Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kĩ năng giao tiếp công vụ, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên để xác định các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ thành phố đối với hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ nhằm góp phần thực hiện công cuộc cải cách hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Thái Nguyên và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH XUÂN LUYỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH XUÂN LUYỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THÀNH KỈNH THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trịnh Xuân Luyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Thành Kỉnh; Ban Giám hiệu, trưởng các phòng chức năng, khoa chuyên môn, các giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Kỉnh, PGS.TS Nguyễn Thị Tính người đã quan tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, trưởng các phòng chức năng, khoa chuyên môn, các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, cũng xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, cung cấp tài liệu, mang lại cho tôi những tri thức cần thiết và vô cùng quý báu trong suốt khóa học. Do hạn chế về trình độ lí luận, thiếu kinh nghiệm nghiên cứu thực tế, luận văn không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Người thực hiện Trịnh Xuân Luyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 7. Các quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................... 3 8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG ................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức ................................................................................... 5 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 5 1.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 9 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................... 12 1.2.1. Công vụ, cán bộ, công chức .................................................................. 12 1.2.2. Kĩ năng giao tiếp ................................................................................... 13 1.2.3. Kỹ năng giao tiếp công vụ ....................................................................... 17 1.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường .. 18 1.2.5. Quản lý bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường .................................................................................................... 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ, công chức cấp phường .................................................................................... 20 1.3.1. Vai trò của bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp phường ..................................................... 20 1.3.2. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường .................................................................................................... 21 1.3.3. Hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường............................................................................................. 22 1.4. Nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường............................................................................................. 22 1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ........................................................... 22 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.................................................. 23 1.4.3.Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ............................. 24 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ................................................... 31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức .......................................................... 32 1.5.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 32 1.5.2. Yếu tố khách quan .................................................................................. 34 Kết luận chương 1 .......................................................................................... 35 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ............................................. 36 2.1. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 36 2.1.1. Khái quát về khách thể khảo sát ............................................................ 36 2.1.2. Tổ chức khảo sát ................................................................................... 37 2.2. Thực trạng bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên ................................................................... 38 2.2.1. Đánh giá kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên ............................................................................................. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2.2. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường .................................................................................................... 48 2.3. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên .................................................... 50 2.3.1. Nhận thức của cán bộ công chức cấp phường về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức ................... 50 2.3.2.Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường của thành phố Thái Nguyên ...................... 51 2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường của thành phố Thái Nguyên ............................. 52 2.3.4. Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường của thành phố Thái Nguyên ................................... 55 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng .................................. 57 2.3.6. Những khó khăn trong quản lý bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường ......................................................................... 58 2.4. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 58 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 62 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN .................................................................... 63 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 63 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ......................................................................... 63 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và khả thi ......................................... 64 3.1.3. Đảm bảo tính khoa học và phù hợp đối tượng ....................................... 64 3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ ........................................................................... 65 3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................... 65 3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng ............................................................. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức cấp phường về tầm quan trọng của bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức. Viết giáo trình về bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường .................................................................................................... 65 3.2.2. Xác định nhu cầu và nội dung bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường. Mời giảng viên có trình độ, am hiểu về kỹ năng giao tiếp để giảng cho cán bộ, công chức cấp phường..................................... 68 3.2.3. Kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức xã phường ..................................................... 72 3.2.4. Bồi dưỡng thường xuyên kết hợp với tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức xã, phường ......................................................................... 75 3.2.5. Xây dựng môi trường văn hóa công sở và văn hóa quản lý công sở nhằm phát triển môi trường giao tiếp cho cán bộ, công chức .................................... 78 3.2.6. Thường xuyên phản hồi thông tin về việc thực hiện kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ, công chức ....................................................................... 81 3.2.7. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng .. 85 3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 87 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ............................................ 88 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 88 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 88 3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................... 88 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 88 Kết luận chương 3 .......................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 90 1. Kết luận ...................................................................................................... 90 2. Khuyến nghị ............................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng nội dung bồi dưỡng KNGT công vụ cho cán bộ công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên ....................................... 49 Bảng 2.2: Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường của thành phố Thái Nguyên ...... 53 Bảng 2.3: Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường ..................................... 55 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường ............................................................................ 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dù chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng nhân cách người cán bộ, công chức vẫn giữ vai trò quan trọng, nó có tính chất quyết định chất lượng, hiệu quả công việc. Trong nhân cách của cán bộ, công chức, thì đạo đức là gốc quy định sự tận tâm, tận lực của cán bộ, công chức với nền hành chính Nhà nước, tuy nhiên đạo đức suy cho cùng lại được thể hiện bằng hành vi ứng xử của con người nói chung và hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong đó kĩ năng giao tiếp công vụ là thành phần vô cùng quan trọng. Đạo đức công vụ nói chung, kĩ năng giao tiếp công vụ nói riêng ở nước ta đang được nhiều cán bộ lãnh đạo quan tâm xây dựng nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức mang tính chuyên nghiệp. Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu tác động phức tạp trong điều kiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, nhưng đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức đã giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Một số cán bộ, công chức nhà nước, chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Quan hệ của họ với nhân dân thậm chí còn chưa dân chủ, thiếu tôn trọng. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, công chức, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Vì vậy, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp 1
- công vụ cho cán bộ, công chức là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải thực hiện theo nhiều biện pháp, nhiều hình thức khác nhau. Trước yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên còn hạn chế trên nhiều mặt, đặc biệt là về kĩ năng giao tiếp công vụ. Vì vậy, khi xử lý công việc họ còn tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, không đúng với đường lối, lập trường, quan điểm giai cấp của Đảng, thiếu tôn trọng nhân dân. Do đó tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên” nhằm khắc phục những bất cập trên đây và góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kĩ năng giao tiếp công vụ, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên để xác định các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ thành phố đối với hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ nhằm góp phần thực hiện công cuộc cải cách hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Thái Nguyên và hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường và hoạt động quản lý bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 2
- 4. Giả thuyết khoa học Kĩ năng giao tiếp công vụ của cán bộ, công chức có thể được trau dồi, phát triển thông qua tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt chi bộ, họp chuyên môn. Nếu xác định hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức một cách đồng bộ, phù hợp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường. - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn này tác giả chỉ giới hạn trong việc đi sâu nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố đối với hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên. 7. Các quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng để có những thông tin ban đầu về tình hình giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm tìm hiểu thực trạng giao tiếp công vụ và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ công chức cấp phường thành phố Thái Nguyên. 3
- - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá những vấn đề thực tiễn, khảo nghiệm ở một số nội dung nhằm kiểm chứng biện pháp được đề xuất; việc khảo nghiệm được tiến hành ở thành phố Thái Nguyên. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của một số nhà khoa học, giảng viên kiêm chức và giảng viên chuyên trách có uy tín đang tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị, Trung tâm chính trị thành phố Thái Nguyên. - Phương pháp khảo nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm một số nội dung nhằm kiểm chứng biện pháp được đề xuất. 7.3. Phương pháp bổ trợ Luận văn sử dụng toán thống kê, phần mềm tin học để xử lý các số liệu của Đề tài. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức cấp phường ở thành phố Thái Nguyên. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ, công chức 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử phát triển của loài người, ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Nó thúc đẩy sự phát triển của tư duy, là cơ sở của nhận thức xã hội và là phương tiện để giao tiếp. Thông qua tiếng nói, mỗi người thực hiện việc giao tiếp trong xã hội. Ngày nay, ngoài tiếng mẹ đẻ, để tiếp nhận và giao tiếp trong cộng đồng nhân loại, con người còn dùng tiếng nước ngoài và các hình ảnh phi ngôn ngữ để giao tiếp. Vì vậy, khả năng giao tiếp trong xã hội được rộng mở, đa dạng và phong phú. Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học đã quan tâm đến các vấn đề giao tiếp. Các hoạt động giáo dục lao động, giáo dục sức khoẻ, giáo dục hình thành năng lực thực hành, năng lực hợp tác đã được coi trọng. Từ những hoạt động giáo dục, năng lực cá nhân được phát huy, thúc đẩy xã hội loài người phát triển. Khổng Tử (551 - 497TCN) (3) là một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Quốc thời cổ đại đã có tư tưởng gắn giáo dục với thực tiễn để tạo ta lớp người "trị quốc bình thiên hạ". Ông khẳng định "Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học kiểu như vậy chẳng có ích gì". Tư tưởng đó của Khổng Tử cho thấy người học ngoài việc học kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa còn phải học cách giao tiếp để giao tiếp thành công và hiệu quả trong công việc chuyên môn và lao động nghề 5
- nghiệp. Bởi giao tiếp là công cụ, phương tiện để con người trao đổi, chia sẻ thông tin và lĩnh hội thông tin trong quá trình lao động. Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki (1592 -1670) (6) là người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao tiếp rộng mở cho người học. Ông được coi là "ông tổ của nền sư phạm cận đại" và đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục thế giới. Tư tưởng giáo dục của J.A Comenxki là kết hợp giữa giáo dục nhà trường với hoạt động thực hành bên ngoài cuộc sống, nhằm giải phóng hình thức học tập "giam hãm trong bốn bức tường" của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định "học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ". Chính tư tưởng giáo dục trên cho thấy giao tiếp của học sinh không chỉ thực hiện trong nhà trường mà vượt ra khỏi phạm vi nhà trường. Môi trường giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp càng được mở rộng bao nhiêu thì tâm hồn người học càng phong phú bấy nhiêu. Thế kỷ XIX, C.Mác (1818-1883) và F.Anghen (1820 -1895) (dt 3) đã xây dựng học thuyết mới trong lịch sử phát triển loài người. Các ông không chỉ tổng kết, tìm ra quy luật của tiến trình phát triển trong triết học, kinh tế và xã hội; hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin có sức sống mãnh liệt qua không gian, thời gian mà các ông còn được coi là ông tổ của nền giáo dục hiện đại. C.Mác và F.Anghen đã xác định mục đích nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là tạo ra "con người phát triển toàn diện". Quan điểm giáo dục của hai ông là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất". Chính quan điểm này đã được Lênin kế thừa và phát triển thành hiện thực nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của C.Mác và F.Anghen, kết quả của giáo dục là con người có sức khoẻ, biết làm và có khả năng thích ứng với sự biến đổi của nghề nghiệp. Trong những nghiên cứu về giáo dục, Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ trong 6
- quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người mà trong đó kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện dẫn đến việc hình thành, phát triển nhân cách con người trong xã hội. Từ những năm đầu của thế kỷ XX, có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xã hội học đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp. Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện sinh Nhật Bản Mactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triết học người Nga B.M. Beccheriev.... đã có những nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trong đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến nghiên cứu hiện tượng tiếp xúc giữa con người với con người. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các nhà tâm lý học hiện đại, với nhiều công trình nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù giao tiếp như là một phạm trù cơ bản. Nó được thể hiện trong các công trình “giao tiếp là vấn đề của tâm lý học đại cương” của B.Ph Lotnov, “tâm lý học giao tiếp” của AA. Bodaliov (dt 15). Trong cuốn "Education for life" - (giáo dục vì cuộc sống), Donald Walters đã cung cấp cho các nhà giáo dục: “các bậc cha mẹ ở khắp nơi những kỹ thuật nhằm biến đổi giáo dục thành một quá trình toàn vẹn, một quá trình hài hoà giữa kiến thức sách vở với những kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống. Donald Walters đã khuyến khích mọi người ứng dụng một hệ thống giáo dục mà trong đó, nhấn mạnh sự tích hợp của việc giảng dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản cùng với nghệ thuật sống. Ông đã chỉ ra cho mọi người “thấy được toàn bộ cuộc sống là giáo dục và giáo dục không chỉ giới hạn ở những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường...” (dt 8). Đúng như Jesse J.Casbon nhận xét “Cuốn sách nói cho chúng ta biết về phương pháp cách nuôi dưỡng óc sáng tạo và trực giác ở mỗi đứa trẻ và làm sao có thể đánh thức những khả năng chưa được khai thác của trẻ” và hãy để “mỗi đứa trẻ là chính nó" (dt 8). 7
- Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa, các nước đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người trong xã hội mới. Một trong bốn trụ cột của nền giáo dục toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong những trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại. Câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống ?”, một trong những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện là phải có “kỹ năng giao tiếp”. Chương trình giáo dục các giá trị sống của Unesco được coi là đối tác của các nhà giáo dục trên toàn cầu. Đó là chương trình ứng dụng những kỹ thuật, kỹ năng đơn giản nhưng mang tính chuyên môn cao bao gồm kỹ năng lắng nghe tích cực, những câu hỏi theo dạng mở - đóng và cách thảo luận tìm ra hướng giải quyết. Chương trình này đã làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ, trang bị những giá trị tích cực, các kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trang bước vào đời (dt 9). Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh cùng với Phòng thương mại và công nghiệp có sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai”. Cuốn sách đã trình bày các kỹ năng và kiến thức mà yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề là các kỹ năng cần thiết không chỉ để con người có được việc làm mà nó còn làm cho con người tiến bộ trong tổ chức nhờ phát huy tiềm năng cá nhân, đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức đó. Các kỹ năng hành nghề do cuốn sách trình bày bao gồm có 8 kỹ năng, trong đó kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng được đề cập đầu tiên. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong xã hội. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới luôn tìm tòi để hoàn thiện trong quá trình giáo dục và giáo dục kỹ năng giao tiếp. 8
- Nhiều nước trên thế giới rất coi trọng công tác bồi dưỡng cán bộ nói chung và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nói riêng như Singapore, Úc, Mỹ, Nhật, Đức, Đài Loan vv… 1.1.2. Ở Việt Nam Trong lịch sử phát triển của dân tộc, của nhà nước Việt Nam, vấn đề về giao tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn hoá “Tiền của phân giàu nghèo, giao tiếp phân tầng văn hóa”. Người Việt xưa ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Quốc qua tác động bởi sự đô hộ gần một nghìn năm của phương Bắc, tác động của Khổng giáo, họ có những biểu hiện giao tiếp hoàn toàn khác với cách giao tiếp của người Việt Nam hiện đại. Trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau và những hoạt động giao tiếp được mỗi người quan tâm, nó được lưu truyền, gìn giữ, dạy và học... giữa mọi người trong xã hội. Từ trước đến nay, người Việt luôn hướng giao tiếp trong xã hội theo chủ nghĩa duy tình và nó được nâng lên thành một kiểu văn hoá giao tiếp của người Việt nhằm đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong cuộc sống. Không những thế, vấn đề giao tiếp còn là sự đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống và đấu tranh cho sự sinh tồn của mình. Cho nên, người xưa thường lưu truyền dạy nhau qua các thế hệ “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”... Đó là những kinh nhiệm quý báu đã được người xưa đúc kết, lưu truyền trong xã hội và nó chính là cách giao tiếp, cách giao tiếp ấy cũng phải học, phải dạy. Ca dao, tục ngữ của Việt Nam cũng thể hiện và đề cập nhiều đến vấn đề giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống, trong công việc và trong tình cảm lứa đôi. Do thể chế xã hội, ngôn ngữ giao tiếp của con người bị trói buộc trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến với những luật tục khắt khe nên hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Ví dụ: Trong 9
- tình yêu nam nữ, trai gái không thể tự do đến với nhau được bởi quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Họ không thể vượt qua giới hạn của hành vi giao tiếp cho phép, buộc phải thể hiện qua những lời bóng gió xa xôi, những câu ca dao, tục ngữ... đây chính là cách thức giao tiếp của tình yêu, được coi là nét đẹp văn hoá giao tiếp thời đại, là nền tảng để giáo dục, giúp con người hình thành nhân cách, sống có chuẩn mực đạo đức. Nhiều nét đẹp văn hóa, giao tiếp của người Việt trong suốt hàng nghìn năm, đến nay vẫn được giữ gìn và có giá trị trong cuộc sống. Nếu ngày xưa, thời phong kiến, giao tiếp bó hẹp trong phạm vi làng xóm, thôn bản, thì ngày nay giao tiếp đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ đó nữa. Nó đã vượt qua khỏi luỹ tre làng, đến mọi miền đất nước và vượt qua biên giới, đến với cộng đồng kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài... Vấn đề giao tiếp ở nước ta là những kỹ năng cơ bản để con người sống, chiến đấu, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau Cách mạng Tháng 8 năm1945, một số giao tiếp cũ đã bị phá vỡ cùng tập tục hà khắc, bởi nhiều nội dung mới trong giao tiếp được hình thành trên nền của xã hội mới. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự cạnh tranh, những thành tựu khoa học và thông tin bùng nổ... thì vấn đề giao tiếp trong xã hội được coi là điều kiện tất yếu để khẳng định sự thành công trong cuộc sống hay nói cách khác, đó là sự “cạnh tranh” để phát triển, là điều kiện tất yếu mở rộng mối quan hệ, khẳng định được thành công trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lê.... được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống. Có thể phân thành một số hướng nghiên cứu sau: 10
- - Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của con người, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phương tiện giao tiếp…có công trình của GS. Viện sỹ Phạm Minh Hạc, các tác giả Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh Huy… - Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp như là một tiến trình truyền đạt thông tin, các đặc điểm giao tiếp của người tham gia vào truyền thông, hướng này có các công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Khắc Viện… - Hướng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số đối tượng đặc biệt là Sinh viên Sư phạm, đề xuất những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa… - Hướng thứ tư: Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, kinh doanh, du lịch, sư phạm…. Có công trình của Mai Hữu Khuê, Nguyễn Thạc và Hoàng Anh, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Đính… - Nguyễn Văn Cường, nghiên cứu kỹ năng giao tiếp như là một thành phần năng lực của cán bộ quản lý, theo công kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho con người thành công trong công việc vì vậy cần thiết phải bồi dưỡng, phát triển kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức. Như vậy, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà Xã hội học, Tâm lý học nghiên cứu trên bình diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, nhìn chung các công trình đã được đề cập đến những vấn đề lý luận về giao tiếp trong tâm lý học như quan niệm về giao tiếp, vai trò, ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm không thống nhất về giao tiếp. Về mặt thực tiễn, các công trình, đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất nhiều. Nhiều công trình đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 335 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 265 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn