Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc ĐHTN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc ĐHTN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc đại học Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ HIỀN PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Kim Linh Thái Nguyên, năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thị Kim Linh. Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018 Người viết cam đoan Trần Thị Hiền i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Lãnh đạo Cơ quan Đại học Thái Nguyên nơi tôi công tác và các đồng nghiệp. Bằng tất cả lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn tới: - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa, cán bộ và giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Ban Giám đốc, Ban thường vụ Công đoàn ĐHTN; Ban giám hiệu, Công đoàn và cán bộ, giảng viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hà Thị Kim Linh đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên chắc chắn luận văn còn khiếm khuyết cần được bổ sung và góp ý. Vậy tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn, đóng góp chân thành của quý thầy cô và đồng nghiệp. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Hiền ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................. vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................................................................................................. 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5 1.2. Một số khái niệm có liên quan ............................................................................... 6 1.2.1. Quản lý ................................................................................................................ 6 1.2.2. Công đoàn ........................................................................................................... 8 1.2.3. Chuyên môn ........................................................................................................ 9 1.2.4. Hoạt động chuyên môn ở trường đại học ......................................................... 10 1.2.5. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học ............................................ 10 1.2.6. Khái niệm phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học .......................................................................... 11 1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động công đoàn và chính quyền ở trường đại học ... 11 1.3.1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động công đoàn ở trường đại học ..................... 11 iii
- 1.3.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động của trường đại học ................................... 16 1.4. Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học ....................................................................................... 17 1.4.1. Mục tiêu phối hợp ............................................................................................. 17 1.4.2. Nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường Đại học .... 17 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học ................................... 22 1.5.1. Định hướng phát triển hoạt động chuyên môn của trường Đại học ................. 22 1.5.2. Năng lực cán bộ quản lý ................................................................................... 23 1.5.3. Năng lực cán bộ công đoàn............................................................................... 23 1.5.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ................................................. 24 1.5.5. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn .............................. 24 1.5.6. Cơ chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền ............................................. 25 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ................................. 27 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 27 2.1.1. Vài nét về Đại học Thái Nguyên, Công đoàn ĐHTN và đơn vị khảo sát ........ 27 2.1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát ................................ 30 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên ở một số trường đại học thuộc ĐHTN ................... 31 2.2.1. Thực trạng nhận thức ........................................................................................ 31 2.2.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên ở một số trường đại học thuộc ĐHTN ........................... 41 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn .................................................... 53 2.4. Đánh giá chung .................................................................................................... 54 2.4.1. Những ưu điểm ................................................................................................. 55 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 55 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 57 iv
- Chương 3: BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ................................ 58 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................................................................. 58 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .................................................................. 58 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ..................................................................... 58 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa ..................................................... 58 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 59 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................... 59 3.2. Biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ................. 59 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn về công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ... 59 3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc cần có nội dung phối hợp thực hiện với CĐBP, Tổ CĐ.......................... 61 3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn ................................................................................................................... 64 3.2.4. Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ văn phòng công đoàn cơ sở ............................. 67 3.2.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn .................................................... 71 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .......................................................... 72 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ................................... 72 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 72 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 72 3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 72 3.3.4. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 72 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 73 v
- 3.3.6. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ................. 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 84 PHỤ LỤC................................................................................................................... 87 vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH Ban chấp hành CBCĐ Cán bộ công đoàn CBNGNLĐ Cán bộ, nhà giáo và người lao động CBQL Cán bộ quản lý CĐ Công đoàn CĐBP Công đoàn bộ phận CĐCS Công đoàn cơ sở CĐGD Công đoàn Giáo dục CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐH Đại học ĐHTN Đại học Thái Nguyên GD&ĐT Giáo dục và đào tạo SL Số lượng XHCN Xã hội chủ nghĩa iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức về chức năng của tổ chức công đoàn trong trường ĐH ......... 32 Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của công đoàn trong tham gia quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học ................................................................. 36 Bảng 2.3. Nhận thức về nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ............................................................... 38 Bảng 2.4. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ) .................. 42 Bảng 2.5. Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy (Khảo sát trên giảng viên) ............................................. 44 Bảng 2.6. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ) ........... 47 Bảng 2.7. Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (Khảo sát trên Giảng viên) .................. 49 Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động của CĐBP về phát triển hoạt động chuyên môn cho giảng viên (Khảo sát trên giảng viên) .............................................. 51 Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ............. 53 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ)......................................................................................... 74 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (Khảo sát trên CBQL, CBCĐ)......................................................................................... 76 v
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý trong Đại học Vùng ...................................... 12 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý các trường ĐH thuộc ĐH Vùng .................... 13 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phân cấp quản lý giữa công đoàn và chính quyền .................... 14 Biểu đồ 2.1. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động giảng dạy ..................................................... 43 Biểu đồ 2.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học .................................... 48 Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp ................................ 75 Biểu đồ 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp .................................. 77 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, nhằm hình thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm NCKH&CGCN tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, CNTT&TT; nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình, ĐHTN luôn kiên trì mục tiêu: “Hướng tới chất lượng, đẳng cấp và trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có uy tín trong khu vực” [4]. Đại học Thái Nguyên là một trong những Đại học trọng điểm của cả nước (một trong ba đại học vùng trực thuộc Bộ GD&ĐT: ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên). ĐHTN là Đại học vùng, đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ về nguồn nhân lực của các địa phương trong khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người học, con em các dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra cho ĐHTN là làm thế nào để phát huy các thế mạnh của Đại học vùng để đáp ứng yêu cầu xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm chính là nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH&CGCN, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, đặc biệt là hoạt động chuyên môn tại các trường đại học trực thuộc ĐHTN. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung của ĐHTN, các tổ chức công đoàn xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ĐHTN và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc ĐHTN. “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho 1
- cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [24]. Tổ chức công đoàn tại các trường thuộc ĐHTN (chính là các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ĐHTN) là nền tảng của tổ chức Công đoàn, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chức năng công đoàn. Trong ba chức năng của tổ chức công đoàn thì chức năng phối hợp với chính quyền tham gia quản lý là chức năng đặc biệt. Công đoàn nhà trường có vai trò quan trọng giúp Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường, Công đoàn tham gia quản lý (trong đó tham gia quản lý hoạt động chuyên môn là nòng cốt) là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động công tác công đoàn vì tổ chức công đoàn thông qua việc phối hợp với chính quyền để quản lý các hoạt động của nhà trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn trong các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc ĐHTN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc ĐHTN. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Phối hợp giữa công đoàn và chính quyền ở trường đại học. 2
- 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học. 4.2. Khảo sát thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên. 4.3. Đề xuất biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc ĐHTN. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên đã được triển khai cụ thể bằng một số hoạt động tuy nhiên còn hạn chế, chưa được cán bộ quản lý các nhà trường quan tâm đúng mức nên chưa có những biện pháp phù hợp trong việc phối hợp quản lý hoạt động này. Nếu đề xuất được các biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, đảm bảo phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng, quy chế hoạt động của công đoàn, phù hợp với đặc điểm của nhà trường và xu hướng phát triển giáo dục sẽ nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học thuộc ĐHTN. 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu chủ yếu trong thời gian từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2016 - 2017. - Việc khảo sát thực trạng được tiến hành tại Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc ĐHTN. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chỉ thị nghị quyết, sách báo, các công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại Trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên nhằm thu thập những thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài. 3
- 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về thực trạng hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn hiện nay phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực công đoàn, lãnh đạo Đại học và các ban của ĐHTN, lãnh đạo nhà trường và các phòng chức năng của một số trường đại học về các biện pháp đề xuất của đề tài. 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ %... 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học. Chương 2: Thực trạng phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay trên thế giới có 3 tổ chức công đoàn quốc tế: Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) thành lập 3/10/1945 đây là tổ chức của lao động thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hiện nay, tổ chức này có 102 tổ chức công đoàn thành viên ở 74 nước với tổng số đoàn viên khoảng 407 triệu người. Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (CFTU), thành lập vào năm 1949 tại Luân Đôn. Hiện nay CFTU có khoảng 140 triệu thành đoàn viên thuộc 160 trung tâm công đoàn ở 120 nước trên thế giới. Liên hiệp Công đoàn thế giới (WCL) thành lập năm 1920 tại Hà Lan có khoảng 25 triệu đoàn viên ở 60 quốc gia [34]. Công đoàn Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU). Trong thời gian qua, có một số nhà khoa học đã bố những công trình nghiên cứu liên quan đến việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền như phối hợp với chính quyền trong chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên, phối hợp với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn, .... Tác giả Vũ Thị Thanh Tâm với nghiên cứu“Phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên” đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN. Luận văn mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi của một trường đại học Sư phạm chứ chưa nghiên cứu trong phạm vi các trường đại học thuộc ĐHTN (một đại học vùng) [11]. Công trình của tác giả Phùng Văn Cao với đề tài“Phối hợp quản lý giữa Ban giám hiệu với tổ chức Công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt 5
- động phối hợp giữa Ban giám hiệu và tổ chức công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên hiện nay và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ban giám hiệu với tổ chức công đoàn trong chăm lo đời sống cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình [3]. Bài báo của tác giả Lương Thị Việt Hà với chủ đề “Biện pháp tăng cường phối hợp giữa Công đoàn với Nhà trường trong xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học phổ thông” đã đưa ra một số biện pháp tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Công đoàn và nhà trường THPT trong xã hội hóa giáo dục (XHHGD), thống nhất mục tiêu, yêu cầu và nội dung XHHGD giữa CĐ với nhà trường; hình thành bộ máy phối hợp giữa CĐ với nhà trường; xác định rõ trách nhiệm của từng bên và hình thành cơ chế phối hợp giữa CĐ với nhà trường; phát huy vai trò của tổ chức CĐ ở các cấp, từng CĐ viên, CĐ tổ chuyên môn và CĐ trường; huy động sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội khác thông qua sự vận động, thuyết phục của tổ chức Công đoàn [9]. Các nghiên cứu tập trung phân tích, bàn luận đến việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên; quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ công đoàn; quản lý hoạt động giảng dạy; hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục của một tỉnh; quản lý hoạt động chuyên môn ở một trường đại học cụ thể nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc một Đại học vùng như Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, những công trình khoa học, bài báo của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu để tác giả tiếp thu và hoàn thiện đề tài “Phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên”. 1.2. Một số khái niệm có liên quan 1.2.1. Quản lý Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, ...). Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nhiều góc độ tiếp cận để có những quan điểm khác nhau về khái niệm này. Dù tiếp cận ở góc độ nào đi chăng nữa, quản 6
- lý vẫn phải dựa trên những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý. Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ ”quản lý” được định nghĩa là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan. Theo nghĩa chung nhất từ góc độ Tâm lý học, Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [5]. Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, ... bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối tượng quản lý có thể trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con người cụ thể, sự vật cụ thể. Về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau: Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Quản lý là sự cộng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức. Koontz và O Donnell cho rằng: Không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. James Stiner và Stephen Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra [19]. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy, tuy khác về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản. Như vậy có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra. 7
- Hay nói cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong các nhà trường, nói đến quản lý là nói đến quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường được định nghĩa như sau: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục”. Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam đó là hình thành phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội” [14]. 1.2.2. Công đoàn Kể từ khi phát hành cuốn Lịch sử Chủ nghĩa Công đoàn (History of Trade Unionism) (1984) của Sidney và Beatrice Webb, quan điểm lịch sử rằng công đoàn là "một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ". Có một định nghĩa hiện đại khác của Cục Thống kê Úc Đại Lợi rằng công đoàn là "... một tổ chức hợp thành chủ yếu bởi những người làm thuê, hoạt động cơ bản là thương lượng về lương bổng và điều kiện thuê mướn cho các thành viên của nó". Trong nghiên cứu lịch sử gần đây, Trade or Mystery (2001), Tiến sĩ Bob James trình bày rằng công đoàn là một phần của một phong trào rộng lớn hơn của các cộng đồng chung lợi ích, nó bao gồm cả các phường hội trung cổ, các hội Tam điểm, hội ái hữu Oddfellow, các hiệp hội bạn thợ và các hội kín khác [35]. Ở các nước trên thế giới, Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích của người lao động, Công đoàn cũng có thể tham gia vào các hoạt động chính trị hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong tổ chức, Công đoàn là hiệp hội tự nguyện được hình thành để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên về kinh tế, chính trị và xã hội nhằm duy trì, cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống của họ. Công đoàn có thể đại diện người lao động thương lượng với chủ thuê mướn lao động 8
- về lương bổng và các điều kiện làm việc; hoặc có thể tác động đến luật lệ có lợi cho toàn thể người lao động, họ có thể tiến hành tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính Đảng ứng cử vào các vị trí công quyền. Ở mỗi quốc gia, có thể có một tổ chức công đoàn thống nhất hoặc nhiều tổ chức công đoàn. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất một tổ chức Công đoàn, luật pháp không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác đại diện người lao động trong quan hệ lao động ngoài tổ chức Công đoàn. Theo Luật Công đoàn Việt Nam, khái niệm Công đoàn được định nghĩa: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [23]. 1.2.3. Chuyên môn Theo từ điển tiếng Việt, chuyên môn là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành khoa học, kỹ thuật. Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong một phạm vi ngành nghề nhất định theo phân công xã hội. Hay nói cách khác, chuyên môn là học vấn và nghiệp vụ của con người trong lĩnh vực họ được đào tạo và làm việc. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, 9
- lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội [36]. Chuyên môn trong trường học là những hiểu biết tinh thông về kiến thức bộ môn, phương pháp, kỹ thuật lên lớp của giáo viên; là những quy định về nề nếp dạy học, về việc tổ chức nề nếp dạy học và những tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của ngành GD&ĐT; là yêu cầu chuẩn kiến thức của mỗi cấp học để học sinh phấn đấu đạt được về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong các yêu cầu giáo dục khác. 1.2.4. Hoạt động chuyên môn ở trường đại học Với mỗi cơ sở giáo dục khác nhau, hoạt động chuyên môn sẽ khác nhau về mục tiêu, tính chất, nội dung gắn với từng lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngành nghề khác nhau. Hoạt động chuyên môn ở trường đại học bao gồm hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, giảng viên và người học, ... Trong trường đại học, nói đến hoạt động chuyên môn là nói đến hoạt động chuyên môn tại các Khoa (đơn vị chuyên môn trực thuộc trường đại học) và bộ môn (đơn vị chuyên môn trực thuộc Khoa trong trường đại học) [13]. 1.2.5. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học Quản lý của nhà trường có nhiều nội dung, song quản lý hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm và luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, bởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Do vậy, quản lý hoạt động chuyên môn là yêu cầu tất yếu, là nội dung quan trọng trong quản lý trường học. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, tư vấn, hỗ trợ CBNGNLĐ, ...) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường, giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường, đó là hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội [14]. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn