intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Nhận thức của phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về giáo dục sớm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu nhận thức của phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về giáo dục sớm nhằm có một cơ sở thực tiễn cho việc định hướng cải thiện thực trạng, góp phần nâng cao công tác phối hợp giữa trường mầm non và phụ huynh trong giáo dục nói chung và giáo dục sớm nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Nhận thức của phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về giáo dục sớm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Linh Trang NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ, THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN VỀ GIÁO DỤC SỚM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Linh Trang NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ, THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN VỀ GIÁO DỤC SỚM Chuyên ngành : Giáo dục học (giáo dục mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Trần Linh Trang
  4. LỜI CẢM ƠN "Thành công là hành trình chứ không phải điểm đến". Hôm nay, nhìn lại chặng đường học tập trong thời gian qua, tôi thật sự biết ơn gia đình, thầy cô, nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp, các bậc phụ huynh. Vì vậy, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến: - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình – giảng viên hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình chỉ dẫn, định hướng cho tôi và trên hết là sự quan tâm tinh tế của cô đã giúp tôi có một tâm lí thoải mái, hứng khởi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn; - Quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Đại học Sài Gòn, Cao đẳng Trung ương Tp. HCM đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tập chương trình thạc sĩ tại trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh; - Quý thầy cô P. Sau đại học, K. Giáo dục Mầm non trường ĐHSP Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức, Khoa Sư phạm trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được chuyên tâm học tập nghiên cứu trong hai năm qua; những giảng viên trong Trường đã nhiệt tình hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn: Thạc sĩ Toán học Trương Văn Chính, thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Nguyễn Thị Kim Hồng, Thạc sĩ Tâm lí học Bùi Thị Hồng Thắm, giảng viên Xã hội học Ngô Thị Thu Nga, đặc biệt là thạc sĩ Giáo dục học Trần Thị Loan Phương đã nhiệt tình hỗ trợ cũng như chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học tập nghiên cứu; - Cán bộ Phòng Giáo dục mầm non - Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Thuận, Ban Giám hiệu, giáo viên, phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, Tp. Phan Thiết, T. Bình Thuận đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn; - Gia đình, đặc biệt là chồng tôi - anh Trần Huy Hoàng như một người bạn đồng hành, tiếp sức cũng như gợi cho tôi nhiều ý tưởng trong học tập nghiên cứu. Tôi xin gởi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả những người mà tôi đã được hân hạnh biết đến - với lòng biết ơn chân thành. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2017 Học viên Nguyễn Trần Linh Trang
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về giáo dục sớm và nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm ..................................................................................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ....................................................12 1.2. Các khái niệm công cụ ........................................................................................15 1.2.1. Phụ huynh ...................................................................................................15 1.2.2. Nhận thức ....................................................................................................16 1.2.3. Giáo dục ......................................................................................................17 1.2.4. Giáo dục sớm ..............................................................................................19 1.2.5. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của giáo dục sớm. .............................53 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................56 Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN VỀ GIÁO DỤC SỚM ...................................................................................57 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng .....................................................57 2.1.1. Mục tiêu ......................................................................................................57 2.1.2. Nhiệm vụ .....................................................................................................57 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ...................................................................57 2.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu...............................................................57 2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu ...........................................................................60 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................................60
  6. 2.3.1. Một số thông tin về phụ huynh trên địa bàn điều tra .................................60 2.3.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh Trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận .............................61 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh...................................................................................................90 2.4. Một số giải pháp nhằm tác động tích cực đến nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. ......................................................................................................95 2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp..............................................................................95 2.4.2. Những đề xuất giải pháp nhằm tác động tích cực đến nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm .......................................................................98 2.4.3. Tính hợp lí và khả thi của các giải pháp cải thiện thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa trường mầm non và phụ huynh trong chăm sóc & giáo dục trẻ nói chung và giáo dục sớm nói riêng ..................................................102 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................118 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng quy đổi điểm cho những câu hỏi nhiều lựa chọn .............................58 Bảng 2.2. Bảng quy đổi điểm cho những câu hỏi dạng thang Likert .........................58 Bảng 2.3. Bảng phân chia các mức độ biểu hiện nhận thức về giáo dục sớm quy theo điểm trung bình với số điểm tối đa là 5 .............................................59 Bảng 2.4. Thông tin của phụ huynh được khảo sát ....................................................60 Bảng 2.5. Nguồn tham khảo thông tin về giáo dục sớm của phụ huynh ...................61 Bảng 2.6. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh ....................62 Bảng 2.7. Độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục cho trẻ ..............................................65 Bảng 2.8. Điểm nhận thức của phụ huynh về năm vai trò của giáo dục sớm ............71 Bảng 2.9. Điểm trung bình mức độ biểu hiện nhận thức về những nội dung của giáo dục sớm ..............................................................................................77 Bảng 2.10. Tỉ lệ lựa chọn mức độ biết về các nội dung của giáo dục sớm (%) ...........80 Bảng 2.11. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh theo trình độ .......................................................................................................83 Bảng 2.12. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh theo nghề nghiệp ................................................................................................85 Bảng 2.13. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh theo thu nhập ......................................................................................................87 Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến nhận thức của phụ huynh...................................................................................................92 Bảng 2.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến nhận thức của phụ huynh...................................................................................................94 Bảng 2.16. Đánh giá của phụ huynh về những giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. ....................................................................102 Bảng 2.17. Đánh giá của cán bộ quản lí giáo dục mầm non, thạc sĩ tâm lí, giáo dục học về những giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. ...........................................................................................103
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ chọn khái niệm giáo dục sớm (%) ................................................63 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ chọn mức độ quan trọng của giáo dục sớm đối với sự phát triển của trẻ (%) .....................................................................................69 Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ mức độ đồng ý về vai trò của giáo dục sớm (%) ..........................72 Biểu đồ 2.4. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh theo trình độ...................................................................................................84 Biểu đồ 2.5. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh theo nghề nghiệp ...........................................................................................86 Biểu đồ 2.6. Điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh theo thu nhập .................................................................................................89 Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 1 (%) ....................104 Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 2 (%) ....................105 Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 3 (%) ....................106 Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 4 (%) ....................107 Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 5 (%) ....................108 Biểu đồ 2.12. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 6 (%) ....................110 Biểu đồ 2.13. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 7 (%) ....................111 Biểu đồ 2.14. Tỉ lệ đánh giá tính hợp lí và khả thi của giải pháp 8 (%) ....................112
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chúng ta đang nói đến giáo dục nhà trường. Giáo dục nhà trường dành được sự quan tâm của nhà nước và cả xã hội từng ngày. Vì một lí do nào đó, xã hội xem giáo dục gia đình là chuyện của mỗi nhà và bởi vậy chất lượng của giáo dục gia đình phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của bản thân những người làm cha làm mẹ, ít khi nhận được sự trợ giúp một cách chính thức từ phía nhà nước và các cơ quan chức năng. Dường như chúng ta đang hành động như thể nguồn lực con người, chất lượng giống nòi phụ thuộc chủ yếu vào giáo dục nhà trường. Trong cuốn sách có nhan đề "Kính gửi các bậc cha mẹ", giáo sư Hồ Ngọc Đại viết: "Văn hóa gia đình có ý nghĩa quyết định đối với công đoạn giáo dục từ 0 đến 6 tuổi và để lại hiệu quả ấy cho cả đời người. Sang công đoạn tiếp theo, vai trò quyết định thuộc về giáo dục xã hội dưới hình thức giáo dục nhà trường" [12, tr.130]. Vấn đề giáo dục sớm đã được quan tâm từ lâu trên thế giới. Ngay ở Việt Nam, ông cha ta đã nhìn thấy được tầm quan trọng của giáo dục sớm qua lời răn “dạy con từ tuổi còn thơ”. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, làn sóng giáo dục sớm mới bắt đầu lan tỏa. Hiện nay, chỉ một phép thử với cụm từ “giáo dục sớm” trên trang tìm kiếm google đã cho ra gần bảy trăm nghìn kết quả. Hàng loạt các bài viết bộc lộ quan điểm về giáo dục sớm. Dư luận xã hội Việt Nam hiện đang tồn tại những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Các bậc phụ huynh cũng bị hút theo những luồng thông tin khác nhau về giáo dục sớm, có những phụ huynh thì thận trọng, khách quan, có những phụ huynh thì ủng hộ một cách tuyệt đối, có những phụ huynh thì phản đối giáo dục sớm… Vì sao? Phải chăng nhận thức của các bậc phụ huynh về giáo dục sớm chưa đạt đến mức độ biết rõ dẫn đến những ngộ nhận về giáo dục sớm? Và phải chăng, quan niệm giáo dục sớm vẫn chưa được nhiều phụ huynh hiểu đúng mà thường bị đánh đồng thành dạy trẻ biết đọc sớm hay làm toán sớm? Những yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế (thu nhập) có làm nên sự khác biệt trong nhận thức của các bậc phụ huynh về giáo dục sớm hay không?
  10. 2 Với những lí do trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài “Nhận thức của phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về giáo dục sớm” với mong muốn góp phần mang lại giá trị nhất định cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển tiềm năng con người ở địa phương, qua đó góp một tiếng nói nhỏ vào bức tranh giáo dục còn nhiều trăn trở của đất nước nói chung và giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về giáo dục sớm nhằm có một cơ sở thực tiễn cho việc định hướng cải thiện thực trạng, góp phần nâng cao công tác phối hợp giữa trường mầm non và phụ huynh trong giáo dục nói chung và giáo dục sớm nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. 3.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. 3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm, đề xuất một số giải pháp cải thiện nhận thức của phụ huynh nhằm góp phần nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và giáo dục sớm nói riêng. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu * Khách thể: Quá trình giáo dục sớm * Đối tượng: Nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn phụ huynh chưa biết rõ về giáo dục sớm và hiểu nhầm giáo dục sớm là dạy trẻ học đọc, học viết sớm (trước khi vào lớp một). - Những yếu tố: trình độ, nghề nghiệp, thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. 6. Giới hạn đề tài - Đối tượng khảo sát: Phụ huynh - Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
  11. 3 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tìm hiểu, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, cho việc lí giải thực trạng. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra bằng bản hỏi: Được thực hiện bằng cách phát bản hỏi cho một số phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận nhằm điều tra nhận thức của họ về giáo dục sớm. Điều tra bằng bản hỏi được thực hiện theo qui trình sau: - Thiết kế - Gửi bản hỏi nhờ một số chuyên gia góp ý - Điều chỉnh bản hỏi - Khảo sát thí điểm 3 lần (mỗi lần khoảng từ 7- 10 phụ huynh) - Khảo sát chính thức tại trường mầm non (khoảng 15 ngày) Bản hỏi gồm hai phần: - Phần I: Những thông tin cá nhân của phụ huynh, trong đó có nghề nghiệp, trình độ, thu nhập nhằm chứng minh giả thuyết thứ 2 (những yếu tố: trình độ, nghề nghiệp, thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm) - Phần II: Những câu hỏi khảo sát nhận thức của phụ huynh về khái niệm, vai trò, biện pháp và nguyên tắc giáo dục sớm nhằm chứng minh giả thuyết thứ 2 (phần lớn phụ huynh chưa biết rõ về giáo dục sớm và hiểu nhầm giáo dục sớm là dạy trẻ học đọc, học viết sớm - trước khi vào lớp một). * Phương pháp phỏng vấn sâu: - Phỏng vấn ngẫu nhiên 10 phụ huynh (chưa tham gia trả lời phiếu khảo sát) nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn một số ý kiến của họ về độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục, vai trò của giáo dục sớm và tình hình phổ biến, tuyên truyền giáo dục sớm đến phụ huynh của những tổ chức: địa phương, trường học, những tổ chức khác. - Phỏng vấn 20 phụ huynh (đã tham gia trả lời phiếu khảo sát), chủ yếu là những phụ huynh được giáo viên trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết,
  12. 4 tỉnh Bình thuận giới thiệu nhằm trưng cầu ý kiến của họ về những giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. - Phỏng vấn 02 giáo viên mầm non, 02 cán bộ quản lí trường mầm non, 01 cán bộ quản lí phòng Giáo dục mầm non – Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Thuận, 02 giảng viên sư phạm trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận nhằm thu thập ý kiến của họ về vai trò của giáo dục sớm, việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục sớm đến cộng đồng và trưng cầu những giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. 7.3. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm excel 2013 để xử lí số liệu thu thập được từ phiếu hỏi, từ đó phân tích kết quả số liệu và góp phần đánh giá thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về giáo dục sớm. 8.2. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng nhận thức của phụ huynh tại một trường mầm non trọng điểm trên địa bàn thành phố Phan Thiết, có thể làm tiền đề cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về giáo dục sớm nhằm góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. 8.3. Trên cơ sở phác thảo một bức tranh nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, bước đầu đề tài đã chỉ ra cơ sở định hướng cải thiện nhận thức của các bậc phụ huynh về giáo dục sớm nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Từ đó, mang lại hiệu quả trong giáo dục nói chung, giáo dục sớm nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non mà ở đó trẻ trong giai đoạn từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi được hưởng nền giáo dục với tinh thần nhân văn và khai phóng. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 2 chương Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng nhận thức của phụ huynh Trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về giáo dục sớm.
  13. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về giáo dục sớm và nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục sớm đã được quan tâm từ lâu ở các nước: Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Ý… và đã có nhiều tài liệu quan trọng được công bố rộng rãi. Công trình đầu tiên về giáo dục sớm cần kể đến là “The Education of Karl Witte” ra mắt công chúng vào năm 1814, tác giả là một mục sư người Đức tên Karl Witte - cuốn sách được coi là “nhật kí đầu tiên trên thế giới viết về việc tự dạy học cho con”. Hạt nhân về lí luận giáo dục trong cuốn sách là con trẻ cần được tiếp thu giáo dục ngay từ khi trí tuệ bừng sáng. Với cách thức giáo dục vừa độc đáo vừa gần gũi: Hầu như không mua đồ chơi cho con, vợ chồng ông thường khuyến khích, tạo điều kiện cho con tiếp xúc, chơi với những nguyên vật liệu mở có sẵn: cát, đá, hòn sỏi, thanh gỗ…; rất hạn chế việc cho con kết bạn vì cho rằng trẻ con khi chơi với nhau sẽ dễ nhiễm những tính cách và thói xấu của nhau nếu không có sự theo dõi, quan tâm của người lớn; thường xuyên trò chuyện, tản bộ, tham quan, du lịch cùng con. Nhưng, trên hết, điều làm cho tác giả tâm đắc nhất ở phương pháp giáo dục của Karl Witte là tình yêu bao la của một người cha với sự kiên trì không mệt mỏi, luôn tìm mọi cách tốt nhất để giáo dục con phát triển một cách toàn diện, bất chấp ý kiến và dư luận xung quanh [43]. Nói về lịch sử nghiên cứu giáo dục sớm không thể không kể đến Maria Montessori, một bác sĩ người Ý và cũng là một nhà giáo dục. Với quan điểm “Sự cao quí của nhân cách con người bắt đầu ngay từ lúc lọt lòng”, bà đã dành nhiều tâm huyết, dày công nghiên cứu cũng như viết nhiều sách về giáo dục trẻ thơ. Qua tác phẩm “Trẻ thơ trong gia đình”, bà đã cho chúng ta thấy “giáo dục thời thơ ấu là vấn đề quan trọng nhất của loài người”. Maria Montessori còn cho rằng, trẻ không chỉ đơn thuần là một động vật bé nhỏ cần cho ăn uống, mà ngay từ lúc sinh ra đã là một tạo vật có tâm hồn, chúng ta phải mở đường cho sự phát triển tâm linh của trẻ [25]. Tác phẩm "Phương pháp giáo dục Montessori, Sức thẩm thấu của tâm hồn" Maria Montessori viết lại dựa trên kết quả quan sát tỉ mỉ và đánh giá chuyên sâu những
  14. 6 hiện tượng giáo dục có ý nghĩa quyết định xuất hiện trong cuộc sống của trẻ từ 0 - 6 tuổi. Trong đó bà khẳng định: Trẻ có khả năng tự học hay nói cách khác “tâm hồn” trẻ có khả năng “tự thẩm thấu” kiến thức. Do đó, trẻ hoàn toàn có thể “tự dạy chính mình”. Ngoài ra, bà tiếp tục khẳng định, con người không đợi đến khi học đại học mới lĩnh hội tri thức, mà quá trình học hỏi đó đã bắt đầu ngay từ khi được sinh ra và lượng tri thức được tích lũy nhiều nhất và tập trung nhất là ba năm đầu đời [23]. Qua tác phẩm “Phương pháp giáo dục Montessori, thời kì nhạy cảm của trẻ”, bà đã giúp các bậc phụ huynh có thể nắm bắt được các thời kì nhạy cảm của trẻ trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, giai đoạn vàng của sự phát triển trong cuộc đời mỗi người để từ đó có sự lựa chọn cách thức giáo dục phù hợp nhằm khai mở tiềm năng của trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Bà khẳng định: “Thay vì ép trẻ khó nhọc học hành, chi bằng cha mẹ cứ kiên nhẫn chờ đợi thời kì nhạy cảm của trẻ đến, để trẻ tự động, tự chủ, tự phát học tập theo sự hướng dẫn của nhu cầu nội tại…Bởi học như thế không chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ mà còn hiệu quả hơn gấp bội” [21, tr.1]. Trong tác phẩm “Phương pháp giáo dục Montessori, Phát hiện mới về trẻ thơ”, Maria Montessori giúp người đọc thấy rằng, trẻ em từ 0 - 6 tuổi luôn khao khát được khám phá thế giới xung quanh, được tự mình cảm nhận và học hỏi. Bởi vậy, còn gì tốt hơn là tạo môi trường an toàn để trẻ tự do khám phá thay vì giữ trẻ thụ động trong nôi, cũi và lo lắng trẻ sẽ tự làm đau mình. Cuốn sách này sẽ hướng dẫn người lớn mang lại những gì tốt nhất cho trẻ, để trẻ được tự do phát triển, được học hỏi qua thế giới xung quanh mình [22]. Xuyên suốt các công trình nghiên cứu của mình, Maria Montessori đề cao sức sống nội tại của trẻ, trẻ đã có sẵn một tâm hồn có khả năng tự thẩm thấu qua các thời kì nhạy cảm. Người lớn chỉ cần hiểu được kế “hoạch của tự nhiên” và có sự hợp tác cần thiết để trẻ phát triển, qua đó tác giả thấy phương pháp giáo dục của bà đặt trên nền tảng sự thấu hiểu sức sống bên trong của trẻ và giáo dục được hiểu như là “sự hỗ trợ cuộc sống”. Một tác phẩm khác, “Sự thật về ba năm đầu đời của trẻ” của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học, giáo sư người Ý giảng dạy về Tâm lí Sư phạm trẻ sơ sinh - Silvana Quattrocchi Montanaro đã đề cập đến những khám phá khoa học gần đây về não bộ trẻ
  15. 7 thơ, kết quả quan sát về các bậc cha mẹ và trẻ em của cá nhân tác giả trong nhiều năm qua. Từ đó, giúp người đọc hiểu hơn về trẻ thơ, từ sự sống trong bào thai cho tới tuổi lên ba. Cuốn sách đã làm nổi bật tầm quan trọng của sự thấu hiểu về con người trong giai đoạn từ thai nhi đến 3 tuổi để từ đó có sự chăm sóc, giáo dục phù hợp nhằm phát triển tiềm năng của con người [19]. Tại Hoa Kì, vào năm 1955, Viện Nghiên cứu phát triển tiềm năng con người - gọi tắt là IAHP được thành lập bởi bác sĩ Glenn Doman cùng một số cộng sự, viện chủ yếu tập trung nghiên cứu, chữa trị cho những trẻ bị tổn thương não và áp dụng những phương pháp giáo dục sớm cho cả những trẻ em bình thường. Bác sĩ Glenn Doman cho rằng mỗi trẻ nhỏ đều có thể thông minh ngay từ khi lọt lòng và nhiệm vụ của bố mẹ phải làm sao để giúp trẻ phát huy được năng lực tiềm ẩn của con mình. Ông có những công trình nghiên cứu khác nhau về giáo dục sớm. Tác phẩm "Dạy trẻ thông minh sớm" của ông giúp các bậc phụ huynh đánh giá mức độ phát triển các giác quan và khả năng vận động của trẻ thông qua các chương trình được thiết kế một cách tỉ mỉ. Đây là cuốn cẩm nang hữu ích giúp trẻ phát triển não bộ trong 12 tháng đầu đời sau khi sinh. Qua đó, bố mẹ sẽ hiểu cách nhìn nhận của trẻ sơ sinh cũng như những khó khăn và cảm xúc bộc phát mà trẻ phải đối diện. Nhờ đó, bố mẹ sẽ hiểu con mình hơn để mối dây liên kết với con sẽ càng thêm lâu bền [9]. “Dạy trẻ về thế giới xung quanh” là cuốn sách mà thông qua đó, Glenn Doman hướng dẫn các bậc phụ huynh những phương pháp kích thích thị giác nhằm phát hiện và khai thác tiềm năng tự nhiên của trẻ để chúng học bất kì bộ môn nào trẻ muốn. Thông qua tập sách, trẻ sẽ thể hiện được niềm yêu thích đối với từng lĩnh vực nhất định như nghệ thuật hay khoa học tự nhiên. Nội dung tập sách rất đa dạng và phong phú từ các kiến thức về sâu bọ trong vườn cho đến các quốc gia trên thế giới và nhiều điều thú vị khác [8]. Với tác phẩm “Dạy trẻ biết đọc sớm”, Glenn Doman hướng dẫn các bậc phụ huynh biết cách bắt đầu và mở rộng chương trình tập đọc để giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc. Sau khi học đọc theo phương pháp của ông, trẻ sẽ thích thú với chuyện phát âm, kết hợp từ vựng và sớm thành thạo ngôn ngữ [5].
  16. 8 “Dạy trẻ học toán” là cuốn sách mà thông qua đó, ông hướng dẫn các bậc phụ huynh những phương pháp đơn giản, thú vị khi cho trẻ tiếp cận với các con số và cách thành lập các phép tính cơ bản. Ngoài ra, cuốn sách còn chỉ rõ cách bắt đầu và phát triển chương trình toán cho trẻ nhỏ, cách tạo và sắp xếp các dụng cụ học tập cũng như cách phát triển tư duy toán học của trẻ [7]. "Tăng cường trí thông minh cho trẻ" là cuốn sách hướng dẫn một chương trình nuôi dạy con chuyên sâu. Trong đó, có các kiến thức giúp trẻ đọc chữ, làm toán và học hỏi về mọi thứ. Ngoài ra, tác giả Glenn Doman còn cho chúng ta thấy, việc dạy trẻ thông minh thật dễ dàng và thú vị, từ đó bản thân thêm tự tin khi giáo dục con [6]. Tại Hoa Kì vào năm 1977, một trường đại học đặc biệt - trường dành riêng cho thai nhi được thành lập. Giáo trình của trường đại học này bao gồm những bài tập ngôn ngữ, âm nhạc, vận động với phương thức học tập là trò chuyện với thai nhi, cho thai nhi nghe nhạc, vỗ và xoa ở các vị trí nhất định trên bụng thai phụ. Ngoài ra, còn có thể biết đến phương pháp “Giáo dục thai nhi” do Van de Carr (người Mĩ) nghiên cứu từ năm 1979. Hoạt động chính của phương pháp này là kích thích các giác quan, giúp thai nhi đáp ứng với môi trường bên ngoài nhằm hỗ trợ phát triển trí não của bé trước và sau khi ra đời. Bên cạnh đó, các nước Nhật Bản, Anh, Pháp…cũng đã có những công trình thí nghiệm để chứng minh thai nhi có thể nghe được âm thanh và thấy được ánh sáng từ bên ngoài, đặc biệt là trẻ dù đang trong giai đoạn thai nhi nhưng đã có trí nhớ, sau khi ra đời vẫn nhớ lại được những âm thanh quen thuộc mà đã được nghe khi còn trong bụng mẹ [33, tr.49-53]. Đặc biệt, tại Nhật Bản, Viện Giáo dục Shichida được thành lập vào năm 1978 bởi một giáo sư người Nhật Makoto Shichida. Đến nay, hơn 450 trung tâm Shichida đã được thành lập trên khắp nước Nhật và một số nước khác như: Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Canada và Hong Kong, Việt Nam… Phương pháp Shichida là một trong những phương pháp giảng dạy và học tập tiên tiến trên thế giới hiện nay và được áp dụng rộng rãi cho trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi. Phương pháp giáo dục Shichida là sự kết hợp giữa giáo dục não phải và giáo dục não trái.
  17. 9 GS. Makoto Shichida tiến hành nghiên cứu và đi sâu vào trường phái giáo dục não phải. Vì vậy, có thể coi đây là phương pháp khác biệt so với những phương pháp giáo dục sớm khác. Trong suốt quá trình nghiên cứu, GS. Makoto Shichida đã cho ra đời hơn 100 cuốn sách về giáo dục não phải được xuất bản bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Trong đó có năm cuốn đã được dịch sang Tiếng Việt. Một là, “Ba chìa khóa vàng nuôi dạy con theo phương pháp Shichida yêu thương - khen ngợi - nhìn nhận". Cuốn sách bao gồm những nguyên tắc dành cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con dựa trên 3 chìa khóa vàng: Yêu thương, sự nghiêm khắc và sự tin tưởng [30]. Hai là, “Bí ẩn của não phải” - công trình qua hơn 50 năm nghiên cứu và 30 năm thực nghiệm của GS. Makoto Shichida đã chỉ ra sáu khả năng đặc biệt của não phải: Khả năng về trực giác, khả năng ghi nhớ, khả năng tiếp thu nhiều ngôn ngữ, khả năng tính toán tốc độ nhanh, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng tự chữa lành, giúp các bậc cha mẹ sẽ có cái nhìn toàn diện về những tiềm năng ẩn dấu của con và có những cách kích hoạt đúng đắn những tiềm năng đó [29]. Sau khi có những kiến thức khoa học rõ ràng và cái nhìn toàn diện về những tiềm năng bí ẩn của não phải, các bậc cha mẹ sẽ được GS. Makoto Shichida hướng dẫn chi tiết việc làm thế nào để khơi dậy tiềm năng của trẻ thành công trong cuốn sách "Giáo dục não phải". Cha mẹ sẽ biết cách dạy con đúng đắn với một tinh thần thoải mái và sẵn sàng trong công cuộc nuôi dạy con thành tài [32]. "Phát triển trí thông minh và tài năng của trẻ" là cuốn sách mà GS. Makoto Shichida nói về những kiến thức và giải thích rõ ràng sự phát triển về mặt thể chất cũng như sự biến đổi về mặt tâm sinh lí của trẻ từ 0 - 6 tuổi. Ở mỗi giai đoạn của độ tuổi, ông đưa ra những kiến thức về sự tác động của cả 5 giác quan lên trẻ, đồng thời nêu chi tiết những lời khuyên dành cho cha mẹ có con trong độ tuổi tương ứng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những bài tập để cha mẹ luyện tập và phát triển cho con về mặt thể chất, ngôn ngữ và những kĩ năng cơ bản như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng xử lí những tình huống đơn giản trong từng giai đoạn. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn những trò chơi mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp bé nâng cao khả năng tư duy lôgic, khả năng tự lập cũng như làm quen và mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh. Hơn nữa, ông còn giúp các bậc cha mẹ hiểu về tâm lí của con theo từng độ tuổi
  18. 10 và từ đó biết cách xử lí những tình huống khó khăn thường gặp trong quá trình nuôi dạy trẻ. Và một điều không kém phần quan trọng, thông qua cuốn sách này, cha mẹ ngoài việc hiểu và biết cách nuôi dạy con, họ cũng sẽ biết cách tự thay đổi bản thân để trở thành những bậc cha mẹ yêu thương và luôn biết nhìn nhận con mình [31]. Ngoài ra, cuốn sách “33 bài thực hành theo phương pháp của Shichida” của tác giả Ko Shichida đã giới thiệu 33 bài học phát triển não phải mà các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn bé tại nhà một cách dễ dàng. Các bài tập này được đúc kết từ những thực nghiệm dựa trên lí thuyết “giáo dục não phải” [28]. Có thể nói, những thành quả nghiên cứu của GS. Makoto Shichida đã làm thay đổi ít nhiều các quan niệm trước đây về sự phát triển não bộ của trẻ. Đồng thời, tạo nên một phong cách giáo dục trẻ rất khác biệt. Tác phẩm “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” của tác giả Ibuka Masaru tập trung đề cập tới khả năng và nhân cách của con người không phải vốn dĩ có sẵn từ lúc mới sinh ra, mà phụ thuộc vào cách nuôi dạy trong ba năm đầu đời. Tác giả cũng đã đưa ra nhiều ví dụ thực tế cho thấy giáo dục trong giai đoạn ba năm đầu đời sẽ phát huy tốt nhất tiềm năng vô hạn mà trẻ sơ sinh có [18]. Một tác phẩm khác, “Thiên tài và sự giáo dục từ sớm” của tác giả người Nhật Kimura Kyuichi đã viện dẫn ra nhiều thiên tài, những người đã được thụ hưởng sự giáo dục từ sớm của gia đình cũng như giới thiệu một số quan điểm, phương pháp về giáo dục sớm trên thế giới. Từ đó, ông muốn cho chúng ta thấy lập luận giáo dục từ sớm sẽ tạo ra thiên tài không phải là vô căn cứ [16]. Một trong những nước có bề dày lịch sử về nghiên cứu giáo dục sớm phải kể đến là Trung Quốc, một đất nước mà ở đó, thai giáo đã được quan tâm tới từ hơn một ngàn năm trước. Rất nhiều cuốn sách cổ ở Trung Quốc có ghi lại học thuyết giáo dục thai nhi như: Trục nguyệt dưỡng thai pháp của Từ Chí Tài đời Bắc Tề, Chư bệnh nguyên hậu luận đời Tùy, Thiên kim yếu phương của Tôn Tư Mạc, Cổ kim đồ thư tập thanh - Nhất bộ toàn lục đời Thanh …Nội dung chính trong các cuốn sách đó chủ yếu đề cập đến vấn đề chăm sóc thai nhi, thai phụ, những điều nên và không nên làm đối với mẹ, con trong giai đoạn thai kì. Ngoài ra, trong y học cổ, một số phương pháp giáo dục thai nhi cũng được nghiên cứu và đề cập như: nuôi dưỡng tính tình: sách Diệp thị trúc lâm nữ
  19. 11 khoa); Tấm lòng ngay thẳng, ngồi ngay ngắn: sách Chư bệnh nguyên hầu luận); Gần điều tốt, xa cái xấu: sách Luận về nguồn gốc các bệnh… [33, tr.47-49]. Trung Quốc đã tìm ra giải pháp cho gánh nặng dân số khổng lồ của mình bằng việc giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ những năm 1980, GS. Phùng Đức Toàn đã phát triển “Phương án 0 tuổi”, chương trình giáo dục ưu việt và phương án thực thi cho trẻ từ 0 - 6 tuổi. Với phương án giáo dục này, ông cho rằng nhân loại cần nhận thức lại tiềm năng của thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo. Nếu như ở cuốn “Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng”, GS. Phùng Đức Toàn đưa ra một hệ thống lí luận cơ bản về phương pháp để khai mở tiềm năng của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thì ở tác phẩm “Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi” ông đã đưa ra những lí luận mới về ngôn ngữ thị giác và sự phổ cập rộng rãi của nó trong thực tiễn không những giúp xã hội xóa nạn mù chữ, bán mù chữ, mà còn kết thúc lịch sử phát triển giáo dục không toàn diện của trẻ em từ trước đến nay, giúp xã hội loại bỏ được hiện tượng phát triển không bình thường về ngôn ngữ và những hậu quả của nó [37]. “Kinh thánh nuôi dạy con thành tài”, tác giả Thái Tiếu Vãn đã viết về câu chuyện dài về sự nghiệp nuôi dạy 6 người con khôn lớn, thành tài. Trong tác phẩm, tác giả không chỉ chia sẻ những cách thức giáo dục con hiệu quả mà còn đề cao tầm quan trọng của giáo dục sớm: “Trong khi những bậc cha mẹ khác coi giai đoạn từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn trẻ chưa tiếp thu tri thức và nhận biết thế giới, để khoảng thời gian khai phá trí tuệ quý báu nhất của trẻ trôi qua một cách vô ích thì tôi lại cho rằng có thể giáo dục con trẻ ngay từ nhỏ nên đã cố gắng hết sức tiến hành giáo dục sớm cho con ngay từ những năm tháng đầu đời” [40]. Mặc dù chưa đi sâu phân tích vào từng công trình nghiên cứu về giáo dục sớm nhưng những gì tác giả đã trình bày ở trên cũng đã nói lên được tinh thần cơ bản của từng trường phái, từng tác giả. Qua những công trình này, chúng ta có được một bức tranh về giáo dục sớm phong phú, toàn diện, có chiều sâu. Những công trình này đều dựa trên những cơ sở khoa học đáng tin cậy và đặc biệt có không ít những bằng chứng về thực nghiệm.
  20. 12 Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu về cơ sở khoa học, tầm quan trọng, cách thức giáo dục sớm, chứ không đi sâu vào nghiên cứu nhận thức đặc biệt là nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. Nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm có chăng cũng chỉ được đề cập đến một cách tản mạn như tác giả Shin Yee Jin đã viết trong tác phẩm của mình "Đừng ép con khôn sớm": "Trẻ em phải học hành “trối chết” theo sự bắt buộc của cha mẹ và nhà trường để vào được đại học"; "Người ta cho rằng trẻ bắt đầu học chương trình mẫu giáo hay tiểu học ở độ tuổi còn rất nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn những trẻ khác. Đa số những người mẹ tôi gặp đều có suy nghĩ như thế về việc giáo dục sớm và thực tế đã dạy tiếng Anh hoặc tiếng bản địa cho con từ khi bé còn rất nhỏ"… và với tư cách là phụ huynh, tác giả Shin Yee Jin cũng bày tỏ quan điểm của mình: "Theo quan điểm cá nhân, tôi không khẳng định rằng việc giáo dục sớm là hoàn toàn xấu. So với người lớn thì trẻ càng nhỏ càng dễ tiếp thu nhiều thứ hơn và tôi không muốn phủ nhận hoàn toàn kết quả to lớn có được khi giáo dục đúng thời kỳ". Hoặc trong tác phẩm "Em phải đến Havard học kinh tế", tác giả Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ đã viết "người ta cứ tưởng là bắt đầu dạy con càng muộn càng tốt, vì nó sẽ được chuẩn bị chu đáo hơn". Cũng như tác giả Thái Tiếu Vãn đã viết trong tác phẩm "Sự nghiệp làm cha" của mình, "những bậc cha mẹ khác coi giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ chưa tiếp thu tri thức và nhận biết thế giới, để khoảng thời gian khai phá trí tuệ quý báu nhất của trẻ trôi qua một cách vô ích", hoặc "các bậc cha mẹ khác vui mừng khi thấy học lực của con mình hơn chúng bạn đôi chút và hài lòng với những giải thưởng cao trong các cuộc thi của con"; "các bậc cha mẹ khác luôn ca ngợi sự xuất sắc của con với mọi người, vô tình tăng thêm áp lực cho con"… Như vậy, các công trình nêu trên chỉ phản ánh một phần về nhận thức của các bậc phụ huynh về giáo dục nói chung và giáo dục sớm nói riêng, tuy nhiên cũng chỉ ở mức tản mạn chứ chưa phải là những công trình nghiên cứu cụ thể nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Mặc dù còn hạn chế về những nghiên cứu khoa học về giáo dục sớm, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước quan tâm tới giáo dục sớm từ lâu. Những kiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0