Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Hạnh QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Hạnh QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN LỘC \ Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện từ tháng 11/2018 đến tháng 9/2019. Các dữ liệu khảo sát và các kết luận nghiên cứu thể hiện trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi cam kết chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- LỜI CÁM ƠN Học tập là một quá trình nỗ lực không ngừng của người dạy và người học. Đặc biệt, học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là cơ hội lớn để người học nhận được giá trị tri thức thật sự. Trong thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Quý ban và Quý thầy/cô của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và Quý đồng nghiệp. Qua đây, tôi xin được chân thành cám ơn: - Ban Lãnh đạo Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; - Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí ngành y tế phía Nam và các khoa/phòng chuyên môn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy/cô Khoa Khoa học Giáo dục; Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo động lực và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tôi cũng xin tri ân sâu sắc đến PGS.TS.Võ Văn Lộc, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình và bằng hữu đã luôn cổ vũ tôi có thêm động lực theo đuổi hành trình lĩnh hội tri thức. Một lần nữa, tôi kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của Quý thầy/cô để đề tài nghiên cứu ngày càng hoàn thiện. Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU. . .......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ...................7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................. 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài....................................................................11 1.2.1. Hoạt động đào tạo ........................................................................................... 11 1.2.2. Quản lí hoạt động đào tạo ............................................................................... 11 1.3. Hoạt động đào tạo ..............................................................................................12 1.3.1. Mục tiêu đào tạo .............................................................................................. 13 1.3.2. Nội dung đào tạo ............................................................................................. 13 1.3.3. Phương thức đào tạo ....................................................................................... 14 1.3.4. Người dạy – người học ................................................................................... 14 1.3.5. Điều kiện môi trường đào tạo......................................................................... 14 1.3.6. Kiểm tra, đánh giá ........................................................................................... 15 1.4. Quản lí hoạt động đào tạo ..................................................................................15 1.4.1. Mục đích quản lí .............................................................................................. 15 1.4.2. Phân cấp quản lí............................................................................................... 16 1.4.3. Nội dung quản lí .............................................................................................. 17
- 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đào tạo ........................................22 1.5.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 22 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 24 Kết luận Chương 1 ..........................................................................................................26 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................27 2.1. Giới thiệu sơ lược về Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ...............27 2.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự................................................................................ 27 2.1.3. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 29 2.1.4. Cơ sở vật chất .................................................................................................. 30 2.2. Tổ chức khảo sát quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ..............................................................................................31 2.2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu ................................................................... 31 2.2.2. Mục tiêu khảo sát nghiên cứu ........................................................................ 32 2.2.3. Nội dung khảo sát nghiên cứu........................................................................ 32 2.2.4. Phương pháp khảo sát nghiên cứu ................................................................. 33 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố ...................36 Hồ Chí Minh .............................................................................................................36 2.3.1. Thực trạng về mục tiêu đào tạo...................................................................... 36 2.3.2. Thực trạng về nội dung đào tạo ..................................................................... 40 2.3.3. Thực trạng về phương thức đào tạo ............................................................... 43 2.3.4. Thực trạng về người dạy – người học ........................................................... 47 2.3.5. Thực trạng về điều kiện môi trường đào tạo................................................. 49
- 2.3.6. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá ................................................................... 51 2.4. Thực trạng quản lí đào tạo tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh .............53 2.4.1. Thực trạng về quản lí mục tiêu đào tạo ......................................................... 53 2.4.2. Thực trạng về quản lí nội dung đào tạo ......................................................... 55 2.4.3. Thực trạng về quản lí phương thức đào tạo .................................................. 57 2.4.4. Thực trang về quản lí người dạy – người học............................................... 59 2.4.5. Thực trạng về quản lí điều kiện môi trường đào tạo .................................... 62 2.4.6. Thực trạng về quản lí kiểm tra, đánh giá....................................................... 64 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................66 2.6.1. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan .................... 66 2.6.2. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ........................ 68 Kết luận Chương 2 ..........................................................................................................70 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................71 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp...............................................................................71 3.1.1. Cơ sở pháp lí .................................................................................................... 71 3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................................ 71 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................72 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan ........................................................... 72 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ ........................................... 73 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả............................................... 73 3.3. Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ..............................................................................................73 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo tại Viện 73
- 3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học... 75 3.3.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược chung tại Viện .................................................................. 76 3.3.4. Biện pháp 4: Hoàn thiện quy trình chiêu sinh và tổ chức thực hiện khóa học ...................................................................................................................... 78 3.3.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo ............................... 80 3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp ..........................................................................81 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .........................................83 3.5.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo tại Viện. 83 3.5.2. Biện pháp 2. Đổi mới chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học ... 84 3.5.3. Biện pháp 3. Quản lí phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược chung tại Viện .......................................................... 84 3.5.4. Biện pháp 4. Hoàn thiện quy trình chiêu sinh và tổ chức thực hiện khóa học ...................................................................................................................... 85 3.5.5. Biện pháp 5. Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo ............................... 86 Kết luận Chương 3 ..........................................................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................91 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ghi chú BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BLĐ Ban lãnh đạo BYT Bộ Y tế CBQL Cán bộ quản lí CTĐT Chương trình đào tạo CV Chuyên viên ĐHQG Đại học Quốc gia ĐKMTĐT Điều kiện môi trường đào tạo ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên (người dạy) HĐĐT Hoạt động đào tạo HV Học viên (người học) Nxb Nhà xuất bản QL Quản lí TG Tác giả TP Thành phố tr Trang TTĐTBD Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí ngành y tế phía Nam Viện YTCCTPHCM Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát ................................................................... 32 Bảng 2.2. Thống kê học viên tham gia khảo sát theo khóa đào tạo ........................ 32 Bảng 2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến quan sát ................ 35 Bảng 2.4. Quy ước điểm trung bình từ 1 đến 5 ....................................................... 36 Bảng 2.5. Số liệu đánh giá việc thực hiện mục tiêu đào tạo ................................... 37 Bảng 2.6. Số liệu đánh giá việc thực hiện nội dung đào tạo ................................... 41 Bảng 2.7. Số liệu đánh giá việc thực hiện phương thức đào tạo ............................. 43 Bảng 2.8. Số liệu đánh giá thực trạng về người dạy – người học ........................... 47 Bảng 2.9. Số liệu đánh giá việc thực hiện điều kiện môi trường đào tạo................ 50 Bảng 2.10. Số liệu đánh giá việc thực hiện kiểm tra, đánh giá ................................ 51 Bảng 2.11. Số liệu đánh giá công tác quản lí mục tiêu đào tạo................................ 54 Bảng 2.12. Số liệu đánh giá công tác quản lí nội dung đào tạo ............................... 56 Bảng 2.13. Số liệu đánh giá công tác quản lí phương thức đào tạo ......................... 57 Bảng 2.14. Số liệu đánh giá công tác quản lí người dạy – người học ...................... 59 Bảng 2.15. Số liệu đánh giá công tác quản lí điều kiện môi trường đào tạo ............ 62 Bảng 2.16. Số liệu đánh giá công tác quản lí kiểm tra, đánh giá ............................. 65 Bảng 2.17. Số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ........... 67 Bảng 2.18. Số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ............... 68 Bảng 3.1. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp 1 ................83 Bảng 3.2. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp 2 ..... 84 Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp 3 ..... 85 Bảng 3.4. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp 4......... 86 Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp 5 ..86
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ chịu trách nhiệm trong GDĐH (Frazer, 1994)……………………..9 Hình 1.2. Sơ đồ phân cấp quản lí Viện YTCCTPHCM ...…………………………17 Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ………….28
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm 1996, trong bản báo cáo của Ủy ban UNESCO, Chủ tịch Ủy ban, ông Jacques Delors đã đề cập đến quan điểm giáo dục trong thế kỷ XXI, với mục tiêu: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình và học là một quá trình suốt đời. Theo Luật Giáo dục năm 2019, tại Điều 2, đã ghi: Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Quá trình giáo dục – đào tạo là quá trình hình thành và phát triển nhân cách, là bước đệm vững chắc để người học tiếp tục được đào tạo, chuyển giao kĩ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực bản thân đáp ứng môi trường làm việc và nhu cầu xã hội. Như vậy, giáo dục và đào tạo giữ vai trò then chốt cho sự phát triển kinh tế và sự ổn định chính trị xã hội, chất lượng giáo dục – đào tạo là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và thời đại công nghệ 4.0, nguồn nhân lực vô hình trở thành yếu tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế so với các nguồn lực khác. Mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo không dừng lại ở phạm vi cả nước mà hướng đến khối cộng đồng chung trong khu vực và thế giới. Do đó, tính cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi các cơ sở giáo dục, đào tạo phải có chiến lược phù hợp, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường sức mạnh cạnh tranh nhằm phát triển kinh tế đơn vị và góp phần phát triển xã hội. Ở góc độ chiến lược, chính sách giáo dục ở cấp vĩ mô tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia, quyết định hiệu quả mục tiêu cần đạt được mà nền giáo
- 2 dục nước đó đặt ra. Trong phạm vi hẹp ở cấp vi mô, chính sách giáo dục chính là chiến lược giáo dục, đào tạo của từng cơ sở, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả quá trình hoạt động đào tạo của cơ sở (Trần Kiểm, 2012). Dù ít hay nhiều, kết quả hoạt động đào tạo của các cơ sở cũng hình thành các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến mục tiêu giáo dục, đào tạo của quốc gia. Vì vậy, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực y tế là một phần tất yếu trong mục tiêu chung của quốc gia đó. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, xác định mục tiêu chung là: Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. Nội dung phát triển hệ thống y tế Việt Nam theo hướng tăng cường xã hội hóa công tác y tế gồm: củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng; phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; củng cố và nâng cao năng lực quản lí nhà nước về dược, phát triển hệ thống sản xuất và lưu thông, cung ứng thuốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và mĩ phẩm. Một trong các giải pháp phát triển y tế là quy hoạch cơ sở đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực y tế theo nhiều hình thức, phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối, hợp lí và đáp ứng số lượng và chất lượng nhân lực y tế cho các đơn vị y tế tư nhân và nhà nước. Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đào tạo trực thuộc Bộ Y tế, không thể đứng ngoài xu hướng cải tiến chất lượng đào tạo giáo dục của Việt Nam và định hướng của ngành. Với mong muốn quản lí hiệu quả hơn hoạt động đào tạo liên tục tại Viện, kịp thời khắc phục một số mặt còn hạn chế để hoàn thành công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành y tế khu vực phía Nam, tăng cường sức cạnh tranh cho đơn vị và từng bước khẳng định vị trí đơn vị đào tạo nhân lực y tế theo
- 3 nhu cầu xã hội tại Việt Nam, tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nhìn chung, công tác quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh về các nội dung quản lí: mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương thức đào tạo; người dạy – người học; điều kiện môi trường đào tạo; kiểm tra, đánh giá tuy có những bước ổn định song vẫn còn một số hạn chế. Nếu đề tài xác định được cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng một cách khách quan và khoa học sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí mang tính cần thiết và khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. - Khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt động đạo tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động đào tạo tai Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh” tập trung vào lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội (hình thức đào tạo liên tục được quy định tại Thông tư 22/TT-BYT ngày 9/8/2013)
- 4 với các khóa đào tạo ngắn hạn có thời gian từ sáu tháng trở xuống và học viên có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. - Chủ thể quản lí gồm: Ban lãnh đạo Viện (01 Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo), Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí ngành y tế phía Nam và các khoa/phòng chuyên môn. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2018 đến tháng 9/2019. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc Đề tài nghiên cứu được tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu trúc, tác giả xem xét các mối quan hệ biện chứng của các thành tố về mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương thức đào tạo; người dạy – người học; điều kiện môi trường đào tạo; kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí tác động đến toàn bộ hoạt động đào tạo. Và theo quan điểm này, tác giả nhận thấy công tác quản lí hoạt động đào tạo cũng là một hệ thống với các yếu tố hợp thành, gồm chủ thể quản lí; mục tiêu quản lí; nội dung quản lí; phương pháp quản lí; kiểm tra đánh giá; kết quả. 7.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó, tìm ra các mối liên hệ về kết quả hiện tại với kết quả trước đó làm cơ sở xây dựng các biện pháp cải tiến và thực hiện cải tiến quản lí hoạt động đào tạo tại Viện. 7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn Đề tài được tiến hành nghiên cứu bằng hình thức khảo sát, phỏng vấn đối tượng tham gia trực tiếp hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh như: cán bộ quản lí, giảng viên, chuyên viên chuyên trách đào tạo và học viên để người nghiên cứu tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lí hoạt động đào tạo cũng như nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng đào tạo.
- 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp và hệ thống các tài liệu lí thuyết về hoạt động đào tạo và quản lí đào tạo, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tác giả tìm ra cơ sở lí luận của đề tài. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi *Phiếu điều tra (M1), phiếu điều tra (M2): - Mục đích: Nhằm thu thập các dữ kiện nắm bắt thực trạng và đề ra giải pháp nghiên cứu. - Nội dung điều tra: về mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương thức đào tạo; người dạy – người học; điều kiện môi trường đào tạo; kiểm tra, đánh giá. - Đối tượng điều tra (M1): 1 Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo, 23 cán bộ quản lí cấp khoa/phòng chuyên môn; 06 chuyên viên chuyên trách đào tạo và 44 giảng viên tham gia hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng điều tra (M2): 150 học viên tham gia một số lớp học theo nhu cầu xã hội tổ chức tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. * Phiếu điều tra (M3): - Mục đích: xem xét và đánh giá tính cần thiết và khả thi của những biện pháp được đề xuất. - Nội dung điều tra: điều tra về sự cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng điều tra: 1 Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo, 23 cán bộ quản lí cấp khoa/phòng chuyên môn; 06 chuyên viên chuyên trách đào tạo, 44 giáo viên. b. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: nhằm thu thập các dữ kiện làm rõ những vấn đề hiện hữu và đề ra các giải pháp nghiên cứu. - Đối tượng: 03 cán bộ quản lí, 03 giảng viên.
- 6 c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Tác giả dựa vào kế hoạch đào tạo và báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo hằng năm tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu công tác quản lí hoạt động đào tạo tại Viện. Từ đó, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp duy trì, nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đào tạo tại Viện. d. Phương pháp thống kê toán học Tác giả dùng phương pháp thống kê toán học xử lí thông tin thu thập được, bao gồm thông tin định tính và định lượng để xây dựng các luận cứ và khái quát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Cấu trúc đề tài Mở đầu Nội dung: Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động đào tạo Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài Đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia, người ta căn cứ vào các chỉ số phát triển con người (Human Development Index-HDI), gồm ba chỉ số: sức khỏe (đo lường theo tuổi thọ trung bình); giáo dục (tỉ lệ người biết đọc, biết viết, người đến trường ở các cấp giáo dục); thu nhập bình quân đầu người (GDP) (Wikipedia). Trong ba tiêu chí trên, giáo dục là chỉ số trung tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tổng thể xã hội. Chất lượng đào tạo quyết định chất lượng nguồn nhân lực, do đó, quản lí hoạt động đào tạo phải được nghiên cứu và thực hiện một cách khoa học mới tác động tích cực đến toàn bộ quá trình thực hiện. Quản lí nói chung hay quản lí hoạt động đào tạo nói riêng đều thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như: xác định mục tiêu, quyết định các việc cần làm và lên kế hoạch thực hiện; tổ chức sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên để thực hiện kế hoạch; phân tích công việc, phân công công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân và có biện pháp bổ sung nhân lực khi cần thiết; động viên, khuyến khích nhân viên, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch; giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ này giúp nhà quản lí nhận thông tin phản hồi kịp thời và căn cứ vào đó, tiến hành các bước điều chỉnh cần thiết. Theo quan điểm của James Donnoelly và James Gibson (đại học Kentucky, Mỹ) John Ivancevich (đại học Houston, Mỹ), nguyên tắc quản lí là cần xác định nhu cầu người học có phù hợp với nhu cầu của đơn vị tuyển dụng; khắc phục những hạn chế về mục tiêu đào tạo, xem xét chương trình đào tạo diễn biến ra sao thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá (James, H. Donnoelly, James L. Gibson, John M. Ivancevich, 1999). Hai tác giả Derek Torrington và Laura Hall (Mỹ) nhận định cốt lõi vấn đề về quản lí nhân sự là thực hiện nhiệm vụ bảo đảm đủ số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển liên tục của đơn vị (Derek Torrington and Laura Hall, 1995). Như vậy, quản lí nguồn nhân lực là kết hợp thực hiện ba mục tiêu, một là cải
- 8 thiện hiệu suất công việc hiện tại; hai là, đào tạo nguồn nhân lực và ba là, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. Các tác giả trên chủ yếu quan tâm đến khâu đánh giá để chứng minh nhiệm vụ đào tạo là cần thiết với đơn vị. Từ đó, tìm ra cách thức thực hiện hoạt động đào tạo hiệu quả cho mục đích phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quy mô hoạt động của đơn vị. Theo Michael Armstrong, quản lí đào tạo là một quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và hiện thực hóa kế hoạch, các bước gồm: xác định nhu cầu đào tạo; xác định yêu cầu việc học tập; xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo; xác định nơi thực hiện và nhân sự phụ trách công việc; thực hiện kế hoạch; đánh giá kết quả kế hoạch thực hiện (Michael Armstrong, 1997). Quan điểm này được đưa vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Tuy không có mô hình mẫu nhưng các tiêu chí đánh giá chất lượng được tác giả đề cập đến cũng đáp ứng một phần yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Tác giả Peter F. Drucker đề cập đến những vấn đề nhà quản lí phải đương đầu trong tương lai như: xây dựng chiến lược, tốc độ lan tuyền thông tin, lao động chất xám tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, hình thức đổi mới và nhân sự tiên phong trong công tác đổi mới (Peter F. Drucker, 2003). Các nghiên cứu trên là cơ sở lí luận giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về công tác quản lí và tầm quan trọng của vấn đề này trong quản lí hoạt động giáo dục, đào tạo. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục” (Trần Kiểm, 2012), tác giả cho rằng: quản lí giáo dục hay quản lí trường học (cơ sở giáo dục, đào tạo) chính là quản lí con người. Nhà quản lí phải kết hợp các phương pháp quản lí khoa học với các yếu tố nghệ thuật trong công tác quản lí, hướng đến việc cá nhân tự quản nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển của tổ chức. Việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng xu hướng phát triển toàn cầu là thách thức đối với chiến lược giáo dục quốc gia và chiến lược của cơ sở đào tạo, đòi hỏi việc xây dựng tiêu chí hoạch định chiến lược hoạt động đào tạo phải gắn liền với “chất lượng đào tạo” và “phát triển chất lượng đào tạo”.
- 9 Tác giả Phạm Thành Nghị (2000), với “Quản lí chất lượng giáo dục đại học” xác nhận chất lượng và kém chất lượng ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo. Theo tác giả, việc quản lí chất lượng giáo dục, đào tạo là thiết lập tính chịu trách nhiêm của cơ sở đào tạo với các bên liên quan, bao gồm mối quan hệ tam giác như sơ đồ sau đây: Toàn xã hội, Chính phủ, người đóng thuế Khách hàng: SV, người sử dụng LĐ Nhà trường, giáo chức Hình 1.1. Sơ đồ chịu trách nhiệm trong GDĐH (Frazer, 1994) (trích dẫn theo Phạm Thành Nghị, 2000, tr.29) Quản lí chất lượng là cách minh bạch hóa các việc cơ sở đào tạo thực hiện, cho phép các đơn vị bên ngoài đánh giá hiệu quả và kết quả đào tạo của đơn vị nhằm thể hiện tính chịu trách nhiệm với xã hội (Phạm Thành Nghị, 2000, tr.31). Tác giả Trần Khánh Đức (2014) với “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” đề cập giáo dục trong nền kinh tế thị trường với các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí giáo dục và phát triển giáo dục, gồm hệ thống quan điểm giáo dục; hệ thống giáo dục một số nước như: Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc; các vấn đề giáo dục toàn cầu hay mô hình giáo dục nho giáo, mô hình giáo dục Pháp, mô hình giáo dục Liên xô cũ và các mô hình đổi mới từ năm 1986 đến nay. Đặc biệt, Luận án tiến sĩ “Quản lí chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại Đại học quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn