intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lí luận về quản lí sự phối hợp, xác định thực trạng công tác quản lí sự phối hợp của GVCN và cha mẹ học sinh ở các trường THPT ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp của GVCN và cha mẹ học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Bảo Luân QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Bảo Luân QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.LÊ QUANG SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi chú rõ ràng về nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Bảo Luân
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ từ quý thầy cô, cha mẹ học sinh, các em học sinh, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Lê Quang Sơn người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quý cha mẹ học sinh và các em học sinh các trường THPT Tân Qưới, trường THPT Tân Lược, trường THCS&THPT Mỹ Thuận đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thu thập số liệu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Bảo Luân
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9 1.2. Các khái niệm của đề tài .......................................................................... 12 1.3. Lí luận về sự phối hợp của GVCN và CMHS ......................................... 18 1.4. Quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS .............................................. 31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp của GVCN và CMHS................ 36 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 37 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG ............. 39 2.1. Khái quát về huyện Bình Tân và các trường THPT ở huyện Bình Tân .. 39 2.1.1. Đặc điểm về địa lí, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Bình Tân .. 39 2.1.2. Các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long .................... 39 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................ 41 2.2.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 41 2.2.2. Cách xử lí số liệu........................................................................... 42
  6. 2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ................................................. 43 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVCN, HS và CMHS về sự phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ..................................... 43 2.3.2. Mục tiêu phối hợp của GVCN và CMHS ..................................... 48 2.3.3. Chủ thể phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ........................ 49 2.3.4. Nội dung phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ..................... 50 2.3.5. Hình thức phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS .................... 60 2.3.6. Điều kiện phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ..................... 64 2.4. Thực trạng quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS ............................ 65 2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu phối hợp ........................................... 65 2.4.2. Thực trạng quản lí nội dung phối hợp........................................... 66 2.4.3. Thực trạng quản lí các hình thức phối hợp ................................... 70 2.4.4. Thực trạng quản lí các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của sự phối hợp .................................................................................... 72 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp của GVCN và CMHS ................ 73 2.6. Đánh giá thực trạng quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS .............. 78 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 80 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG........................................................ 82 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ..................................................................... 82 3.1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................. 82 3.1.2. Cơ sở pháp lí ................................................................................. 83 3.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 84 3.2. Đề xuất các biện pháp .............................................................................. 86
  7. 3.2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giáo dục học sinh của nhà trường với gia đình và xã hội ................................................. 86 3.2.2. Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí hoạt động phối hợp, xây dựng quy chế phối hợp và cơ chế điều hành hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp với CMHS .... 88 3.2.3. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN thực hiện đa dạng các hình thức phối hợp với CMHS ...................................................................... 91 3.2.4. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội ................................................................... 95 3.2.5. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa và tranh thủ các điều kiện hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội cho hoạt động phối hợp giáo dục học sinh..................................................................... 96 3.2.6. Hiệu trưởng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp giáo dục học sinh của GVCN với CMHS ....... 98 3.2.7. Hiệu trưởng quản lí chặt chẽ kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp của GVCN với CMHS ........................................ 100 3.2.8. Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS ......................................... 101 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 102 3.3.1. Tính cấp thiết của biện pháp ....................................................... 104 3.3.2. Tính khả thi của biện pháp .......................................................... 105 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................... 106 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lí CMHS Cha mẹ học sinh ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn HT Hiệu trưởng HS Học sinh NV Nhân viên PHGD Phối hợp giáo dục PHT Phó hiệu trưởng SPH Sự phối hợp THPT Trung học phổ thông
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Đánh giá của CBQL và GVCN về trách nhiệm phối hợp giữa 43 GVCN và CMHS trong việc giáo dục học sinh Bảng 2.2 Ý kiến của CBQL, GVCN và CMHS về ý nghĩa phối hợp giáo 44 dục học sinh của GVCN và CMHS Bảng 2.3 Nhận thức của học sinh về mức độ quan tâm việc học tập của 45 những người thân trong gia đình Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL, GVCN và CMHS về mức độ quan tâm 46 của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đối với hoạt động phối hợp Bảng 2.5 Nhận thức của CBQL và GVCN về mục tiêu phối hợp giáo dục 48 của GVCN và CMHS Bảng 2.6 Nhận thức của CBQL, GVCN về chủ thể phối hợp giáo dục của 49 GVCN và CMHS Bảng 2.7 Số lần CMHS liên lạc trực tiếp với GVCN 50 Bảng 2.8 Số lần GVCN tiếp xúc với những người thân trong gia đình các 51 em qua thư mời Bảng 2.9 Ý kiến của học sinh cho biết về mong muốn những người thân 53 trong gia đình phối hợp với CMHS Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện công tác 54 quản lí việc bầu chọn Ban đại diện CMHS đầu năm học Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL và GVCN về nội dung và mức độ thực 56 hiện phối hợp của GVCN và CMHS
  10. Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và kết quả 57 thực hiện tổ chức phối hợp của GVCN và CMHS Bảng 2.13 Đánh giá việc thực hiện nội dung phối hợp mà CMHS phối hợp 59 với GVCN Bảng 2.14 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và các 60 hình thức GVCN sử dụng để phối hợp với CMHS Bảng 2.15 Đánh giá mức độ thực hiện và các hình thức phối hợp mà 62 CMHS thường liên lạc với GVCN Bảng 2.16 Nhận xét của CBQL và GVCN về sự phối hợp với CMHS có 64 điều kiện kinh tế khá giả so với CMHS các em học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn Bảng 2.17 Đánh giá của CBQL và GVCN về thực trạng quản lí mục tiêu 65 phối hợp giáo dục giữa GVCN và CMHS Bảng 2.18 Đánh giá của CBQL và GVCN về công tác xây dựng kế hoạch 66 phối hợp giữa GVCN và CMHS Bảng 2.19 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và nội 67 dung thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo sự phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS Bảng 2.20 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và hiệu 68 quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS Bảng 2.21 Đánh giá của CBQL và GVCN về các hình thức và biện pháp 70 quản lí sự phối hợp giữa GVCN và CMHS Bảng 2.22 Đánh giá của CBQL và GVCN về các hình thức và biện pháp 72 quản lí về điều kiện tài chính và cơ sở vật chất cho sự phối hợp Bảng 2.23 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí sự phối hợp của 73 GVCN và CMHS Bảng 3.1 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 103
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Để giáo dục học sinh hiệu quả thì công tác phối hợp giáo dục của ba môi trường giáo dục này rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó nhà trường và gia đình là hai môi trường giáo dục trực tiếp học sinh, quyết định đến kết quả học tập và việc hình thành nhân cách của học sinh. Ở lứa tuổi trung học phổ thông hiện nay, đây là lứa tuổi mà các em đang trong giai đoạn phát triển, đời sống tâm sinh lí cũng có sự thay đổi mạnh mẽ để dần trưởng thành. Các em luôn muốn tự khẳng định mình với bạn bè và những người thân trong gia đình, đời sống tâm sinh lí của các em chuyển dần từ cơ thể trẻ con chuyển sang cơ thể của thanh thiếu niên. Trong giai đoạn này, các em rất cần sự giúp đỡ và hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là những người thân trong gia đình các em, sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè giúp các em được kinh nghiệm sống và có vốn kiến thức để trải nghiệm. Từ những kinh nghiệm có được từ giáo dục gia đình và nhà trường có vai trò rất lớn, giúp các em có kiến thức để ứng xử trong đời sống xã hội hàng ngày. Giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông hiện nay là vấn đề rất được quan tâm của cha mẹ học sinh, nhà trường và các lực lượng trong xã hội, chất lượng giáo dục muốn đạt được kết quả cao đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh các em. Tuy nhiên công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và cha mẹ học sinh hiện nay ở các trường trung học phổ thông đôi lúc còn chưa được quan tâm. Sự phối hợp giáo dục này đôi lúc còn chưa có sự thống nhất cao về nội dung, phương pháp, hình thức phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Công tác quản lí hoạt động phối hợp giáo dục (PHGD) của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và cha mẹ học sinh (CMHS) của Hiệu trưởng (HT) còn
  12. 2 thiếu chặt chẽ, sự quan tâm phối hợp này chưa thường xuyên và kịp thời, hiệu quả hoạt động PHGD học sinh đạt được là chưa cao. Ngoài việc giáo dục học sinh tại gia đình các em thì giáo dục học sinh ở nhà trường là rất quan trọng đối với lứa tuổi học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) ở giai đoạn hiện nay. Vì vậy, muốn chất lượng giáo dục đạt kết quả cao thì rất cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và CMHS, mà cầu nối cho HĐPH này là GVCN lớp, đây là lực lượng quan trọng không thể thiếu ở các trường THPT hiện nay, lực lượng đã góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường và của cả nghành giáo dục tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua. Hồ Chí Minh, nhà giáo dục lớn của dân tộc Việt Nam, trong buổi nói chuyện tại hội nghị cán bộ đảng viên ngành giáo dục tháng 6 năm 1957. Bác Hồ nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Người khẳng định tầm quan trong của sự PHGD giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để giáo dục HS được hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ của ba môi trường giáo dục đó là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Cả ba môi trường giáo dục này cùng hỗ trợ cho nhau, góp phần thành công trong công tác giáo dục HS. Trong ba môi trường giáo dục thì giáo dục nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền đạt tri thức cho HS. Kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội sẽ phát huy vai trò của sự phối hợp cả ba môi trường giáo dục trên góp phần đạt mục tiêu phát triển toàn diện tri thức và hoàn thiện về nhân cách của HS. Trong hoạt động giáo dục ở các trường THPT, GVCN lớp là cầu nối quan trong cho mọi hoạt động PHGD giữa nhà trường và CMHS. Lực lượng
  13. 3 GVCN trong nhà trường được HT tin tưởng, ủy quyền tổ chức các hoạt động PHGD với CMHS. Đây là lực lượng nắm rõ tình hình nề nếp học tập của từng em HS trong lớp học, hiểu rõ đặc điểm tình hình học tập của từng em HS của lớp mình, thông qua hoạt động chủ nhiệm lớp. GVCN còn được so sánh như người nhạc trưởng trong dàn nhạc giao hưởng, là người có vai trò quyết định đến chất lượng của buổi hòa nhạc cũng giống như chất lượng của lớp chủ nhiệm nói chung và chất lượng học tập của từng HS nói riêng. Tuy nhiên việc PHGD giữa CMHS và GVCN ở các trường THPT hiện nay còn thiếu chặt chẽ, hoạt động PHGD chưa được tổ chức thường xuyên, nội dung và phương pháp phối hợp còn nhiều hạn chế, công tác quản lí hoạt động phối hợp của HT chưa thường xuyên quan tâm, nên hiệu quả của hoạt động phối hợp này là chưa cao. Bởi nhiều nguyên nhân như CMHS còn chưa quan tâm đến hoạt động phối hợp với GVCN. GVCN tổ chức HĐPH với CMHS còn mang tính hình thức, nội dung và phương pháp phối hợp chưa chặt chẽ và đa dạng. HT chưa có giải pháp quản lí hiệu quả công tác PHGD giữa GVCN và CMHS. Công tác quản lí sự PHGD của GVCN và CMHS ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định trong khâu xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp. Tuy nhiên công tác này còn hạn chế trong việc tổ chức hoạt động phối hợp và công tác kiểm tra đánh giá kết quả HĐPH giữa GVCN và CMHS. Nguyên nhân do HT thực hiện các HĐPH chưa chặt chẽ, đồng bộ và toàn diện, đồng thời hoạt động này còn thiếu sự hợp tác từ phía CMHS. Chính vì lí do trên, việc nghiên cứu đề tài:“Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” vừa có tính cấp thiết, vừa hy vọng góp phần thiết thực, nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục của GVCN với CMHS tại các trường THPT hiện nay, góp phần mang lại hiệu quả
  14. 4 giáo dục toàn diện về nhân cách HS và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận về quản lí sự phối hợp, xác định thực trạng công tác quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS ở các trường THPT ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp của GVCN và CMHS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí nhà trường trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long còn bất cập. Nguyên nhân là ở HT chưa bổ sung các giải pháp quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS. Nếu tăng cường quản lí sự phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS thì có thể nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông 5.2. Khảo sát thực trạng quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
  15. 5 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nội dung Khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp của HT quản lí hoạt động phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Đối tượng khảo sát Cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. 6.3. Thời gian khảo sát Khảo sát thực trạng quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm học 2017- 2018 và đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2017-2020. 7. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Theo quan điểm hệ thống cấu trúc, quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS là một hệ thống với các yếu tố hợp thành như sau: - Quản lí mục tiêu phối hợp. - Quản lí đối tượng phối hợp. - Quản lí nội dung phối hợp. - Quản lí các hình thức phối hợp. - Quản lí kết quả phối hợp. Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và quản lí sự phối hợp là một bộ phận trong công tác quản lí nhà trường THPT.
  16. 6 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Đề tài nghiên cứu công tác quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS trong năm học 2017-2018. Đề tài xác định hoạt động PHGD học sinh của GVCN và CMHS tiến hành trong năm 2017-2018, thông qua việc khảo sát và thu thập số liệu chính xác về thực trạng quản lí hoạt động PHGD học sinh giữa GVCN và CMHS. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ những tồn tại trong quản lí hoạt động PHGD học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Cùng với việc khảo sát thực trạng, đề tài phát hiện những mâu thuẫn, những yếu tố làm trở ngại việc quản lí hoạt động PHGD học sinh của GVCN và CMHS, tìm ra nguyên nhân thực trạng để đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao hiệu quả PHGD học sinh giữa GVCN và CMHS, đáp ứng các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng hợp lí thuyết, các tài liệu, giáo trình, bài báo, tạp chí chuyên ngành khoa học giáo dục, văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu có liên quan đến sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS để hiểu rõ bản chất vấn đề nghiên cứu, nhằm xác lập cơ sở lí luận vững chắc và giả thuyết khoa học cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi + Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng thu thập thông tin từ CBQL, GVCN, HS và CMHS về thực trạng hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS các trường THPT hiện nay, đề xuất biện pháp của HT quản lí hoạt
  17. 7 động PHGD của GVCN và CMHS, đồng thời khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. + Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng hoạt động phối hợp và công tác quản lí hoạt động phối hợp giữa GVCN và CMHS, khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất. + Công cụ khảo sát: Tác giả sử dụng phiếu hỏi khảo sát ý kiến cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh. - Phương pháp phỏng vấn + Mục đích phương pháp: Phương pháp này được sử dụng để trao đổi, xin ý kiến CBQL, GVCN, CMHS và HS để thu thập thêm thông tin nhằm khẳng định tính chính xác của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. + Cách thực hiện: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn cho CBQL, hỏi trực tiếp GVCN, HS và CMHS, ghi biên bản buổi phỏng vấn từng nội dung cụ thể và phù hợp từng đối tượng phỏng vấn. - Phương pháp thống kê Phương pháp này nhằm xử lí kết quả nghiên cứu để đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí. Để xử lí số liệu điều tra thực trạng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS tính tỉ lệ phần trăm, tính trung bình và độ lệch chuẩn. Kết quả tính toán thống kê, đã cho những số liệu để từ đó người nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác, có giá trị thực tiễn. 8. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
  18. 8 Chương 3: Các biện pháp quản lí phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  19. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử giáo dục, con người chịu sự tác động của ba môi trường giáo dục đó là giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà giáo dục người Liên Xô E.A.A-rơ-kin cho rằng: “Không ai có quyền đòi hỏi người mẹ phải khước từ, dù là một phần nhỏ bé, tình yêu nồng nàn và sự âu yếm của mình đối với con cái. Nhưng khi thể hiện lòng yêu thương tha thiết của mình đối với người mẹ phải hết sức từ tốn, dè dặt và có mức độ”. Nền giáo dục Liên Xô cũ có rất nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như N.C.Krupxkai (1869-1939), nhà giáo dục-viện sĩ hàn lâm V.A.Xukhomlinxky (1918-1970) đã nêu lên ý nghĩa vô cùng to lớn của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện mục đích giáo dục HS, những người công dân trong tương lai đối với đất nước, sự hợp tác giữa cha mẹ và thầy cô không những nhằm mục đích định hướng giáo dục mà còn là động lực giúp các em có niềm tin trong quá trình học tập và rèn luyện. V.A.Xukhomlinki cho rằng nếu gia đình và nhà trường không có sự phối hợp, hợp tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục sẽ dẫn đến tình trạng gia đình một đường, nhà trường một nẻo. Nhiệm vụ của nhà trường trong việc tổ chức phối hợp với gia đình là vấn đề từ lâu đã được xã hội và các nhà giáo dục rất coi trọng trong nền giáo dục cận đại. J.A.Comenxki (1592-1670) là người đầu tiên nêu ra hệ thống lí luận chặt chẽ về tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của mối quan hệ thống nhất giữa gia đình và nhà trường, đối với kết quả giáo dục trẻ J.A.Comenxki khẳng
  20. 10 định: “Lòng ham học ở các em cần được kích thích từ phía bố, mẹ, nhà trường, bài vở và phương pháp giảng dạy…tất cả các bậc cha mẹ, giáo viên, nhà trường, bản thân môn học, phương pháp dạy học phải thống nhất làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh”. Sự PHGD giữa GVCN và CMHS là yếu tố góp phần giáo dục HS hình thành nhân cách đạo đức toàn diện và hướng đến sự thành đạt trong xã hội. Các nhà giáo dục đã khẳng định sự thành công trong công tác giáo dục không thể thiếu vai trò phối hợp quan trọng này. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Ở nước ta có rất nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục, đã khẳng định vai trò quan trọng trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, sự PHGD giữa nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học nói riêng và chất lượng giáo Việt Nam nói chung. Từ thời xa xưa ông cha ta đã đề cao vai trò hợp tác chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn Thầy giáo, Cô giáo. Ca dao Việt Nam có câu: -“Không thầy đố mày làm nên” -“Muốn sang thì bắt cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” -“Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy” Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà giáo dục lớn của dân tộc Việt Nam, trong lĩnh vực giáo dục, Bác Hồ luôn quan tâm đến tầm quan trọng của việc PHGD của nhà trường và gia đình, góp phần hình thành nhân cách của HS. Bác Hồ nói:“Phải nhất thiết liên hệ với gia đình học trò, bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2