Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM NGÂN HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM NGÂN HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Minh Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Học viên thực hiện Phạm Ngân Hà i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục đã tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục khoá 23 (2015 - 2017). Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Minh Huế đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác. Xin gửi lời cảm ơn và chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ v MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 5 8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................................... 8 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................ 8 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................... 8 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................... 10 1.2. Khái niệm công cụ ........................................................................... 13 1.2.1. Tai nạn thương tích ....................................................................... 13 1.2.2. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ....... 14 1.3. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 15 1.3.1. Mục tiêu của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 15 1.3.2. Yêu cầu và nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ............................................................................ 16 iii
- 1.3.3. Phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ........................................................................................ 20 1.3.4. Giáo viên trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ................................................................................................... 29 1.4. Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........................................................................................ 31 1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non .................................. 31 1.4.2. Mục tiêu quản lý............................................................................ 31 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non .................................................................................. 32 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em....................................................... 38 1.5.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 38 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 39 Kết luận chương 1 ................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ............... 43 2.1. Khái quát khảo sát về thực trạng ...................................................... 43 2.1.1. Khái quát về giáo dục mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 43 2.1.2. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 44 2.1.3. Nội dung khảo sát.......................................................................... 44 2.1.4. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 45 2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu ................................. 45 2.2. Thực trạng nhận thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............. 45 iv
- 2.2.1. Nhận thức về mục tiêu, nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ............................................................................................ 45 2.2.2. Nhận thức về phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ..................................................................................... 48 2.2.3. Nhận thức về nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ........................................................................ 49 2.3. Thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............. 50 2.3.1. Thực trạng thực hiện các nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ......... 50 2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.................................................................................... 51 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh..... 53 2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 53 2.4.2. Thực trạng phương pháp quản lý .................................................. 61 2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nại thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........ 62 2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ............................................ 63 2.5.1. Những ưu điểm.............................................................................. 63 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ............................ 64 Kết luận chương 2 ................................................................................... 66 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ........................ 67 3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ............................................. 67 v
- 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................. 67 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 67 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 68 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 68 3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................. 68 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ...................................................... 68 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV, NV về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, cũng như công tác quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ........................................................................ 68 3.2.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh .......................................................... 71 3.2.3. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV .......................................... 74 3.2.4. Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ................................................................................................... 76 3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ....................................... 81 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất ........................................... 85 3.4. Khảo nghiệm sư phạm ..................................................................... 85 3.3.1. Mục tiêu......................................................................................... 86 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 86 Kết luận chương 3 ................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 91 1. Kết luận ............................................................................................... 91 2. Khuyến nghị ........................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 95 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ CBQL : Cán bộ quản lý CSGD : Chăm sóc giáo dục CSVC : Cơ sở vật chất GD : Giáo dục GDĐT : Giáo dục đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên NV : Nhân viên PCTNTT : Phòng chống tai nạn thương tích TC : Trò chơi iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non .............................................. 46 Bảng 2.2. Nhận thức về nội dung PCTNTT cho trẻ mầm non ........... 47 Bảng 2.3. Nhận thức về phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ .............................................................. 48 Bảng 2.4. Nhận thức về nội dung quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ....................................................... 49 Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 50 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện sử dụng phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh............................... 52 Bảng 2.7. Thực trạng công tác lập kế hoạch PCTNTT cho trẻ ........... 54 Bảng 2.8. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện PCTNTT cho trẻ ... 57 Bảng 2.9. Kết quả chỉ đạo hoạt động PCTNTT cho trẻ ...................... 58 Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của CB, GV trong hoạt động PCTNTT cho trẻ ....................................... 60 Bảng 2.11. Thực trạng và kết quả sử dụng các phương pháp trong hoạt động PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non ................... 61 Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non ............................ 62 Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ...................................................................................... 87 Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất ...................................................................................... 88 v
- vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lí luận Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Phát triển GD là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định "GD là quốc sách hàng đầu", trong đó GD mầm non là một bộ phận cấu thành của hệ thống GD quốc dân, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. GD mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21 Luật GD 2005). Mục tiêu của GD mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. Với đặc điểm phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, với vai trò quan trọng của việc GD trẻ nên GD mầm non có những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà không một bậc học nào có được, đó là đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ: nuôi dưỡng, chăm sóc và GD. Trong ba nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ chăm sóc nói chung trong đó việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ có vị trí vô cùng quan trọng mà nhà trường gia đình và xã hội cần chung tay phối hợp thực hiện để đảm bảo cho trẻ có được thể chất khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái khi tham gia vào các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình. Hiện cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này tại nước ta, như công trình nghiên cứu “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015), “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non A xã Ngọc Hồi” của tác giả Trịnh Thị Lan Ngọc (2014), cũng như một số công trình nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng nhằm đảm bảo an 1
- toàn về mặt thể chất cho trẻ em như công trình “Khảo sát khẩu phần ăn trưa và bữa phụ” của tác giả Lê Thị Khánh Hoà (1983), “Điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo ở một số trường phía Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm (1989), “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở một số trường mẫu giáo” của tác giả Võ Thị Cúc (1992). Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình liên quan tới công tác quản lý trong các đơn vị mầm non như: Công trình “Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường mầm non của hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu (2001), công trình “Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội” của tác giả Dương Thuý Quỳnh (1999), công trình “Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường mầm non quận Hai Bà Trưng” của tác giả Bùi Thị Kim Xuân (2004), “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm GD mầm non của hiệu trưởng trường mầm non” của tác giả Vũ Thị Thu Hằng (2008),…Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến công tác CSGD trẻ em ở trường mầm non, các giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục trong đó có quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, đặc biệt dưới góc độ quản lý. 1.2. Về mặt thực tiễn Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, có nhiều tai nạn thương tích hết sức thương tâm đã cướp đi sinh mạng và để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, nhà trường và xã hội. Điển hình như: Tháng 6/2013, một bé trai 4 tuổi tử vong khi hóc miếng thịt chưa được nhai và nuốt hết (Cẩm Phả). Ngày 23/06/2011, bé Minh (Lê Chân, Hải Phòng) đang ngủ tại nơi trông trẻ thì bị chiếc TV 29 inch từ trên kệ gỗ rơi trúng đầu. Em bị chấn thương sọ não, rồi tử vong. Ngày 29.10.2014, trong khi chơi với bạn, cháu Vũ Công Minh 6 tuổi (ở Nam Định) bị đập đầu vào đầu bạn khiến thái dương phải lún móp gây chấn thương sọ não. Bé 2
- Phạm Ánh Nhật quê ở Đăklăc (6 tuổi) nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, lưỡi cháy đen và co rút biến dạng sau khi nghịch phích cắm từ máy phát điện năng lượng mặt trời… Tai nạn thương tích ở trẻ em đã để lại hậu quả đáng tiếc cho gia đình, nhà trường, trở thành một gánh nặng đối với xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, trong những năm qua tại Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành GD thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích nói riêng và công tác GD toàn diện cho trẻ ở các trường mầm nói chung đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ về qui mô trường, lớp; chất lượng giáo dục. Trong năm học các trường mầm non trong Thành phố đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn về thân thể và tinh thần cho trẻ. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non được nâng lên… kết quả của các hoạt động đã góp phần quan trọng trong quá trình GD toàn diện nhân cách cho trẻ ở các trường mầm non. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định đặc biệt là công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ như: Hoạt động quản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để; kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích còn chung chung khó thực hiện; đội ngũ cán bộ, GV, NV thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn nội dung “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trẻ cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu 3
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế các nhà trường và đặc điểm đối tượng trẻ mầm non để vận dụng trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thì sẽ đảm bảo được an toàn cho trẻ và góp phần nâng cao được chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. 6. Phạm vi nghiên cứu 4
- 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non công lập Thành phố Cẩm Phả, từ đó bước đầu đề xuất, khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó. 6.2. Về khách thể điều tra - Tổng số khách thể khảo sát: 170 người - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 30 đồng chí - Giáo viên, nhân viên: 140 đồng chí 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu về quản lý, quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các biểu hiện của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích; quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ của GV, NV các trường mầm non công lập Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét Sử dụng phương pháp điều tra để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV, NV. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 5
- Nghiên cứu những sản phẩm của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non để khẳng định được kết quả của biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non. 7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD, các đồng chí hiệu trưởng, GV lâu năm,… để có thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những biện pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở địa bàn nghiên cứu. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm đã được thực hiện và công bố trong các sáng kiến kinh nghiệm; hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích… đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích phù hợp. 7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm mức độ cần thiết và phù hợp của các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 6
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, luận văn còn có phần: Mở đầu; kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em là một phần rất quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của từng gia đình và của toàn xã hội. Trên thế giới cũng có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề CSGD trẻ nói chung và chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non nói riêng. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu: Nghiên cứu về tác động của trình độ đào tạo của GV với chất lượng CSGD trẻ em, của 2 tác giả Ramela Kelley và Gregory Camilli (2007) đã cho thấy rằng, những GV có trình độ cao hơn (trình độ cử nhân) thì có tác động tích cực đến chất lượng CSGD trẻ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng ảnh hưởng về kết quả CSGD trẻ của những GV có trình độ cử nhân thì khác đáng kể so với kết quả chăm sóc từ các GV có trình độ GD thấp hơn [36]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những đặc điểm của GV và điều kiện lớp học với hoạt động chăm sóc trẻ, của 2 tác giả Andrew J và Robert C. Pianta. Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và những điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ và chương trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc học tập và phát triển thể chất của trẻ [1]. Một nghiên cứu khác của tác giả William Fowler vào năm 1980 trong đó chỉ ra những yếu tố nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ có chất lượng cao có thể giúp phát triển tốt thể chất và tình cảm - xã hội cho trẻ [23]. Giáo sư Makoto Shichida của Nhật Bản đã viết trong cuốn “Phương pháp Shichida” về tầm quan trọng của dinh dưỡng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự 8
- phát triển thể chất và nhân cách của trẻ [23]. Đây là phương pháp giáo dục cân nhắc đến những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải. Các bán cầu não sẽ được chú trọng kích thích sự phát triển theo đúng giai đoạn phát triển sinh học của trẻ nhằm phát triển hết tiềm năng của bé. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và quan trọng hơn cả, phương pháp giáo dục Shichida đặt mục tiêu giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ lên hàng đầu. Cụ thể là dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, cách bé suy nghĩ độc lập, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng. Phương pháp giáo dục này sẽ giúp trẻ phát triển động cơ học tập, cũng như niềm vui tò mò, khám phá những điều mới và thế giới quan xung quanh trẻ. Nghiên cứu về phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Lời kêu gọi hành động toàn cầu. Genave. Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF, 2005. Nghiên cứu về Phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Một kế hoạch hành động của WHO. Geneva; Tổ chức y tế thế giới 2006. Công ước về quyền trẻ em, 1989. New York, NY, liên hợp quốc, 1989. Một nghiên cứu khác của 2 tác giả Andrew J và Robert C. Pianta cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những đặc điểm của GV và điều kiện lớp học với hoạt động chăm sóc trẻ. Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và những điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ và chương trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non. Như vậy, các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong trường mầm non nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu khá nhiều, nhưng những nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong trường mầm non thì hầu như có rất ít tài liệu đề cập đến. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn