Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 7
download
Luận văn tìm hiểu hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh đặc biệt là hứng thú với bộ môn Toán. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 cho học sinh tỉnh Lạng Sơn. Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS THPT tỉnh Lạng Sơn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh Lạng Sơn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN NHƢ AN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH LỚP 11 CHO HỌC SINH MIỀN NÚI TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN NHƢ AN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH LỚP 11 CHO HỌC SINH MIỀN NÚI TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: LL&PP dạy học bộ môn Toán Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ THÁI THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chƣa từng đƣợc công bố trong một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Nhƣ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Bằng tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn tới: Phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học), Khoa Toán trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập tại nhà trƣờng. Cô giáo, PGS.TS. Vũ Thị Thái - Giảng viên khoa Toán, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Ban giám hiệu nhà trƣờng, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 11 trƣờng THPT Tràng Định (huyện Tràng Định), trƣờng THPT Văn Lãng (huyện Văn Lãng), trƣờng THPT Bình Độ (huyện Tràng Định), đã tận tình cung cấp thông tin, số liệu và tham gia vào quá trình nghiên cứu. Bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc tham gia học tập, nghiên cứu. Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đƣợc hoàn thiện hơn. Thái Nguyên,tháng 5 năm 2015 TÁC GIẢ Nguyễn Nhƣ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 8. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 4 9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................. 5 1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................................... 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ....................................................... 6 1.2. Hứng thú ....................................................................................................... 7 1.2.1. Định nghĩa hứng thú .............................................................................. 7 1.2.2. Biểu hiện của hứng thú .......................................................................... 8 1.2.3. Vai trò của hứng thú trong hoạt động của cá nhân................................ 8 1.3. Hứng thú học tập .......................................................................................... 9 1.3.1. Định nghĩa hứng thú học tập ................................................................. 9 1.3.2. Các loại hứng thú học tập ...................................................................... 9 1.3.3. Một số đặc điểm của hứng thú học tập ................................................ 10 1.3.4. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập...................................... 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.4. Hứng thú học tập môn Toán của HS THPT ............................................... 13 1.4.1. Một số đặc điểm tâm lý của HS THPT trong học tập ......................... 13 1.4.2. Hứng thú học tập môn Toán của HS THPT ........................................ 14 1.5. Thực trạng hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn ..... 16 1.5.1. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn Toán lớp 11 của HS tỉnh Lạng Sơn ....................................................... 16 1.5.2. Hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 THPT tỉnh Lạng Sơn ..... 17 1.5.3. Biểu hiện hứng thú học tập môn Toán lớp 11 của HS Tỉnh Lạng Sơn ..... 18 1.5.4. Năng lực học tập môn Toán lớp 11 của HS tỉnh Lạng Sơn ................ 19 1.5.5. Thực trạng thực hiện các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán cho HS lớp 11 THPT tỉnh Lạng Sơn ............................................ 21 1.5.6. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 THPT tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 27 Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HS TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH .... 28 2.1. Một số định hƣớng sƣ phạm trong việc đề xuất các biện pháp. ................. 28 2.2. Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán cho HS trong dạy học Đại Số - Giải tích 11 ............................................................................ 29 2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức học hợp tác để kích thích học sinh hƣớng dẫn lẫn nhau, chia sẻ suy nghĩ trong học tập. ................................................ 29 2.2.2. Biện pháp 2: Căn cứ vào nội dung chƣơng trình xây dựng những dự án học tập để học sinh tham gia thực hiện dự án giúp kích thích hứng thú học tập cho HS. .............................................................................. 33 2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc lựa chọn và phân tích các phƣơng án lựa chọn ................................................................................. 41 2.2.4. Biện pháp 4: Kiến tạo ra những tình huống mở để giúp học sinh có ý thức và dần có thói quen, thích thú, đề xuất đƣợc nhiều dạng toán cũng nhƣ các cách giải, để từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh. ................................ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2.5. Biện pháp 5: Khi dạy đến một số vấn đề cụ thể trong chƣơng trình có thể giới thiệu cho học sinh về lịch sử toán, chân dung một số các nhà toán học cùng những công trình nghiên cứu của họ nhằm khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích học tập môn Toán................................... 56 2.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của một số biện pháp đã đề xuất giúp kích thích hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích 11cho HS. .......................................................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 60 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 61 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 61 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm................................................................. 61 3.3. Nội dung thực nghiệm và kế hoạch thực nghiệm ....................................... 62 3.3.1. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .......................................................... 62 3.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................................................... 62 3.3.3. Quy trình tổ chức thực nghiệm ............................................................ 63 3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm .................................................................... 65 3.4.1. Phân tích, đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp 11 ..... 65 3.4.2. Phân tích, đánh giá kết quả học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 của học sinh. .................................................................................................. 74 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 82 KẾT LUẬN....................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Viết tắt Viết đầy đủ 1 BT Bình thƣờng 2 ĐHSP Đại học Sƣ phạm 4 ĐK Đôi khi 3 ĐTB Điểm trung bình 5 GV Giáo viên 6 HĐ Hoạt động 7 HS Học sinh 8 KBG Không bao giờ 9 NV Nhiệm vụ 10 SGK Sách giáo khoa 11 SL Số lƣợng 13 TĐ Tổng Điểm 12 THPT Trung học phổ thông 14 TX Thƣờng xuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố khách thể khảo sát (điều tra) ........................................... 16 Bảng 1.2. Thực trạng thái độ đối với môn Toán của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................... 17 Bảng1.3. Đánh giá của GV và HS về biểu hiện hứng thú đối với việc học môn Toán của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn. ............................... 18 Bảng 1.4. Năng lực học tập môn Toán của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn .......... 20 Bảng 1.5. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán ............ 21 Bảng 1.6. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán ............ 23 Bảng 1.7. Đánh giá của GV và HS về những nguyên nhân ảnh hƣớng đến mức độ hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 THPT Tỉnh Lạng Sơn .................................................................... 25 Bảng 2.1. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm kích thích hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 ................................................................................ 59 Bảng 3.1. Phân bố các đối tƣợng thực nghiệm .............................................. 63 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích 11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm(40 HS trƣờng THPT Văn Lãng) ...................................................................................... 68 Bảng 3.3. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Giải tích lớp 11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm (40 HS trƣờng THPT Bình Độ, Tràng Định) ................................................................... 72 Bảng 3.4. Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trƣớc và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp11 (40 HS trƣờng THPT Văn Lãng) ...................................................................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Bảng 3.5. Tổng hợp giá trị các công thức đo kết quả bài kiểm tra trƣớc và sau tác động đối với HS trƣờng THPT Văn Lãng .................... 76 Bảng 3.6. Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trƣớc và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp11 (40 HS trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định) ........................................................ 78 Bảng 3.7. Tổng hợp giá trị các công thức đo kết quả bài kiểm tra trƣớc và sau tác động đối với HS trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định .................................................................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. So sánh điểm trung bình đánh giá của GV và HS về biểu hiện hứng thú đối với việc học môn Toán của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn ............................................................................ 19 Biểu đồ 1.2. Kết quả học tập môn Toán của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn ........ 20 Biểu đồ 1.3. So sánh điểm trung bình đánh giá của HS về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán ....................................................................... 22 Biểu đồ 1.4. So sánh điểm trung bình đánh giá của GV về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán ................................................................. 23 Biểu đồ 1.5. So sánh đánh giá của GV và HS về những nguyên nhân ảnh hƣởng đến mức độ hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 THPT Tỉnh Lạng Sơn ............................................. 26 Biểu đồ 2.1. So sánh đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán ........ 60 Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm (40 HS trƣờng THPT Văn Lãng) ....................................................................... 68 Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Giải tích lớp11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm (40 HS trƣờng THPT Bình Độ, Tràng Định) ............................................................... 72 Biểu đồ 3.3. Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trƣớc và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp 11 (40 HS trƣờng THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng) ..................................................... 75 Biểu đồ 3.4. Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trƣớc và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp 11 (40 HS trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định) .................................................... 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hứng thú không phải là cái trừu tƣợng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con ngƣời. Khái niệm hứng thú đƣợc xét dƣới nhiều góc độ khác nhau. Không chỉ chiêm ngƣỡng đối tƣợng gây nên hứng thú, mà còn lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh đƣợc đối tƣợng. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo. Trong hoạt động nhận thức thì Hứng thú là thái độ đặc biệt của ngƣời học đối với hoạt động nhận thức, nhờ hứng thú mà HS có thể giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy quá trình tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và đạt hiệu quả cao. Chính vì những lẽ đó bên cạnh việc tổ chức, điều khiển HS lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phƣơng pháp học tập thì ngƣời giáo viên cần phải hình thành nhu cầu và kích thích hứng thú học tập cho HS. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay đã xác định “phƣơng pháp dạy học Toán trong nhà trƣờng các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của ngƣời học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tƣ duy”[2]. Bắt nguồn từ định hƣớng đó ngƣời giáo viên cần phải học hỏi nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng những phƣơng pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng vùng miền, từng đối tƣợng học sinh, từng kiểu bài làm cho hiệu quả giờ học đạt cao nhất. Theo Luật Giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2009 [11]: “Phƣơng pháp giáo dục cần phải bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Mục tiêu dạy học môn Toán là trang bị cho HS những tri thức, kĩ năng, phƣơng pháp toán học phổ thông, cơ bản, thiết thực; Phát triển năng lực trí tuệ, bồi dƣỡng phẩm chất trí tuệ cho HS; Góp phần hình thành và phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thƣờng xuyên; Tạo cơ sở để HS tiếp tục học cao đẳng, đại học, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vấn đề kích thích hứng thú học tập môn Toán cho HS đã đƣợc nhiều nhà giáo dục tâm huyết nghiên cứu. Nhƣng trên thực tế chƣa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống và cụ thể về vấn đề làm thế nào để tạo hứng thú học tập môn Toán cho HS THPT thông qua dạy học Đại Số - Giải tích lớp 11. Hƣởng ứng Chƣơng trình hành động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và quán triệt định hƣớng xây dựng chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông sau 2015 là đổi mới về cách tiếp cận: xây dựng chƣơng trình phát triển năng lực ngƣời học. Cùng với những lí do đã nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh Lạng Sơn”. 2. Mục đích của đề tài Tìm hiểu hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của học sinh đặc biệt là hứng thú với bộ môn Toán. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 cho học sinh tỉnh Lạng Sơn. Góp phần nâng cao chất lƣợng học tập môn Toán của HS THPT tỉnh Lạng Sơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú học tập môn Toán của HS THPT. 3.2. Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn Toán nói chung và môn Đại Số - Giải tích lớp 11 của HS tỉnh Lạng Sơn và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng này. 3.3. Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 cho HS miền núi tỉnh Lạng Sơn. 3.4. Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đề xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 4. Đối tƣợng nghiên cứu Những biện pháp tạo hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 cho HS miền núi tỉnh Lạng Sơn. 5. Giả thuyết khoa học Thực trạng hứng thú học tập môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng của HS lớp 11 tỉnh Lạng Sơn chƣa cao. Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng này trong đó chủ yếu phụ thuộc vào việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học. Từ những lí do đã nêu bản thân tôi nhận thấy nếu có biện pháp phù hợp để khai thác triệt để tính thiết thực, khơi gợi niềm yêu thích môn học với những phƣơng pháp, phƣơng tiện, mối quan hệ và môi trƣờng thân thiện giữa thầy và trò thì có thể tạo ra niềm yêu thích học tập môn Toán cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Đại Số - Giải tích lớp 11. 6. Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu đƣợc tiến hành ở 3 trƣờng đó là: THPT Văn Lãng (huyện Văn Lãng), THPT Tràng Định (huyện Tràng Định), THPT Bình Độ (huyện Tràng Định). Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở 2 trƣờng đó là: trƣờng THPT Văn Lãng (huyện Văn Lãng) và THPT Bình Độ (huyện Tràng Định) trong năm học 2014 - 2015. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Bao gồm các công việc đó là nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn toán, tâm lý học, lý luận dạy học môn toán; các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài nhằm hoàn thành cơ sở lí luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn để tiến hành tìm hiểu, điều tra về thực trạng hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 của HS, nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài ở 2 trƣờng đó là: trƣờng THPT Văn Lãng (huyện Văn Lãng) và THPT Bình Độ (huyện Tràng Định) trong năm học 2014 - 2015. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu (phương pháp thống kê Toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục- NXB Khoa học xã hội) để đánh giá các kết quả thu đƣợc bằng phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề hình thành hứng thú học tập môn Toán và làm phong phú thêm tài liệu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS Việt Nam. - Điều tra đánh giá thực trạng hứng thú học tập môn Toán của HS lớp 11 nói chung và môn Đại Số - Giải tích nói riêng ở một số trƣờng THPT của tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 của HS miền núi tỉnh Lạng Sơn. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2. Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại Số - Giải tích lớp 11 cho HS miền núi tỉnh Lạng Sơn. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Những công trình nghiên cứu về hứng thú trên thế giới xuất hiện khá sớm và ngay càng phát triển. - Herbart (1776- 1841) nhà tâm lý học nhà triết học, nhà giáo dục học ngƣời Đức ngƣời sáng lập ra trƣờng phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỉ XXI. Đã đƣa ra 4 mức độ của dạy học. Tính sáng rõ, tính liên tƣởng, tính hệ thống, tính phong phú.Đặc biệt là hứng thú yếu tố quyết định kết quả học tập của ngƣời học. - Năm 1938 Ch. Buher trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em”. Đã tìm hiểu khái niệm hứng thú. - Năm 1971, Sukina với công trình nghiên cứu về “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục”. Tác giả đã đƣa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với những biểu hiện của nó, đồng thời bà còn nêu ra nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động học tập.[21] - Năm 1976, N.G.Marôzôva đã nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu vấn đề với hứng thú học tập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập.[18] - Các nhà nghiên cứu nhƣ K.Đ.Usinxky, A.I.Ghecxen, V.G.Bêlinxky, N.G.Secnưsepxky, N.A.Đapraliulôp luôn thấy đƣợc ảnh hƣởng lớn lao của hứng thú tới chất lƣợng học tập, mà việc lĩnh hội tri thức tồi lại có quan hệ trực tiếp với tình trạng không có hứng thú học tập và ngƣời GV không khơi dậy đƣợc hứng thú đó. - Năm 2004, Linnell, Charles C đã nghiên cứu: “Nâng cao hứng thú của trẻ em trong việc học môn Toán với công nghệ hiện đại theo phƣơng pháp tích cực”. Theo họ, những đứa trẻ cần đƣợc chỉ cho thấy ích lợi của việc học môn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Toán. Để lĩnh hội việc học môn Toán theo phƣơng pháp mới thì những khái niệm trong kỹ năng học môn Toán của HS có thể đƣợc truyền sang cho nhau. Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên, chứng tỏ các nhà Tâm lý học ở các nƣớc đã rất quan tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận của hứng thú cũng nhƣ việc áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng để phát triển hứng thú nhận thức của HS. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở trong nƣớc, trong nhiều năm qua cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú, theo một số hƣớng sau: - Từ những năm 1960, các tác giả Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn Tâm lý học giảng dạy ở Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hứng thú.[14] - Sau đó, các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn cũng nghiên cứu về vấn đề này.[6] - Năm 1993, Nguyễn Công Vinh với đề tài “Tìm hiểu hứng thú học tập và nguyên nhân hứng thú đối với môn Tâm lý của sinh viên ba trƣờng Đại học Sƣ phạm, Trung học Sƣ phạm, Trung học Sƣ phạm mầm non thành phố Hồ Chí Minh”.[20] - Năm 1970 Phạm Huy Thông với luận án “Hiện trạng hứng thú học tập các môn của học sinh cấp II một số trường tiên tiến”. Hứng thú học tập của học sinh từ đó tác giả đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.[19] - Năm 1974, Tổ Tâm lý học thuộc khoa Tâm lý - Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội I đã nghiên cứu: “Hứng thú học tập của HS cấp III đối với các môn học cụ thể”.[22] - Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu đề tài “Bƣớc đầu tìm hiểu nguyên nhân gây hứng thú học môn Tâm lý học của sinh viên khoa Tự nhiên, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội I”.[1] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Năm 2000, tác giả Trần Công Khanh đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thực trạng hứng thú học môn Toán của HS THCS, kết quả cho thấy đa số HS trong diện điều tra chƣa có hứng thú học môn Toán, từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học toán của HS THCS.[7] - Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Hồng Điệp với đề tài “Tạo hứng thú học tập môn Toán cho HS THCS miền núi Tỉnh Lào Cai thông qua dạy học hình học lớp 7”.[3] - Năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Lương với đề tài “Tăng cƣờng hứng thú học tập của HS trong dạy học Đại số lớp 10 THPT” đã đề xuất các biện pháp: thiết kế và áp dụng những tình huống gợi vấn đề, gợi động cơ trong dạy học, liên hệ toán học với thực tiễn, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Đại số 10 nhằm tăng cƣờng hứng thú cho HS.[12] 1.2. Hứng thú 1.2.1. Định nghĩa hứng thú Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hƣớng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con ngƣời nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc ở mỗi ngƣời. - Theo cuốn Tâm lý học đại cƣơng: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tƣợng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”[6]. Khái niệm này vừa nêu đƣợc bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân. Qua các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra khái niệm hứng thú nhƣ sau: Hứng thú là thái độ của cá nhân đối với một đối tượng hay quá trình nào đó đã đem lại những khoái cảm, thích thú và kích thích mạnh mẽ đến tính tích cực cá nhân đòi hỏi họ có thể huy động sinh lực một cách trọn vẹn để thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.2.2. Biểu hiện của hứng thú Hứng thú trong hoạt động đƣợc biểu hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lý con ngƣời. Có thể rút ra những biểu hiện của hứng thú nhƣ sau: - Luôn say mê, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu nhận thức sự việc. - Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết; sẵn sàng học hỏi và thƣờng xuyên đặt câu hỏi để hiểu sâu vấn đề hơn. - Có nhu cầu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và thích làm những công việc khó. - Kiên nhẫn suy nghĩ, không ngại khó, sợ khổ, khắc phục khó khăn tìm hiểu vấn đề cho đến cùng. - Chịu khó tìm hiểu qua Internet, các phƣơng tiện thông tin đại chúng hay qua những ngƣời xung quanh để nâng cao tầm hiểu biết của mình về vấn đề. - Phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ nét những năng lực thuộc lĩnh vực nhận thức nhƣ năng lực quan sát, năng lực tƣ duy, năng lực so sánh, năng lực tổng hợp, năng lực phân tích, năng lực khái quát hóa - trừu tƣợng hóa,… - Hứng thú, phấn khởi trong quá trình tìm hiểu, biết phát huy sáng kiến hay cải tiến trong hoạt động. - Chủ động dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nhận thức. - Không nản chí khi gặp thất bại, biết rút ra bài học kinh nghiệm từ những thất bại đó để đi đến thành công. - Thƣờng xuyên thành công trong công việc. 1.2.3. Vai trò của hứng thú trong hoạt động của cá nhân Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con ngƣời. Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con ngƣời hoạt động tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong học tập và trong lao động. Hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân, hành động say mê, tự giác tích cực của cá nhân đối với đối tƣợng của hoạt động. Cho nên, khi có hứng thú đối với một công việc nào đó, con ngƣời sẽ thực hiện nó một cách dễ dàng và đạt kết quả cao. Lúc đó con ngƣời sẽ cảm thấy thích thú khiến cho công việc trở nên nhẹ nhàng, tốn ít sức lực hơn và có sức tập trung cao độ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nhƣ vậy, hứng thú làm tăng sức làm việc, mang lại cho con ngƣời niềm vui, niềm say mê trong lao động, làm tăng hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động. Điều đó đã đƣợc L.X.Xôlôvâytrich khẳng định: “Bằng cách phát triển hứng thú đối với các hình thức hoạt động khác nhau, chúng ta sẽ phát huy đƣợc một trong những năng lực quý giá nhất, cao quý nhất của con ngƣời là năng lực thích thú, tập trung vào hoạt động, hoàn toàn say mê với công việc cần làm”.[10] Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo. Khi đƣợc phát triển ở mức độ cao, sâu sắc, hứng thú biến thành nhu cầu cấp bách. Lúc đó, cá nhân cảm thấy cần phải hành động để thỏa mãn nhu cầu và tự giác bắt tay vào hành động. Về phƣơng diện tâm lý học, hứng thú đƣợc xem nhƣ là một cơ chế bên trong, sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức của con ngƣời. Trong đó, hứng thú nhận thức có thể đƣợc xem là sự biểu hiện của động cơ chủ đạo trong hoạt động học tập ở HS. Kết quả học tập của HS không chỉ tùy thuộc vào những đặc điểm về mặt trí tuệ của cá nhân, mà còn tùy thuộc cả vào thái độ học tập, hứng thú nhận thức của các em. Thực tiễn đã cho thấy ở từng HS cụ thể, kết quả học tập các môn học rất khác nhau, do các em có hứng thú nhận thức đối với mỗi môn học khác nhau. Khi có hứng thú nhận thức đối với môn học nào, các em sẽ học môn đó một cách thích thú và đạt kết quả cao hơn. 1.3. Hứng thú học tập 1.3.1. Định nghĩa hứng thú học tập Chúng tôi cho rằng: Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của của người học đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân. 1.3.2. Các loại hứng thú học tập * Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập: Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập do những yếu tố bên ngoài đối tượng của hoạt động này gây nên và gián tiếp liên quan đến đối tượng ấy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn