intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha, nước CHDCND Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

43
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha, nước CHDCND Lào

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHAMHACK KITHONGXAY QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LUÔNG NẶM THA, NƯỚC CHDCND LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHAMHACK KITHONGXAY QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LUÔNG NẶM THA, NƯỚC CHDCND LÀO Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền THÁI NGUYÊN - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình khoa học khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Khamhack KITHONGXAY i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, em xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Cô giáo đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí cán bộ, giáo viên cùng sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ, cung cấp thông tin, trao đổi nhận xét đánh giá hết sức có giá trị cho bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài. Dù đã cố gắng nhiều, song vì những lý do khách quan và chủ quan, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô giáo, và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Khamhack KITHONGXAY ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..........................................................................v MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................2 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM .........................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................5 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................5 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .........................................................................7 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ..................................................................8 1.2.1. Văn hóa ...............................................................................................................8 1.2.2. Ứng xử ..............................................................................................................11 1.2.3. Văn hóa ứng xử; văn hóa ứng xử học đường....................................................12 1.2.4. Quản lý ..............................................................................................................15 1.2.5. Giáo dục văn hóa ứng xử ..................................................................................16 1.2.6. Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử .....................................................................17 1.3. Lí luận về giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm ...17 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm ..................17 1.3.2. Ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên cao đẳng sư phạm......................................................................................................19 iii
  6. 1.3.3. Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm ......21 1.3.4. Con đường giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường cao đẳng sư phạm .....24 1.4. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm .................................................................................28 1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ......................................28 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên .............29 1.4.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho HS .................................30 1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ..............31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm ......................................................31 1.5.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 31 1.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 34 Kết luận chương 1 ........................................................................................................36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LUÔNG NẶM THA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..........37 2.1. Khái quát chung về trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha .....................37 2.2. Tổ chức khảo sát ............................................................................................... 38 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 38 2.2.2. Nội dung kháo sát ............................................................................................. 38 2.2.3. Khách thể khảo sát ............................................................................................ 38 2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................................38 2.3. Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha ......................................................................................39 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trường cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha về văn hóa ứng xử ...................................39 2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha ........................................................................44 2.3.3. Thực trạng về các con đường giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên .............50 2.3.4. Biểu hiện hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha ......................................................................................52 iv
  7. 2.3.5. Đánh giá của giảng viên về văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha ........................................................................58 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha, nước CHXHDC Nhân dân Lào .....................59 2.4.1. Thực trạng lập kế quản lý hoạch GDVHƯX cho SV .......................................59 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ...60 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ...61 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động GDVHƯX cho SV trường Cao đẳng sư phạm Luôn Nặm Tha .......................................................64 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên .............................................................................................................65 2.6.1. Về ưu điểm ........................................................................................................65 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................67 Kết luận chương 2 ........................................................................................................68 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LUÔNG NẶM THA ....69 3.1. Nguyên tắc để xuất biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha ............................................69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ .............................................69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .....................................................................69 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả....................................................................70 3.2. Biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha .........................................................................70 3.2.1. Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục nhà trường thân thiện, tích cực .........70 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên làm công tác viên chủ nhiệm lớp; cán bộ làm công tác Đoàn, Hội chuyên trách; chuyên viên phòng công tác sinh viên năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ........................73 3.2.3. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ............................................................................................................74 v
  8. 3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên .........................................................................................76 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá; xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng, hợp lý .......................................................................................................80 3.2.6. Xây dựng quy tắc ứng xử trong trường cao đẳng sư phạm Luôn Nặm Tha phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường ...............................................82 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ....................................................85 3.3.1. Mục tiêu ............................................................................................................85 3.3.2. Cách thức khảo nghiệm ....................................................................................85 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................86 Kết luận chương 3 ........................................................................................................91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................92 1. Kết luận ....................................................................................................................92 2. Khuyến nghị .............................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiểu CĐSP Cao đẳng Sư phạm CĐSP-LNT Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha CHDCNDL Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa GD Giáo dục GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp GV Giảng viên HĐ Hoạt động HS Học sinh HSSV Học sinh, sinh viên QL Quản lý SL Số lượng SV Sinh viên TT Thứ tự VHƯX Văn hóa ứng xử iv
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 2.1: Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường CĐSP Luông Nặm Tha .. 38 Bảng 2.2: Nhận thức của giảng viên về khái niệm văn hóa ứng xử ........................ 39 Bảng 2.3: Nhận thức của sinh viên về khái niệm văn hóa ứng xử .......................... 40 Bảng 2.4: Nhận thức của giảng viên về ý nghĩa và mục tiêu của quản lý giáo dục VHƯX .............................................................................................. 42 Bảng 2.5: Nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa của giáo dục VHƯX .......... 43 Bảng 2.6: Đánh giá của cán bộ QLGD và GV về thực trạng thực hiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ................................................... 44 Bảng 2.7: Đánh giá của sinh viên về thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ................................................................. 45 Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong mối quan hệ với thầy, cô, bạn bè, học tập cho sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha ................................... 47 Bảng 2.9: Đánh giá của SV về nội dung giáo dục VHƯX trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và trong việc chấp hành quy chế học tập của GV.......... 49 Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng con đường giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha và mức độ thực hiện ..................................................................................... 51 Bảng 2.11: Những biểu hành vi ứng xử văn hóa của sinh viên ................................. 53 Bảng 2.12: Đánh giá của giảng viên về văn hóa ứng xử của sinh viên ..................... 58 Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV và NV về việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDVHƯX cho SV ......................................................................... 59 Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về việc tổ chức thực hiện hoạt động GDVHƯX cho SV .................................................................................. 60 Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL, GV về thực hiện các nội dung chỉ đạo triển khai quản lý hoạt động GDVHƯX cho SV............................................. 61 Bảng 2.16: Đánh giá của CBQL và GV về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDVHƯX cho SV .................................................................................. 63 v
  11. Bảng 2.17: Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động GDVHƯX cho SV .... 64 Bảng 3.1: Đánh giá của cản bộ quản lý, giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha về tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục VHƯX cho SV ........................................................................................ 87 Bảng 3.2: Đánh giá của cản bộ quản lý, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha về tính khả thi cuả các biện pháp quản lý giáo dục VHƯX cho SV ........................................................................................ 88 Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. ................................................................................... 89 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Động cơ học tâp của sinh viên .............................................................. 54 Biểu đồ 2.2: Sự khác biệt về hành động trên lớp học giữa sinh viên năm thứ I và SV năm thứ II ................................................................................... 55 vi
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước CHDCND Lào - một đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, xã hội đang thay đổi từng ngày với tốc độ nhanh. Để đáp ứng được yêu cầu đó ngành giáo dục cần phải có một chiến lược phát triển rõ ràng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kinh tế; chính trị; văn hóa; nghệ thuật; giáo dục và thể thao. Tỉnh Luông Nặm Tha là nơi tập trung nhiều trường cao đẳng, nơi tập trung nhiều sinh viên sinh sống. Sinh viên là lực lượng đông đảo, có vai trò to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nói đến sinh viên, tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, cũng như các kĩ năng sống. Do đó, đòi hỏi nhà trường phải giúp sinh viên có một môi trường văn hóa tốt để phát huy được các kĩ năng đó. Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha luôn quan tâm đến công tác quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên, tạo cho sinh viên có một môi trường văn hóa tốt, coi đây là mốt vấn đề quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự thành công trong đào tạo của nhà trường và góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và thể thao trên địa bàn Tỉnh Luông Nặm Tha. Bên cạnh đó, cùng với cả Tỉnh miền bắc, Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HDH. Điều này làm cho đời sống tinh thần của sinh viên vừa phong phú vừa phức tạp, nhiều xu hướng mới nảy sinh trong lối sống của sinh viên. Vì thế, cần có sự quản lý để định hướng cho sinh viên về lối sống, suy nghĩ, giao tiếp để tránh sự lệch lạc trong cuộc sống. Do đó, việc xây dựng lối sống và giao tiếp ứng xử có văn hóa đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt đối với sinh viên hiện nay. 1
  13. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’’ làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục, với mong muốn góp phần nhỏ giải quyết những vấn đề thực tiễn đòi hỏi. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha. Luận văn đề xuất biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý giáo dục sinh viên ở trường cao đẳng sư phạm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 3.3. Khách thể điều tra Trong phạm vi nghiên cứu cửa đề tài chúng tôi điều tra trên 12 cán bộ quản lý, 124 giảng viên, 144 sinh viên của 5 khoa: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa mầm non, khoa tiểu học và khoa ngoại ngữ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 2
  14. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường CĐSP Luông Nặm Tha trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng sinh viên vi phạm nội quy học tập, chuẩn mực xã hội, điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên các trường CĐSP Luông Nặm Tha một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm sinh viên và chuẩn mực xã hội thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Văn hóa ứng xử của sinh viên được biểu hiện trong tất cả các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu quản lý giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường (văn hóa ứng xử học đường) cụ thể là: Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử của sinh viên với thầy cô, với bạn bè, và trong việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, trong hoạt động học tập 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... nhằm thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài. Quá trình nghiên cứu tài liệu được tiến hành như sau: - Thu thập, lựa chọn và sàng lọc các tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được; - Khái quát hóa, hệ thống hóa những thông tin thu thập được; - Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng hệ thống phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi về đề tài nghiên cứu. Đối tượng hỏi là các cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha. 3
  15. 7.2.2. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động giao tiếp, ứng xử của SV với GV; SV với SV ở trường cao đẳng sư phạm Luông Nặm Tha, nhằm bổ sung thêm các thông tin cho thực trạng. 7.2.3. Phương pháp đàm thoại Tiến hành trò chuyện trực tiếp với các cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên tại các trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha về thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên và biểu hiện về văn hóa ứng xử của SV. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp xin ý kiến các nhà quản lý, giáo viên đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp mà đề tài luận văn đề xuất. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra và khảo nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 4
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới VHƯX là chủ đề được nhiều tác giả ngoài nước tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau. Những nghiên cứu đề cập đến VHƯX của SV có thể được hệ thống hóa theo các hướng dưới đây: - Nghiên cứu về tác động của môi trường đến hành vi ứng xử của HS/SV Nhiều tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa môi trường và hành vi ứng xử của HS/SV. Sandra Nadelson (2006) nghiên cứu về vai trò của môi trường trong việc hình thành hành vi thẩm mỹ của SV; Story, Linda Cox (2010) nghiên cứu về hiệu quả của văn hóa trường học đến SV. Daniel K. Korir, Felix Kipkemboi (2014) nghiên cứu về tác động của môi trường học đường đến thành tích của người học ở quận Vihiga Kenya. - Một số tác giả tiếp cận VHƯXHĐ theo hướng đề cập đến những bất cập trong ứng xử. Ví dụ: Chen (2008) nghiên cứu về yếu tố tác động đến ứng xử lệch chuẩn của người học; Langley, Dene John (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của ứng xử mang tính thách thức của HS đến văn hóa lớp học; Johnson SL1 (2009) đề cập đến hệ quả của các ứng xử lệch chuẩn; Rachel C. F. Sun và Daniel T. L. Shek (2012) nghiên cứu về hành vi phi chuẩn mực trong lớp học của HS/SV. Nghiên cứu về sự trung thực của SV trong học tập có các tác giả: Love, P. & Simmons, J. (1998) nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự gian lận trong học thuật của SVSP năm cuối; Szabo, Attila, Underwood, Jean (2004) nghiên cứu về mối liên hệ của Công nghệ thông tin và truyền thông và sự không trung thực trong học tập như trong thi cử, trong vấn đề sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khác và những yếu tố tác động đến các vấn đề này. - Một số tác giả tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá sự tác động của yếu tố hỗ trợ VHƯX trong các trường học. Ví dụ: Scott, T. M., & Barrett, S. B. (2004) nghiên cứu về việc sử dụng thời gian của đội ngũ GV và HS/SV vào các quy định mang tính kỷ luật để đánh giá sự tác động của yếu tố hỗ trợ VHƯX; Horner, R. H., 5
  17. Todd, A. W., Lewis-Palmer, T., Irvin, L. K., Sugai, G., & Boland, J. B. (2004) nghiên cứu về công cụ đánh giá hệ thống hỗ trợ VHƯX. Ngoài ra, VHƯXHĐ còn được xem như một biện pháp cho một trường học không bạo lực. Chẳng hạn, David và Roger Johnson (1999) đã đề xuất mô hình 3C cho một trường học an toàn. Đó là: Tập thể hợp tác (Cooperative community), Giải quyết xung đột có tính xây dựng (Constructive conflict resolution), Giá trị công dân (Civic values). Trong các thập niên 60 - 80 của Thế kỷ XX, tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vấn đề văn hóa, VHƯX bắt đầu được các tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên cách nghiên cứu tiếp cận VHƯX tương đồng với lối sống. Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên ở Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên trong đó đề cập đến vấn đề quản lý giáo dục VHƯX, định hướng lối sống của thanh niên. Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu thanh niên của 11 quốc gia với lứa tuổi từ 18 -24 tuổi. Tiếp theo đó, Viện khảo sát xã hội Châu Âu nghiên cứu trên thanh niên 10 nước Châu Âu. Cả hai cuộc điều tra này điều đề cập đến vấn đề định hướng lối sống và quản ly giáo dục VHƯX cho thanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuốc sống [19]. - Tác giả Doug Maraffa (2015) trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng môi trường học đường và ứng xử của HS/SV qua những hỗ trợ ứng xử tích cực” cho rằng: HS/SV được đặt trong vòng “nguy hiểm” khi đối mặt với tình trạng bất cập giữa hoàn cảnh và nhu cầu. Trong tình trạng đó, khả năng hoặc sự sẵn sàng của nhà trường thể hiện qua việc chấp nhận và hỗ trợ sẽ giúp các em có sự phát triển tốt về mặt XH, tình cảm, trí tuệ. Để đạt được điều này, tác giả đã đề xuất một môi trường cần thiết nhằm hình thành một văn hoá ứng xử phù hợp cho hoạt động học tập. Đó là hệ thống hỗ trợ ứng xử đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học. Một quá trình hỗ trợ linh hoạt, sáng tạo về ứng xử cho người được giáo dục gồm 3 giai đoạn để hình thành hành vi phù hợp chuẩn mực; qua đó cải thiện môi trường học đường và ứng xử của người được giáo dục. Những hỗ trợ này dựa trên nguyên tắc: sẵn sàng thừa nhận sai lầm, tha thứ, tôn trọng, kỳ vọng cao, hướng thiện và ý thức về truyền thống tốt đẹp của nhà trường [32]. 6
  18. Ngoài ra còn có thể kể đến những công trình khác dưới dạng các chuyên đề khoa học, bài tập chí, bài báo đề cập đến một phương diện nhất định của VHƯX. Chẳn hạn trong chuyên luận “Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp” thuộc công trình “Văn hóa và giao dục, giáo dục và văn hóa”, tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm “giao tiếp chính là phương tiện thể hiện của tình người. Văn hóa giao tiếp của con người có liên quan chặt chẽ với các kỹ năng giao tiếp đặc trưng, được hình thành ở họ, ví dụ kỹ năng “chỉnh sửa” các ấn tượng ban đầu về người khác khi mới làm quen với họ; tôn trọng các quan điểm, sở thích, thị hiếu, thói quen… của người khác…” [19]. Năm 2011, luận văn thạc sĩ “Giáo dục văn hóa ứng xử cho SV Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc” của học viên Trần Thanh Ngà, Đại học sư phạm Thái nguyên đã nghiên cứu về giáo dục văn hóa ứng xử cho SV [19]. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Ở Lào đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục SV. Công tác quản lý giáo dục sinh viên đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu như: Tác giả Thongvilay HOMSOMBATH với công trình “Quản lý hoạt động sinh viên khoa Giáo dục ở Trường Đại học Quốc gia Lào” luận văn thạc sỹ chuyên ngành QLGD năm 2015. Trong công trình này tác giả đã đề xuất được những biện pháp quản lý sinh viên ở trường đại học Quốc gia Lào, với những cơ sở pháp lý và thực tiễn cụ thể [36]. Tác giả Ninthong PHIEUMUYLY trong công trình nghiên cứu “Phát triển hệ thống quản lý hoạt động sinh viên tại trường cao đẳng sư phạm Khăngkhai” đã đề cập đến việc xác định một hệ thống các thành phần tham gia vào hoạt động quản lý sinh viên ở trường CĐSP Khăngkhai [37]. Tác giả Saythavy PHANTHASEN trong công trình nghiên cứu của mình cho rằng “Văn hóa ứng xử” là một khái niệm mà cho đến nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên rất cần phải giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ và học sinh, sinh viên ngay từ khi còn nhỏ, còn ngồi trên ghế nhà trường để họ có những hành vi đúng, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tác giả Lakhaeun VONGSALY định nghĩa văn hóa là những giá trị do con người sáng tạo nên trong qua trình phát triển của lịch sử xã 7
  19. hội loài người. Văn hóa là những giá tri truyền thống của một cộng đồng, một dan tộc được lưu giữ qua nhiều thế hệ [43, tr.10]. Năm 2016 luận án tiến sĩ “Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào (nghiên cứu trường hợp Huyện Xay, Tỉnh Oudomsay,CHDCND Lào)” của tác giả Phadone INSAVEANG, ở Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam [21, tr 5-6]. Năm 2018 luận văn thạc sĩ “Đời sống kinh thế văn hóa của người Thái Đen Ở Tỉnh Luông Nặm Tha Nước CHDCND Lào” của tác giả Phinkham SAYYAVONG, Đại học sư phạm Thái nguyên đã nghiên cứu [22, tr7-8]. Năm 2015 luận văn thạc sĩ “xây dựng lối sống văn hóa ở vùng núi Tỉnh Xay Sổm Bun Nước CHDCND Lào” của tác giả Maneevanh Thongsa ở Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam [41]. Tác giả Chanpheng INTHAVONG “văn hóa ứng xử của người lãnh đạo doanh nghiệp với những người dưới quyền trong năm 2012 [42]. Vấn đề xây dựng lối sống nói chung, xây dựng lối sống văn hóa cơ sở ở trong nước Lào nói riêng đã được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm. Tiêu biểu là các ý kiến của đồng chí Kay sỏn PHÔM VI HẢN trong cuốn sách “xây dựng đồi sống văn hóa ứng xử ở cơ sở địa bàn và chính sách của Đảng đối với các dân tộc của Lào” do nhà xuất bản quốc gia Lào xuất bàn, 13/12/1995 [39]. Có thể nói, cho đến nay ở nước Lào các cách tiếp cận triết học, xã hội học, văn hóa học là các hướng tiếp cận chính trong nghiên cứu văn hóa lối sống, VHƯX. Người ra, còn các cách tiếp cận lịch sử, tâm lý và kinh tế cũng đã được vận dụng trong các công trình nghiêu cứu về lối sống và VHƯX tại Lào. Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đều đã đi nghiên cứu và làm rõ khái niệm VHƯX, những biểu hiện của VHƯX. Tuy nhiên, vẫn còn vắng bóng những công trình nghiên cứu sâu về quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho SV. Vì vậy, chúng tôi sâu nghiên cứu “Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha”. 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1. Văn hóa Trong văn hóa xã hội Lào là văn hóa hỗn hợp giữa văn hóa Lào cổ, văn hóa các dân tộc với văn hóa Ấn Độ du nhập vào Lào, trong đó ảnh hưởng của đạo phật rất 8
  20. lớn. Khoảng hơn 1000 năm trở lại đây, đạo phật được du nhập vào Lào đã làm thay đổi văn hóa của người Lào. Văn hóa của người Lào trước khi có đạo phật là văn hóa vật chất, nhà của bằng tre, gỗ. Sau khi đạo phật du nhập vào Lào thì bắt đầu có khái niệm xây nhà và xây chùa.Tinh tế của giáo dục và văn hóa dân tộc trong muôn mặt đời thường (dẫn theo [21]). Văn hóa Lào mang đậm nét văn hóa lễ hội. Theo quan niệm của người Lào, bất kể làm việc gì và ở đâu cũng cần có bạn bè và người thân và “bun” là nơi gặp gỡ, giao lưu và thăm hỏi nhau. Khi làm nhà, về nhà mới, sinh con, trước khi đi xa, từ xa về, ốm đau, khỏi bệnh tất… người Lào đều làm “bun” để cầu may mắn, chúc tụng nhau. Tùy từng loại lễ hội mà gia chủ mời những nhóm người khác nhau. Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ nhân loại nhưng cho đến nay vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định. Lưu Hướng (khoảng năm 76-77 trước Công nguyên), thời Tây Hán (trung Quốc), là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa. Trong sách “Thuyết uyển bài Chi Vũ” ông viết: bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt [13]. Ở đây, văn hóa được hiểu như cách thức điều hành xã hội bằng “văn trị” đề “giáo hóa” con người, đối lập với việc dùng vũ lực để đối phó. Theo ngôn ngữ của Phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (Culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Culture trong tiếng Đức) có nguồn gốc từ các dạng củaa động từ Lating là colo, colui, culture với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng [13]. Theo quan điểm của UNESCO, văn hóa được định nghĩa “là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động, nhờ đó con người từ định vị mình trong không gian, thời gian nhất định để có thể giải thích thế giới, phát triển các năng lực biểu hiện, giao lưu, sang tạo”. Nội dung cửa khái niệm văn hóa được UNESCO xem xét qua bốn bộ phận hợp thành: Hệ thống ý niệm(khái niệm, quan điểm); Hệ thống giá trị, chuẩn mực, biểu tượng; Hệ thống biểu hiện văn hóa (nghệ thuật, văn hóa, khoa học,…); Hệ thống hành động và ứng xử văn hóa (dẫn theo [23]). 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0