intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Hướng Dương, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng việc thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3–4 tuổi ở trường Mầm non Hướng Dương, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đưa vào chương trình sinh hoạt của trường một số trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ 3–4 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Hướng Dương, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thu Sang THIẾT KẾ TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON HƢỚNG DƢƠNG, HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thu Sang THIẾT KẾ TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON HƢỚNG DƢƠNG, HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành : Giáo dục học (Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre” là sản phẩm của quá trình dày công nghiên cứu của bản thân tôi không sao chép bất kì tài liệu nào mà không có trích dẫn. Những kết quả, số liệu nêu trong luận văn đúng là sự thật và chƣa có ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Bến Tre, ngày 20 tháng 9 năm 2017 Tác giả Trần Thị Thu Sang
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi ở trƣờng mầm non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể cùng với sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành luận văn này. Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh Bình đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tiếp đến tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, khoa tâm lý giáo dục của trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp.HCM, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non trƣờng Đại học Sài gòn và trƣờng Cao đẳng TW Tp.HCM cùng toàn thể các thầy cô là những ngƣời đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong thời gian theo học vừa qua. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể GV, các cháu trƣờng mầm non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, thử nghiệm để hoàn thành luận văn này. Bến Tre, ngày 20 tháng 9 năm 2017 Tác giả Trần Thị Thu Sang
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC THIẾT KẾ TRÕ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3-4 TUỔI ........................................................................................ 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nƣớc ngoài ......................................................... 5 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nƣớc ......................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ............................................... 10 1.2.1. Từ và vốn từ ....................................................................................... 10 1.2.2. Trò chơi .............................................................................................. 13 1.2.3. Phân loại trò chơi................................................................................ 15 1.2.4. Thiết kế trò chơi ................................................................................. 18 1.2.5. Phát triển vốn từ ................................................................................. 18 1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển vốn từ của trẻ ...................... 20 1.2.7. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 3-4 tuổi ....................................... 21 1.3. Nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi ......................................... 24 1.3.1. Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ................................... 24 1.3.2. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi ........................................ 25 1.3.3. Phƣơng pháp phát triển vốn từ ........................................................... 25 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 29
  6. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI ....................... 31 2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................... 32 2.1.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 32 2.1.2. Đối tƣợng khảo sát ............................................................................. 33 2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................... 33 2.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng .................................................. 33 2.2. Phân tích kết quả khảo sát ........................................................................ 35 2.2.1. Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của giáo viên mầm non tham gia trả lời khảo sát ............................................................. 35 2.2.2. Nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi. ................................................... 36 2.2.3. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi ........................................ 46 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 51 Chƣơng 3. THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI ........ 53 3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi cho trẻ .......................................................... 53 3.2. Giới thiệu một số trò chơi đã thiết kế ....................................................... 53 3.3. Thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm .......................................... 69 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BGH Ban giám hiệu 2 CĐSP Cao đẳng sƣ phạm 3 ĐC Đối chứng 4 ĐHSP Đại học sƣ phạm 5 GV Giáo viên 6 GVMN Giáo viên mầm non 7 HĐVC Hoạt động vui chơi 8 MN Mầm non 9 MNHD Mầm non Hƣớng Dƣơng 10 MNSC Mầm non Sơn Ca 11 MGTT Mẫu giáo Thới Thuận 12 MGSH Mẫu giáo Sen Hồng 13 MGVK Mẫu giáo Vành Khuyên 14 TB Trung bình 15 TCĐK Trò chơi đóng kịch 16 TCĐVTCĐ Trò chơi đóng vai theo chủ đề 17 TCHT Trò chơi học tập 18 TCVĐ Trò chơi vận động 19 TCXDLG Trò chơi xây dựng lắp ghép 20 TW2 Trung ƣơng 2 21 THSP Trung học sƣ phạm 22 TN Thử nghiệm 23 XDLG Xây dựng lắp ghép
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của GVMN .................................................. 35 Bảng 2.2. Thâm niên công tác của GVMN ..................................................... 35 Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trƣờng mầm non ................................................... 36 Bảng 2.4. Thực trạng việc giáo viên mầm non lựa chọn hình thức tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi .................................................... 37 Bảng 2.5. Thứ tự hoạt động theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng hơn. ........................................................................................ 39 Bảng 2.6. Những biểu hiện của trẻ trong quá trình phát triển vốn từ qua trò chơi ............................................................................................ 41 Bảng 2.7. Những khó khăn trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi ............................................................................................ 42 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp và đánh giá chung về mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3-4 tuổi ................................................................................ 49 Bảng 2.9. Kết quả độ khó của các trò chơi đã đƣợc lựa chọn để tính toán ..... 71 Bảng 3.1. Mức độ phát triển vốn từ qua hoạt động vui chơi của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trƣớc thử nghiệm ......................... 73 Bảng 3.2. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi học tập của trẻ nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm ................................................................... 74 Bảng 3.3. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi vận động của trẻ nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm............................................................. 76 Bảng 3.4. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi đóng kịch của trẻ nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm............................................................. 78 Bảng 3.5. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm ............ 79
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trƣờng mầm non ....................................................... 36 Biểu đồ 2.2. Thực trạng giáo viên lựa chọn hình thức phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi .............................................................................. 38 Biểu đồ 2.3. Thứ tự hoạt động theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng hơn ....................................................................................... 40 Biểu đồ 2.4. Những loại trò chơi giáo viên đã sử dụng để phát triển vốn từ .... 42 Biểu đồ 2.5. Thực trạng phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ................ 50 Biểu đồ 3.1. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi học tập của trẻ nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm........................................................... 75 Biểu đồ 3.2. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi vận động của trẻ nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm........................................................... 77 Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi đóng kịch của trẻ nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm........................................................... 79 Biểu đồ 3.4. Mức độ phát triển vốn từ qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm .... 80
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển ngôn ngữ trẻ thơ là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ là phƣơng tiện cơ bản để giao tiếp giữa con ngƣời với nhau và là phƣơng tiện để nhận thức thế giới khách quan, là công cụ của tƣ duy, ngôn ngữ cũng chính là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của nhân loại. Nó cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lý của trẻ, là phƣơng tiện hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ. Trẻ tiếp nhận ngôn ngữ, nghe hiểu và nói với tốc độ rất nhanh. Việc hiểu và diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời sẽ giúp trẻ dễ dàng giao tiếp và tích cực giao tiếp với ngƣời lớn, với bè bạn hơn nữa. Vì vậy, việc rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non Một trong những nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần đƣợc chúng ta chú trọng là phát triển vốn từ. Có đƣợc một vốn từ phong phú, trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt những gì mà trẻ nghe đƣợc từ mọi ngƣời xung quanh trong môi trƣờng sống trực tiếp của trẻ, dễ dàng thể hiện cảm xúc của cá nhân, biết và hiểu đƣợc những gì ngƣời khác nói với mình, trẻ sẽ nói tốt hơn và có khuynh hƣớng học tốt hơn so với những đứa trẻ cùng lứa có vốn từ hạn hẹp. Và với vốn từ phong phú luôn sẵn có trong đầu, trẻ sẽ có thể tự bày tỏ mong muốn, cảm nghĩ của bản thân với nhiều ngƣời một cách có hiệu quả, qua đó nâng cao khả năng giao tiếp xã hội của trẻ, hình thành sự tự tin ở các em. Trò chơi đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng và làm phong phú vốn từ cho trẻ. Qua vui chơi, qua trò chơi trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, phát triển lời nói trong giao tiếp một cách dễ dàng và mau chóng. Vì vậy “ Học mà chơi, chơi mà học” trở thành nét đặc trƣng trong hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo. Hơn nữa, ở
  11. 2 lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện đƣợc tính độc lập, sáng tạo. Nhà tâm lý học G. Piaget cho rằng, trò chơi là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trƣờng. Có thể nói khi trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻ thật sự là một chủ thể hoạt động tích cực, vì thế hoạt động vui chơi có ảnh hƣởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ. Trò chơi sẽ là một phƣơng tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, trong đó có phát triển ngôn ngữ, xây dựng lời nói cho các em. Nhà tâm lý sƣ phạm Xô Viết – E.I. Chikhieva - ngƣời rất thành công trong việc soạn thảo các hệ thống trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo đã đánh giá cao vai trò của trò chơi đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bà cho rằng, trò chơi giúp trẻ phát triển một số năng lực và phẩm chất trí tuệ nhƣ sự chú ý, sự cố gắng, phát triển ngôn ngữ, biểu tƣợng về thế giới xung quanh, phát triển vốn từ. Nhận định trên cho thấy vị trí quan trọng của trò chơi trong công tác giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non. Trò chơi không chỉ là một phƣơng pháp, biện pháp dạy học mà còn là một hình thức dạy học phù hợp với trẻ mẫu giáo. Thông qua vui chơi, đứa trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu chơi và nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của mình. Vì thế việc sử dụng trò chơi để dạy học rất phổ biến. Tuy nhiên trong thực tế, ở một số trƣờng mầm non hiện nay, nhất là các trƣờng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa việc sử dụng trò chơi chƣa đƣợc giáo viên chú trọng trong việc tổ chức hoạt động học, làm giàu từ ngữ của trẻ, thƣờng thì công việc phát triển vốn từ chỉ đƣợc thực hiện khi cô trao đổi với trẻ về một điều gì đó, hoặc thông qua những cuộc đối thoại giữa trẻ với ngƣời lớn. Giáo viên ít khi để ý đến việc trẻ có từ phù hợp để diễn tả ý nghĩ hay không? phát ra âm thanh của từ và hiểu ý nghĩa của từ đó đúng hay không? Mặt khác do lớp đông, giáo viên bận rộn với quá nhiều việc, giáo viên chƣa có ý thức, chƣa biết cách tổ chức trò chơi, chƣa có nhiều trò chơi mới. Là một giáo viên mầm non, tôi rất quan tâm đến việc làm thế nào để trẻ lĩnh hội vốn từ một cách tự nhiên, không bị gò bó, căng thẳng. Việc chọn đề tài “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Hướng Dương, huyện
  12. 3 Bình Đại, tỉnh Bến Tre” nhằm đẩy mạnh việc phát triển vốn từ cho trẻ, đồng thời giúp giáo viên có thêm nhiều trò chơi phù hợp để phát triển vốn từ cho trẻ tại trƣờng mình công tác, thiết nghĩ là phù hợp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ, thiết kế và thử nghiệm một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi. Khảo sát thực trạng của trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó thiết kế và tổ chức thử nghiệm các trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi. 5. Giả thuyết nghiên cứu Hiện trẻ em 3–4 tuổi trƣờng Mầm Non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre chƣa có nhiều trò chơi, chƣa đƣợc vui chơi thỏa thích. Nếu thiết kế đƣợc một số trò chơi hợp lý thì việc phát triển vốn từ cho trẻ 3- 4 tuổi sẽ đạt hiệu quả cao. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và tổ chức thử nghiệm ở 2 lớp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trƣờng Mầm Non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, đọc và tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan đến vấn đề sử dụng trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
  13. 4 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát trẻ vui chơi và trò chuyện với các bạn chơi, với cô trong tìm hiểu thực trạng, khi trẻ tham gia chơi trò chơi mới xây dựng trong thử nghiệm sƣ phạm và quan sát cách thức tổ chức vui chơi cho trẻ 3- 4 tuổi của giáo viên 7.2.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra Dùng phiếu điều tra tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc sử dụng trò chơi cho trẻ 3–4 tuổi nhằm phát triển vốn từ, tìm hiểu cách thức giáo viên tổ chức trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ, đánh giá tính hiệu quả của chúng; những khó khăn của giáo viên khi thiết kế trò chơi giúp trẻ phát triển vốn từ. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện. Trên cở sở các câu trả lời của giáo viên mầm non thu đƣợc từ phiếu điều tra, trên cơ sở quan sát các giờ vui chơi của trẻ, trò chuyện với giáo viên mầm non về các trò chơi và cách sử dụng chúng nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. 7.2.5. Phương pháp thử nghiệm Sau khi nghiên cứu thực trạng và đọc tài liệu, thiết kế một số trò chơi đã xây dựng và đem thử nghiệm trên trẻ để xem hiệu quả nhƣ thế nào. 8. Đóng góp mới của đề tài Đánh giá thực trạng việc thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3–4 tuổi ở trƣờng Mầm Non Hƣớng Dƣơng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đƣa vào chƣơng trình sinh hoạt của trƣờng một số trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ 3–4 tuổi.
  14. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC THIẾT KẾ TRÕ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3-4 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nƣớc ngoài Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2 của con ngƣời, là công cụ của tƣ duy, là phƣơng tiện để con ngƣời giao tiếp, hỗ trợ và hiểu đƣợc tâm tƣ tình cảm của của ngƣời khác. Đối với trẻ em, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, bởi vì với trẻ sự phát triển trí tuệ chỉ diễn ra khi trẻ tiếp nhận kiến thức về môi trƣờng xung quanh và đƣơng nhiên luôn luôn phải có mặt của ngôn ngữ trong quá trình đó. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ đối với trẻ em trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu hƣớng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hoạt động ngôn ngữ của cá nhân mỗi ngƣời có tính chất tích hợp, trong quá trình đó có sự kết hợp giữa các chức năng tình cảm-ý chí, năng lực xã hội, thể chất và tâm vận động. Khi nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ chủ yếu các tác giả đi nghiên cứu về 3 mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. E. Smirnova cho rằng: “Giáo viên cần phải dạy trẻ nói chuyện với nhau. Nhƣng không phải dạy trực tiếp, mà thông qua việc tổ chức điều kiện cần thiết cho giao tiếp” [14]. K. Uxinski quan niệm: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức” [51]. L. X. Vƣgotxki trong cuốn: "Tư duy và ngôn ngữ" đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con ngƣời chính là kết quả học tập mang tính xã hội chứ không phải chỉ là của cá thể. Theo ông, khi trẻ em gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác của ngƣời lớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những ngƣời này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Ngôn ngữ là
  15. 6 phƣơng thức đầu tiên mà qua đó, con ngƣời trao đổi các giá trị xã hội, L. X. Vƣgotxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tƣ duy [48]. F. Ănghen viết: “Đem so sánh con ngƣời với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ” [21]. K. Mác nhận xét “ngôn ngữ cũng cổ xƣa nhƣ ý thức vậy” và “là ý thức thực tại, thực tiễn” [4]. Triết học Mác – Lênin đã đƣa ra luận điểm về ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc xác định hệ thống các nội dung, phƣơng pháp và hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ ở độ tuổi mầm non nói chung lĩnh hội ngôn ngữ bằng cách bắt chƣớc ngƣời khác trong quá trình giao tiếp, điều này đòi hỏi phải tạo môi trƣờng ngôn ngữ tốt sẽ tạo điều kiện cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. Với tác phẩm “Dạy nói cho trẻ trƣớc tuổi đi học” M. Konxova đƣa ra các hình thức, biện pháp để dạy trẻ nói trƣớc khi trẻ đến tuổi đi học. Tác phẩm đã giúp các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục và cha mẹ trẻ có những định hƣớng và chọn lựa cho mình biện pháp dạy nói phù hợp với từng trẻ. Các tác giả nhƣ L. P. Phêdorenko, G. A. Phomicheva, V. K. Lomarev, trong tác phẩm “Phƣơng pháp phát triển tiếng cho trẻ, trƣớc tuổi khi vào nhà trƣờng” (1977) đã đề cao vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Đồng thời muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải tạo ra môi trƣờng ngôn ngữ trong trƣờng mầm non. X. L. Rubinxtêin cho rằng: Điều cơ bản trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ là chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng sử dụng lời nói nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp… Phát triển vốn từ cũng nhƣ việc nắm vững các hình thức ngữ pháp đã ảnh hƣởng đến lời nói mạch lạc ở từng thời điểm nhất định. Tác giả E. I. Tikhêêva đã đề ra phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hệ thống. Bà nhấn mạnh cần phát triển ngôn ngữ dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem
  16. 7 tranh, kể chuyện cho trẻ nghe… Bà đƣa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ Mẫu giáo nhƣ: nói chuyện với các em, giao nhiệm vụ cho các em, đàm thoại, kể chuyện, đọc chuyện, thƣ từ, học thuộc lòng thơ ca. Những tƣ tƣởng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non [45]. Khi đi nghiên cứu về sự phát triển tâm lí trẻ em J. Piaget cho rằng quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em gắn liền với khả năng hình dung của nó. Trong quá trình phát triển của trẻ ngôn ngữ có ảnh hƣởng đến cấu trúc trí tuệ ở ba phƣơng diện: thứ nhất, nó đã làm không gian và thời gian đƣợc tiến lên ở mức độ mới; thứ hai, khả năng tƣ duy nhờ vào ngôn ngữ mà nhanh hơn rất nhiều so với khi trẻ thực hiện trên hành động; thứ ba, hệ thống biểu tƣợng của trẻ nhờ ngôn ngữ mà trở nên khái quát hơn. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nƣớc Ở trong nƣớc cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tác phẩm “Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ” do các tác giả Bùi Kim Tuyến, Hồ Lam Hồng, Đặng Thu Quỳnh biên soạn sách dùng để bồi dƣỡng chuẩn hoá giáo viên trung học sƣ phạm mầm non hệ 9+1 và 12+1 (1998) ở những thời kì đầu mới phát triển của ngành học Giáo dục mầm non đã đƣa ra những nội dung, phƣơng pháp, hình thức phát triển lời nói cho trẻ một các khái quát nhất. Giáo trình đào tạo giáo viên THSP mầm non hệ 12+2 (1998) “Tiếng việt và Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em” của các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lƣu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng các tác giả làm rõ mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lí và sự phát triển lời nói của trẻ “sự phát triển lời nói của trẻ em có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với sự phát triển tâm lí, việc tiếp thu ngôn ngữ còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của hệ thần kinh và ý chí của đứa trẻ…” [24]. Đến những năm sau này nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách hoàn thiện hơn: Tác giả Nguyễn Huy Cẩn có “Từ
  17. 8 hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em” (2001) đi sâu nghiên cứu về cơ chế bên trong và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ qua từng độ tuổi; đồng thời đề cập đến vấn đề mà hiện nay vẫn còn tranh cãi đó là nên hay không nên cho trẻ học tiếng nƣớc ngoài. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa có tác phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (2004) đề cập đầy đủ các mặt phát triển của ngôn ngữ đồng thời cho thấy các nhà tâm lý học khác có chung nhận định ngôn ngữ có quan hệ với các quá trình tâm lý của trẻ đó là quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Quan trọng nhất là quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy [18]. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại là phƣơng tiện vật chất để thể hiện tƣ duy. Nhƣ thế có thể xem ngôn ngữ là cái biểu hiện và từ là cái đƣợc biểu hiện. Có thể xem mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy nhƣ “hai mặt của một tờ giấy” đã có mặt này ắt phải có mặt kia. Vốn ngôn ngữ của một ngƣời càng dồi dào thì tƣ duy của ngƣời đó càng phong phú, sâu sắc. Mặt khác, ngôn ngữ giúp con ngƣời tàng trữ, bảo toàn, cố định hóa, chính xác hóa kết quả nhận thức của con ngƣời để lƣu truyền làm cơ sở phát triển nhận thức ở nguời sau. Trong tác phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” của Đinh Hồng Thái, Trần Thị Mai cũng đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp và biện pháp hƣớng dẫn cụ thể để phát triển ngôn ngữ cho trẻ: giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ mẫu câu tiếng Việt, phƣơng pháp phát triển lời nói mạch lạc, cho trẻ làm quen tác phẩm văn chƣơng, chuẩn bị cho trẻ học đọc học, viết… Các tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với tác phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”. Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Nga với công trình nghiên cứu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”. Tài liệu học tập “Phương pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học”, của trƣờng CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2. Tạ Thị Ngọc Thanh có “Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ”.
  18. 9 Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Nga với công trình nghiên cứu “ Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” cũng đã đƣa ra các mặt phát triển của ngôn ngữ, nhƣng có hƣớng nghiên cứu mới trong lĩnh vực phát triển vốn từ cho trẻ. Trong tài liệu nghiên cứu đã xác định các nhiệm vụ cần phát triển : Dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phƣơng pháp phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, dạy trẻ nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết…Ở lĩnh vực phát triển vốn từ, tác giả đã đề cập đến nội dung phát triển vốn từ ở một khía cạnh khác với Nguyễn Xuân Khoa, tác giả đã dựa trên cách nghiên cứu của một tác giả ngƣời nƣớc ngoài V.I.Lôginôva và tác giả đã đƣa ra nguyên tắc khi dạy vốn từ cho trẻ : từ dễ đến khó, từ gần đến xa, từ việc dạy trẻ biết sử dụng từ đúng đến biết dùng từ mang tính biểu cảm Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có: "Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện về sinh hoạt nhằm phát triển lời nói mạch lạc" của Hoàng Thị Thu Hƣơng; "Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh" của Huỳnh Ái Hồng; "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo" của Hoàng Thị Hồng Mát (2002); “Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) của Nguyễn Thị Mai Linh… Các bài viết trên các tạp chí tâm lí, giáo dục cũng dành sự quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: - “Một số yếu tố ảnh hư ng đến s phát triển k năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Thị Cẩm Bích, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 2014, Số 12 (111), tr. 18-20, 21; - Th c trạng s phát triển ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ em 1 đến 3 tuổi” của Trƣơng Thị Khánh Hà; Hoàng Thị Quang - Tạp chí Tâm lý học, 2014, Số 12, tr. 1-15;
  19. 10 - Biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động can thiệp” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tạp chí Giáo dục, 2007, Số 161, tr.45-46; - “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo” của Nguyễn Thị Cẩm Bích - Tạp chí Khoa học giáo dục, 2010, - Số 8, tr. 19-22; - “Tranh động - Một loại hình nghệ thuật phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ trẻ thơ” của Trần Yến Mai, Tạp chí Giáo dục, 2012, Số 280, tr. 23-25; - “Ảnh hư ng của sách báo trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế tới s phát triển ngôn ngữ trẻ em” của Lã Thị Bắc Lý, Tạp chí Giáo dục, 2011, Số 255, tr. 39-40. Những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung có rất nhiều nhƣng chƣa có sự quan tâm đúng mức đến việc thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. Trong khi đó, trẻ 3-4 tuổi đang trong thời kì phát cảm về ngôn ngữ, tập trung phát triển và rèn luyện về ngôn ngữ là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ mở rộng phạm vi giao tiếp của mình, giúp trẻ lĩnh hội đƣợc những kiến thức mang tính chất khoa học của các môn học ở phổ thông…Để có đƣợc những điều đó trƣớc tiên trẻ cần phải có một vốn từ nhất định và trẻ thể hiện tốt vốn từ đó qua việc nghe và nói. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thiết kế một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ với hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc phát triển vốn từ, đồng thời tạo điều kiện để trẻ “học mà chơi, chơi mà học” 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Từ và vốn từ Từ là gì? Trẻ con học nói, phải bắt đầu học từng từ riêng lẻ “Bà”, “Gà”, “Cá”, “Má”…sau lâu dần trẻ ghép các từ có đƣợc lại thành câu nói của trẻ “gà gáy”, “Má chơi”, “đau lắm”…Hay nhƣ ngƣời lớn học tiếng nƣớc ngoài cũng vậy, ta phải học các từ riêng lẻ và nhớ từ. Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên trong trí óc của
  20. 11 từng ngƣời bản ngữ. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi từ là gì? không phải là chuyện đơn giản. Ðã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về từ, song chƣa có một định nghĩa nào thỏa mãn đƣợc đầy đủ ý nghĩa về từ. Tựu trung các định nghĩa đƣa ra tập trung vào 2 khuynh hƣớng. Khuynh hƣớng 1: Cố gắng đƣa ra một định nghĩa đúng cho mọi ngôn ngữ trên thế giới. Ðây là một việc khó bởi vì nhƣ L.V Sherba đã nhận xét: Trong thực tế các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó, hẳn nhiên sẽ không có khái niệm từ nói chung. Khuynh hƣớng 2: Khảo sát từ của từng ngôn ngữ riêng biệt để đƣa ra một định nghĩa về từ chỉ đúng cho một ngôn ngữ. Tuy nhiên theo V.M Solncev, từ cũng mang những thuộc tính phổ quát. Những thuộc tính phổ quát ấy là: Từ là đơn vị ngôn ngữ độc lập, có sẵn, là chỉnh thể gồm hai mặt âm và nghĩa. Tính độc lập và sẵn có của từ thể hiện ở chỗ từ đƣợc toàn xã hội chấp nhận và sử dụng chứ không phải lâm thời đƣợc tạo nên trong quá trình giao tiếp. Còn nói chỉnh thể gồm hai mặt của từ là muốn nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của nó về cấu trúc hình thái và ý nghĩa cho dù nó có cấu tạo nội bộ. Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, của ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp toàn bộ các từ và các đơn vị tƣơng đƣơng: các thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ do các từ cấu tạo nên, do đó từ là đơn vị cơ bản của từ vựng. Ðể tạo nên các câu nói, lời nói, ngƣời ta phải lựa chọn, kết hợp các đơn vị từ vựng, trong đó từ là đơn vị cơ bản nên từ cũng là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Tác giả Phan Thiều trong cuốn Tiếng Việt - Văn học và phƣơng pháp giáo dục, định nghĩa: Từ là vật liệu gốc để trực tiếp xây dựng câu, xây dựng lời nói. Từ là đơn vị ngôn ngữ bao gồm đầy đủ 2 mặt là hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa và mang tính độc lập về mặt ngữ pháp [36]. Trong tiếng Việt: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ nhất có cấu tạo hoàn chỉnh và đƣợc vận dụng tự do để cấu tạo nên câu” [23]. Cũng có thể xem “Từ” là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0