúng đắn các giá trị văn hoá qua các mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống, nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi cá nhân. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là một quá trình toàn vẹn với hệ thống các thành tố giáo dục: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Là quá trình tác động chủ đạo của nhà giáo dục và người được giáo dục tự giác, tích cực chuyển hoá những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi đã quy định thành thói quen tương ứng. Nội dung và phương thức thể hiện hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ do thực tiễn cuộc sống và những truyền thống văn hóa quy định, vì vậy không ngừng biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay theo các nhóm biện pháp tác động: Giữa trẻ em với cha mẹ và người lớn trong gia đình; giữa trẻ em với cộng đồng dân cư trên địa bàn sinh sống. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đưa ra những biện pháp giáo dục cụ thể trong giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé. Song các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo giúp chúng tôi nghiên cứu biện pháp giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1. Khái niệm giáo dục Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi theo quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Minh Huế, Lê Công Thành trong công trình nghiên cứu “Giáo dục học đại cương”….quan niệm: Giáo dục (theo nghĩa rộng) (quá trình sư phạm tổng thể): “Là quá trình hình thành và phát triển nhân cách, quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, diễn ra trên bình diện cá nhân hay tập thể được thực hiện thông qua hoạt động và giao lưu giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm giúp người học chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch sử” [21]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu9– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn