intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

180
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là ý luận về quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình GDPT mới ở trường THCS và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN NGỌC QUÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN NGỌC QUÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ QUANG THẢO THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Quý i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Tạ Quang Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Quý ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................ xi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................. 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................... 11 1.2.1. Quản lý..................................................................................................... 11 1.2.2. Hoạt động dạy học ................................................................................... 12 1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học ...................................................................... 15 1.2.4. Môn Khoa học tự nhiên ........................................................................... 15 iii
  6. 1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ..................................................................................... 16 1.3. Hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới .................................................................................................... 17 1.3.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; vị trí, vai trò của môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ........ 17 1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới .................................................................................................... 21 1.3.3. Nội dung dạy học môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................................................. 22 1.3.4. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................................................. 23 1.3.5. Hình thức dạy học môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................................................. 24 1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................... 26 1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ..................................................................................... 27 1.4.1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................... 27 1.4.2. Quản lý hoạt động dạy môn khoa học tự nhiên của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................... 28 1.4.3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới.............................................. 29 1.4.4. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên ...................... 30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học dạy học môn Khoa học Tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới ............................... 30 1.5.1. Năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng .......................................... 31 iv
  7. 1.5.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên .................................................................. 31 1.5.3. Chất lượng đầu vào của học sinh............................................................. 32 1.5.4. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...................................... 32 Kết luận chương 1.............................................................................................. 32 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI .................................. 33 2.1. Vài nét về giáo dục bậc THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ............ 34 2.1.1. Mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất .................................................. 34 2.1.2. Chất lượng giáo dục................................................................................. 34 2.1.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ............ 35 2.1.4. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học sơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ..................................................... 37 2.2. Tổ chức khảo sát ......................................................................................... 39 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 39 2.2.2. Khách thể, địa bàn khảo sát ..................................................................... 39 2.2.3. Nội dung, thời gian khảo sát .................................................................... 40 2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả ................................................... 40 2.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 41 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang về môn Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................... 41 2.3.2. Thực trạng dạy học các môn Khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. .................................................................................... 47 v
  8. 2.3.3. Thực trạng quản lý dạy học các môn Khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới............................................................................. 58 2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học các môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. ................................................... 64 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................... 66 2.4.1. Điểm mạnh............................................................................................... 66 2.4.2. Tồn tại hạn chế ........................................................................................ 67 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế .................................................................. 67 Kết luận chương 2.............................................................................................. 69 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG ........................................................................... 70 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 70 3.1.1. Đảm bảo tính nhất quán với mục tiêu giáo dục ....................................... 70 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa ....................................................... 70 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và tính đặc thù.................................................... 71 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả ................................................................ 71 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 71 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên ...................... 71 3.2.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học ................................................ 73 3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dựa vào năng lực ...................................................................................................................... 75 vi
  9. 3.2.4. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ......... 77 3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên .. 81 3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực .................................................................................. 84 3.2.7. Quản lý tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...................... 86 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 87 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp. .................. 88 3.4.1. Quy trình khảo nghiệm ............................................................................ 88 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 90 Kết luận chương 3.............................................................................................. 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 98 1. Kết luận .......................................................................................................... 98 2. Khuyến nghị................................................................................................. 100 2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang ........................................................ 100 2.2. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Yên Dũng ........................................... 100 2.3. Đối với phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng ............................................... 100 2.4. Đối với CBQL trường THCS huyện Yên Dũng ....................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 102 PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt Ghi chú 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông 4 GD Giáo dục 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GV Giáo viên 7 HĐDH Hoạt động dạy học 8 HĐND Hội đồng nhân dân 9 HS Học sinh 10 KHTN Khoa học tự nhiên 11 KT-XH Kinh tế - Xã hội 12 PPDH Phương pháp dạy học 13 QLGD Quản lý giáo dục 14 THCS Trung học cơ sở 15 THPT Trung học phổ thông 16 TT-BGDĐT Thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo 17 UBND Ủ ban nhân dân viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng đội ngũ GV giảng dạy các môn khoa học tự nhiên các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang .............. 36 Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ................................................................ 38 Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về định hướng đổi mới chung theo CTGDPT mới ................................................................. 42 Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về định hướng đổi mới môn KHTN theo CTGDPT mới ........................................................ 44 Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học các môn Khoa học tự nhiên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới .......... 47 Bảng 2.6: Thực trạng thực hiện nội dung dạy học các môn Khoa học tự nhiên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới .......... 51 Bảng 2.7: Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học các môn Khoa học tự nhiên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ......... 53 Bảng 2.8: Thực trạng việc sử dụng hình thức dạy học các môn Khoa học tự nhiên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới .......... 55 Bảng 2.9: Thực trạng hình thức học tập các môn KHTN của học sinh các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang .............................. 56 Bảng 2.10: Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn Khoa học tự nhiên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới........................................................................................... 57 Bảng 2.11: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các môn khoa học tự nhiên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới........................................................................................... 59 Bảng 2.12: Thực trạng quản lý hoạt động dạy các môn khoa học tự nhiên của giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ..................................................................................................... 60 ix
  12. Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động tổ KHTN theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................................ 62 Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học các môn KHTN theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới........................................................................................... 63 Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học các môn KHTN theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ........... 65 Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp ................................. 90 Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .................................... 92 x
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Độ tuổi đội ngũ CBQL trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ............................................................................................. 39 Biểu đồ 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ................................... 66 Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp.............................................. 94 Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp ................................................ 94 Biểu đồ 3.3: Mối quan hệ của các biện pháp..................................................... 95 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời đại ngày nay với toàn cầu hoá hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc; khối lượng thông tin, tri thức nhân loại tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, nhân tố quan trọng vừa là nền tảng và là động lực góp phần quyết định tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc được xác định và nhận thức rõ chính là giáo dục và đào tạo. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời đại mới. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc; chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác, thế giới trong đó có Việt Nam bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội, là một bước tiến so với các chương trình giáo dục phổ thông trước đó. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức được trang bị 1
  15. vào thực tiễn; học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế; không đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Hơn nữa,các nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ chương trình coi trọng nội dung giáo dục sang chương trình coi trọng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Chính vì vậy, chương trình giáo dục Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/1/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/ 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới kèm theo Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Theo Nghị quyết 51/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017 thì "Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông". Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới có những thuận lợi, xong gặp nhiều thách thức đó là dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, năng lực chuyên môn, 2
  16. nghiệp vụ của đội ngũ thực hiện chương trình. Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó có môn Khoa học tự nhiên bậc THCS hiệu quả và thành công cần tăng cường công tác quản lý tất cả các khâu trong quá trình giáo dục trong đó việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, đồng thời là nhân tố góp phần quyết định chất lượng GD&ĐT. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình GDPT mới ở trường THCS và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, môn Khoa học tự nhiên trong CTGDPT mới, quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học các 3
  17. môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp. 5. Giả thuyết khoa học Thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học các môn Tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã được quan tâm của các cấp, các ngành như: Chuẩn bị phòng thí nghiệm thực hành, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; các nhà trường đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh…. Tuy vậy việc triển khai thực hiện chương trình môn KHTN trong CTGDPT mới đối với các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang vẫn gặp phải không ít khó khăn. Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới có tính hiệu quả và khả thi thì công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường được nâng lên, góp phần thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Tiếp cận nghiên cứu quản lý hoạt động dạy dạy học môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) ở các trường THCS theo định hướng CTGDPT mới. Chương trình môn Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. - Khách thể khảo sát: - Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh một số trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 4
  18. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các Văn kiện của Đảng, Nhà nước và những tài liệu lý luận liên quan đến quản lý, quản lý hoạt động dạy học, môn học KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới. - Nghiên cứu tài liệu, sách báo, báo cáo khoa học về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, môn học KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra trên đối tượng là cán bộ quản lý trường học, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh một số trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm thu thập thông tin về thực trạng việc tổ chức dạy học, công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHTN. - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Trao đổi với lãnh đạo phòng GD&ĐT, CBQL trường học, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh để làm sáng tỏ thực trạng của công tác quản lý hoạt động dạy học các môn Tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. - Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ hoạt động dạy học tại các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xây dựng các phiếu hỏi với mục đích xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia (CBQL giáo dục, giáo viên, các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm) về một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đề xuất để đánh giá, xem xét tính phù hợp, tính khả thi. 7.3. Phương pháp hỗ trợ Sử dụng toán thống kê, tính tần suất (tỷ lệ phần trăm) để sử lý kết quả điểu tra, phân tích kết quả nghiên cứu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, 5
  19. Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 6
  20. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học luôn tồn tại và sôi động. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu các đề tài về QLGD có tính hàn lâm với những khía cạnh khác nhau. Năm 1956, tác giả A.Pôpốp (nhà sư phạm và QLGD của Liên Xô cũ) đã biên soạn cuốn “Quản lý trường học” [1] là một tập hợp khá hoàn chỉnh các chỉ dẫn cho hoạt động thực tiễn của những người làm công tác QLGD, đặc biệt là quản lý trường học; trong đó có quản lý hoạt động dạy học. Trong quá trình phát triển giáo dục Xô Viết (cũ), nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã biên soạn nhiều sách, tài liệu vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn về công tác quản lý quá trình sư phạm chủ yếu diễn ra trong nhà trường: Quản lý quá trình giáo dục, quản lý quá trình dạy học (trong đó có quản lý hoạt động dạy học) . Đặc biệt, M.I Kôndakốp [33], nhà lý luận và hoạt động thực tiễn xuất sắc của Liên Xô (cũ) đã dày công nghiên cứu những vấn đề về QLGD. Năm 1987, Viện quản lý và Kinh tế giáo dục thuộc Viện Hàn lâm sư phạm Liên Xô (cũ) đã tổng kết những thành tựu nghiên cứu về quản lý trường học qua nhiều năm, trình bày những quan điểm mới nhất về QLGD nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng của các học giả Xô Viết tính đến thời điểm đó, các nhà nghiên cứu QLGD Xô Viết thống nhất cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên”. Đó chính là quản lý hoạt động dạy học. Các nước phương Tây, nhiều nhà khoa học cũng quan tâm nghiên cứu QLGD nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Năm 1968, các tác giả 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2