Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
lượt xem 7
download
Đề tài này nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần phòng ngừa tình trạng tảo hôn của HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chất lượng dân số của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHƯƠNG CAO QUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA NẠN TẢO HÔN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHƯƠNG CAO QUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA NẠN TẢO HÔN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phí Thị Hiếu THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Khương Cao Quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phí Thị Hiếu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo ở các trường Bán trú THCS huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Khương Cao Quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA NẠN TẢO HÔN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ ....................... 5 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 5 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 11 1.2.1. Quản lý giáo dục ...................................................................................... 11 1.2.2. Tảo hôn, nạn tảo hôn, nạn tảo hôn của HS .............................................. 12 1.2.3. Phòng ngừa, phòng ngừa nạn tảo hôn ..................................................... 15 1.2.4. Giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn ........................................................... 15 1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn của HS ................ 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ............................................. 16 1.3.1. Trường PTDTBT THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân ................... 16 1.3.2. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của HS phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........................................................................................ 17 1.3.3. Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS..................................................... 19 1.3.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ................................. 20 1.3.5. Lực lượng giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ................................................. 26 1.4. Lý luận về quản lý giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ........................................................................... 28 1.4.1. Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS với vai trò quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn của HS ............................................... 28 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ........................................................... 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ................................. 33 1.5.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 33 1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 35 Kết luận chương 1.............................................................................................. 37 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA NẠN TẢO HÔN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................................. 39 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................. 39 2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát .................................................................. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 41 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điên Biên Đông, tỉnh Điện Biên ..... 42 2.2.1. Thực trạng nạn tảo hôn của HS các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ............................................................. 42 2.2.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ................................. 43 2.3.2. Thực trạng các nội dung giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS..................................................................... 46 2.3.3. Thực trạng các phương pháp giáo dục, phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ........................................................... 52 2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS..................................................... 53 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điên Biên Đông, tỉnh Điện Biên ....... 56 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS..................................................... 56 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ........................................................... 63 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS ........................................................... 66 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS........................................ 69 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ............................................................................... 72 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................... 77 2.6.2. Hạn chế .................................................................................................... 77 Kết luận chương 2.............................................................................................. 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA NẠN TẢO HÔN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN .......................................................... 82 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................... 82 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ........................................................... 82 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .......................................................... 82 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ............................................................. 82 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .......................................................... 83 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.......................................................................................... 83 3.2.1. Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở trường PTDTBT THCS ....................................................................................... 83 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn trong môi trường học đường cho lực lượng GV chủ nhiệm, GV bộ môn và cho đội ngũ những người làm công tác quản lý HS bán trú ở trường PTDTBT THCS ................................... 86 3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn ở trường PTDTBT THCS ............. 88 3.2.4. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc quản lý hoạt động giáo dục, phòng ngừa nạn tảo hôn ở các trường PTDTBT THCS ..................................... 90 3.2.5. Xây dựng kế hoạch và quy trình thực hiện công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS bán trú trong trường PTDTBT THCS một cách khoa học phù hợp với điều kiện nhà trường .... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.6. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở trường PTDTBT THCS .............................. 94 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 96 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ....................... 97 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 97 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 97 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ...................................................................... 97 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 97 Kết luận chương 3.............................................................................................. 99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100 1. Kết luận ........................................................................................................ 100 2. Khuyến nghị................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 106 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BGDĐT : Bộ giáo dục đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số GV : Giáo viên HS : Học sinh PTDTBT THCS : Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú TDTT : Thể dục thể thao UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số lượng HS các trường PTDTBT THCS tảo hôn trong năm học 2017 - 2018 ......................................................... 43 Bảng 2.2. Nhận thức của CBQLGD, GV và HS về vai trò của hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điên Biên Đông, tỉnh Điện Biên ........... 44 Bảng 2.3. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điên Biên Đông, tỉnh Điện Biên ...................................... 47 Bảng 2.4. Thực trạng về mức độ thực hiện và kết qủa đạt được của các chủ thể tham gia giáo dục, phòng ngừa nạn tảo hôn ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên .................................................................. 50 Bảng 2.5. Thực trạng về phương pháp giáo dục, phòng ngừa nạn tảo hôn ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ............................................................................. 52 Bảng 2.6. Thực trạng về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ...................................... 54 Bảng 2.7. Căn cứ để xây dựng nội dung kế hoạch giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ................................................. 56 Bảng 2.8. Các loại kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS..................... 58 Bảng 2.9. Nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ........................................................... 60 Bảng 2.10. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ...................................... 64 Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ........................... 67 Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ...................................... 70 Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điên Biên Đông, tỉnh Điện Biên ...................................... 72 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất...................... 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi thực hiện việc kết hôn ngoài yếu tố tự nguyện thì một trong những điều kiện bắt buộc phải tuân thủ là độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình (2014), độ tuổi kết hôn với nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Quy định này dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của nam nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có khả năng đảm đương trách nhiệm làm vợ chồng, cha mẹ khi bước vào cuộc sống gia đình. Tuân thủ quy định về tuổi kết hôn là cơ sở cần thiết để hạnh phúc gia đình bền vững. Hiện nay trên cả nước việc nam nữ kết hôn trước tuổi luật quy định vẫn diễn ra thường xuyên ở một số vùng miền trên cả nước, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi nơi mà trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống còn lạc hậu. Tục tảo hôn vừa thể hiện sự cổ hủ, sự lỗi thời của chế độ phong kiến xưa, vừa kìm hãm sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua thực tiễn công tác ở các tỉnh miền núi chúng tôi nhận thấy, hiện tượng tảo hôn gây ra nhiều hậu quả cho thanh thiếu niên. Thứ nhất, tảo hôn dẫn đến hậu quả mang thai sớm và sinh đẻ trong lứa tuổi chưa thành niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện. Mặt khác, do vẫn còn quá trẻ, nên thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và chưa sẵn sàng tâm lý để mang thai đã ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi và tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 01 tuổi và dưới 05 tuổi, đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Thứ hai, tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực. Tảo hôn để lại những hậu quả khó lường cho thế hệ tương lai. Tảo hôn cản trở sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, thế hệ nối tiếp theo của các cặp tảo hôn được sinh ra chậm phát triển, suy dinh dưỡng, dị tật hoặc mắc các bệnh khác cao hơn so với những trẻ em được sinh ra từ các cặp bố mẹ khác. Thứ ba, tảo hôn làm cho thanh thiếu niên rơi vào vòng luẩn quẩn giữa đói nghèo - thất học - tảo hôn: Đói nghèo - thất học - tảo hôn là một vòng luẩn quẩn, là một chuỗi các mắt xích khép kín, khó có lối thoát. Thực tế cho thấy, nơi nào có tỷ lệ đói nghèo cao thì tỉ lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- tảo hôn cũng cao. Như chúng ta đã nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên, ở góc nhìn này, chúng ta thấy trình độ phát triển kinh tế và giáo dục còn là hậu quả của tảo hôn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Huyện Điên Biên Đông thuộc huyện vùng cao, người dân tộc thiểu số chiếm 97%. Trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ đóng trên địa bàn huyện, nhưng phần lớn là HS con em dân tộc , dân tộc Thái chiếm trên 50%, dân tộc Sinh Mun chiếm trên 35%, dân tộc Mông chiếm 10% còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng. Người dân tộc thiểu số có đời sống tinh thần đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp đậm đà bản sắc góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam thì tảo hôn là một hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số. Những cặp vợ chồng tảo hôn cũng không biết rằng chính việc tảo hôn đã đem lại bao hệ lụy cho bản thân, gia đình, xã hội và cộng đồng. Theo quan điểm của họ thì lấy vợ về để giúp gia đình làm nương rẫy, lo toan cuộc sống; trai gái gặp nhau thấy thích là "cướp vợ”,… Vì vậy trong những năm qua, mặc dù đã được tuyên truyền giáo dục, song nạn tảo hôn ở Điện Biên Đông nói chung, trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ nói riêng vẫn còn tồn tại. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Điện Biên Đông, trong ba năm gần đây tổng số cặp vợ chồng tảo hôn của địa bàn huyện: năm 2015 có 58 cặp chiếm 17%; năm 2016 có 57 cặp chiếm 24,3%; năm 2017 có 52 cặp chiếm 23,3%. Trong đó, số HS của trường năm học 2014 - 2015: 13 em; năm 2015 - 2016: 15 em; năm 2016- 2017: 9 em. Xuất phát từ những lý do trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần phòng ngừa tình trạng tảo hôn của HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chất lượng dân số của xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức và pháp luật cho HS ở các trường PTDTBT THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên trong thời gian qua đã được quan tâm nhưng chất lượng còn chưa cao. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường PTDTBT THCS, đặc điểm tâm lý của HS dân tộc thiểu số... thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS 5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 6. Giới hạn nghiên cứu 15 CBQL, 12 cán bộ phụ trách HS bán trú, 48 GV, 214 HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử: để xác định các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp cơ bản nhất trong đề tài để tiến hành lấy ý kiến của các khách thể điều tra thông qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng vấn đề tảo hôn của HS dân tộc thiểu số tại các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn HS, phụ huynh, GV, CBQL các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; phỏng vấn các cán bộ phụ trách lĩnh vực dân số, văn hóa xã hội, lãnh đạo chính quyền huyện Điện Biên Đông để thu thập thông cần thiết cho đề tài. Trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để làm rõ thực trạng tảo hôn của HS ở trường PTDTBT THCS với thực tế tại địa phương. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu: sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu thực trạng và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; phụ lục; danh mục tài liệu tham tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tình trạng tảo hôn cho HS ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA NẠN TẢO HÔN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về gia đình nói chung, về gia đình các dân tộc thiểu số, các phong tục tập quán, giá trị, chuẩn mực, định hướng giá trị nói riêng đã và đang là mảng đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Một số hiện tượng xã hội lệch chuẩn như bạo lực gia đình, kết hôn sớm… cũng được nhiều tác giả đề cập trong một số công trình nghiên cứu, trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng tảo hôn đối với việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em, ngày 8/10/2003, trong Báo cáo thường niên, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã tuyên bố rằng: “Kết hôn sớm, có thai ngoài ý muốn và HIV/AIDS ở độ tuổi vị thành niên trên thế giới đang là mối đe dọa cho sự phát triển và chúng ta cần phải chiến đấu chống lại giống như cuộc chiến chống nghèo đói” [59]. Có thể khẳng định rằng: xã hội càng văn minh thì số lượng người kết hôn sớm càng giảm. Trên thế giới, tại các nước công nghiệp phát triển, người ta thường thấy một xu hướng tương đối phổ biến là tuổi kết hôn lần đầu muộn hơn so với các thế hệ trước; rất hiếm các trường hợp kết hôn sớm trước tuổi quy định. Trong khi đó, ở các nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp, các nước đang phát triển vẫn còn tồn tại hiện tựợng tảo hôn. Theo báo cáo mới đây của UNICEF, 74% bé gái vùng Amhara bị ép lấy chồng trước 15 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân quá nghèo khổ, họ muốn gả con để họ và con khỏi bị chết đói. Người dân ở đây cho tảo hôn là một hiện tượng bình thường vì đây là một tục lệ tồn tại đã lâu trong lịch sử, họ sợ bị mang tiếng xấu nếu không tìm được chỗ gửi gắm con gái trước tuổi thành niên, họ sợ con mình sẽ phải sống độc thân suốt đời và không được cộng đồng thừa nhận; và một nguyên nhân nữa là vấn đề trinh tiết, họ sợ không bảo vệ được đứa trẻ, nếu đứa trẻ bị hãm hiếp thì khổ cho cả gia đình [57]. Một nhiên cứu khác của UNICEF trong sáu quốc gia Tây Phi cho thấy 44% phụ nữ được điều tra từ 20 - 24 tuổi ở Niger đã kết hôn ở độ tuổi dưới 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vì cần phải theo truyền thống, củng cố mối quan hệ giữa các cộng đồng và bảo vệ các cô gái để không mang thai ngoài giá thú. Trong cộng đồng nghiên cứu, tất cả các quyết định về thời gian của hôn nhân và sự lựa chọn đối tượng kết hôn được thực hiện bởi những người cha. Ở Bangladesh, nhiều cô gái đã kết hôn ngay sau khi dậy thì, một phần để giải phóng cha mẹ của họ từ một gánh nặng kinh tế và một phần để bảo vệ sự thuần khiết tình dục của các cô gái. Ở Albania, các gia đình ở khu vực nông thôn giảm nghèo đói bằng cách khuyến khích con gái mình kết hôn sớm với những người có tiềm năng kinh tế để có công ăn việc làm và để tránh các mối đe dọa bị bắt cóc. Ở Yemen, gần 50% các cô gái làm hôn thú trước 18 tuổi, một số từ lúc 8 tuổi. Trên thực tế, luật tại Yemen cho phép các thiếu nữ, con gái làm hôn thú bất cứ vào tuổi nào, nhưng cấm việc giao du tình dục với họ cho tới khi họ đủ phát triển. Theo một khảo sát năm 2012 của Liên Hợp Quốc, có đến 30% phụ nữ ở Guatemala kết hôn trước lứa tuổi qui định và 39.000 trẻ em kết hôn mỗi ngày ở Ấn Độ. Nạn tảo hôn phổ biến ở nông thôn hoặc những khu vực có tỉ lệ mù chữ cao. Hầu hết, những cô bé bị ép bỏ học và kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi hơn mình, có khi là gấp đôi số tuổi của các em. Ở Afghanistan, những cô dâu “nhỏ” đã tự thiêu để chấm dứt nỗi đau cùng cực không có hồi kết. Thật thương tâm khi đối với các em cái chết còn dễ chịu hơn sự sống. Năm 2017, khoảng 14% phụ nữ Indonesia kết hôn khi chưa tròn 18 tuổi và 1% kết hôn trước tuổi 15. Báo cáo về tảo hôn đầu tiên của Indonesia thực hiện bởi chính quyền và UNICEF năm 2016 khẳng định tảo hôn là vi phạm nghiêm trọng quyền con người của trẻ em gái, bao gồm quyền đi học, quyền sức khỏe, quyền có thu nhập trong tương lai và quyền được đảm bảo an toàn. Nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Plan cho thấy tảo hôn "gây ra những hậu quả mang tính tàn phá, dẫn đến đói nghèo lâu dài, rủi ro về sức khỏe liên quan đến việc mang thai sớm". Các cô dâu trong những trường hợp tảo hôn cũng thường là nạn nhân của bạo hành gia đình. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Fielding của UCLA phát hiện có khoảng 78.000 trẻ em Mỹ từ 15 đến 17 tuổi đã kết hôn. Brazil là nơi có số vụ kết hôn trẻ em lớn thứ tư trên thế giới. Khoảng 1 triệu phụ nữ ở độ tuổi 20-24 đã kết hôn trước khi được 15 tuổi và 3 triệu người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- kết hôn trước 18 tuổi. Tuổi kết hôn trung bình có sự đồng thuận của cha mẹ ở Brazil là 16 tuổi, trong khi tuổi trung bình có thai còn nhỏ hơn. Tảo hôn là một vấn nạn cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Người ta ước tính rằng tới năm 2050, thế giới có khoảng 1,2 tỉ cô dâu chưa đến tuổi vị thành niên, chiếm khoảng 20% nữ giới. Những cô gái này bị tổn thương nặng nề về tinh thần và thể chất. Theo quy định của Ôt-xtrây-lia, người chưa thành niên được kết hôn phải có sự tư vấn của người giám hộ, cha mẹ hoặc cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt với sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan tư pháp địa phương hoặc tòa án các cấp. Ở Ấn Độ, tòa án tối cao Delhi đưa ra những phán quyết nghiêm khắc để trừng phạt những người vi phạm Luật nghiêm cấm Hôn nhân trẻ em. Bất cứ trường hợp kết hôn giữa nam dưới 21 tuổi và nữ dưới 18 tuổi sẽ bị tuyên án là vô hiệu. Trẻ em gái đều có quyền tiếp cận với Tòa án theo mục 3 điều luật này để tìm kiếm việc bảo vệ các quyền của mình thông qua hệ thống tư pháp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp hôn nhân với trẻ em gái dưới 16 tuổi được coi là đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội theo điều 376 của Bộ luật Hình sự Ấn Độ và sẽ bị truy tố, xét xử. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới chỉ đề cập đến thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, giáo dục HS để phòng ngừa nạn tảo hôn và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho HS vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục có những công trình nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phòng ngừa và chấm dứt nạn tảo hôn ở các quốc gia hiện nay, đặc biệt là chấm dứt nạn tảo hôn ở môi trường học đường để các em có thể được sống, học tập và phát triển toàn diện về nhân cách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số cho mỗi quốc gia, cho nhân loại. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Thực trạng cho thấy tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) và hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán. Những hủ tục như cướp vợ, hứa hôn, cưỡng ép hôn mang tính gả bán, tục “nối dây”, tâm lý sớm có con đàn cháu đống, có người nối dõi, kết hôn sớm để gia đình có thêm người làm nương rẫy, quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- của cải sang họ khác... là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kết hôn sớm, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam, các tin tức, bài viết về vấn đề hôn nhân gia đình, đặc biệt là vấn đề tảo hôn xuất hiện tương đối nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc mới chỉ được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Năm 2003, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm hôn nhân và gia đình các dân tộc H'Mông và Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng". Công trình nghiên cứu này đã đi sâu phân tích, phản ánh rõ nét những đặc điểm cũng như thực trạng hôn nhân và gia đình của hai dân tộc H’Mông và Dao đồng thời đã đưa ra được những khuyến nghị cụ thể giúp cho việc hoạch định chính sách về dân số và gia đình. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tập trung đánh giá những vấn đề về hôn nhân và gia đình, như người quyết định hôn nhân, tiêu chí lựa chọn trong hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu,... nhóm tác giả cũng đã đề cập đến hiện tượng tảo hôn, việc đăng ký kết hôn, các nghi lễ trong hôn nhân và một số đặc điểm về gia đình của hai dân tộc H’Mông và Dao ở hai địa phương trên [40]. Tác giả Đỗ Thuý Bình - Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (nay là Viện Gia đình và Giới) trong đề tài "Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" (1994) đã mô tả tương đối chi tiết thực trạng hôn nhân và gia đình ở đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam; phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là phong tục tập quán đối với vấn đề hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc [6]. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương với đề tài: "Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam", luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007. Kết quả nghiên cứu khẳng định vị trí, vai trò của phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình là hết sức cần thiết trong việc "hỗ trợ" Luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình đối với nhóm chủ thể đặc thù là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật hôn nhân và gia đình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- dễ dàng đi vào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, chung sống không đăng ký kết hôn… nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam [33]. Tác giả Hoàng Thị Tây Ninh với đề tài "Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang", luận văn thạc sĩ xã hội học - trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008 đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố tác động đến hiện tượng kết hôn sớm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ kết hôn sớm để tăng cường chất lượng sống của các gia đình trẻ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở địa bàn nghiên cứu [30]. Tác giả Nguyễn Văn Mạnh có bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) năm 2017, đề cập đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả chỉ ra rằng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân tộc thiểu số còn diễn biến khá phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới nạn tảo hôn, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về nhận thức, ảnh hưởng nặng nề từ những quan niệm, tập tục lạc hậu; do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu công ăn việc làm; do các chế tài xử phạt vi phạm hôn nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống [28]. Trong cuốn sách “Bàn về giáo dục pháp luật” của Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Các tác giả đã đưa ra khái niệm giáo dục pháp luật, nghiên cứu về đối tượng, vai trò, chủ thể, phương pháp giáo dục, làm rõ mục đích của việc giáo dục pháp luật từ đó làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu. Tác giả Dương Thanh Mai với đề tài luận án tiến sĩ năm 1996 “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp” đã đi sâu phân tích công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Tác giả Ths. Phạm Minh Sơn có bài viết đăng trên trang báo Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình ngày 10/4/2016, đã đề cập đến rất nhiều nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn